Giáo án lớp 4 tuần 7

Giáo án lớp 4 tuần 7

Bài 13: Trung thu độc lập

I. Mục tiêu :

- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.

- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của bài : Tình thương yêu mến các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.

II. Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Tranh, ảnh về một số thành tựu kinh tế xã hội của đất nước ta những năm gần đây.

 

doc 38 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1030Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 28 .tháng 9 năm 2009
 Ngày soạn:
Ngày giảng:..
Tập đọc
Bài 13: Trung thu độc lập
I. Mục tiêu :
- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.
- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của bài : Tình thương yêu mến các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Tranh, ảnh về một số thành tựu kinh tế xã hội của đất nước ta những năm gần đây. 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức 	: 
2. Kiểm tra bài cũ 	:
 - Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi của bài trước. 
3. Bài mới 	: 
- Giới thiệu bài : “Trung thu độc lập”
a.Luyện đọc. 
* Đọc theo đoạn:
- Gọi 1hs đọc toàn bài
- Gọi 1hs chia đoạn:
- Đọc theo đoạn: 
 + Lần I: Kết hợp sửa lỗi phát âm 
 + Lần II: Kết hợp giải nghĩa từ
 + Lần III: Hướng dẫn hs đọc câu văn dài.
* Đọc theo nhóm:
 + Y/c hs đọc bài theo nhóm
 + Gọi đại diện nhóm đọc
* Giáo viên đọc mẫu
b.Tìm hiểu bài
- GV cho hs đọc thầm từng đoạn để trả lời các câu hỏi cuối bài.	
c. Đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm. 	 
- Cho HS đọc diễn cảm trong nhóm. 	
- Thi đọc diễn cảm giữa các nhóm. 	
- Bình xét nhóm, cá nhân đọc hay nhất. 
. 	
- 1 hs đọc toàn bài.
- 1hs chia đoạn
- Hs nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
Lần 1: Đọc + đọc từ khó.
Lần 2: Đọc + đọc chú giải.
Lần 3: Đọc câu văn dài
- Hs luyện đọc theo cặp.
- Từng nhóm đọc
- Đọc thầm, trả lời câu hỏi.
- hs lắng nghe.
- Đọc trong nhóm.
- Thi đọc trong nhóm
4. Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét tiết học	: - Dặn về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài 	: “ở vương quốc tương lai”
Rút kinh nghiệm bài dạy: .
..
..
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
 Giúp HS:
 -Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng, tính trừ các số tự nhiên và cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ các số tự nhiên.
 -Củng cố kĩ năng giải toán về tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải toán có lời văn.
II.Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ, phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 2b của tiết 30, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
- Gọi Hs nêu cách đặt tính và thực hiện
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 Ghi tựa: Luyện tập.
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1
 -GV viết lên bảng phép tính 2416 + 5164, yêu cầu HS đặt tính và thự hiện phép tính.
 -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn làm đúng hay sai.
 -GV hỏi: Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai) ?
 -GV nêu cách thử lại: Muốn kiểm tra một số tính cộng đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành phép thử lại. Khi thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.
 -GV yêu cầu HS thử lại phép cộng trên.
 -GV yêu cầu HS làm phần b.
 35 462 + 27 519; 69 105 + 2 074
Bài 2
 -GV viết lên bảng phép tính 6839 – 482, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính.
 -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn làm đúng hay sai.
 -GV hỏi: Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai) ?
 -GV nêu cách thử lại: Muốn kiểm tra một phép tính trừ đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành phép thử lại. Khi thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng.
 -GV yêu cầu HS thử lại phép trừ trên.
 -GV yêu cầu HS làm phần b.
 4025 – 312; 5901 - 638
 Bài 3a
 -GV gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
 -GV yêu cầu HS tự làm bài, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4: 
-Gv yêu cầu Hs đọc đề bài 
-Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu đề bài
Núi Phan-xi-păng cao: 3141 m
Núi Tây Côn Lĩnh cao: 2428 m 
Núi nào cao hơn và cao hơn bao nhiêu m ?
