Giáo án Lớp 4 tuần 22 - Trường Tiểu học Hội Hợp B

Giáo án Lớp 4 tuần 22 - Trường Tiểu học Hội Hợp B

Tập đọc

SẦU RIÊNG

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi.

 - Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu giá trị và vẻ đẹp đặc sắc cây sầu.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh ảnh về cây sầu riêng.

III. Các hoạt động:

 

doc 42 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1172Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 tuần 22 - Trường Tiểu học Hội Hợp B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22	
Thứ ba ngày 8 tháng 2 năm 2011
Chào cờ
Tập trung nhận xét công tác tuần 21
Triển khai kế hoạch tuần 22
------------------------------------------------
Tập đọc 
Sầu riêng
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi.
	- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu giá trị và vẻ đẹp đặc sắc cây sầu.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh ảnh về cây sầu riêng.
III. Các hoạt động:
3’
3’
8’
A. Kiểm tra bài cũ: 
Hai em học thuộc lòng bài “Bè xuôi sông La” và trả lời câu hỏi 3, 4.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: 
HS: Nối nhau đọc 3 đoạn của bài (2- 3 lượt).
- GV nghe kết hợp hướng dẫn quan sát tranh minh họa, sửa lỗi về cách đọc và giải nghĩa từ.
- Luyện đọc theo cặp.
1- 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài giọng diễn cảm, chậm rãi.
16’
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc từng đoạn để trả lời câu hỏi.
? Sầu riêng là đặc sản của vùng nào
- Của miền Nam.
? Dựa vào bài văn miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng quả sầu riêng và dáng cây sầu riêng.
* Hoa: Trổ vào cuối năm, thơm ngát như hương cau, hương bưởi; đầu thành từng chùm, màu trắng ngà, cánh hoa nhỏ như vảy cá hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.
* Quả: Lủng lẳng dưới cành vị ngọt đến đam mê.
* Dáng cây: Thân khẳng khiu, cao vút cành ngang thẳng đuột, lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng là héo.
8’
1’
? Nêu những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng
HS: Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam/ Hương vị quyến rũ đến kỳ lạ/ Đứng ngắm cây sầu riêng tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kỳ lạ này / Vậy mà khi nghĩ đến trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê. 
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn.
GV hướng dẫn cả lớp luyện và thi đọc diễn - cảm 1 đoạn.
- Đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------
Âm nhạc
Giáo viên bộ môn chuyên soạn giảng
---------------------------------------------------
Toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố khái niệm ban đầu về phân số, rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số (chủ yếu là hai phân số).
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập 
III. Các hoạt động dạy – học:
5’
1’
33’
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: 
2. Hướng dẫn luyện tập: 
+ Bài 1: Rút gọn phân số.
HS: Đọc yêu cầu suy nghĩ tự làm bài và chữa bài.
- GV cùng cả lớp chữa bài:
- 2 em làm bài trên phiếu học tập.
+ Bài 2: Rút gọn phân số.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 2 HS lên bảng làm
- Cả lớp làm vào vở.
- GV cùng cả lớp chữa bài, nhận xét:
 không rút gọn được.
- Các phân số và đã rút gọn.
- Các phân số và bằng 
+ Bài 3:
HS: Tự làm bài rồi chữa bài.
- GV gọi HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a. và 
Ta có: 
b. và 
Ta có: 
Phần c, d làm tương tự, HS tự làm bài rồi chữa bài.
1’
+ Bài 4: 
3. Củng cố – dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau
HS: Đọc yêu cầu suy nghĩ trả lời miệng.
Nhóm 6 có số ngôi sao được tô màu.
----------------------------------------------------
Lịch sử
trường học thời hậu lê
I. Mục tiêu:
Học xong bài HS biết:
- Nhà Hậu Lê rất quan tâm tới giáo dục, tổ chức dạy học, thi cử nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê.
- Tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê rất quy củ và nề nếp hơn.
- Coi trọng sự tự học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh “Vinh quy bái tổ” và “Lễ xướng danh”.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy- học:
3’
1’
15’
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS đọc bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: 
- Đọc SGK và thảo luận các câu hỏi.
15’
1’
+ Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào?
- Lập Văn Miếu xây dựng lại và mở rộng Thái học viện, thu nhận cả con em thường dân vào trường Quốc Tử Giám, trường có lớp học, chỗ ở, kho trữ sách. ở các đạo đều có trường do nhà nước mở.
+ Trường học dưới thời Hậu Lê dạy những điều gì?
- Nho giáo, lịch sử các vương triều phương Bắc.
+ Chế độ thi cử thời Hậu Lê thế nào?
- Ba năm có 1 kỳ thi Hương và thi Hội, có kỳ thi kiểm tra trình độ của quan lại.
=> Giáo dục thời Hậu Lê có tổ chức quy củ. Nội dung học tập là Nho giáo.
3. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- GV nêu câu hỏi:
HS: Suy nghĩ trả lời.
+ Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập?
- Tổ chức lễ đọc tên người đỗ, lễ đón rước người đỗ về làng, khắc vào bia đá tên những người đỗ cao rồi cho đặt ở Văn Miếu.
=> Bài học (ghi bảng). 
5. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
HS: 3- 5 em đọc bài học.
-------------------------------------------------------------
Kĩ thuật
Trồng cây rau, hoa( tiết 1)
A. Mục tiêu:
      - HS biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng
      - Trồng được rau, hoa trên luống hoặc trong bầu đất
      - Ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ và đúng kỹ thuật
B. Đồ dùng dạy học:
      - Cây con rau, hoa để trồng
      - Túi bầu có chứa đầy đất
      - Cuốc, dầm xới, bình tới nớc
C. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
3’
1’
15’
16’
1’
I- Tổ chức: 
II- Kiểm tra: Nêu q/ trình k/ thuật gieo hạt
III- Dạy bài mới:
Giới thiệu bài
+ HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng cây con
- Cho HS đọc nội dung SGK và hỏi
- Nhắc lại các bước gieo hạt
- So sánh công việc chuẩn bị gieo hạt với chuẩn bị trồng cây con
- Tại sao phải chọn cây con khoẻ, không cong, gầy yếu, sâu bệnh,...
- Cần chuẩn bị đất trồng cây con nh thế nào?
- Cho HS quan sát hình SGK để nêu các bớc trồng cây con
- GV nhận xét và giải thích: Cần phải biết được khoảng cách thích hợp đối với các loại cây. Hốc trồng cây không quá sâu, rộng hay nông, hẹp mà phải phù hợp với cây giống. Nên cho một ít phân chuồng đã ủ mục để cây con khi bén rễ có chất dinh dưỡng. ấn chặt đất và tới nước giúp cây không bị nghiêng và héo.
+ HĐ2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật
- GV hướng dẫn cách trồng như trong SGK và làm mẫu, giải thích các yêu cầu kỹ thuật
IV- Hoạt động nối tiếp:
  - Chuẩn bị cây con, bầu đất, dụng cụ để giờ sau thực hành
- Hát 
- 2 HS trả lời 
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
- Vài HS trả lời
- Cũng như gieo hạt, trồng cây con cần phải tiến hành chọn cây giống và chuẩn bị đất
- Chọn cây con khoẻ khi trồng mới nhanh bén rễ và phát triển tốt
- Đất trồng cây con đợc làm nhỏ tơi xốp, sạch cỏ dại và lên luống để tạo điều kiện cho cây phát triển và thuận lợi đi lại chăm sóc
- HS quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi 
- HS lắng nghe  
- HS quan sát theo dõi và lắng nghe
---------------------------------------------------
Luyện từ và câu( Bổ sung)
Ôn tập: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
I. Mục tiêu:
-Củng cố cho HS điểm về ý nghĩa và cấu tạo của vị ngữ trong câu kể “Ai thế nào?”
