Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 25

Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 25

I. Mục tiêu.

- Đọc: lưu loát, diễn cảm toàn bài ; giọng đọc trang trọng, thiết tha; thể hiện thái độ tự hào, ca ngợi.

- Hiểu ý nghĩa bài : Ca ngợi vẻ đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Đồ dùng dạy- học.

 - Tranh minh hoạ chủ điểm, bài đọc trong SGK; tranh ảnh về đền Hùng.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 998Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Soạn ngày: Thứ hai ngày 4 tháng 2 năm 2013
Ngày dạy: Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2013
tập đọc
Tiết số 49. Phong cảnh đền hùng
I. Mục tiêu.
- Đọc: lưu loát, diễn cảm toàn bài ; giọng đọc trang trọng, thiết tha; thể hiện thái độ tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ý nghĩa bài : Ca ngợi vẻ đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy- học.
	- Tranh minh hoạ chủ điểm, bài đọc trong SGK; tranh ảnh về đền Hùng.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. 
- HS đọc bài Hộp thư mật. Nội dung bài ? 
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- 1HS đọc cả bài.
- GV hướng dẫn chia đoạn.
- 3HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt), kết hợp sửa lỗi phát âm (l/n, s/x ...) và giải nghĩa từ - Học sinh luyện đọc theo cặp. 
- GV đọc mẫu bài văn.
- Học sinh đọc thầm đoạn 1.
- HS trao đổi nhóm : đọc thầm cả bài, tìm từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng ?
? Kể tên các truyền thuyết trong bài nói tới ? Em vừa tìm hiểu điều gì về đền Hùng ?
- Gọi học sinh đọc đoạn 2.
- HS trao đổi theo cặp : Giới thiệu với bạn về cảnh ở đền Hùng. 2 HS trình bày. Lớp n/x, bổ sung.
? Em hiểu câu ca dao “dù ai....tháng ba”? (Truyền thống tốt đẹp nhớ cội nguồn )
- 3 HS đọc diễn cảm 3 đoạn, lớp nêu cách đọc.
- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm từng đoạn.
- Luyện đọc đoạn: Lăng của các vua Hùng ...đồng bằng xanh mát (Đọc mẫu, HS luyện đọc theo cặp, thi đọc diễn cảm)
1. Luyện đọc
- Nằm chót vót, núi cao, sừng sững, đỡ lấy, xâm lược
- Nhấn giọng từ ngữ tả vẻ đẹp, vẻ hùng vĩ của cảnh vật thiên nhiên.
2. Tìm hiểu bài
a. Cảnh đẹp của đền Hùng
- Hải đường rực rỡ, bướm dập dờn, đỉnh Ba Vì vòi vọi, dãy Tam Đảo sừng sững.
- núi Sóc Sơn, trước mặt Ngã Ba Hạc
- Hoa đại cổ thụ, thông già năm sáu thế kỷ, giếng Ngọc trong xanh
b. Giới thiệu cảnh đền Hùng
- Đền Thượng: Cột đá cao do An Dương Vương dựng, chót vót
- Đền Trung: Thờ mười tám chi vua Hùng
- Đền Hạ, đền Giếng.
3. Đọc diễn cảm
Lăng của ... kề bên..., ẩn... xanh. Đứng ở đây,.... thật là đẹp. Bên trái/...vòi vọi,... về trấn giữ núi cao. Dãy... xanh/sừng sững... phải /đỡ lấy... đồng bằng xanh mát.
4. Củng cố - dặn dò.
- Kể những điều em biết về các vua Hùng ?
- Chuẩn bị bài sau: Cửa sông
Toán
Tiết số 121. kiểm tra định kì - giữa kì ii
I. Mục tiêu. Kiểm tra HS về :
- Tỉ số phần trăm, giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. Thu thập, xử lí thông tin đơn giản từ biểu đồ hình quạt. Nhận dạng, tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
II. Chuẩn bị.
- Đề kiểm tra
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Bài mới. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
- GV phổ biến yêu cầu nhiệm vụ giờ học.
- Phát đề cho học sinh, lưu ý nhắc nhở học sinh làm bài.
- Học sinh làm bài, cuối giờ giáo viên thu bài.