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học.
 -Dặn HS về nhà làm bài tập phép tính thứ 3 của bài 1b, 2b; bài 3b và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
 80 000 941 302
 48 765 298 764
 31 235 642 538
-HS nghe.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
-2 HS nhận xét ?
-HS trả lời.
-HS nghe GV giới thiệu cách thử lại phép cộng (SGK).
-HS thực hiện phép tính 7580 – 2416 để thử lại.
-Hs nêu lại nhận xét của cách thử lại phép cộng. 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính và thử lại một phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
-2 HS nhận xét.
-HS trả lời.
-HS nghe GV giới thiệu cách thử lại phép trừ.
-HS thực hiện phép tính 6357 + 482 để thử lại.
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính và thử lại một phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở.
-Tìm x.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 x + 262 = 4848
 x = 4848 – 262
 x = 4586
-Hs đọc to trước lớp
-Tóm tắt đề toán và giải
Bài giải
Núi Phan-xi-păng cao hơn và cao hơn là:
3 141 – 2 428 = 713 (m) 
Đáp số: 713 m
-HS cả lớp.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Đạo đức
Bài 4: Tiết kiệm tiền của
Tiết: 1
I.Mục tiêu:
 -Học xong bài này, HS có khả năng nhận thức được: cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần tiết kiệm tiền của.
 -HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi  trong sinh hoạt hằng ngày.
 -Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; Không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của. 
GDBVMT: Hs biết sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở đồ dùng, điện nước trong cuộc sống hàng ngày cũng là góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường
II.Đồ dùng dạy học:
 -SGK Đạo đức 4
 -Đồ dùng để chơi đóng vai
 -Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
III.Các Hoạt động học - học
Hoạt động học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
 -GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 +Nêu phần ghi nhớ của bài “Biết bày tỏ ý kiến”
 +Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em?
 -GV ghi điểm.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Tiết kiệm tiền của”
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (các thông tin trang 11- SGK)
 -GV chia 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK/11
 +ở Việt Nam hiện nay nhiều cơ quan có bàiển thông báo: “Ra khỏi phòng nhớ tắt điện”.
 +Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn.
 +Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày.
 -GV kết luận:
 Tiết kiệm là một thói quen tốt, là bài hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
*Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ (Bài tập 1- SGK/12)
 -GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1.
 Em hãy cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến dưới đây (Tán thành, phân vân hoặc không tán thanh  )
a/. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn.
b/. Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè sẻn.
c/. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu quả.
d/. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà. 
 -GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
 -GV kết luận:
 +Các ý kiến c, d là đúng.
 +Các ý kiến a, b là sai.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân (Bài tập 2- SGK/12)
 -GV chia 2 nhóm và nhiệm vụ cho các nhóm:
 òNhóm 1 : Để tiết kiệm tiền của, em nên làm gì?
 òNhóm 2 : Để tiết kiệm tiền của, em không nên làm gì?
 -GV kết luận về những việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
GDBVMT : GV giải thích thêm việc tiết kiệm đồ dùng, điện nước cũng là một cách để bảo vệ tài nguyên môi trường
4.Củng cố - Dặn dò:
 -Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của (Bài tập 6- SGK/13)
 -Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân (Bài tập 7 –SGK/13)
 -Chuẩn bị bài tiết sau.
-HS thực hiện yêu cầu.
-HS khác nhận xét.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện từng nhóm trình bày.
-HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước như ở hoạt động 3- tiết 1- bài 3.
-Cả lớp trao đổi, thảo luận.
-Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
-Đại diện từng nhóm trình bày- Lớp nhận xét, bổ sung.
-HS tự liên hệ.
-HS cả lớp thực hiện.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Kỹ thuật
KHÂU ĐỘT THƯA (2 TIẾT )
I/ Mục tiêu:
 -HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
 -Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
 -Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Tranh quy trình khâu mũi đột thưa.
 -Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu (mũi khâu ở mặt sau nổi dài 2,5cm).
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x 30cm.
 +Len (hoặc sợi), khác màu vải.
 +Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch. 
