Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 20

Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 20

I. Mục tiêu

- Biết đọc diễn cảm bài văn; phân biệt lời các nhân vật.

- Hiểu: - Từ ngữ: thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu.

- Ý nghĩa: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Đồ dùng dạy- học.

- Tranh minh hoạ trong SGK

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 968Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Soạn ngày: Thứ hai ngày 31 tháng 12 năm 2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2013
tập đọc
tiết số 39. Thái sư Trần thủ độ
I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm bài văn; phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu: - Từ ngữ: thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu...
- ý nghĩa: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy- học.
- Tranh minh hoạ trong SGK
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - Gọi 4 HS đọc phân vai bài: Người công dân số Một.
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV gọi học sinh đọc bài
- GV hướng dẫn HS chia đoạn luyện đọc. ( 3 đoạn).
- GV cho học sinh quan sát tranh minh hoạ, giới thiệu câu chuyện.
- GV gọi học sinh đọc nối tiếp 3 đoạn của bài kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc, giải nghĩa các từ khó phần chú giải.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Gọi một số học sinh đọc cả bài.
- Lớp + GV nhận xét.
- GV hướng dẫn cách đọc, giọng đọc và đọc mẫu toàn bài văn.
- Học sinh đọc thầm phần 1 và trả lời câu hỏi 1.
? Khi có người xin chức câu đương Trần Thủ Độ đã làm gì? (y/c chặt một ngón chân nhằm răn đe kẻ mua quan bán tước, làm rối loạn phép nước).
- Học sinh, lớp + GV nhận xét, bổ sung.
? Nội dung đoạn 1 nói lên điều gì ?
- Học sinh đọc thầm đoạn 2.
? Người quân hiệu đã làm gì ? Trần Thủ Độ xử lí ra sao ?
- Học sinh, lớp + GV nhận xét, bổ sung.
? Nội dung đoạn 2 nói lên điều gì ?
- Học sinh đọc tiếp đoạn 3.
? Khi có viên quan tâu vua mình chuyên quyền, ông đã nói gì ? 
- Học sinh, lớp + GV nhận xét, bổ sung.
? Nội dung đoạn 3 nói lên điều gì ?
- GV hệ thống nội dung bài.
? Nội dung bài văn này nói lên điều gì ?
- Học sinh nêu, GV ghi bảng.
- GV cho HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm từng đoạn của bài.
- GV HD đọc diễn cảm đoạn 1- GV đọc mẫu.
? Để đọc hay đoạn này ta cần đọc với giọng ntn và nhấn giọng vào những từ ngữ nào ?
- GV hướng dẫn giọng đọc, cách nhấn giọng.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Gọi đại diện các nhóm thi đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- GV nhận xét, đánh giá.
I. Luyện đọc.
- chuyên quyền 
- quân hiệu , ngọn ngành
- thái sư
- câu đương 
II. Tìm hiểu bài.
1. Trần Thủ Độ răn đe kẻ mua quan bán tước
 - thái sư
- câu đương - chặt một ngón chân
2. Trần Thủ Độ xử lí việc liên quan đến phép nước.
- quân hiệu 
- kể rõ ngọn ngành
3. Trần Thủ Độ cư xử việc liên quan đến bản thân
 - chuyên quyền 
- quả có chuyện
III. Luyện đọc diễn cảm.
 Đoạn 1
4. Củng cố - Dặn dò
- Gọi học sinh nêu suy nghĩ về thái sư Trần Thủ Độ.
- GV n/x tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.
Toán
Tiết số 96. luyện tập
I. Mục tiêu.
- Giúp HS rèn kỹ năng tính chu vi hình tròn.	
- Các bài tập cần làm: Bài 1b,c; bài 2; bài 3a.
II. đồ dùng dạy họcm
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - HS nêu công thức, quy tắc tính chu vi hình tròn. 
	 - Vận dụng tính chu vi hình tròn có đ/ k 
	 d = 3,5cm, bán kính r = 5,5dm.
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bài 1. 
- 1 HS nêu yêu cầu, HS làm vở.
- 3 HS lên bảng, lớp trao đổi trường hợp:
r = 2cm (đổi ra số thập phân hoặc phân số). Thống nhất kết quả.
Bài 2.
- 2 HS đọc bài. Lớp nêu y/c.
- Gợi ý HS nêu cách tính đường kính (bán kính), biết chu vi: 
+ Đường kính (d) = Chu vi (C) : 3,14
+ Bán kính (r) = Chu vi (C) : 3,14 : 2
- HS làm bài theo cặp.
- HS đọc bài làm, đối chiếu k/q.
Bài 3. 
- 2 HS đọc bài. 
- Gợi ý HS: Bánh xe lăn 1 vòng, xe đạp được q/đ đúng bằng chu vi bánh xe.
_ HS làm theo nhóm vào bảng phụ.
- Nhận xét bài làm từng nhóm, chấm.
- HS chữa bài vào vở.
Bài 1
b. C = 4,4 2 3,14 = 27,632 (dm)
c. r = 2cm = cm
C = 2 3,14 = 15,7 (cm)
Bài 2. 
a. d = 15,7 : 3,14 = 5 (m)
b. r = 18,84 : 2 : 3,14 = 3(dm)
Bài 3. 
Chu vi bánh xe là:
0,65 3,14 = 2,041 (m)
 Đáp số: a. 2, 041m
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
Tiết số 19: em yêu quê hương 
I. Mục tiêu. Học xong bài này học sinh biết:
- Mọi người cần phải yêu quê hương.
- Thể hiện tình yêu quê hơng bằng những hành vi việc làm phù hợp với khả năng của mình.
- Yêu quý tôn trọng truyền thống tốt đẹp của quê hương mình. Đồng tình với những việc làm góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương.
- Kết hợp GD cho HS các KNS: KN xác định giá trị; KN tư duy phê phán; KN tìm kiếm và xử lí thông tin; KN trình bày.
II. Tài liệu, phương tiện.
- Thẻ màu, tranh minh hoạ, giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - Gọi học sinh nêu nội dung bài học tiết trước.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 	 b. Nội dung bài.
* Hoạt động 1: Triển lãm tranh.
+ Mục tiêu: HS thể hiện tình yêu đối với quê hương. 
+ Cách tiến hành:
- GV yêu cầu học sinh treo tranh đã chuẩn bị trước theo từng nhóm.
- HS trình bày, giới thiệu cho các bạn trong nhóm về quê hơng mình.
- Lớp quan sát và nghe giới thiệu của các nhóm.
- GV nhận xét về tranh ảnh và lời giới thiệu của học sinh, tuyên dương những học sinh có sự chuẩn bị tốt, giới thiệu hay.
 * Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
+ Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ phù hợp đối với một số ý kiến liện quan đến tình yêu quê hương. 
+ Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn các thể hiện ý kiến của mình.
- GV lần lượt nêu các ý kiến trong bài tập 2.
- Học sinh bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ mầu, GV kết hợp gọi 1 số học sinh giải thích tại sao đồng tình và không đồng tình.
- Lớp + GV nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 3:Xử lí tin huống. Bài tập 3.
+ Mục tiêu: Học sinh xử lí một số tình huống có liên quan đến tình yêu quê hương. 
+ cách tiến hành:
- GV chia lớp làm 4 nhóm, các nhóm thảo luận và nêu cách xử lí tình huống a và b trong bài tập 3.
- Từng nhóm nêu cách xử lí.
- Các nhóm khác + GV nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận chung.Tình huống a - bạn Tuấn có thể góp sách báo và vận động các bạn cùng đóng góp.
* Hoạt động 4: + Mục tiêu: Củng cố bài học.
 + cách tiến hành:
- GV cho học sinh hát, đọc thơ hoặc kể chuyện về quê hương mình, kể các phong tục, tập quán của quê hương, giới thiệu về quê hương mình.
- GV nhận xét, đánh giá tuyên dương học sinh.
- Gọi học sinh đọc lại phần ghi nhớ.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị trước bài sau
địa lí
Tiết Số 20. châu á (tiếp)
I. Mục tiêu. Giúp HS:
- Nêu được đặc điểm dân cư, tên 1 số hoạt động kinh tế của người dân châu á. 
- Dựa lược đồ (bản đồ), nhận biết 1 số hoạt động sản xuất của người dân châu á.
- Biết được khu vực ĐNA có khí hậu gió mùa nóng ẩm, trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản.
II. Đồ dùng dạy- học.
- Bản đồ tự nhiên châu á, Bản đồ các nước châu á
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - HS chỉ bản đồ, nêu vị trí - giới hạn châu á. 
	- GV nhận xét - ghi điểm.
3. Bài mới. a. GTB. GV giới thiệu ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
* Hoạt động 1. 
- HS đọc số liệu dân cư châu á trang 103: So sánh số dân châu á với dân số châu lục khác? 
- HS quan sát hình 4 trang 104, nhận xét màu da, trang phục.
- Gợi ý HS rút nhận xét.
* Hoạt động 2
- Quan sát hình 5, đọc thầm mục 4, trả lời câu hỏi.
? Nêu những hoạt động sản xuất khác nhau của người dân châu á?
? Nêu tên một số ngành sx chính ở châu á?
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Rút kết luận về hoạt động kinh tế của châu á
Người dân châu á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo
* Hoạt động 3. 
- Quan sát hình 3 - 5 (trang 104, 106), xác định vị trí khu vực ĐNá, nêu tên 11 quốc gia trong khu vực. Hỏi:
+ Đặc điểm khí hậu, loại rừng chủ yếu của Đông Nam á? Vì sao khu vực ĐNá sản xuất nhiều lúa gạo? 
+ Một số ngành sản xuất có ở khu vực Đông Nam á? (Sản xuất máy móc, hàng điện tử, phương tiện giao thông hiện đại,. )
? Liên hệ với VN, vì sao khu vực ĐNA lại sx được nhiều lúa gạo?
(đồng bằng màu mỡ tập trung tại các con sông..)
- HS trả lời các câu hỏi - GV nhận xét, bổ sung.
- Gọi 2-3 HS nêu phần ghi nhớ.
1.Dân cư châu á 
- Đông nhất thế giới
- Da vàng, sống tập trung tại các vùng đồng bằng châu thổ. 
2. Hoạt động kinh tế.
- sản xuất nông nghiệp là chính.
- một số nước có nền công nghiệp phát triển như: TQ, Hàn Quốc
3. Khu vực Đông Nam á 
- Khí hậu gió mùa, nóng ẩm Rừng rậm nhiệt đới Trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản. 
4. Củng cố - dặn dò
- HS chỉ bản đồ các nước châu á, trình bày đặc điểm dân cư, kinh tế châu á.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau Các nước láng giềng của Việt Nam
Soạn ngày: Thứ ba ngày 1 tháng 1 năm 2013
Ngày dạy: Thứ ba ngày 8 tháng 1 năm 2013
Toán
Tiết Số 97. Diện tích hình tròn
I. Mục tiêu.
- Giúp HS nắm được quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn.
- Biết vận dụng để tính diện tích hình tròn. 
- Các bài tập cần làm: Bài 1(a,b); bài 2(a,b); bài 3.
II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - HS nêu công thức, quy tắc tính chu vi hình tròn. 
3. Bài mới. a. GTB. GV giới thiệu ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
1. Giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn.
- Nêu ví dụ, cách tính
- Giới thiệu quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn.
- 2 HS đọc SGK.
- GV nêu VD - HS vận dụng công thức để tính.
- HS làm nháp - 1 HS lên bảng làm.
- HS - GV nhận xét.
2. Hướng dẫn thực hành.
Bài 1. 2 HS đọc bài và nêu yêu cầu.
- HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ.
- Chữa, trao đổi k/q.
Bài 2
- 1 HS nêu yêu cầu. Gợi ý HS :
+ Để tính diện tích cần tìm gì? (bán kính) 
- HS làm vở, 3 HS làm bảng. 
- GV quán xuyến HS lớp làm bài, giúp đỡ HS lúng túng.
- HS đọc bài, đối chiếu kết quả bài bảng.
Bài 3. 1 HS đọc bài.
- Hỏi: Yêu cầu của bài? (tính diện tích mặt bàn hình tròn)
- HS giải vở. Chấm, nhận xét kết quả.
1. Công thức
 S = r r 3,14
(S là diện tích hình tròn, r làbán kính hình tròn)
Quy tắc: SGK
VD: Tính diện tích hình tròn có bán kính 2 dm.
- 2 x 2 x 3,14 = 12,56 (dm2).
2. Luyện tập
Bài 1.
a. S = 5 5 3,14 = 78,5 (cm2)
b. S = 0,4 0,4 3,14 = 0,5024 (cm2)
Bài 2
a. r = 12 : 2 = 6 (cm)
 S =6 6 3,14 = 113,04 (cm2)
 ... B. Phần cơ bản.
* ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bừng hai tay.
- GV chia tổ để các tổ ôn luyện.
Từng cặp HS trong tổ ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, sau đó tập tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay.
+ Tổ trưởng điều hành tổ mình ôn luyện.
- GV đi đến các tổ quan sát, nhắc nhở uốn sửa cho HS thực hiện chưa đúng kĩ thuật.
- Tập chung HS, tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ với nhau. (đại diện các tổ) lên thực hiện.
- GV nhận xét biểu dương tổ tập luyện tích cực, đúng kĩ thuật.
* ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. - HS tập luyện theo tổ.
- GV quan sát uốn sửa sai cho những HS thực hiện chưa đúng.
- Chọn một số em nhảy dây được nhiều lần lên bể diễn.
- GV nhận xét tuyên dương.
* Chơi trò chơi “Bóng chuyền sáu”.
- YC học sinh nhắc lại cách chơi, quy định chơi.
- GV chia lớp thành các đội đều nhau- cho HS chơi thử 1 lần sau đó mới chơi chính thức và tính điểm xem đội nào vô địch.
Lưu ý: Nhắc HS đảm bảo an toàn khi chơi, tránh va chạm mạnh.
- GV nhận xét tổng kết trò chơi.
C. Phần kết thúc.
- Cho HS đi chậm, thả lỏng toàn thân kết hợp hít thở sâu.
- GV hệ thống bài, nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn về nhà ôn lại động tác tung và bắt bóng.
Soạn ngày: Thứ sáu ngày 4 tháng 1 năm 2013
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 11 tháng 1 năm 2013
Toán
Tiết Số 100. Giới thiệu biểu đồ hình quạt
I. Mục tiêu.
- Giúp HS làm quen với biểu đồ hình quạt.
- Bước đầu biết “đọc”, phân tích, xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt.
- Các bài tập cần làm: Bài 1b,c; bài 2; bài 3a.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ vẽ sẵn biểu đồ ví dụ 1 - 2/ SGK
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. 
3. Bài mới. a. GTB. GV giới thiệu ghi đầu bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
1. Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
a. Ví dụ 1. 
- Treo bảng phụ, giới thiệu biểu đồ hình quạt.
- HS quan sát, nhận xét đặc điểm:
? Biểu đồ hình quạt có dạng hình gì? Được chia làm mấy phần ?
? Mỗi phần của hình tròn ghi gì ?
+ Biểu đồ có dạng hình tròn, chia thành nhiều phần. Trên mỗi phần hình tròn ghi các tỉ số phần trăm tương ứng.
- Hướng dẫn HS “đọc” biểu đồ:
+ Biểu đồ nói về điều gì? Sách trong thư viện phân làm mấy loại ? Tỉ số phần trăm của từng loại ?
b. Ví dụ 2. 
- HS đọc thầm, quan sát biểu đồ SGK. Hỏi:
+ Biểu đồ nói về điều gì ? (Tỉ số phần trăm HS tham gia các môn thể thao của lớp 5C)
+ Có bao nhiêu phần trăm HS tham gia môn Bơi? (12,5%) 
+ Lớp có 32 HS, tính số HS tham gia môn Bơi?
- HS tiếp nối nhau đọc biểu đồ trên hình vẽ.
- Nêu cách tính HS tham gia môn bơi?
2. Thực hành.
Bài 1. 
- 1 HS đọc bài. Vẽ bảng biểu đồ.
- Hớng dẫn: Có bao nhiêu phần trăm HS thích màu xanh ? (40%). Tính số HS thích màu xanh (Tính 40% của 120).
- HS làm vở phần còn lại. Cho HS nêu số HS thích màu đỏ - trắng - tím. 
I. Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
1. Ví dụ 1: Biểu đồ tỉ số phần trăm các loại sách trong thư viện.
- Truyện thiếu nhi: 50% số sách.
 25%
50%
 25%
- Sách giáo khoa: 25%
- Sách khác: 25% 
2. Ví dụ 2. 
Biểu đồ tỉ số % HS
tham gia các môn thể
thao:
- Môn bơi: 12,5% 12,5%
- Số HS tham gia 25% 12,5% 
môn bơi: 
32 12,5 :100 Nhảy dây
= 4 (HS) 50%
3. Thực hành
Bài 1. 
Số HS thích màu xanh:
 120 : 100 40 = 48 (HS)
Số HS thích màu đỏ:
 120 : 100 25 = 30 (HS)
Số HS thích màu trắng:
 120 : 100 20 = 24 (HS)
4. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Luyện tập về tính diện tích.
tập làm văn
Tiết Số 40. lập chương trình hoạt động
I. Mục tiêu.
- Bước đầu biết lập chương trình hoạt động cho một buổi sinh hoạt tập thể.
- Xây dựng chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/11 (theo nhóm).
- Kết hợp GD các KNS cho HS: KN hợp tác; KN thể hiện sự tự tin; KN đảm nhận trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ ghi cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. 
3. Bài mới. GTB. GV giới thiệu ghi đầu bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Bài tập 1. 
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể. 
- Hỏi: +Lớp tổ chức liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì? Gắn bảng: 1. Mục đích 
 + Để tổ chức liên hoan cần làm việc gì? Lớp trưởng phân công thế nào? Gắn bảng: 2. Phân công chuẩn bị.
 + Thuật lại diễn biến của buổi liên hoan? Gắn bảng: 3. Chương trình cụ thể.
- HS tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
- Kết luận: Để buổi liên hoan tốt đẹp các bạn đã lập một chương trình hoạt động cụ thể, khoa học, hợp lý, huy động khả năng của mọi người.
Bài tập 2.
- GV hướng dẫn HS hiểu rõ yêu cầu của đề bài.
- BT yêu cầu mỗi em đặt vị trí mình là lớp trưởng dựa theo câu chuyện kết hợp với tưởng tượng, phỏng đoán lập lại toàn bộ chương trình
- HS thảo luận nhóm: lập chương trình hoạt động của lớp để tổ chức liên hoan văn nghệ chào mừng ngày 20-11
- Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét nội dung chương trình từng nhóm.
 (chương trình công tác của liên đội)
Bài tập 1 
1. Mục đích
- Chúc mừng các Thầy, Cô giáo
- Bày tỏ lòng biết ơn với thày cô
2. Phân công chuẩn bị
- Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa,...(Thắm, Phương, các bạn nữ)
- Trang trí lớp học (Trường, Tuyến, Quang,..)
- Các tiết mục (dẫn chương trình Bích Hà): Kịch câm (Quang Huy); kéo đàn (Hải) các tiết mục khác,..
 3. Chương trình cụ thể
Bài tập 2.
Chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng ngày 20-11 (lớp 5A)
1. Mục đích: Chúc mừng, bày tỏ lòng biết ơn
2. Phân công chuẩn bị
- Trang trí lớp
- Tiết mục văn nghệ: Dẫn chương trình, hát, múa, kịch
- Dọn lớp
3. Chương trình cụ thể
- Phát biểu chúc mừng tặng hoa thầy, cô
- Chương trình văn nghệ:
+ Giới thiệu chương trình
+ Biểu diễn: Hát, múa, kịch
- Kết thúc: Phát biểu của thầy giáo.
4. Củng cố - dặn dò.
- HS nêu 3 phần của một chương trình hoạt động. Dặn: Lập chương trình hoạt động.
lịch sử
Tiết Số 20. ôn tập: chín năm kháng chiến
bảo vệ độc lập dân tộc (1945 - 1954 )
I. Mục tiêu: HS biết
- Những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến 1954; lập được bảng thống kê một số sự kiện theo thời gian
- Kỹ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn này.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ. ảnh tư liệu về chiến dịch Việt Bắc - Biên giới - Điện Biên Phủ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - Ngày kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ ? ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ ? - GV nhận xét - ghi điểm.
3. Bài mới. a. GTB. GV giới thiệu ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
* Hoạt động 1. Làm việc cá nhân
- HS làm bài 3 trong vở bài tập. Gọi HS đọc bài, lớp thống nhất, bổ sung.
- Ghi bảng: Các sự kiện lịch sử tiêu biểu
* Hoạt động 2. Làm việc nhóm 
- HS thảo luận, hoàn thành bảng
- Đại diện nhóm trình bày. Nhận xét, tuyên dương nhóm có nội dung đầy đủ, chính xác.
- Hỏi: Từ ngữ diễn tả tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám?
+ Kể tên ba loại “giặc” mà cách mạng
 nước ta phải đương đầu từ cuối 1945?
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định điều gì?
* Hoạt động 3. Trò chơi
- Ghi bảng địa danh: Việt Bắc - Biên giới- Điện Biên Phủ. Mỗi nhóm 4 HS, chọn tranh dán phù hợp với địa danh. 
- 3 HS lần lợt giới thiệu tranh của từng địa danh. HS kể tấm gương chiến đấu dũng cảm trong k/c chống Pháp.
1. Các sự kiện lịch sử tiêu biểu
- Chiến dịch Việt Bắc
- Chiến dịch Biên giới
- Chiến dịch Điện Biên Phủ
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần 2 của Đảng (2/1951).
-Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ 
gương mẫu toàn quốc (1/5/1952)
2. Hoàn thành bảng
Năm
Sự kiện
ý nghĩa
1946
Bác Hồ kêu gọi toàn quốc k/c
Khẳng định quyết tâm giữ vững nền độc lập
1947
Chiến dịch Việt Bắc
Bảo vệ được cơ quan đầu não k/c, bảo toàn lực lượng.
1950
Chiến dịch Biên giới
Khai thông biên giới, căn cứ địa được mở rộng.
1954
Chiến dịch Điện Biên Phủ
Góp phần kết thúc k/c 9 năm, ghi một trang vàng vào lịch sử dân tộc.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau: Bài sau Nước nhà bị chia cắt.
khoa học
Tiết Số 40. Năng lượng
I. Mục tiêu. Giúp HS:
- Nêu ví dụ, làm thí nghiệm về: các vật có sự biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ,... nhờ được cung cấp năng lượng.
- Nêu ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc,... và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. 
II. Đồ dùng dạy học.
- Hình trang 83/ SGK, vở BT. Ô tô đồ chơi chạy pin có đèn, còi. Đèn pin, nến, .
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - Nêu ví dụ chứng tỏ nhiệt - ánh sáng có tác dụng làm biến đổi hoá học 1 số chất? - GV nhận xét - ghi điểm.
3. Bài mới. a. GTB. GV giới thiệu ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
* Hoạt động 1: Thí nghiệm
- HS làm việc theo nhóm: chuyển cặp sách, thắp nến, lắp và tháo pin của ôtô đồ chơi - Nhận xét:
+ Làm thế nào để chuyển cặp sách?
+ Thấy gì toả ra từ ngọn nến?
+ Khi tháo,lắp pin vào ôtô, điều gì xảy ra?
+ Các vật trên biến đổi thế nào? Nhờ đâu có biến đổi đó?
- Đại diện HS nêu. Gợi ý HS rút kết luận.
KL: Trong các trường hợp trên, ta thấy cần cung cấp năng lượng để các vật có các biến đổi, hoạt động.
* Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận
- HS quan sát theo cặp hình trang 83, traođổi: Tên nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, máy móc,...
- HS lần lượt nêu tên hoạt động - tên nguồn năng lượng cho hoạt động.
- HS nêu nhận xét
Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Cách chơi: Kẻ bảng
 HS điền hoạt động - nguồn năng lượng cho hoạt động.(theo tổ)
- Chấm, nhận xét kết quả từng tổ. 
1. Thí nghiệm
- Đưa cặp sách lên cao: Năng lượng do tay cung cấp làm cặp sách dịch chuyển.
- Thắp nến: nến toả nhiệt, phát ra a/s . Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc toả nhiệt, phát ra a/s.
- Lắp pin, bật công tắc ô tô, đèn sáng, còi kêu. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. 
Kết luận: Muốn làm cho các vật xung quanh biến đổi cần có năng lượng.
2. Điền bảng
Hoạt động
Năng lượng
Cày, cấy, gánh
Thức ăn
Đá bóng, học bài
Thức ăn
Chim bay,
Thức ăn
Máy cày
Xăng
Nước được đun sôi
Lửa
Quần áo phơi bạc màu
ánh nắng
Nhận xét: Bất kì hoạt động nào cũng cần dùng năng lượng. Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người.
4. Củng cố - dặn dò
- Muốn các vật xung quanh biến đổi cần gì ?
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Năng lượng mặt trời.
Kí duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGA SANG TUAN 20.doc