- Xác định được bộ phận vị ngữ trong các kiểu câu “Ai thế nào?” biết đặt câu đúng mẫu.
II. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1.ổn định lớp
3’
2.Kiểm tra bài cũ
-Nêu cấu tạo của câu kể Ai thế nào?
-Cho ví dụ?
-Gv nhận xét cho điểm.
1’
31’
3.Bài mới
-Giới thiệu bài 
-Nội dung
Bài 1: Tìm câu kể Ai thế nào? trong đoạn trích dưới đây. Gạch dưới bộ phận vị ngữ của từng câu tìm được:
 Rừng hồi ngọt ngào, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng. Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm. Gió càng thơm ngát. Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi phơi mình xòe trên mặt lá đầu cành.
 Theo Tô Hoài
-HS tự làm bài
Bài 2: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? tìm được ở bài tập 1 biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ nào tạo thành?
-HS trả lời miệng
1’
Bài 3: Đặt ba câu kể Ai thế nào? tả người hoặc vật mà em yêu thích. Gạch dưới bộ phận vị ngữ của từng câu.
-GV nhận xét chữa bài.
4.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
-Nhắc lại nội dung.
-Về nhà ôn bài.
-HS làm bài tập vào vở
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 8 tháng 2 năm 2011
Thể dục
Nhảy dây kiểu chụm hai chân 
 Trò chơi: “Đi qua cầu”
I.Mục tiêu: 
- Ôn nhảy dây cá nhân theo kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
- Học trò chơi “Đi qua cầu”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
 II-Địa điểm- phương tiện:
- Sân trường
-1 còi : dây thừng 
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
6’
25’
4’
1- Phần mở đầu: 
- Tập trung kiểm tra sĩ số báo cáo.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung dạy học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục luyện tập.
- Khởi động xoay các khớp.
 2- Phần cơ bản: 
a- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
- GV làm mẫu và giảng giải các thao tác.
- GV Cho HS thực hiện mẫu.
GV gọi HS nhắc lại cách thực hiện. Các tổ tự luyện tập. - GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS .
Tổ chức thi đua giữa các tổ, nhóm.
b- . Trò chơi: Đi qua cầu. 
- GV cho HS xoay kĩ các khớp, nhắc lại cách chơi.
- GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi.
- Gọi HS làm thử sau đó cho HS chơi tiếp. GV cho HS chơi trò chơi.
- Quan sát nhận xét- biểu dương người thắng cuộc
3- Phần kết thúc: 
- Cho HS chạy thường quanh sân 1-2 vòng xong về tập hợp thành hàng ngang, làm động tác thả lỏng.
- GV hệ thống bài và đánh giá nhậnxét
.
- Lớp trưởng tập trung 3 hàng.
- HS chạy chậm một hàng dọc quanh sân.
- Làm các động tác xoay các khớp.
- Đứng tại chỗ hát tập thể.
- HS nghe theo hiệu lệnh của GV.
- Cả lớp thực hiện dưới sự điều khiển của cán bộ lớp.
- Các tổ thực hiện.
- Cả lớp tập luyện dưới sự điều khiển của lớp trưởng. 
- Cả lớp thực hiện - GV theo dõi, uốn nắn.
- HS nghe GV hướng dẫn, phổ biến cách chơi.
- Thực hiện chơi.
- HS làm động tác thả lỏng.
- Chú ý nghe GV dặn dò.
Toán
So sánh hai phân số cùng mẫu số
I. Mục tiêu:
- Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số.
- Củng cố về nhận biết một phân số bé hơn hoặc lớn hơn 1.