III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ổn định : Kiểm tra dụng cụ học tập.
2.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Khâu đột thưa.
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa, hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu đột ở mặt phải, mặt trái đường khâu kết hợp với quan sát H.1 (SGK) và trả lời câu hỏi :
 +Nhận xét đặc điểm mũi khâu đột thưa ở mặt trái và mặt phải đường khâu ?
 +So sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường.
 -Nhận xét các câu trả lời của HS và kết luận về mũi khâu đột thưa.
 -GV gợi ý để HS rút ra khái niệm về khâu đột thưa(phần ghi nhớ).
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
 -GV treo tranh quy trình khâu đột thưa.
 -Hướng dẫn HS quan sát các hình 2, 3, 4, (SGK) để nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa.
 -Cho HS quan sát H2 và nhớ lại cách vạch dấu đường khâu thường ,em hãy nêu cách vạch dấu đường khâu đột thưa.
 -Hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 2 và quan sát hình 3a, 3b, 3c, 3d (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách khâu các mũi khâu đột thưa.
 +Em hãy nêu cách khâu mũi đột thưa thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm
 +Từ cách khâu trên , em hãy nêu nhận xét các mũi khâu đột thưa.
 -GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, mũi thứ hai bằng kim khâu len.
 -GV và HS quan sát, nhận xét.
 -Dựa vào H4, em hãy nêu cách kết thúc đường khâu.
 * GV cần lưu ý những điểm sau:
 +Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái.
 +Khâu đột thưa được thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”, 
 +Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
 +Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách  ...  vở.
 4367 + 199 + 501
= 4367 + (199 + 501)
= 4367 + 700
= 5067
-Vì khi thực hiện 199 + 501 trước chúng ta được kết quả là một số tròn trăm, vì thế bước tính thứ hai là 4367 + 700 làm rất nhanh, thuận tiện.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-HS đọc.
-Chúng ta thực hiện tính tổng số tiền của cả ba ngày với nhau.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Số tiền cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được là:
75 500 000 +86 950 000 +14 500 000 =
176 950 000(đồng)
Đáp số: 176 950 000 đồng
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
+Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi, và khi cộng bất kì số nào với 0 cũng cho kết quả là chính số đó.
+Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.
+Dựa vào tính chất kết hợp của phép cộng.
-HS cả lớp.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
: 
Luyện từ và câu
Luyện tập viết tên người, tên địa lý Việt Nam
I. Mục Tiêu: 
 - Ôn tập cách viết tên người, tên địa l# Việt Nam.
- Viết đúng tên nười, tên địa l# tự nhin Việt Nam trn mọi văn bản. lý Việt Nam để viết đúng một số tên riêng.
II. Đồ dùng dạy học:
- 1 tờ phiếu khổ to viết sẵn bài ca dao. Bản đồ địa l# tự nhin Việt Nam.
- Giấy khổ to kẻ sẵn 4 hng ngang.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức: 	
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu quy tắc viết hoa tên người và tên địa l# Việt Nam? Cho ví dụ.
- Viết tên và địa chỉ gia đình.
3. Bài mới: Giới thiệu bài:.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: HS làm bài tập 1.
Mục Tiêu: 
- Ôn lại cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam. Viết đúng tên người, tên địa l# tự nhiên Việt Nam trn mọi văn bản.
 Cch tiến hành: 
- Gọi HS đọc phần nội dung, yêu cầu và phần chú giải.
- Gọi pht phiếu, bt dạ, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4.
- Gọi đại diện dán phiếu lên bảng.
- Cùng HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Gọi 1 HS đọc lại bài ca dao cho hoàn chỉnh.
- Cho HS quan st tranh minh họa v hỏi:
 + Bài ca dao cho em biết điều gì?
Hoạt động 2: Bài tập 2.
Mục Tiêu: 
- Ngoài những yêu cầu trên bài tập 2 giúp HS hiểu thêm về đất nước mình, càng thêm yêu quê hương đất nước.
 Cch tiến hnh: 
- Gọi HS đọc đề.
- Treo bảng đồ, yêu cầu HS quan sát để ghi ra tên các tỉnh, thành phố, danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử.