Đề bài
Câu 1(1điểm): Điền vào chỗ chấm.
Viết số
Đọc số
Một nghìn hai tăm năm mươi lăm xăng-ti-mét khối.
..
12,05 dm3
Sáu mươi tám phầm một trăm mét khối
3
5
..
 8 m3
Câu 2: (3 điểm) Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
a. Hình tam giác có cạnh đáy 12cm, chiểu cao 5cm. Diện tích hình tam giác là:
	A. 60cm2	B. 30cm	C. 120cm2	D. 30cm2
b. Một lớp học có 15 nữ và 20 nam. Tìm tỉ số phần trăm của số học nữ và số học sinh nam lớp.
 A. 60% 	B. 75% 	 C. 30% 	 D. 18%
c. 1,34dm3 = cm3. Số cần điền vào chỗ chấm là:
	A. 13,4	B. 134	C. 1340	D. 13400
d. Hình lập phương có cạnh 5cm. Thể tích của hình lập phương đó là:
 A. 25 cm3 	B. 100cm3 	C. 150cm3 D. 125cm3 
e. Biểu đồ hình quạt bên cho biết tỉ số phần trăm số học sinh 
Chạy 12%
 thích các môn thể thao của 100 học sinh lớp 5. 
Đá cầu 13%
 Trong đó, số học sinh thích bơi là : 
Nhảy dây
60%
Bơi
15%
A. 12 Học sinh B. 13 Học sinh 
C. 15 Học sinh D. 60 Học sinh 
Câu 3: (1 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S.
2
5
a) 8dm3 135cm3 = 8135 cm3 b) 1m323dm3 > 123dm3 
c) m3 = 400 dm3 d) 2dm37cm3 = 2007 cm3
Câu 4: (2 điểm) Đặt tính rồi tính
a) 30,7 + 9,8 b) 12,05 – 6,42 c) 15,3 x 3,5 d) 45,54 : 18
Câu 5:(3điểm) Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn 42m, đáy bé kém đáy lớn 12m và chiều cao kém đáy bé 8m. 
Tính diện tích của thửa ruộng đó?
Trên thửa ruộng đó người ta cấy lúa cứ mỗi mét vuông thu hoạch được 15kg thóc. Hỏi Cả thửa ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam thóc.
3. Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị trước bài sau.
đạo đức
Tiết số 25. Thực hành giữa kỳ II
I. Mục tiêu. 
- HS sưu tầm, trình bày các bài hát thơ về quê hương em.
- Biết giới thiệu về quê hương đất nước Việt Nam. tham gia các hoạt động thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh ảnh về quê hương, đất nước.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - Giới thiệu một số danh lam thắng cảnh mà em biết (Đền thờ Nguyễn Công Trứ; nhà thờ đá Phát Diệm, Tam cốc, Bích Động, cố đô Hoa Lư....) - GV nhận xét.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
+ Mục tiêu: Củng cố kiến thức về quê hương đất nước
 + Cách tiến hành: 
- HS biểu diễn các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương tổ quốc.
- Trưng bày tranh vẽ về quê hương.
- Các nhóm nhận xét tranh của nhau.
* Hoạt động 2: làm việc theo nhóm
- HS trao đổi những hiểu biết về chủ đề em yêu quê hương, em yêu tổ quốc Việt Nam, UBND xã em:
+ Nêu những việc làm thể hiện tình yêu quê hương ?
+ UBND xã làm những việc gì ?
+ Lớn lên em sẽ làm gì để xây dựng đất nước.
1. Tranh ảnh, bài hát, bài thơ
- Tranh ảnh: Nhà thờ đá Phát Diệm, Thắng cảnh Tam cốc- Bích động,Cố Đô Hoa Lư....
- Bài hát Ninh Bình Quê mẹ, Quê hương Việt Nam quê hương tôi,...
- Thơ: Việt Nam thân yêu, dừa ơi, hạt gạo làng ta,...
2. Thực hành: Hỏi - đáp
- Bạn có biết UBND xã bạn nằm ở đâu?
- UBND xã làm những công việc gì?
- Bạn và gia đình được UBND xã giải quyết những việc gì?
- Địa phương bạn có những cảnh đẹp, di tích lich sử nổi tiếng nào?