II. Đồ dùng dạy – học: 
Hình vẽ SGK.phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy – học:
3’
1’
13’
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS lênbảng làm bài:Quy đồng mẫu số ác phân số và 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: 
 2. GV hướng dẫn HS so sánh 2 phân số cùng mẫu số: 
VD: So sánh 2 phân số và 
Vẽ đoạn th ... ò của âm thanh trong đời sống , tá hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống.
- HS nắm được nội dung kiến thức và vận dụng làm tốt các bài tập
II-Đồ dùng dạy học: 
- Vở bài tập khoa học 4
 III-Hoạt động dạy học:
3’
1’
15’
16’
1’
A-Kiểm tra bài cũ: 
-Nêu ích lợi của việ ghi lại âm thanh?
 B-Bài mới:
1- Giới thiệu bài: (1phút)Ghi đầu bài.
2- Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1:Ôn tập 
- Mục tiêu:HS củng cố kiến thức đã học trong bài Âm thanh trong cuộc sống 
- HS tự ôn tập trong SGK- GV quan sát chung
- HS trả lời câu hỏi.
+ Nêu vai trò của Âm thanh trong cuộc sống?
+ Nêu ích lợi của việc ghi lại âm thanh?
+ Nói về những âm thanh mà em yêu thích và những âm thanh mà em không ưa thích.
+ Nêu một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống.
+Nói về những việc các em nên và không nên làm để góp phần chống tiếng ồn ở lớp, ở nhà và nơi công cộng .
+ Nêu mục bạn cần biết bài 43,44
- HS trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
*Hoạt động 2 : Thực hành làm bài tập trong vở bài tập
- Mục tiêu: Hoàn thành tốt các bài tập trong vở bài tập khoa học .
- HS nhận biết yêu cầu của bài.
- HS làm việc cá nhân.GV theo dõi và HD thêm cho HS yếu 
- Đại diện HS lên trình bày miệng bài làm của mình.
- GV cùng HS nhận xét ,chốt kết quả đúng.
3- Củng cố- Dặn dò: 
- GV củng cố lại nội dung của bài. 
- Về nhà học thuộc bài.	
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 11 tháng 2 năm 2011
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Củng cố về so sánh hai phân số.
- Biết cách so sánh hai phân số có cùng tử số. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
3’
1’
32’
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số,khác mẫu số.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: 
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài rồi chữa bài.
- 3 HS làm bài trên phiếu học tập rồi gắn lên bảng để chữa bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài:
a. 
b. và 
* Rút gọn: = = 
* Vì < nên < 
c. và => > 
d. và 
* = = 
* Vì < nên < 
+ Bài 2: GV có thể gợi ý các cách:
	Cách 1: Quy đồng.
	Cách 2: So sánh với 1.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
a. và 
Cách 1: Quy đồng (HS tự làm).
Cách 2: 
Ta có: > 1 ; < 1
Vậy > 
Phần b, c tương tự.
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu và suy nghĩ làm bài.
a. Làm theo mẫu.
b. và 
Ta có: > 
 và 
Ta có: > 
1’
=> Nhận xét: Hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.
+ Bài 4:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm.
- GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
a. 	 < < 
b. Quy đồng mẫu số rồi mới so sánh và xếp theo thứ tự.
	 < < 
-GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm bài tập ở vở bài tập.
---------------------------------------------------
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn soạn giảng
--------------------------------------------------
Khoa học
Âm thanh trong cuộc sống (tiếp)
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được 1 số loại tiếng ồn.
- Nêu được 1 số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống.
- Có ý thức thực hiện 1 số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh.
II. Đồ dùng:
	Tranh ảnh về các loại tiếng ồn.
III. Các hoạt động dạy - học:
3’
A. Kiểm tra: 
Đọc bài học giờ trước.
1’
10’
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: 
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gây tiếng ồn: 
* Mục tiêu: Nhận biết được 1 số loại tiếng ồn
- GV chia nhóm.
HS: Các nhóm quan sát hình 88 SGK bổ sung thêm các loại tiếng ồn ở trường và nơi sinh sống.
- Các nhóm báo cáo thảo luận chung cả lớp.
12’
- GV giúp HS phân loại những tiếng ồn chính để nhận thấy hầu hết các tiếng ồn đều cho con người gây ra.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống: 
* Mục tiêu:Nêu đợc một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống
HS: Đọc và quan sát các hình trang 88 SGK và tranh ảnh do các em sưu tầm.
- Thảo luận theo nhóm về tác hại và cách phòng chống tiếng ồn. Trả lời các câu hỏi SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
9’
- GV ghi bảng giúp HS ghi nhận 1 số biện pháp tránh tiếng ồn.
=> Kết luận (như mục “Bạn cần biết”) trang 88 SGK.
HS: 3 – 4 em đọc mục “Bạn cần biết”.
4. Hoạt động 3: Nói về các việc nên, không nên làm để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh:
 * Mục tiêu: Có ý thức và thực hiện được một số hoạt động đơn giản để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh
1’
HS: Các nhóm thảo luận về những việc nên và không nên làm để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp, ở nhà, ở nơi công cộng.
- Các nhóm trình bày, thảo luận chung cả lớp.
- GV nhận xét, bổ sung và cho điểm những nhóm có câu trả lời hay.
5. Củng cố – dặn dò: 
 - Hệ thống nội dung bài
	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS về nhà ôn lại bài.
----------------------------------------------------
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
I. Mục tiêu:
- Thấy được những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối ở 1 số đoạn văn mẫu.
- Viết được một đoạn văn miêu tả lá (hoặc thân, gốc) của cây.
II. Đồ dùng:
Phiếu khổ to.
III. Các hoạt động dạy -học:
3’
1’
32’
A. Kiểm tra:
2- 3 em đọc kết quả quan sát một cây em thích trong trường.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập
+ Bài 1:
HS: Hai em nối nhau đọc nội dung bài 1.
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và trao đổi cùng bạn, phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý.
- HS phát biểu ý kiến.
1’
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
a. Đoạn tả lá bàng (Đoàn Giỏi)
- Tả rất sinh động, sự thay đổi màu sắc của lá theo thời gian 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông.
b. Đoạn tả cây sồi (Lép - tôn- xtôi)
- Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân.
- Hình ảnh so sánh: Nó như 1 con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
- Hình ảnh nhân hóa làm cho cây sồi già như có tâm hồn của người.
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ chọn tả bộ phận lá, thân, hay gốc của cây mà em thích.
- Viết đoạn văn.
- 5 - 6 em đọc trước lớp.
- GV nghe, chọn 5 - 6 bài hay nhất để chấm điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập viết lại bài cho hay.
---------------------------------------------------------------
Tập làm văn (Bổ sung)
Luyện tập: Miêu tả các bộ phận của cây cối
I- Mục đích, yêu cầu
1.Thấy được những đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (lá, thân, gốc cây) ở 1 số đoạn văn mẫu.
2.Viết được 1 đoạn miêu tả lá (hoặc thân, gốc) của cây.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ chép lời giải bài tập 1
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
3’
1’
32’
1’
Ôn định
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ- YC
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1
 - GV nhận xét, chốt ý đúng
a)Tả sự thay đổi màu sắc lá bàng qua 4 mùa
b)Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân.
 - Treo bảng phụ
 + Hình ảnh so sánh: Nó như 1 con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
 + Hình ảnh nhân hoá: Xuân đến,nó saysưa, ngây ngất khẽ đung đưa trong nắng chiều
Bài tập 2
 - Em chọn cây nào ? Tả bộ phận nào ?
 - GV chấm 6-7 bài, nhận xét
3.Củng cố, dặn dò
 - Dặn HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài
 - Đọc 2 đoạn còn lại trong bài
 - Hát
 - 2 em đọc kết quả quan sát 1 cây trong khu vườn trường mà em thích.
 - Nghe, mở sách.
 - 2 em nối tiếp đọc nội dung bài 1 với 2 đoạn văn Lá bàng Cây sồi già.
 - HS đọc thầm, trao đổi cặp phát hiện điểm chú ý, lần lượt nêu trước lớp
 - 1-2 em nêu hình ảnh so sánh và nhân hoá
 - HS đọc yêu cầu
 - HS chọn tả 1 bộ phận của cây mà em yêu thích.
 - Cây bảng, tả lá bàng
 - Cây hoa lan, tả bông hoa.
 - HS thực hành viết đoạn văn
 - 1-2 em đọc bài được GV đánh giá viết tốt
 - HS thực hiện
-------------------------------------------------------------
Toán ( Bổ sung)
Luyện tập
I.Mục tiêu:
-Củng cố cho HS cách so sánh hai phân số cùng mẫu số và so sánh hai phân số khác mẫu số.
-Rèn cho HS kĩ năng làm bài và trình bày.
II.Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt ộng của trò
1’
1.ổn định lớp
3’
2.Kiểm tra bài cũ
-Nêu cách so sánh hai phân số khác nhau
-Nêu cách so sánh hai phân số cùng tử số?
-GV nhận xét
32’
1’
 3.Bài mới
Bài tập
Bài 1: Rút gọn các phân số sau thành phân số tối giản:
Bài 2: Quy đồng mẫu số các phân số sau:
a)	b) 
c) 	d) 
Bài 3: Quy đồng mẫu số các phân số sau:
a) 	b) 
c) 	d) 
Bài 4: Quy đồng tử số các phân số sau:
a) 	b) 
Bài 5: So sánh các phân số sau bằng cách hợp lí nhất:
a) và
d) và 
b) và 
e) và 
c) và 
g) và 
Bài 6: 
a) Sắp xếp các phân số theo thứ tự giảm dần: 
b) Sắp xếp các phân số theo thứ tự tăng dần: 
c) Sắp xếp các phân số theo thứ tự tăng dần: 
d) Sắp xếp các phân số theo thứ tự từ lớn đén bé: 
e) Sắp xếp các phân số theo thứ tự từ lớn đén bé: 
4. Củng cố – dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và chuẩn bị giờ sau
 ---------------------------------------------------------------
Sinh hoạt 
Sơ kết tuần 22
A.Mục đích : 
 - Kiểm điểm nề nếp học tập trong tuần
 - HS nắm được ưu khuyết điểm của bản thâncũng như của cả lớp trong tuần
 - Phát huy những ưu điểm đã đạt được . Khắc phục những mặt còn tồn tại 
 -Tổng hợp số điểm tốt trong đợt thi đua.
 - Nắm được kế hoạch tuần sau.
 - Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng tập thể vững mạnh.
B. Chuẩn bị:
 Nội dung sinh hoạt.
C.Tiến hành sinh hoạt: 
3’
1. Tổ chức : Hát
33’
2. Nội dung :
 a. Đánh giá các hoạt động trong tuần, về các mặt sau:
- Học tập : Số điểm tốt:
- Nề nếp: 
- Đạo đức: 
- Văn thể : 
- Vệ sinh: 
b. Kế hoạch hoạt động tuần sau:
 - Thi đua lập thành tích mừng Đảng mừng xuân
 - Khắc phục những mặt còn hạn chế , phát huy những ưu điểm đã đạt được .
 - Tập trung cao độ vào học tập , phát huy tinh thần học nhóm , giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập .
 - Thi đua lập thành tích (giành nhiều điểm tốt)
 - Thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người học sinh.
 - Tăng cường rèn chữ giữ vở
 c. ý kiến tham gia của học sinh
 Nếu còn thời gian GV tổ chức cho học sinh vui văn nghệ
 d. Dặn dò: thực hiện đúng nội quy của lớp, của trường.
------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 22.doc