Giáo án lớp 4 tuần 36

Giáo án lớp 4 tuần 36

TẬP ĐỌC

TIẾT 69 : ÔN TẬP HỌC KÌ II

I.Mục tiêu

1. Kiểm tra lấy điểm Tập đọc và HTL, kết hợp kĩ năng đọc- hiểu (H trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc).

- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : H đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ HK II của lớp 4.

2. Hệ thống hoá một số điều cần ghi nhớ về tác giả, thể loại nội dung chính của bài tập đọc thuộc 2 chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 15 tuần học sách tiếng việt 4 – Tập hai (gồm cả văn bản phổ biến khoa học, báo chí)

+ 12 phiếu trong đó : 7 phiếu – mỗi phiếu ghi tên một bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34 – 5 phiếu ghi tên 5 bài Tập đọc thuộc các tuần từ tuần 19 đến tuần 27.

+ 7 phiếu – mỗi phiếu ghi 1 bài tập đọc có yêu cầu HTL.

- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để H điền vào chỗ trống.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 23 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 tuần 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 10 tháng 5 năm 2010
TẬP ĐỌC
TIẾT 69 : ÔN TẬP HỌC KÌ II
I.Mục tiêu
1. Kiểm tra lấy điểm Tập đọc và HTL, kết hợp kĩ năng đọc- hiểu (H trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc).
- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : H đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ HK II của lớp 4.
2. Hệ thống hoá một số điều cần ghi nhớ về tác giả, thể loại nội dung chính của bài tập đọc thuộc 2 chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 15 tuần học sách tiếng việt 4 – Tập hai (gồm cả văn bản phổ biến khoa học, báo chí)
+ 12 phiếu trong đó : 7 phiếu – mỗi phiếu ghi tên một bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34 – 5 phiếu ghi tên 5 bài Tập đọc thuộc các tuần từ tuần 19 đến tuần 27.
+ 7 phiếu – mỗi phiếu ghi 1 bài tập đọc có yêu cầu HTL.
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để H điền vào chỗ trống.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng 1/6 số H trong lớp)
- Từng H lên bộc thăm chọn bài 
- G đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc cho H trả lời
- G cho điểm 
2.3. Bài tập 2 ( Ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm “ Khám phá thế giới hoặc Tình yêu cuộc sống”
- G phát bút dạ và phiếu cho các nhóm thi làm bài (mỗi nhóm 4 H)
- G chốt lại
3. Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau
* Nhận xét tiết học
- H lên bốc thăm chọn bài
- H đọc trong SGK ( hoặc đọc thuộc lòng) 1 đọcn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- 1 H đọc yêu cầu của bài
- H làm bài theo nhóm
- Đại diện nhóm dán nhanh kết quả làm bài trên bảng lớp, trình bày
- Tổ trọng tài và G nhận xét
Rút kinh nghiệm bài dạy: ...
TOÁN
ÔN TẬP VỀ SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. Mục tiêu 
	Giúp H rèn kĩ năng giải toán về tìm số trung bình cộng.
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách diện tích hình bình hành, diện tích hình chữ nhật
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn H làm bài tập
Bài tập 1 : 
- G yêu cầu H nêu cách tìm số trung bình cộng.
Bài 2 : 
- G nêu câu hởi – phân tích đề bài
- Yêu cầu H nêu các làm
Bài 3 : 
- G gợi ý – phân tích đề bài
- Yêu cầu H nêu cách làm
Bài 4 :
- G gợi ý – phân tích đề bài
- G yêu cầu H nêu các bước giải
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu H nêu lại nội dung bài
- Chuẩn bị bài sau
* Nhận xét tiết học
- H nêu
- 2 H đọc yêu cầu của bài
- 1 H lên bảng làm bài
- H làm bài vào vở
a, ( 137 + 248 + 395 ) : = 260
b, ( 348 + 219 + 560 + 725 ) : 4 = 463.
- H nêu
- 2 H đọc đề bài
- 1 H lên bảng làm
- Cả lớp làm bài vào vở
Bài giải
Số người tăng trong 5 năm là :
158 + 147 + 132 + 103 + 95 = 635(người)
Số người tăng trung bình hàng năm là :
635 : 5 = 127 ( người)
 Đáp số : 127 người 
- 2 H đọc đề bài
- 1 H lên bảng làm bài
Bài giải 
Tổ Hai góp được số vở là :
36 + 2 = 38 (quyển)
Tổ Ba góp được số vở là :
38 + 2 = 40 ( quyển)
Cả ba tổ góp được số vở là :
36 + 38 + 40 = 114 ( quyển)
Trung bình mỗi tổ góp được số vở là :
114 : 3 = 38 (quyển)
 Đáp số : 38 quyển vở.
- H nêu
- 2 H đọc đề bài
- 1 H lên bảng làm bài
- H làm vào vở
Bài giải
Lần đầu 3 ô tô chở được là :
16 x 3 = 48 (máy)
Lần sau 5 ô tô chở được là :
24 x 5 = 120 (máy)
Số ô tô chở máy bơm là :
3 + 5 = 8 (ô tô)
Trung bình mỗi ô tô chở được là :
(48 + 120) : 8 = 21 (máy)
 Đáp số : 21 máy bơm
- H nêu
- H nêu
Rút kinh nghiệm bài dạy: ...
Đạo đức
Thực hành kỹ năng cuối học kì II
Kĩ thuật
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
(Tiết 3 )
I/ Mục tiêu
 -Lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kỹ thuật , đúng quy trình.
 -Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thao tác tháo, lắp các chi tiết của mô hình.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật .
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra dụng cụ học tập
 2.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Lắp ghép mô hình tự chọn.
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt đông 1:HS chọn mô hình lắp ghép
 -GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép.
 * Hoạt động 2:Chọn và kiểm tra các chi tiết 
 -GV kiểm tra các chi tiết chọn đúng và đủ của HS.
 -Các chi tiết phải xếp theo từng loại vào nắp hộp.
 * Hoạt động 3:HS thực hành lắp ráp mô hình đã chọn
 -GV cho HS thực hành lắp ghép mô hình đã chọn.
 +Lắp từng bộ phận.
 +Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
 * Hoạt động 4:Đánh giá kết quả học tập
 -GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nêu những tiêu chuẩn đánh gía sản phẩm thực hành:
 + Lắp được mô hình tự chọn.
 + Lắp đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
 + Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộc xệch. 
 -GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
 -GV nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
 3.Nhận xét- dặn dò:
-Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần, thái độ học tập và kĩ năng , sự khéo léo khi lắp ghép các mô hình tự chọn của HS.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
HS đ 
-HS quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm.
-HS chọn các chi tiết.
-HS lắp ráp mô hình.
-HS trưng bày sản phẩm.
-HS dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm.
-HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm bài dạy: ...
..
Thứ ba ngày 11 tháng 5 năm 2010
TOÁN
ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu
	Giúp H rèn kĩ năng giải toán “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”.
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách tính trung bình cộng ? Cho ví dụ.
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2.Hướng dẫn H làm bài tập
* Mục tiêu : Củng cố kĩ năng gải toán “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số”
Bài 1 : 
- G kẻ bảng ( như SGK) lên bảng lớp
- G yêu cầu H nêu cách làm
Bài 2 :
- G gợi ý – phân tích đề bài
Bài 3 :
- G nêu câu hỏi- phân tích đề
- G chốt lại lời giải
Bài 5 :
- Tổ chức trò chơi tiếp sức
- G chia lớp làm 2 đội (mỗi đội 3 H)
+ G nêu cách chơi- luật chơi
- G kết luận : Phân thắng thua
3. Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại nội dung ôn tập
- Chuẩn bị bài sau
* Nhận xét tiết học
- 1 H nêu
- 2 H đọc yêu cầu của bài
- H làm vào vở
- 1H lên bảng làm bài
Tổng hai số
318
1945