- Ngề truyền thống quê bạn là gì?
- Kể một việc bạn đã làm thể hiện tình yêu quê hương.
- Giới thiệu một danh lam thắng cảnh của đất nước ta được công nhận là di sản thế giới (Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, ...
4. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét ý thức chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. 
- Bài sau Em yêu hoà bình.
địa lí
Tiết số 25. Châu phi
I. Mục tiêu: 
Giúp HS
- Dựa bản đồ nêu vị trí địa lý, giới hạn của châu Phi.
- Nêu một số đặc điểm về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của châu Phi .
- Thấy mối quan hệ giữa vị trí địa lý- khí hậu; khí hậu- thực động vật của châu Phi.
II. Đồ dùng dạy- học.
- Bản đồ tự nhiên châu Phi. Quả địa cầu.
- Tranh ảnh: Hoang mạc, rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van ở châu Phi.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - HS nêu đặc điểm khí hậu, diện tích, châu á, châu Âu.
	- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1. (làm việc theo cặp)
- Quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi, xác định châu Phi tiếp giáp với châu lục, đại dương nào?
- HS chỉ quả địa cầu vị trí địa lý của châu Phi, đường xích đạo đi qua giữa châu Phi, đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến.
- Nêu kết luận.
* Hoạt động 2. (làmviệc theo nhóm)
- Quan sát hình 2, lược đồ tự nhiên châu Phi: Nêu tên các cao nguyên bồn địa, sông lớn của châu Phi? Đặc điểm địa hình, khí hậu của châu Phi
- Đại diện HS trình bày, lớp bổ sung.
- Khái quát ý chính
Hoạt động 3. Làm việc cả lớp 
- Mô tả quang cảnh tự nhiên điển hình của châu Phi : Hoang mạc và xa-van
- Chỉ vị trí của hoang mạc Xa- ha -ra, nơi có các xa-van trên lược đồ.
- Nhận xét, kết luận.
1. Vị trí địa lý, giới hạn.
- Phía nam châu Âu, phía tây nam châu á. Đường xích đạo đi qua giữa châu lục.
- Giáp: Đại tây dương, ấn đọ dương
- Diện tích: lớn thứ ba thế giới, sau châu á, Châu Mỹ.
2. Đặc điểm tự nhiên
- Địa hình: tương đối cao, có các bồn địa lý.
- Khí hậu nóng, khô bậc nhất thế giới
- Sông lớn: Sông Nin,Côn- gô, Ni-giê.
- Quang cảnh tự nhiên: Rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa, xa- van (Đồng cỏ cao, cây bụi, có cây bao báp sống hàng nghìn năm), hoang mạc.
- Hoang mạc Xa- ha- ra: Khí hậu nóng khô, sông hồ ít thiếu nước, thực động vật ngèo nàn.
- Xa- van có mùa mưa mùa khô, thực vật chủ yếu là cỏ, nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằn hươu cao cổ voi..) và ăn thịt (báo, sư tử, linh cẩu)
4. Củng cố - dặn dò.
- 2 HS đọc nội dung ghi nhớ SGK. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Châu Phi (tiếp )
Soạn ngày: Thứ ba ngày 5 tháng 2 năm 2013
Ngày dạy: Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2013
Toán
Tiết số 122. bảng đơn vị đo thời gian
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Ôn các đơn vị đo thời gian. Quan hệ thế kỷ-năm, năm-tháng, năm-ngày, ngày-tháng, ngày-giờ, giờ-phút, phút-giây. Đổi được các đơn vị đo thời gian.
- Làm được các bài tập 1,2,3a.
II. Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ ghi bảng đơn vị đo thời gian.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
1. Ôn các đơn vị đo thời gian
- HS nêu các đơn vị đo thời gian đã học. Hỏi:
+ Một thế kỷ có bao nhiêu năm, một năm có... tháng... ngày? 
+Năm 2000 là năm nhuận, năm nhuận tiếp theo là năm nào?
- Giới thiệu cách nhớ tên tháng số ngày dựa vào nắm tay
- Giới thiệu đổi đơn vị đo thời gian (SGK)
2. Luyện tập
Bài tập 1. 
- HS nêu yêu cầu, lớp trao đổi theo nhóm: Nêu tên một số phát minh thuộc thế kỷ nào.