- Yu cầu HS thảo luận nhĩm v trình by trn bảng nhp, đại diện nhóm viết nháp ép.
- Cc nhĩm dn ln bảng, GV v HS nhận xét.
- Yêu cầu HS sữa bài theo lời giải đúng.
4.. Cũng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà: Tìm hiểu tên 10 nước và tên thủ đô của 10 nước trên thế giới.
- Đọc.
- HS thảo luận theo nhĩm 4.
- Đại diện dán phiếu ln bảng.
- 1 HS đọc phần ca dao cho hoàn chỉnh.
- Trả lời.
- Đọc đề.
- Thảo luận nhĩm.
- Đại diện nhóm lên bảng.
- Sữa bài.
Rút kinh nghiệm bài dạy: .
..
..
Tập làm văn
Bài 14:Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu:
 	 - Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện.
 	 - Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
 II. Đồ dùng dạy học
 - Một tờ giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
B. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi học sinh đọc đoạn văn viết hoàn chỉnh của truyện : “ Vào nghề”.
- Nhận xét, cho điểm.
C - DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài 
2 Hướng dẫn làm bài tập: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV đọc và phân tích đề bài, dùng phấn gạch dưới các từ : giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian.
- Y/ cầu HS đọc gợi ý.
- GV cho HS trả lời vắn tắt các câu hỏi sau:
+ Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước?
+ Em thực hiện điều ước như thế nào?
+ Em nghĩ gì khi thức dậy?
- Y/ cầu HS tự làm bài.
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Gọi HS nhận xét về nội dung và cách thể hiện.
- GV sửa lỗi câu, từ cho HS.
- HS làm bài vào vở
- 5 đến 6 HS thi đọc bài viết trước lớp.
D . CỦNG CỐ DẶN DÒ
+ Nhận xét tiết học.
+ Viết lại câu chuyện vào vở.
- HS thực hiện
- HS đọc đề bài.
- Nêu y/c của bT
VD như: 
1. Mẹ em đi công tác xa. Bố ốm nặng phải nằm viện. Ngoài giờ học, em vào viện chăm sóc bố. Một buổi trưa, bố em ngử say. Em mệt quá cũng ngủ thiếp đi. Em bỗng thấy bà tiên nắm lấy tay em, khen em là đứa con hiếu thảo và cho em 3 điều ước
2. Đầu tiên, em ước cho bố em khỏi bệnh để bố lại đi làm. Điều thứ hai emmong con người thoát khỏi bệnh tật. Điều thứ 3 em mong ước mình và em trai mình học thật giỏi để sau này lớn lên trở thành nười kĩ sư giỏi.
3. Em thức dậy và thật tiếc đó là giấc mơ. Nhưng em vẫn tự nhủ mình sẽ cố gắng để thực hiện được những điều ước đó.
- Viết ý chính ra vở nháp.
- Kể cho bạn nghe.
- Nhận xét, góp ý bổ sung cho chuyện của bạn.
- HS làm bài vào vở
- 5 đến 6 HS thi đọc bài viết trước lớp.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Khoa học
Bài 14: PHÒNG MỘT SỐ BỆNH
	LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Nêu được tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và tác hại của các bệnh này.
 -Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
 -Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và vận động mọi người cùng thực hiện.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trong SGK trang 30, 31 (phóng to ).
 -Chuẩn bị 5 tờ giấy A3.
 -HS chuẩn bị bút màu.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu 3 HS lên bảng trả lời:
 1) Em hãy nêu nguyên nhân và tác hại của béo phì ?
 2) Em hãy nêu các cách để phòng tránh béo 
phì ?
 3) Em đã làm gì để phòng tránh béo phì ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -GV hỏi:
 +Em hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá ?
 -GV giới thiệu: Tiêu chảy, tả, lị, thương hàn là một số bệnh lây qua đường tiêu hoá thường gặp. Những bệnh này có nguyên nhân từ đâu và cách phòng bệnh như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
 * Hoạt động 1: Tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
 ª Mục tiêu: Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này.