3271
Hiệu hai số
42
87
493
Số lớn
180
1016
1882
Số bé
138
929
1389
- H nêu
- 1 H đọc đề bài
- 1 H lên bảng làm bài – cả lớp làm bài vào vở
Bài giải
Đội thứ nhất trồng được là :
( 1375 + 285) : 2 = 830 (cây)
Đội thứ nhất trồng được là :
830 – 285 =545 cây)
 Đáp số : Đội 1 : 830 cây
 Đội 2 : 545 cây
- Cả lớp nhận xét
- 1 H đọc đề bài
- H làm vào vở – 1 H lên làm trên bảng lớp
Bài giải 
Nửa chu vi của thửa ruộng là :
530 : 2 = 265 (m)
Ta có sơ đồ :
 Chiều rộng :
 Chiều dài :
Chiều rộng của thửa ruộng là :
(265 – 47 ) : 2 = 109 (m)
Chiều dài của thửa ruộng là :
109 + 47 = 156 (m)
Diện tích của thửa ruộng là :
156 x 109 = 17004 (m2)
 Đáp số : 17004 m2
- 2 H đọc đề bài
- 2 Đôị chơi
Bài giải 
Số lớn nhất có ba chữ số là 999. Do đó tổng của hai số đó là 999.
Số lớn nhất có hai chữ số là 99. Dođó hiệu của hai số là 99.
Số bé là :
(999 – 99) : 2 = 450
Số lớn là :
450 + 99 = 549
 Đáp số : Số lớn : 549
 Số bé : 450
- H nêu
Rút kinh nghiệm bài dạy: ...
THỂ DỤC
DI CHUYỂN VÀ TUNG BẮT BÓNG – TRÒ CHƠI TRAO TÍN GẬY.
I. Mục tiêu
- Ôn di chuyển tung và bắt bóng. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
Trò chơi “ Trao tín gậy”. Yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động để rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn.
II. Địa điểm, phương tiện
- Trên sân trường , vệ sinh nơi tập, đảm bảo tập luyện.
- Chuẩn bị 2 còi, sân và 2-4 quả bóng chuyền, hoặc bóng đá cỡ số 4, tín gậy, kẻ sân để tổ chức chuyền bóng và trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
1. Phần mở đầu:
- G nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc theo vòng tròn
- Ôn các động tác tay, chân, lưng-bụng, toàn thân và nhảy của bài phát triển chung; Mỗi động tác 2 x 8 nhịp (do cán sự điều khiển)
* Trò chơi khởi động : Tìm người chỉ huy
2. Phần cơ bản
a, Di chuyển tung hoặc chuyền và bắt bóng 
b, Trò chơi vận động
- Trò chơi “ Trao tín gậy”
3. Phần kết thức
- G cùng H hệ thống bài
* Đi đều theo 2-4 hàng dọc và hát
- Tập một số động tác hồi tĩnh
- G nhận xét, đánh giá kết quả học tập
Định lượng
4-6 phút
18-22phút
4-6 phút
Phương pháp tổ chức
- Cán sự điều khiển
x x x x x x
r
- G điều khiển
- G cho 2 H lên làm mẫu kết hợp với hướng dẫn, giải thích để H nhớ lại cách thực hiện động tác
- Chia tổ tập luyện
- H chơi trò chơi
Rút kinh nghiệm bài dạy: ...
CHÍNH TẢ
ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 (TIẾT 2)
I. Mục tiêu
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.
2. Hệ thống hoá, củng cố vốn từ và kĩ năng dùng từ thuộc 2 chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy - học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL
- 6 tờ phiếu khổ to kẻ bảng thống kê để H làm BT 2.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra TĐ và HTL (1/6 số H trong lớp).
3. Hướng dẫn làm bài tập
BT 2: (Lập bảng thống kê các từ đã học)
- G giao cho 1/2 số H trong lớp thống kê các từ ngữ đã học trong 2 tiết MRVT thuộc chủ điểm Khám phá thế giới. Số còn lại- 2 tiết MRVT thuộc chủ điểm Tình yêu cuộc sống.
- G chốt lại lời giải
Bài tập 3 : Giaỉ nghĩa và đặt câu với từ đã thống kê được.
- G mời 1 H làm mẫu
- Ví dụ : từ góp : góp thêm, làm cho mọi người thêm vui.
Đặt câu : Hoạt cảnh kịch “ ở vương quốc Tương lai” do lớp em dàn dựng đã thực sự góp vui cho đêm liên hoan văn nghệ của trường.
4. Củng cố, dặn dò
- G yêu cầu H nhắc lại nội dung ôn tập.
- Chuẩn bị bài sau
* Nhận xét tiết học
- 1H đọc yêu cầu của bài
- H các nhóm thi làm bài
+ Đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng, trình bày
- Cả lớp nhận xét
- 1 H đọc yêu cầu của bài- H đọc thầm
- 1 H làm mẫu trước lớp :
- H lần lượt trình bày 
- H nhận xét
- H nêu
Rút kinh nghiệm bài dạy: ...
LỊCH SỬ
ÔN TẬP
I.Mục tiêu
- Củng cố nội kiến thức đã học từ bài : Nước ta từ cuối thời Trần Š Kinh thành Huế.
- Giúp H hệ thống lại các kiến thức đã được học ở học kì II.
II. Đồ dùng dạy học
- Các lược đồ của các trận đánh (tập đồ dùng ).
- Hệ thống câu hỏi (G chuẩn bị )
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn H ôn tập 
- G đưa ra hệ thống câu hỏi để H trả lời miệng ( lần lượt các câu hỏi từ bài : Nước ta từ cuối thời Trần Š Kinh thành Huế.)
 ... nhóm lên bảng làm bài
Đáp số : Con : 6 tuổi
 Bố : 36 tuổi
- H nêu
Rút kinh nghiệm bài dạy: ...
THỂ DỤC
TỔNG KẾT MÔN HỌC
I. Mục tiêu
	Tổng kết môn học. Yêu cầu hệ thống được những kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học trong năm, đánh giá sự cố gắng và những điểm còn hạn chế, kết hợp có tuyên dương, khen thưởng những H hoàn thành tốt.
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm :Trong lớp học
- Phương tiện : Chuẩn bị nơi H trình diễn và dụng cụ để H sử dụng khi thực hiện động tác.
III. Nội dung, phương pháp
Nội dung
1.Phần mở đầu
- G nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Vỗ tay, hát
- Trò chơi : Diệt các con vật có hại
2. Phần cơ bản
- G cùng H hệ thống lại các nội dung đã học trong năm ( theo từng chương)- G ghi bảng theo khung đã chuẩn bị.
- Cho một số H bục thực hành động tác ( xen kẽ với các nội dung trên).
- G công bố kết quả học tập và tinh thần thái độ của H trong năm đối với môn thể dục
- Nhắc nhở một số hạn chế cần khắc phục trong năm học tới.
- Tuyên dương 1 số tổ, cá nhân có thành tích và tinh thần học tập, rèn luyện tốt.
3. Phần kết thúc
- Dứng tại chỗ vỗ tay và hát
- TRò chơi: Tìm người chỉ huy
- Dặn dò H tự ôn trong hè, giữ vệ sinh tập luyện, và đảm bảo an toàn trong tập luyện.
Định lượng
4- 5 phút
22-24 phút
5-6 phút
Phương pháp tổ chức
G điều khiển
x x x x x 
r
- H cùng H hệ thống lại các nội dung.
- H thực hành
Rút kinh nghiệm bài dạy: ...
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN CHO CÂU
I.Mục tiêu
1. Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện ( trả lời câu hỏi Bằng cái gì ? Với cái gì ?).
2. Nhận biết trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu; thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn ở BT1 (phần Nhận xét), 2 câu văn ở BT1 (phần Luyện tập).
- Hai băng giấy để H làm BT2 (phần Nhận xét)- mỗi em 1 câu hỏi cho một bộ phận trạng ngữ của 1 câu (a hay b) ở BT1.
- Tranh, ảnh một vài con vật.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Làm lại BT 3 – tiết LTVC trước (MR VT: Lạc quan, yêu đời).
2. Dạy bài mới :
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Phần nhận xét
Bài tập 1,2 :
- G nhận xét – chốt lại lời giải đúng.
+ Ý 1: Các TrN đó trả lời câu hỏi Bằng cái gì?, Với cái gì?.
+ Ý 2: Cả 2 TrN đều bổ sung ý nghĩa phương tiện cho câu.
2.3. Phần ghi nhớ 
Bài tập 1:
- G mời 2 H lên bảng gạch dưới bộ phận TrN trong 2 câu văn đã viết trên bảng lớp.
- G nhận xét kết luận lời giải 
- Câu a: Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em
- Câu b: Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sĩ dân gian đã sáng tạo nên
Bài tập 2 :
- G treo một số ảnh các con vật đã sưu tầm (trên bảng lớp).
- Yêu cầu các em viết một đoạn văn tả con vật, trong đó có ít nhất 1 câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.
* Lưu ý khi trình bày chỉ rõ câu nào trong đoạn văn có trạng ngữ chỉ phương tiện.
- G nhận xét
Ví dụ : Bằng đôi tay to rộng, gà mái che chở cho đàn con.
3. Củng cố, dặn dò
- chuẩn bị bài sau
* Nhận xét tiết học
- 2H nêu
- 2H tiếp nối nhau đọc nội dung BT1,2
- H phát biểu ý kiến
- H nhận xét
- 2, 3H đọc và nhắc lại toàn bộ nội dung cần ghi nhớ trong sgk