- 4 HS nêu, lớp nhận xét, cho điểm.
Bài tập 2.
- 1 HS đọc bài. 
- HS làm vở, đổi vở kiểm tra chéo, một số HS đọc bài làm. Lớp nhận xét, đánh giá bài làm.
Bài tập 3
- 1HS đọc bài, lớp đọc thầm.
- 2 HS làm bảng, lớp làm vở, chấm. HS nêu cách đổi phút ra giờ, giây ra phút
- Chữa bài trên bảng, chấm.
1. Bảng đơn vị đo thời gian
- 1 Thế kỷ = 100năm
- 1năm = 12 tháng
- 1năm = 365 ngày
- 1năm nhuận = 366 ngày
- 1 tuần lễ = 7 ngày
- 1ngày = 24 giờ
- 1giờ = 60 phút
- 1 phút = 60 giây
Bài tập 1
- Thế kỷ 17: Kính viễn vọng năm 1671
- Thế kỷ 18: Bút chì
- Thế kỷ 19: Đầu máy xe lửa, xe đạp, ô-tô
- Thế kỷ 20: Máy bay, máy tính điện tử, vệ tinh nhân tạo.
Bài tập 2
6 năm = 12 tháng x 6 = 12 tháng
3 năm rưỡi = 12 tháng x 3,5 = 42 tháng
3/4giờ = 60phút x 3/4 = 45 phút
0,5 ngày = 24 giờ x 0,5 = 12 giờ
Bài tập 3
 72 phút = 72 : 60 =1,02 giờ
270 phút = ... ử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu được tác dụng của việc thay thế đó.
II. Đồ dùng dạy- học
- Ghi bảng lớp đoạn văn phần nhận xét
- Bảng phụ ghi đoạn văn bài tập 1 -2.
III. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - 2 HS nêu ghi nhớ ? Cho ví dụ ?
3. Bài mới. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Bài tập 1 
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm đoạn văn.
Hỏi :Đoạn văn có mấy câu nói về ai ? Tìm từ nghữ chỉ Trần Quốc Tuấn trong 6 câu văn ?
- 2- 3 HS nêu, 1 HS điền bảng. Chốt ý đúng.
Bài tập 2
-1 HS đọc bài. Thảo luận nhóm: 
+ So sánh hai đoạn văn bài tập 1, bài tập 2: Cách diễn đạt ở đoạn văn nào hay hơn?
+ Đại diện nhóm trình bày. 
- Lớp nhận xét, kết luận: Nội dung 2 đoạn văn giống nhau, cách diễn đạt đoạn 1 hay hơn vì từ ngữ được sử dụng linh hoạt.
2. Ghi nhớ: Hai HS đọc SGK.
3. Luyện tập
Bài 1. 2 HS đọc nối tiếp. lớp làm vở bài tập (đánh số thứ tự câu, từ in đậm thay thế cho từ nào, tác dụng của cách thay thế từ)
- 2 HS làm bài bảng phụ, trình bày. Lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
1. Nhận xét
- Đoạn văn có 6 câu, đều nói về Trần Quốc Tuấn
- Từ nói về Trần Quốc Tuấn: Hưng Đạo Vương, Ông, Quốc công Tiết Chế, vị Chủ tướng tài ba, Người.
- Đoạn 1, đoạn 2 có nội dung giống nhau nhưng cách diễn đạt ở đoạn 1 hay hơn: Các từ ngữ khác nhau cùng chỉ một đối tượng, tránh được sự lặp lại đơn điệu, nặng nề.
Kết luận: Việc thay thế từ ngữ dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu gọi là phép thay thế từ ngữ
2. Ghi nhớ: (SGK)
3. Luyện tập
Bài tập 1
- Anh (câu2) thay cho Hai Long (câu1)
- Người liên lạc (câu4) thay cho người đặt hộp thư (câu2)
- Anh (câu4) thay Hai Long (câu1)
- Đó (câu 5) thay những vật gợi ra hình chữ V
Tác dụng: Liên kết câu.
4. Củng cố - Dặn dò .
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: MR VT Truyền thống.
Soạn ngày: Thứ sáu ngày 8 tháng 2 năm 2013
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 22 tháng 2 năm 2013
Toán
Tiết số 125: luyện tập 
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Rèn luyện kỹ năng cộng và trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế. BT1b, BT2,3.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - HS nêu cách đặt tính và cách trừ số đo thời gian ?
-3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Bài tập 1
- 1 HS nêu yêu cầu, lớp làm bài vào vở, hỏi HS cách đổi đơn vị đo thời gian.
- 3 HS làm bảng, nêu cách làm. 
- Lớp đối chiếu kết quả bài trên bảng, nhận xét. GV kết luận.
Bài tập 2
- HS làm vở, cho HS đổi vở kiểm tra chéo
- Chấm bài HS, cho HS ghi lỗi sai, chữa chung.
Bài tập 3
- 3 HS làm bảng, lớp làm vở. hỏi HS cách trừ số đo thời gian
- Chữa bài trên bảng, thống nhất kết quả.
- Gọi 3-4 HS đọc bài làm.
Bài tập 4
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm, hỏi: Ai phát hiện ra châu Mỹ? Ai là người đầu tiên bay vào vũ trụ?
- HS thảo luận nhóm: Bài toán cho biết gì? Hai sự kiện cách nhau bao nhiêu năm? Cách tính?
- Các nhóm giải bảng phụ, trình bày bài làm.
- Đánh giá nhận xét kết quả từng nhóm.
Bài tập 1
12 ngày= 24 giờ x 12 = 248 giờ
3,4 ngày = 24 giờ x 3,4 = 81,6 giờ
1,6 giờ = 60 phút x 1,6 = 96 phút
4 phút 25 giây = 60 giây x 4 + 25 giây = 265 giây
Bài tập 2
 2 năm 5 tháng 
+ 13 năm 6 tháng
 15 năm 11 tháng
 4 ngày 21 giờ
 + 5 ngày 15 giờ
 9 ngày 36 giờ = 10 ngày 12giờ 
Bài tập 3
 4 năm 3 tháng đổi 3 năm 15 tháng
-2 năm 8 tháng -2 năm 8 tháng 
 1 năm 7 tháng
13 giờ 23 phút đổi 12 giờ 83 phút
- 5 giờ 45 phút - 5 giờ 45 phút
 7 giờ 38 phút
Bài tập 4
Hai sự kiện cách nhau số năm là:
 1961- 1492 = 469 (năm)
 Đáp số: 469 năm 
4. Củng cố - Dặn dò.
- Kiến thức được luyện tập trong bài ? Bài sau: Nhân số đo thời gian với một số.
Tập làm văn
Tiết số 50. tập viết đoạn đối thoại
I. Mục tiêu:
- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ, biết viết tiêp các lời đối thoại theo gợi ý để hoàn chỉnh đoạn kịch với nội dung phù hợp .
- Học sinh khá, giỏi biết phân vai đọc lại màn kịch.
- Kết hợp GD cho HS các KNS như: KN thể hiện sự tự tin; KN hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học.
- Một số vật để sắm vai diễn kịch : mũ quan, áo phú nông, mũ lính..
- Bảng phụ .
III.Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
1. Giới thiệu bài
- HS nêu một số vở kịch đã học: Lòng dân, người công dân số 1 
- Nêu yêu cầu: Chuyển một đoạn trong truyện thành kịch, diễn thử. 
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài tập 1
1 HS đọc đoạn văn, lớp đọc thầm
 Bài tập 2
3 HS đọc nối tiếp: yêu cầu, tên màn kịch; Gợi ý về lời đối thoại; đoạn đối thoại.
- Lớp đọc thầm
- Làm bài theo nhóm 4: Thảo luận, viết tiếp các lời đối thoại, hoàn chỉnh màn kịch (không viết lại trong SGK
- Đại diện các nhóm đọc lì đối thoại.
- Lớp nhận xét, bình chon nhóm có lời đối thoại hợp lý, hay nhất.