ªCách tiến hành:
 -GV tiến hành hoạt động cặp đôi theo định hướng.
 -2 HS ngồi cùng bàn hỏi nhau về cảm giác khi bị đau bụng, tiêu chảy, tả, lị,  và tác hại của một số bệnh đó.
 -Giúp đỡ các cặp HS yếu. Đảm bảo HS nào cũng được hỏi đáp về bệnh.
 -Gọi 3 cặp HS thảo luận trước lớp về các bệnh: tiêu chảy, tả, lị.
 -GV nhận xét, tuyên dương các đôi có hiểu biết về các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
 -Hỏi:
 1) Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào ?
 2) Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần phải làm gì ?
* GV kết luận: Các bệnh lây qua đường tiêu hoá rất nguy hiểm điều có thể gây ra chết người nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân của người bệnh, nên rất dễ lây lan thành dịch làm thiệt hại người và của. Vì vậy khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần điều trị kịp thời và phòng bệnh cho mọi người xung quanh.
 * Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá. 
 ª Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
 ª Cách tiến hành:
 -GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
 -Yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh hoạ trong SGK trang 30, 31 thảo luận và trả lời các câu hỏi sau;
 1) Các bạn trong hình ảnh đang làm gì ? Làm như vậy có tác dụng, tác hại gì ?
 2) Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá ?
 3) Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá ?
 4) Chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá ?
 -GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm HS.
 -Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết trước lớp.
 -Hỏi: Tại sao chúng ta phải diệt ruồi ?
 * Kết luận: Nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá là do vệ sinh ăn uống kém, vệ sinh môi trường kém. Do vậy chúng ta cần giữ vệ sinh trong ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường tốt để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
 * Hoạt động 3 : Người hoạ sĩ tí hon. 
 ª Mục tiêu: Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
ªCách tiến hành:
 -GV cho các nhóm vẻ tranh với nội dung: Tuyên truyền cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá theo định hướng.
 -Chia nhóm HS.
 -Cho HS chọn 1 trong 3 nội dung: Giữ vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường để vẽ nhằm tuyên truyền cho mọi người có ý thức đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
 -GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn để đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm điều được tham gia.
 -Gọi các nhóm lên trình bày sản phẩm, và các nhóm khác có thể bổ sung.
 -GV nhận xét tuyên dương các nhóm có ý tưởng, nội dung hay và vẽ đẹp, trình bày lưu loát.
 3.Củng cố- dặn dò:
 -GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 31 / SGK.
 -Dặn HS có ý thức giữ gìn vệ sinh đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
-3 HS trả lời.
-HS trả lời:
-Thảo luận cặp đôi.
-HS trả lời:
1) Các bệnh lây qua đường tiêu hoá làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể gây chết người và lây lan sang cộng đồng.
2) Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần đi khám bác sĩ và điều trị ngay. Đặc bàiệt nếu là bệnh lây lan phải báo ngay cho cơ quan y tế.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
-HS tiến hành thảo luận nhóm.
-HS trình bày.
+Hình 1, 2 các bạn uống nước lả, ăn quà vặt ở vỉa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
+Hình 3- Uống nước sạch đun sôi, hình 4- Rửa chân tay sạch sẽ, hình 5- Đổ bỏ thức ăn ôi thiu, hình 6- Chôn lắp kĩ rác thải giúp chúng ta không bị mắc các bệnh đường tiêu hoá.
2) Ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn, 
3) Không ăn thức ăn để lâu ngày, không ăn thức ăn bị ruồi, muỗi bâu vào, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thu rác, đổ rác đúng nơi quy định để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
4) Chúng ta cần thực hiện ăn uống sạch, hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
-HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
-HS đọc.
-Vì ruồi là con vật trung gian truyền các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Chúng thường đậu ở chỗ bẩn rồi lại đậu vào thức ăn.
-HS lắng nghe.
-Tiến hành hoạt động theo nhóm.
-Chọn nội dung và vẽ tranh.
-Mỗi nhóm cử 1 HS cầm tranh, 1 HS trình bày ý tưởng của nhóm mình.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc