Giáo án Lớp 4 tuần 26 - Trường Tiểu học Hội Hợp B

Giáo án Lớp 4 tuần 26 - Trường Tiểu học Hội Hợp B

THẮNG BIỂN

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài văn với giọng gấp gáp căng thẳng, cảm hứng ngợi ca. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão, sự bền bỉ dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên du kích.

 - Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình.

 

doc 42 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1101Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 tuần 26 - Trường Tiểu học Hội Hợp B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011
Chào cờ
Triển khai kế hoạch tuần 26
------------------------------------------------
Tập đọc 
Thắng biển
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài văn với giọng gấp gáp căng thẳng, cảm hứng ngợi ca. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão, sự bền bỉ dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên du kích.
	- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
III. Các hoạt động:
5’
33’
A. Bài cũ: 
Hai HS đọc thuộc lòng bài trước và trả lời câu hỏi SGK.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: 
HS: Nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
- GV nghe, sửa lỗi phát âm giải nghĩa từ và hướng dẫn cách ngắt câu dài.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc lướt cả bài để trả lời câu hỏi.
? Tìm từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe dọa của cơn bão biển
HS: Các từ đó là: Gió bắt đầu mạnh nước biển càng dữ, biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con cá mập đớp con chim nhỏ bé.
? Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào
- Cuộc tấn công được miêu tả sinh động, rõ nét: Như 1 đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào. Cuộc chiến diễn ra rất ác liệt, dữ dội: Một bên là biển là gió trong 1 cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người  chống giữ.
? Đoạn 1 và 2 tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì
- Dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa.
? Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì
- Tạo nên những hình ảnh rõ nét, sinh động gây ấn tượng mạnh mẽ.
HS: Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
? Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và sự chiến thắng của con người
HS:  hơn hai chục thanh niên mỗi người vác 1 vác củi vẹt  cứu được quãng đê sống lại.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 3 em nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn để các em đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- Đọc diễn cảm theo cặp 1 đoạn 3.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
1’
3. Củng cố – dặn dò:
- Nêu ý nghĩa bài văn.
- Nhận xét giờ học, về nhà đọc lại bài.
----------------------------------------------------------
Âm nhạc
Giáo viên bộ môn soạn giảng
--------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
Giúp HS rèn kỹ năng thực hiện phép chia phân số.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
5’
33’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu quy tắc chia phân số.
- 1 HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1:
HS: Thực hiện phép chia phân số rồi rút gọn.
- 2 HS lên bảng làm.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
a. 	
hoặc: 	
b. 
+ Bài 2: Tìm x:
HS: Tìm x tương tự tìm x trong số tự nhiên.
- 2 em lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét:
a. x = 
x = : 
x = 
b. : x = 
x = : 
x = 
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu và tính nhẩm.
a.	 
b.	 
+ Bài 4: 
HS: Đọc đầu bài toán, tóm tắt và giải.
- 1 em lên bảng giải.
Giải:
Độ dài đáy của hình bình hành là:
 : = 1 (m)
Đáp số: 1 m.
GV chấm bài cho HS.
*Bài tập dành cho HS khá giỏi:
Tính nhanh:
1’
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
----------------------------------------------------
Lịch sử
cuộc khẩn hoang ở đàng trong
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Từ thế kỷ XVI, các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang từ sông Gianh trở vào Nam Bộ ngày nay.
- Cuộc khẩn hoang từ thế kỷ XVI đã dần dần mở rộng diện tích sản xuất ở các vùng hoang hóa.
- Nhân dân các vùng sống hòa hợp với nhau.
- Tôn trọng sắc thái văn hóa của các dân tộc.
II. Đồ dùng:
Bản đồ VN, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 5’
A. Kiểm tra:
Gọi HS đọc bài học giờ trước.
30’
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV giới thiệu bản đồ Việt Nam thế kỷ XVI – XVII.
HS: Cả lớp đọc SGK, xác định trên bản đồ địa phận từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến Nam Bộ ngày nay.
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GV chia nhóm và nêu nhiệm vụ.
HS: Các nhóm thảo luận theo câu hỏi, đại diện nhóm trình bày.
? Trình bày khái quát tình hình nước ta từ sông Gianh đến Quảng Nam đến đồng bằng sông Cửu Long
- Trước thế kỷ XVI, từ sông Gianh vào phía Nam, đất hoang còn nhiều, xóm làng và dân cư thưa thớt. Những người nông dân nghèo khổ ở phía Bắc đã di cư vào phía Nam cùng nhân dân địa phương khai phá làm ăn. Từ cuối thế kỷ XVI các chúa Nguyễn đã chiêu mộ dân nghèo và bắt tù binh tiến dần vào phía Nam khẩn hoang lập làng.
4. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
HS: Đọc SGK để trả lời câu hỏi.
- GV hỏi:
? Cuộc sống chung chung giữa các tộc người ở phía Nam đã đem lại kết quả gì
- Kết quả là xây dựng cuộc sống hòa hợp, xây dựng nền văn hóa chung trên cơ sở vẫn duy trì những sắc thái văn hóa riêng của mỗi dân tộc.
=> Rút ra bài học (ghi bảng).
HS: 3 em đọc bài học.
1’
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
 -------------------------------------------------------------
Kĩ thuật
Các chi tiết lắp ghép mô hình kỹ thuật
I. Mục tiêu:
- HS biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
- Sử dụng được cờ – lê, tua – vít để lắp tháo các chi tiết.
- Biết lắp ráp 1 số chi tiết với nhau.
II. Đồ dùng:
	Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Các hoạt động dạy – học:
1’
30’
A. Kiểm tra: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. HS thực hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
HS: Các nhóm gọi tên, đếm số lượng các chi tiết cần lắp của từng mối ghép ở hình 4a, 4b, 4c, 4d, 4e.
- Thực hành lắp các mối.
- GV nhắc nhở HS:
+ Sử dụng cờ – lê và tua – vít để tháo lắp các chi tiết.
+ Chú ý an toàn khi sử dụng.
+ Phải nắp hộp để đựng các chi tiết để tránh rơi vãi.
+ Khi lắp ghép vị trí của vít ở mặt phải, ốc ở mặt trái của mô hình.
3. Đánh giá kết quả:
HS: Trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá.
+ Các chi tiết lắp ghép đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
+ Các chi tiết chắc chắn không bị xộc xệch.
HS: Dựa vào tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm của mình.
- GV nhận xét chung.
1’
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà đọc trước bài mới và chuẩn bị bộ lắp ghép để học bài sau.
------------------------------------------------------ 
Luyện từ và câu( Bổ sung)
Luyện tập về mở rộng vốn từ: Dũng cảm
I. Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm dũng cảm.
- Biết sử dụng các từ đã học để tạo thành những cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn.
II.Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của thầy
1’
1.ổn định lớp
3’
2.Kiểm tra bài cũ
-Tìm những từ cùng nghĩa với từ :anh hùng, dũng cảm
-GV nhận xét
-HS nêu
1’
32’
3.Bài mới
-Giới thiệu bài
-Nội dung
Bài 1: Trong các từ dưới đây , từ nào không cùng nghĩa, gần nghĩa với các từ dũng cảm: anh dũng, anh hùng, cần cù, yêu thương, can đảm, can trường, đùm bọc, săn sóc, gan góc, cưu mang, quả cảm, gan dạ, kính mến, giãi bày, thộ lộ, tâm tình.
HS lên bảng làm bài
Bài 2: Chon từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: hùng dũng, dũng sĩ, gan dạ, gan lì.
a)Anh Cù Chính Lan là ............. diệt xe tăng.
b)Các chiễn sĩ trinh sát rất ..............., thông minh.
c)Tính nết................
d)Đoàn quân duyệt binh bước đi...............
-HS làm bài tập vào vở
 Bài 3: Gan góc có nghĩa là( chống chọi) kiên cường, không lùi bước. Em hãy đặt câu với từ gan góc.
-HS viết bài
1’
4.Củng cố dặn dò:
-Nhắc lại nôị dung.
-Nhận xét giờ học.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2011
Thể dục
	Một số bài tập RLttcb
Trò chơi: trao tín gậy
I. Mục tiêu:
	- Ôn tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay, tung và bắt bóng theo nhóm hai người, ba người, nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
	- Trò chơi “Trao tín gậy”. Yêu cầu biết cách chơi, bước đầu tham gia chơi được trò chơi để rèn luyện sự nhanh nhẹn.
II. Địa điểm – phương tiện:
	Sân trường, còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
6’
1. Phần mở đầu: 
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
HS: Xoay khớp cổ chân, tay, đầu gối, vai, hông.
- Ôn các động tác tay chân lườn bụng và phối hợp của bài thể dục.
- Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”.
25’
2. Phần cơ bản: 
 a. Bài tập RLTTCB 
- Ôn tung bóng bằng tay, bắt bóng bằng tay.
- GV nêu tên động tác, làm mẫu hoặc giải thích động tác.
HS: Tập đồng loạt theo đội hình vòng tròn.
- GV quan sát HS tập và sửa sai nếu có.
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 người.
- Ôn tung và bắt bóng theo 3 nhóm người.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
HS: Tập theo nhóm 2 người.
- Thi nhảy dây và bắt bóng.
b. Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi.
HS:	- 1 số nhóm chơi thử.
	- Cả lớp chơi thật.
4’
3. Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài.
HS: Đi đều và hát hoặc đứng vỗ tay và hát.
- Tập 1 số động tác hồi tĩnh.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học, giao bài về nhà.
--------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia phân số.
- Biết cách tính và viết gọn phép tính một số tự nhiên cho 1 phân số.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
5’
30’
A. Bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu rồi làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm.
Cách 1: 
Cách 2: 
- GV và cả lớp nhận xét, cho điểm.
+ Bài 2: 
- GV cùng cả lớp nhận xét:
HS: Nêu yêu cầu của bài và tự làm.
- 1 số HS lên bảng làm.
a. 	
Viết gọn:
+ Bài 3: GV nêu đầu bài.
HS: Đọc lại đầu bài và tự làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm.
a) Cách 1:
b) Cách 2:
+ Bài 4: GV đọc yêu cầu và gọi HS lên bảng làm.
GV nhận xét, chấm bài cho HS.
Bài tập dành cho HD khá giỏi:
Cho phân số . Hãy tìm một số để khi lấy tử số trừ đi số đó và mẫu số cộng với số đó thì được phân số bằng .
-HS lên bảng làm bài tập
1’
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài
-------------------------------- ...  sau:
- Tập cá nhân theo tổ (2 – 3 lượt).
- Thi nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
4’
3. Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài.
HS: Tập 1 số động tác hồi tĩnh.
- GV nhận xét, đánh giá giờ học, về nhà tập cho cơ thể khỏe mạnh.
----------------------------------------------
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Củng cố về kĩ năng cộng trừ nhân chia phân số. 
- Giúp HS thực hành vận dụng kiến thức để làm tốt các bài tập
II. Đồ dùng dạy – học:
- Vở bài tập toán 4
III. Các hoạt động dạy – học:
5’
30’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra trong giờ
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập toán 4 trang 42.
+Bài 1: Viết 5 phõn số cú tử số bằng nhau mà mỗi phõn số đều lớn hơn nhưng bộ hơn 1.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 2 HS lên chữa bài trên bảng.
+ Bài 2: Lớp 4A cú 30 học sinh trong đú số học sinh tham gia búng đỏ, số học sinh cũn lại tham gia bơi lội. Số học sinh cũn lại thi văn nghệ. Hỏi cú bao nhiờu học sinh tham gia thi văn nghệ.
HS: Làm bài rồi chữa bài.
HS: Vài HS nhắc lại. 	 	
+Bài 3: Ngày thứ nhất An đọc được số trang quyển sỏch. Ngày thứ hai An đọc tiếp số trang quyển sỏch đú. Ngày thứ ba An đọc nốt 12 trang cũn lại. Hỏi quyển sỏch cú bao nhiờu trang?
+Bài 4: So sỏnh cỏc phõn số sau bằng cỏch thớch hợp:
a) và 	 b) và 
 b) và 
- 1HS lên bảng chữa bài.
1’
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị giờ sau
--------------------------------------------------------------
Khoa học
Ôn tập
I/ Mục đích yêu cầu :
-Qua giờ ôn tập HS biết vận dụng kiến thức đã học về ánh sáng, bóng tối, vật cản sáng để bảo vệ đôi mắt.
-Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể, nhiệt độ của nước đá , nước sôi.
-HS có ý thức học tập tốt.
II/ Đồ sùng dạy họcSGK vở bài tập , Phiếu học tập.
III/ Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
3’
32’
2’
1/ Tổ chức lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ :GV nêu câu hỏi :
Em hãy nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ đôi mắt .
-GV nhận xét đánh giá cho điểm .
3/ Day bài mới:
GV giới thiệu bài ghi bảng 
Hoạt động 1:Làm việc cả lớp.
-GV nêu câu hỏi:
a/ Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng lửa hàn ?
-GV nhận xét phần trả lời của HS.
b/ Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra ta nên và kh nên làm gì?
--GV nhận xét kết luận: ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt sẽ có hại cho mắt.Ta không nên học đọc sách dưới ánh sáng yêu hoặc quá mạnh, không nhìn lâu vào màn hình ti vi .
Hoạt động 2: HS làm việc theo nhóm
GV giao nhịêm vụ cho các nhóm: 
N1, 2:Giải thich vì sao vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh ?
N 3,4: Hãy cho biết để đo nhiệt độ của vật người ta làm gì? Nhiêtđộ của cơ thể người là bao nhiiêu?
-GV nhận xét kết luận:
HĐNT : Nhận xét giờ học đánh giá ý thức học tập của HS. D về xem lại bài
 Hát 
 -HS nêu em lkhác nhận xét 
-HS lấy SGK
-HS suy nghĩ trả lời, em khcs nhận xét bổ xung.
-HS nêu, em khác nhận xét bổ xung.
-HS thảo luận theo nhóm rồi cử đại 
diện trình bày .
-HS thực hiện.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2011
Toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập 1 số nội dung cơ bản về phân số: Hình thành phân số, phân số bằng nhau, rút gọn phân số.
- Rèn kỹ năng giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS lên chữa bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu rồi tự làm bài.
- 4 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) 
b) 
+ Bài 2: 
HS: Đọc đầu bài rồi tự làm bài vào vở.
- GV gọi HS lên bảng chữa bài.
- 1 HS lên bảng giải.
Giải:
a) Phân số chỉ 3 tổ HS là 
b) Số HS của 3 tổ là: 
32 x = 24 (bạn)
Đáp số: a) 
b) 24 bạn.
+ Bài 3: 
HS: Đọc đầu bài, tóm tắt và làm bài vào vở.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
- 1 em lên bảng giải.
+ Bài 4: 
HS: Đọc yêu cầu và làm bài.
- GV nêu các bước giải:
	- Tìm số xăng lấy ra lần sau.
	- Tìm số xăng lấy ra cả hai lần.
	- Tìm số xăng lúc đầu có.
- 1 em lên bảng giải.
Bài giải:
Lần sau lấy ra số lít xăng là:
32.850 : 3 = 10.950 (l)
Cả 2 lần lấy ra số lít xăng là:
32.850 + 10.950 = 43.800 (l)
Lúc đầu trong kho có số lít xăng là:
56.200 + 43.800 = 100.000 (lít xăng)
GV chấm bài cho HS.
*Bài tập dành cho HS khá giỏi:
 Giỏ tiền một quyển sỏch là 40.000 đồng. Nếu giảm giỏ bỏn thỡ mua quyển sỏch đú hết bao nhiờu tiền?
-HS làm bài
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm vở bài tập.
--------------------------------------------------
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn soạn giảng
------------------------------------------------------
Khoa học
Vật dẫn nhiệt và vật cách điện
I. Mục tiêu:
- HS biết được có những vật dẫn nhiệt tốt (kim loại, đồng, nhôm,) và những vật dẫn nhiệt kém (gỗ, nhựa, len, bông )
- Giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu.
- Biết cách lý giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và sử dụng hợp lý trong những trường hợp đơn giản, gần gũi.
II. Đồ dùng:
	Phích nước nóng, xoong nồi, giỏ ấm 
III. Các hoạt động dạy - học:
5’
30’
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc mục “Bóng đèn tỏa sáng” giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn kém.
* Bước 1: GV chia nhóm.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn 104 SGK.
* Bước 2: 
HS: Làm việc theo nhóm rồi thảo luận chung.
- GV rút ra nhận xét: Các kim loại đồng, nhôm dẫn nhiệt tốt còn được gọi là vật dẫn nhiệt.
3. Hoạt động 2: Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí.
* Bước 1: 
HS: Đọc phần đối thoại của 2 HS ở H3 trang 105 SGK.
* Bước 2: 
- Tiến hành thí nghiệm như SGK.
* Bước 3:
- Trình bày kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.
4. Hoạt động 3: Thi kể tên và nêu công dụng của các vật cách nhiệt.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
HS: Các nhóm lần lượt kể tên và nêu chất liệu là vật dẫn nhiệt. Nêu công dụng việc giữ gìn đồ vật.
- GV và cả lớp nhận xét.
=> Rút ra mục “Bóng đèn tỏa sáng”.
HS: 3 em đọc lại.
1’
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
-----------------------------------------------
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả cây cối
I. Mục tiêu:
- HS luyện tập tổng hợp viết hoàn chỉnh 1 bài văn tả cây cối tuần tự theo các bước: Lập dàn ý, viết từng đoạn (mở bài, thân bài, kết luận).
- Tiếp tục củng cố kỹ năng viết đoạn mở bài, đoạn thân bài, đoạn kết bài (kiểu mở rộng, không mở rộng).
II. Đồ dùng dạy học:
 	Bảng lớp, tranh ảnh 1 số loài cây.
III. Các hoạt động dạy – học:
5’
30’
A. Kiểm tra:
Hai HS kết bài mở rộng giờ trước.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
a. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của bài tập:
- GV viết đề bài lên bảng, gạch dưới những từ quan trọng.
HS: 1 em đọc yêu cầu của đề.
- GV dán 1 số tranh ảnh lên bảng lớp.
HS: 4 – 5 em phát biểu về cây em sẽ chọn tả.
- 4 em nối nhau đọc 4 gợi ý.
- Cả lớp theo dõi SGK.
- GV nhắc HS viết nhanh dàn ý trước khi viết bài.
b. HS viết bài:
HS: Lập dàn ý, tạo lập từng đoạn hoàn chỉnh cả bài.
- Viết xong cùng bạn trao đổi góp ý cho nhau.
- Nối nhau đọc bài viết của mình.
- GV và cả lớp nhận xét, khen những bài viết tốt, chấm điểm.
1’
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
-----------------------------------------------------
Tập làm văn ( Bổ sung)
Luyện tập miêu tả cây cối
I- Mục đích, yêu cầu
1. HS luyện tập tổng hợp, viết hoàn chỉnh 1 bài văn miêu tả cây cối tuần tự theo các bước: lập dàn ý, viết từng đoạn (mở bài, thân bài, kết bài)
2. Luyện :tiếp tục củng cố kĩ năng viết đoạn mở bài (kiểu trực tiếp, gián tiếp) đoạn kết bài (kiểu mở rộng, không mở rộng)
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng lớp chép sẵn đề bài, dàn ý.
- Tranh ảnh cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa.
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
3’
10’
25’
1’
Ôn định
A.Kiểm tra bài cũ
-HS đọc bài về nhà
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài SGV 150
2.Hướng dẫn HS làm bài tập
a)Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu
- GV mở bảng lớp
- Gạch dưới các từ ngữ quan trọng trong đề bài: Tả một cây có bóng mát( hoặc cây hoa, cây ăn quả) mà em yêu thích.
- Đề bài yêu cầu tả gì ?
- Em chọn tả loại cây gì ?
- Nêu ví dụ cây có bóng mát
- Ví dụ cây ăn quả
- Ví dụ cây hoa
- GV dán 1 số tranh ảnh lên bảng
- Cấu trúc bài văn có mấy phần ?
b)Hướng dẫn HS viết bài
- GV nhận xét chấm 7- 10 bài
3.Củng cố, dặn dò
- Đọc 1 bài viết hay nhất của HS
- Dặn HS hoàn chỉnh bài ở nhà
- Hát
- 2 em đọc đoạn kết bài mở rộng miêu tả cây cối ở bài tập 4
- Nghe, mở sách
- 1 em đọc yêu cầu đề bài, lớp đọc thầm
- 2- 3 em đọc lại đề bài trên bảng lớp
- Tả 1 cây
- HS nêu lựa chọn
- Bàng, phượng, đa, bồ đề, tràm
- Cam, bưởi, xoài, mít, na, hồng 
- Phượng, bằng lăng, hoa hồng, đào, mai
- HS quan sát, phát biểu về cây em chọn tả
- 4 em nối tiếp đọc 4 gợi ý
- Cả lớp đọc thầm, theo dõi SGK
- 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài)
- 3 em nêu cách viết nội dung các phần
- HS lập dàn ý
- Viết bài cá nhân vào vở
- Đổi vở góp ý cho nhau
- Nối tiếp nhau đọc bài viết
- Lớp nghe nêu nhận xét
-------------------------------------------------------------
Sinh hoạt 
Sơ kết tuần 26
A.Mục đích : 
 - Kiểm điểm nề nếp học tập trong tuần
 - HS nắm được ưu khuyết điểm của bản thâncũng như của cả lớp trong tuần
 - Phát huy những ưu điểm đã đạt được . Khắc phục những mặt còn tồn tại 
 -Tổng hợp số điểm tốt trong đợt thi đua.
 - Nắm được kế hoạch tuần sau.
 - Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng tập thể vững mạnh.
B. Chuẩn bị:
 Nội dung sinh hoạt.
C.Tiến hành sinh hoạt: 
3’
1. Tổ chức : Hát
15’
2. Nội dung :
 a. Đánh giá các hoạt động trong tuần, về các mặt sau:
- Học tập : Số điểm tốt:
- Nề nếp: 
- Đạo đức: 
- Văn thể : 
- Vệ sinh: 
8’
b. Kế hoạch hoạt động tuần sau:
 - Thi đua lập thành tích mừng Đảng mừng xuân
 - Khắc phục những mặt còn hạn chế , phát huy những ưu điểm đã đạt được .
 - Tập trung cao độ vào học tập , phát huy tinh thần học nhóm , giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập .
 - Thi đua lập thành tích (giành nhiều điểm tốt)
 - Thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người học sinh.
 - Tăng cường rèn chữ giữ vở
8’
 c. ý kiến tham gia của học sinh
 Nếu còn thời gian GV tổ chức cho học sinh vui văn nghệ
 d. Dặn dò: thực hiện đúng nội quy của lớp, của trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 26.doc