Giáo án Lớp 4 tuần 4 - Trường Tiểu học B Long Giang

Giáo án Lớp 4 tuần 4 - Trường Tiểu học B Long Giang

Môn: ĐẠO ĐỨC

VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP

 TIẾT 2

Tiết 4:

I/ Mục tiêu:

- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.

- Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.

*KNS: - Kĩ năng lập kế hoạch vượt khó trong học tập.

 - Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập.

 

doc 44 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1073Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 tuần 4 - Trường Tiểu học B Long Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 4
NGÀY
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
Thứ 2
05/9/2011
Đạo đức
Tốn 
Tập đọc
Lịch sử
SHĐT
04
16
07
04
04
Vượt khĩ trong học tập (Tiết 2)
So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
Một người chính trực
Nước Âu Lạc
Chào cờ
Thứ 3
06/9/2011
Tốn
Chính tả
Khoa học
LT&câu
Kĩ thuật
17
04
07
07
04
Luyện tập
Nhớ – viết: Truyện cổ nước mình
Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn
Từ ghép và từ láy
Khâu thường
Thứ 4
07/9/2011
Mĩ thuật
Âm nhạc
Tốn
Tập đọc
Địa lí
04
04
18
08
04
Vẽ trang trí: Chép họa tiết trong trang trí dân tộc
Yến , tạ, tấn
Tre Việt Nam
Hoạt động sản xuất của người dân ở Hồng Liên Sơn
Thứ 5
08/9/11
Anh văn
Tốn
TLV
LT&câu
Khoa học
07
19
 07
08
08
Bảng đơn vị đo khối lượng
Cốt truyện
Luyện tập về Từ ghép và từ láy 
Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
Thứ 6
09/9/11
Anh văn
TLV
Tốn 
Kể chuyện
SHL
08
08
20
04
04
Luyện tập xây dựng cốt truyện
Giây, thế kỉ
Một thơ chân chính
Sinh hoạt cuối tuần.
TUẦN 4
Thứ hai, ngày 05 tháng 9 năm 2011
Môn: ĐẠO ĐỨC 
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP 
 TIẾT 2 
Tiết 4:
I/ Mục tiêu: 
Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
*KNS: - Kĩ năng lập kế hoạch vượt khĩ trong học tập.
	 - Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cơ, bạn bè khi gặp khĩ khăn trong học tập.
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KTBC: Để học tập tốt, chúng ta cần phải làm gì?
2/ Bài mới: 
 *Giới thiệu bài : Để học tập tốt, chúng ta phải kiên trì vượt qua những khó khăn. Hôm nay, các em sẽ kể cho nhau nghe những tấm gương vượt khó trong học tập.
* Hoạt động 1: Gương sáng vượt khó
- Y/c hs kể một số tấm gương vượt khó học tập ở xung quanh hoặc kể những câu chuyện về gương sáng học tập mà em biết.
+ Hỏi: Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó đã làm gì?
+ Thế nào là vượt khó trong học tập?
+ Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì?
- Kể cho hs nghe câu chuyên vượt khó của bạn Lan (Phần phụ lục)
Chuyển ý: Bạn Lan đã biết khắc phục khó khăn để học tập. Còn các em, trước khó khăn các em sẽ làm gì? Các em hãy xử lý một số tình huống sau.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống
- Y/c hs thảo luận nhóm đôi để giải quyết các tình huống sau:
+ Nhà em ở xa trường, hôm nay trời mưa rất to, đường trơn, em sẽ làm gì?
+ Sắp đến giờ hẹn đi chơi mà em vẫn chưa làm xong bài tập. Em sẽ làm gì?
+ Bố hứa với em nếu được 10 đ em sẽ được đi chơi công viên. Nhưng trong bài kiểm tra có bài 5 khó quá em không thể làm được, em sẽ làm gì?
+ Sáng nay em bị sốt, đau bụng, lại có giờ kiểm tra học kì, em sẽ làm gì
- Sau 10 phút, y/c các nhóm trình bày
Kết luận: Với mỗi khó khăn các em có những cách khắc phục khác nhau nhưng tất cả đều cố gắng để học tập và đạt kết quả tốt. Điều đó rất đáng khen
Hoạt động 4: Thực hành
*KNS- Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cơ, bạn bè khi gặp khĩ khăn trong học tập.
- Gọi hs đọc BT 4 SGK
- Y/c hs tự làm bài
- Gọi một số hs trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục
Kết luận: Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng. Để học tập tốt, cần phải cố gắng vượt qua những khó khăn.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Vượt khó trong học tập là đức tính đáng quí, thầy mong rằng các em sẽ khắc phục được mọi khó khăn để học tập được tốt hơn
- Về nhà tìm sách để đọc và học những gương sáng trong học tập
- Bài sau: Biết bày tỏ ý kiến
Nhận xét tiết học.
- Chúng ta cần phải cố gắng, kiên trì vượt qua những khó khăn
- 4 hs nối tiếp nhau kể, Hs khác lắng nghe
- Các bạn đã tìm cách khắc phục khó khăn để tiếp tục học.
- Là biết khắc phục khó khăn tiếp tục học và phấn đấu đạt kết quả tốt.
- Giúp ta tự tin hơn và được mọi người yêu mến.
- HS lắng nghe
- Thừng cặp thảo luận.
+ Em sẽ mặc áo mưa đến trường.
+ Em nói với các bạn là hoãn lại vì em cần phải làm xong bài tập
+ Em chấp nhận không được điểm 10 và lần sau em sẽ cố gắng hơn, tìm hiểu nhiều hơn những bài toán khó
+ Em sẽ điện thoại báo với cô giáo(viết giấy phép) xin phép cô và làm bài kiểm tra sau
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
- HS đọc y/c
- HS làm bài
- HS nối tiếp nhau trả lời
+ Trời rất lạnh, em lại buồn ngủ nhưng em vẫn quyết tâm đi học.
+ Những bài toán khó em không giải được, em bèn mua sách tham khảo, em đọc kĩ ghi lại những cách làm hay để sau này em sẽ giải được.
+ Em chỉ có mỗi cái áo trắng, hôm nay trời mưa áo em ướt, em vẫn đến trường và nói thật với cô giáo.
__________________________________________________
Môn: TOÁN 
Tiết 16 SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN 
I/ Mục tiêu: 
 Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
II/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Viết STN trong hệ thập phân
- Gọi hs lên bảng viết số
+ Cho các chữ số 2,4,8,3. Hãy viết 5 STN đều có 4 chữ số trên
+ Cho các chữ số: 9,0,5,3,2,1. hãy viết 5 STN đều có 6 chữ số trên.
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Chỉ có 4 chữ số ta viết được rất nhiều STN khác nhau. Khi nhìn vào các em rất dễ lẫn. Vậy muốn so sánh và xếp thứ tự các STN ta làm sao? Các em biết điều đó qua bài học hôm nay.
2/ Bài mới:
* Ta luôn thực hiện được phép so sánh với hai STN bất kì:
- Nêu từng cặp số: 100 và 88, 567 và 675, 345 và 3456. Y/c hs so sánh 
- Với hai STN bất kì ta luôn xác định được điều gì?
Kết luận: Với 2 STN bất kì bao giờ ta cũng so sánh được.
* Cách so sánh 2 STN bất kì:
- Ghi bảng 100 và 99. Y/c hs so sánh
- Số 99 có mấy chữ số?
- Số 100 có mấy chữ số?
- Số 99 và số 100 số nào ít chữ số hơn, số nào nhiều chữ số hơn?
- Khi so sánh hai STN với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta rút ra kết luận gì?
- Ghi bảng: 123 và 456; 7 891 và 7 578. Y/c hs so sánh.
- Các em có nhận xét gì về số các chữ số trong mỗi cặp số trên?
- Muốn so sánh 2 số có cùng số chữ số em làm thế nào?
- Hãy nêu cách so sánh 2 số 123 và 456?
- Trường hợp hai số có cùng số các chữ số, tất cả các cặp số ở từng hàng đều bằng nhau thì như thế nào với nhau?
- Vậy muốn so sánh 2 STN ta làm sao?
* So sánh hai số trong dãy STN và trên tia số.
- Hãy nêu dãy STN?
- Hãy so sánh 5 và 6
- 5 và 6 số nào đứng sau, số nào đứng trước?
- Từ đó ta rút ra được điều gì?
- GV vẽ tia số biểu diễn STN
- Hãy so sánh 5 và 9
- Trên tia số , 5 và 9 số nào gần gốc hơn, số nào xa gốc hơn?
- Từ đó ta rút ra được điều gì?
- Nêu ví dụ 1 cặp số nữa trên tia số?
* Xếp thứ tự các STN
- Ghi bảng: 7 698; 7 968; 7 896; 7 869. Y/c hs lên bảng xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
- Với một nhóm các STN, chúng ta luôn có thể sắp xếp chúng theo thứ tự từ bè đến lớn, từ lớn đến bé. Vì sao?
3/ Luyện tập:
Bài 1: GV ghi từng cặp số lên bảng, gọi 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào SGK.
- GV chữa bài. Sau đó gọi 1 em nêu cách so sánh
Bài 2: Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- Muốn xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì?
- Y/c hs làm bài
- Y/c hs giải thích cách sắp xếp của mình.
Bài 3: Thực hiện tương tự bài 1
- Y/c hs tự làm bài
3/ Củng cố, dặn dò:
- Với 2 STN bao giờ ta cũng xác định được điều gì?
- Về nhà xem lại bài. 
- Bài sau: Luyện tập
Nhận xét tiết học
- 2 hs lên bảng viết:
+ 2 483, 2 834, 2 384, 4 832, 4 382
+ 905 321, 950 521, 930 521, 902 531, 903521
- HS lắng nghe.
- HS lần lượt trả lời: 100 lớn hơn 88, 88 bé hơn 100; 567 bé hơn 675, 675 lớn hơn 567; 345 bé hơn 3456,...
- Luôn xác định số nào bé hơn, số nào lớn hơn.
- HS trả lời: 100>99 hay 99<100
- Số 99 có 2 chữ số
- Số 100 có 3 chữ số
- Số 99 ít chữ số hơn, số 100 nhiều chữ số hơn.
- Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
- 123 7 578
- Đều có số chữ số bằng nhau.
- So sánh các chữ số ở cùng một hàng lần lượt từ trái sang phải. Chữ số ở hàng nào lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại chữ số ở hàng nào bé hơn thì số đó bé hơn.
- So sánh hàng trăm: 1 < 4 nên 123 < 456 
- Thì hai số đó bằng nhau
- Ta xem số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn và ngược lại
- Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì ta so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải
- Nếu ta thấy hai số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì ta xác định hai số đó bằng nhau.
- 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, ...
- 5 5
- 6 đứng sau số 5, 5 đứng trước số 6.
- Trong dãy STN số đứng trước bé hơn số đứng sau, số đứng sau lớn hơn số đứng trước.
- 5 5
- số 5 gần gốc hơn, số 9 xa gốc hơn
- Trên tia số, số ở gần gốc hơn là số bé hơn, số ở xa gốc hơn là số lớn hơn.
- 3 3
- 2 hs lên bảng:
+ Từ lớn đến bé: 7 968; 7 896; 7 869; 7 698.
+ Từ bé đến lớn: 7 698; 7 869; 7 896; 7 968.
- Vì ta có thể so sánh các STN nên có thể xếp thứ tự các STN từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
- 1 hs lên bảng làm, cả lớp thực hiện vào SGK: 1 234 > 999; 8 754 < 87 540
 39 680 = 39 680
- Y/c xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Chúng ta phải so sánh các số với nhau.
- 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp
a) 8 136, 8 316, 8 361
b) 5 724, 5 740, 5 742
c) 6 3 841, 64 813, 64 831
- 1 hs giải thích.
- 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp.
a) 1 984, 1 978, 1 952, 1 942
- Bao giờ cũng xác định được  ...  3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- 1 hs kể lại chuyện cây khế.
- Lắng nghe
- 2 hs đọc đề bài
- Cần chú ý đến lí do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện.
- Em chọn chủ đề sự hiếu thảo(hay tính trung thực.)
- 2 hs nối tiếp nhau đọc.
+ Người mẹ ốm rất nặng/ốm liệt giường/ốm khó mà qua khỏi
+ Người con chăm sóc tận tuỵ bên mẹ ngày đêm/ người con đỗ mẹ ăn từng thìa cháo/...
+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ người con phải vào tận rừng sâu để tìm một loại thuốc quí/phải tìm một bà tiên già sống trên ngọn núi cao/phải cho thần Đêm tối đôi mắt của mình/...
+ Bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của người con và hiện ra giúp cậu/Bà tiên hiền lành mở cửa đón cậu, cho thuốc quí rồi phẩy tay trong nháy mắt cậu đã về đến nhà/ Bà tiên cảm động cho cậu bé thuốc và bắt thần Đêm tối trả lại đôi mắt cho cậu.
- Nhà rất nghèo không có tiền mua thuốc/ Nhà chẳng còn thứ gì đáng giá cả. Mà bà con hàng xóm cũng không thể giúp gì cho cậu.
- Bà tiên biến thành cụ già đi đường đánh rơi một túi tiền/ Bà tiên biến thành người đưa cậu đi tìm loại thuốc quí trong một cái hang đầy tiền, vàng và xui cậu lấy tiền để sau này có cuộc sống sung sướng/...
- Cậu bé thấy phía trước một bà cụ khổ sở. Cậu đoán đó là tiền của cụ cũng dùng để sống và chữa bệnh. Nếu bị đói cụ cũng ốm như mẹ cậu. Cậu chạy theo và trả lại cho bà./ Cậu bé không lấy tiền mà chỉ xin cụ dẫn đường cho mình đến chỗ có loại thuốc quí/...
- Bà mĩm cười nói với cậu bé: Con rất trung thực, thật thà. Ta muốn thử lòng con mới giả bộ đánh rơi túi tiền. Nó là phần thưởng ta tặng con để con mua thuốc chữa bệnh cho mẹ con.
- Hs kể trong nhóm đôi, bạn này kể bạn kia nhận xét và ngược lại.
- 2 hs thi kể theo tình huống 1, 2 hs kể theo tình huống 2
- Tìm ra bạn có câu chuyện tưởng tượng sinh động, hấp dẫn
- Hs viết vào vở cốt truyện của mình
- Để xây dựng cốt truyện ta cần hình dung được: các nhân vật của câu chuyện, chủ đề của câu chuyện. diễn biến của câu chuyện - diễn biến này cần hợp lí, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa
________________________________________
Môn: TOÁN 
Tiết 20 GIÂY, THẾ KỈ
I/ Mục tiêu: Giụp hs:
- Biết đơn vị giây, thế kỉ
- Biết mối quan hệ giữa phút và giây, giữa thế kỉ và năm.
- Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- 1 đồng hồ thật có 3 kim chỉ giờ, phút, giây.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Bảng đơn vị đo khối lượng
- Hãy nêu các đơn vị đo khối lượng đã học?
- Những đơn vị nào lớn hơn kg? nhỏ hơn kg?
- 3 hg = ? dag 5 kg = ? g
7 tạ = ? yến 2 kg 300g = ? g
Nhận xét.
B/ Dạy-học bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Các em đã biết bảng đơn vị đo khối lượng và mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng. Tiết toán hôm nay, các em sẽ làm quen với 2 đơn vị đo thời gian là giây, thế kỉ và mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
2/ vào bài: 
a. Giới thiệu giây, thế kỉ:
* Giới thiệu giây
- Cho hs quan sát đồng hồ thật, gọi hs lên bảng chỉ kim giờ và kim phút trên đồng hồ.
- Khoảng thời gian kim giờ đi từ số 1 đến liền ngay số 2 là bao nhiêu giờ?
- Thời gian kim phút đi từ 1 vạch đến vạch liền ngay sau đó là bao nhiêu phút?
- 1 giờ bằng bao nhiêu phút?
Ghi bảng: 1 giờ = 60 phút
- Chiếc kim thứ 3 trên mặt đồng hồ này là kim gì?
- Thời gian kim giây đi từ 1 vạch đến vạch liền sau là mấy giây?
- Y/c hs quan sát trên mặt đồng hồ và theo dõi xem kim phút đi từ vạch này sang vạch kế tiếp thì kim giây chạy từ đâu đến đâu?
- Vậy khi kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được bao nhiêu?
Ghi bảng: 1 phút = 60 giây
* Giới thiệu thế kỉ:
- Để tính những khoảng thời gian dài hàng trăm năm, người ta dùng đơn vị đo thời gian là thế kỉ. 1 thế kỉ dài bằng 100 năm
Ghi bảng: 1 thế kỉ = 100 năm
- Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một(TK I)
- Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ mấy?
- Hỏi tương tự .... thế kỉ XXI (SGK/25)
- Để ghi tên thế kỉ người ta dùng số La Mã
- Y/c hs ghi thế kỉ 19, 20, 21 bằng số La Mã
b/ Luyện tập-thực hành:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- a) Y/c hs tự làm bài vào SGK
- Gọi lần lượt hs trả lời
- Em làm thế nào để biết 1/3 phút = 20 giây?
b) Ghi lần lượt từng bài lên bảng, gọi lần lượt hs lên bảng làm, cả lớp làm vào SGK.
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
Hỏi lần lượt từng câu, gọi hs trả lời được câu a,b.
3/ Củng cố, dặn dò:
1 phút = ? giây , 1 giờ = ? phút, 1 TK=? năm
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Luyện tập
Nhận xét tiết học.
- Tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g
- Lớn hơn kg: Tấn, tạ, yến. Nhỏ hơn kg: hg, dag, g
3 hg = 30 dag 5 kg = 5000 g
7 tạ = 70 yến 2 kg 300 g = 2 300g
- HS lắng nghe
- HS quan sát và chỉ theo y/c
- Là 1 giờ
- Là 1 phút
- 1 giờ = 60 phút
- Kim giây
- là 1 giây
- kim giây chạy được đúng một vòng 
- Kim giây chạy 60 giây
- HS đọc: 1 phút bằng 60 giây.
- HS nhắc lại: 1 thế kỉ = 100 năm.
- Là thế kỉ thứ hai.
- HS trả lời theo y/c
- HS viết: XIX, XX, XXI
- HS đọc y/c
- Cả lớp làm bài
- HS lần lượt trả lời theo y/c
- Vì 1 phút = 60 giây, 1/3 phút = 60 : 3 = 20 giây.
- Lần lượt hs lên bảng làm, cả lớp làm vào SGK
1 thế kỉ = 100 năm 5 thế kỉ = 500 năm
100 năm = 1 thế kỉ 9 thế kỉ = 900 năm
1/2 thế kỉ = 50 năm 1/5 thế kỉ = 20 năm
- 3 hs nối tiếp nhau đọc
- HS lần lượt trả lời:
a) Bác Hồ sinh năm 1890, năm đó thuộc thế kỉ XIX. Bác ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, năm đó thuộc thế kỉ XX
b) CM tháng 8 thành công năm 1945, năm đó thuộc thế kỉ XX.
- 1 phút = 60 giây, 1 giờ = 60 phút, 1 TK = 100 năm
____________________________________________
Môn: KỂ CHUYỆN 
Tiết 4 MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I/ Mục đích, yêu cầu: 
- Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý ( SGK ); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính ( do GV kể ).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền)
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - Tranh minh họa truyện trong SGK
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu 1 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động day'
Hoạt động học
A/ KTBC: 
 Gọi hs kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. 
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- Treo tranh: Tranh vẽ cảnh gì?
- Người đang bị thiêu là ai? Các em sẽ cùng tìm hiểu câu chuyện dân gian Nga về một nhà thơ chân chính của vương quốc Đa-ghét-xtan.
2) Bài mới:
a. GV kể chuyện:
- Kể lần 1 kết hợp giải nghĩa từ: tấu, giàn hỏa thiêu.
- Y/c hs đọc thầm y/c 1
- Gv kể lần 2, kể đến đoạn 3 kết hợp giới thiệu tranh minh họa.
b. HD hs kể chuyện, trao đổi ý nghĩa về câu chuyện
- Gọi hs đọc y/c 1
- Hỏi lần lượt từng câu, hs trả lời.
+ Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?
+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
+ Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào?
+ Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
c. HD kể chuyện và tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- Y/c hs dựa vào câu hỏi và tranh minh họa kể nhau nghe trong nhóm 4 và nói nhau nghe ý nghĩa của chuyện.
- Gọi từng nhóm lần lượt kể.
- Vì sao nhà vua hung bạo thế lại đột ngột thay đổi thái độ?
- Nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ mà thay đổi hay chỉ hay chỉ muốn đưa các nhà thơ lên giàn hỏa thiêu để thử thách?
- Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Gọi 2,3 hs nhắc lại ý nghĩa chuyện
- Thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện
- Tuyên dương bạn kể hay, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Giáo dục: Chúng ta cần phải trung thực, không vì sợ sệt mà nói sai sự thật.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe, sưu tầm các câu chuyện về tính trung thực để chuẩn bị bài sau
Nhận xét tiết học.
- 2 hs kể chuyện 
- Bức tranh vẽ cảnh một người đang bị thiêu trên giàn lửa, xung quanh mọi người la ó, một số người đang dội nước dập lửa.
- HS lắng nghe
- Hs lắng nghe
- HS đọc thầm y/c 1
- HS quan sát tranh + lắng nghe
- 2 hs nối tiếp nhau đọc y/c 1
+ Truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.
+ Nhà vua ra lệnh bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả bài hát, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
+ Các nhà thơ, các nghệ lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có 1 nhà thơ trước sau vẫn im lặng.
+ Nhà vua thay đổi thái độ vì thật sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật.
- HS hoạt động nhóm 4
- 4 hs của nhóm kể chuyện tiếp nối nhau (mỗi hs tương ứng với 1 câu hỏi) - kể 2 lượt
- Vì nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ.
- Nhà vua thật sự khâm phục lòng trung thực của nhà thơ, dù chết cũng không chịu nói sai sự thật.
- Ca ngợi nhà thơ chân chính thà chết trên giàn lửa thiêu chứ không ca tụng ông vua tàn bạo. Khí phách đó đã khiến nhà khiến nhà vua khâm phục, kính trọng và thay đổi thái độ.
 - 2,3 hs nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
- 2 hs thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện
- Bình chọn bạn kể hay nhất
________________________________________
Tiết 4: SINH HOẠT LỚP 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 4 NH 20112012.doc