- 1H đọc nội dung bài tập
- Suy nghĩ, tìm TrN chỉ phương tiện trong câu
- 2 H lên bảng thực hiện
- Cả lớp nhận xét
- 1 H đọc yêu cầu của bài tập
- H quan sát ảnh minh hoạ các con vật trong SGK, ảnh những con vật khác.
- H tiếp nối nhau đọc đoạn văn miêu tả con vật.
- H nhận xét
- H nhắc lại nội dung cần ghi nhớ
Rút kinh nghiệm bài dạy: ...
TẬP LÀM VĂN
ĐIỀN VÀO TỜ GIẤY IN SẴN
I. Mục tiêu
1. Hiểu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước.
2. Biết điền nội dung cần thiết vào một bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí.
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu Điện chuyển tiền đi, Giấy mua báo chí trong nước- phô tô cỡ to hơn trong SGK, phát đủ cho từng H.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc lại Thư chuyển tiền đã điền nội dung trong tiết TLV trước.
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn H điền những nội dung cần thiết vào tờ in sẵn
- G giải nghĩa những chữ viết tắt trong Điện chuyển tiền đi
- G hướng dẫn cách điền
- G mời 1 H khá, giỏi đóng vai em H viết giúp mẹ điện chuyển tiền – nói trước lớp cách em sẽ điền nội dung và mẫu Điện chuyển tiền đi như thế nào ?
Bài tập 2 :
- G giúp H giải thích các chữ viết tắt, các từ ngữ khó
+ Tên báo chọn đặt mình, cho ông bà, bố mẹ, anh chị.
+ Thời gian đặt mua báo (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng)
- G nhận xét chốt lại
3. Củng cố, dặn dò
- G mời 1,2 H nhắc lại nội dung bài
- Chuẩn bị tiết sau
* Nhận xét tiết học
- 2 H đọc
- 1 H đọc yêu cầu của bài tập 1 và mẫu Điện chuyển tiền đi
- Cả lớp đọc thầm
- H chú ý
- 1 H trìnhg bày
- Cả lớp làm việc cá nhân
+ 1 số H đọc trước lớp mẫu Điện chuyển tiền đi đã điền đầy đủ nội dung.
- Cả lớp và G nhận xét 
- 1 H đọc yêu cầu của bài và nội dung Giấy đặt mua báo chí trong nước.
- Cả lớp đọc thầm
- H cả lớp làm bài cá nhân.
- 1 số H đọc trước lớp Giấy đặt mua báo chí trong nước
- H nhận xét
- H nêu
Rút kinh nghiệm bài dạy: ...
Thứ sáu ngày 14 tháng 5 năm 2010
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
	Giúp H ôn tập, củng cố về :
- Viết số.
- Chuyển đổi các số đo khối lượng.
- Tính giá trị của biểu thức có chứa phân số.
- Giải bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Mối quan hệ giữa hình vuông và hình chữ nhật : Hình chữ nhật và hình bình hành.
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Hướng dẫn H làm bài tập
Bài 1 :
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Hai đợn vị đo khối lượng liền kề nhau hơn hoặc kém nhau bao nhiêu lần ?
Bài 3 : Tính 
- Yêu cầu H nêu lại cách làm
Bài 4 :
- G gợi ý – phân tích đề bài
- Yêu cầu H nêu cách làm
Bài 5 :
- G chốt lại 
3. Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị kiểm tra học kì II
* Nhận xét tiết học
- 1 H đọc yêu cầu của bài
- 1 H viết bảng lớp cả lớp viết vở nháp
a,365847
b, 16530464
c, 105072009 
- 2 H đọc yêu cầu của bài
- H làm bài vào vở- 3 H lên bảng làm bài
a, 2yến = 20 kg ; 2yến 6 kg = 26 kg;
40 kg = 4 yến
b, 5 tạ = 500 kg ; 5tạ 75 kg = 575 kg
800kg = 8 tạ
- H nêu
- 3 H nêu yêu cầu
- H làm vào vở
- 4 H lên bảng làm bài
a, 
b,..
- 2 H đọc bài
- 1 H lên bảng làm bài
- H dưới lớp làm vào vở
Bài giải
Ta có sơ đồ :
 HS trai :
 HS gái :
- Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :
3 + 4 = 7 (phần)
Số học sinh gái của lớp học đó là :
35 : 7 x 4 = 20 (học sinh)
 Đáp số : 20 học sinh gái
- 2 H đọc yêu cầu của bài
- H trao đổi theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
Rút kinh nghiệm bài dạy: ...
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II ( TIẾT 5)
I. Mục tiêu
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.
2. Nghe cô đọc, viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Nói với em.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Giới thiệu bài
2. Kiểm tra TĐ và HTL(1/6 H trong lớp)
3. Nghe- viết bài “Nói với em”
- G đọc 1 lần bài thơ Nói vơi em
- G nhắc các em chú ý cách trình bày khổ thơ, những từ ngữ mình dễ viết sai
- Yêu cầu H nêu nội dung của bài thơ ?
- G đọc bài thơ cho H viết
- G chấm – chữa 1 số bài 
4. Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau
* Nhận xét tiết học
- H bốc thăm đọc bài
- Cả lớp theo dõi SGK.
- H đọc thầm bài thơ
- H nêu ( Trẻ em sống giữa thế giới của thiên nhiên, thế giới của chuyện cổ tích, giữa tình yêu thương của cha mẹ).
- H viết bài
Rút kinh nghiệm bài dạy: ...
Tập làm văn
ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II ( TIẾT 6)
I. Mục tiêu
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.
2. Ôn luyện viết đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật (chim bồ câu).
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.
- Tranh minh hoạ hoạt động của chim bồ câu trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Giới thiệu bài
2. Kiểm tra TĐ và HTL(số H còn lại)
3. Viết đoạn văn tả hoạt động của chim bồ câu
 - G giúp H hiểu đúng yêu cầu của bài
- G nhận xét cho điểm
4. Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị kiểm tra ( tiết 7, 8)
* Nhận xét tiết học
- H bốc thăm đọc bài
- H đọc nội dung bài tập, quan sát tranh minh hoạ bồ câu trong SGK.
- Chú ý
- H viết đoạn văn
- Một số H đọc đoạn văn
Rút kinh nghiệm bài dạy: ...
KHOA HỌC
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. Mục tiêu
	H được củng cố và mở rộng hiểu biết về :
- Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh.
- Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất.
- Kĩ năng phán đoán, giải thích qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.
- Khắc sâu hiểu biết về thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 138, 139, 140 SGK.
- Phiếu ghi các câu hỏi.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Điều gì sẽ xảy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt ?
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hoạt động 1 : Trò chơi ai nhanh, ai đúng
* Mục tiêu : 
- Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh.
- Vai trò của cây xanh đối với sự sống trên Trái Đất.
* Cách tiến hành :
- G chia nhóm H ( 4 nhóm), mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày 3 câu trong mục Trò chơi trang 138 SGK.
- G và vài đại diện H trong ban giám khảo
2.3. Hoạt động 2 : Trả lời câu hỏi
* Mục tiêu : Củng cố kĩ năng phán đoán qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng.
* Cách tiến hành :
- G chuẩn bị câu hỏi ra phiếu
- Yêu cầu H lên bốc thăm được câu hỏi nào trả lời câu hỏi đó
2.4. Hoạt động 3 : Thực hành
* Mục tiêu : 
- Củng cố kĩ năng phán đoán, giải thích thí nghiệm qua bài tập về sự truyền nhiệt
- Khắc sâu hiểu biết về thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
* Cách tiến hành: 
- G cho H làm thực hành lần lượt từ bài 1 Š bài 2.
2.5. Hoạt động 4 : Trò chơi : Thi nói về vai trò của không khí và nước trong đời sống.
* Mục tiêu: Khắc sâu hiểu biết về thành phần của không khí và nước trong đời sống.
* Cách tiến hành:
- G chia lớp làm 2 đội . Hai đội trưởng sữ bắt thăm xem đội nào đặt câu hỏi trước.
- Đội này hỏi đội kia trả lời. Nếu trả lời đúng mới được hỏi lại.
(G nêu cách tính điểm và phân thắng bại ).
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu H ôn kĩ để chuẩn bị kiểm tra học kì II
* Nhận xét tiết học
- 1 H trình bày
- H trình bày
- H trả lời câu hỏi
- H làm việc theo nhóm 
- 2 đội thực hiện
Rút kinh nghiệm bài dạy: ...

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 36.doc