Bài tập 3
- Một HS nêu yêu cầu, đọc phân vai đoạn kịch vừa viết, phân nhóm
- Các nhóm phân vai tập diễn thử
- Diễn kịch trước lớp (2-3 nhóm)
- Chọn nhóm diễn sinh động, tự nhiên, hấp dẫn nhất
Xin Thái sư tha cho
Nhân vật: SGK
Cảnh trí: SGK
Thời gian: SGK
Phú nông: - Bẩm, vâng
Trần Thủ Độ: - Ta nghe Phu nhân nói ngươi muốn xin chức Câu đương, đúng vậy không
Phú nông: - (vẻ vui mừng) Xin ông giúp con được thoả nguyện ước.
Trần Thủ Độ: - Ngươi có biết Câu đương phải làm những gì không?
Phú nông: - (gãi đấu lúng túng). Con phải...phải...đi bắt tội phạm ạ!
Trần Thủ Độ: - Làm sao ngươi biết kẻ nào là tội phạm?
Phú nông: Dạ ...bẩm...con cứ nghi là bắt ạ
Trần Thủ Độ:- Ngươi hiểu như vậy đấy. Ta cho ngươi thoả nguyện. nhưng vì do Phu nhân xin nên phải chặt một ngón chân ngươi để phân biệt.
Phú nông: - (Hoảng hốt, cuống cuồng) ấy chết! đức ôg bảo gì cơ ạ?
Trần Thủ Độ: - Ngươi tưởng phép nước là chuyện đùa sao?
Phú nông: (van xin) Con biết tội rồi xin đức ông tha cho con.
Trần Thủ Độ: (cương quyết) Ta đã cho ngươi làm chức câu đương vì nể tình Phu nhân. chỉ chặt một ngón chân để phân biệt thôi mà.
4. Củng cố- dặn dò.
- Tuyên nhóm viết đoạn đối thoại hay, diễn kịch tốt nhất.
- Dặn: Viết vở đoạn đối thoại. Bài sau Tập viết đoạn đối thoại.
lịch sử
Tiết số 25. Sấm sét đêm giao thừa
I. Mục tiêu: 
	Học xong bài học HS biết:
- Vào dịp Tết Mậu Thân (1968) quân dân miền Nam tiến hành tổng tiến công và nổi dậy, trong đó tiêu biểu là trận đánh vào Sứ quán Mỹ ở Sài Gòn.
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đã gây cho địch nhiều thiệt hại, tạo thế thắng lợi cho quân dân ta.
II. Đồ dùng dạy học
- ảnh tư liệu về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968).
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - Nêu mục đích ta mở đường Trường sơn?
	 - GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
 * Hoạt động 1. Làm việc cả lớp 
- Nêu nhiệm vụ học tập : Sự kiện diễn ra ở miền Nam Tết Mậu Thân 1968? Thuật lại trận đánh tiêu biểu của bộ đội? ý nghĩa của trận đánh Tết Mậu Thân ?
* Hoạt động 2. Làm việc cá nhân.
- HS làm bài tập 1, 2 vở bài tập. Hỏi :
+ Cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 diễn ra ở đâu, lúc nào?
+ Kể tên các thành phố thị xã mà quân giải phóng tiến công? Chi tiết nói lên sự tấn công bất ngờ, đồng loạt?
- HS trình bày, lớp bổ sung thống nhất.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- HS thảo luận : Kể lại cuộc chiến đấu của quân giải phóng ở Sứ quán Mỹ. 
- Đại diện HS trình bày nhận xét cho điểm.
* Hoạt động 4 . Làm việc cả lớp
+Tác động của cuộc tiến công nổi dậy đối với nước Mỹ?
+ ý nghĩa của tổng tiến công và nổi dậy?
- HS trả lời, lớp bổ sung thống nhất.
 1. Cuộc tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân
- Bất ngờ : tấn công vào đêm giao thừa, đánh vào các cơ quan đầu não của địch, các thành phố lớn.
- Đồng loạt : diễn ra đồng thời ở nhiều thị xã thành phố (Cần Thơ, Nha Trang, Huế, ĐN), khu quân sự.
2. Cuộc tiến công vào Sứ quán Mỹ
- Thời gian : lúc giao thừa, báo hiệu bằng tiếng nổ rầm trời.
- Địch dùng máy bay lên thẳng chở lính Mỹ đổ trên nóc nhà để phản kích, hoảng hốt đưa Đại sứ Mỹ chạy khỏi bằng xe bọc thép.
- Sứ quán Mỹ bị tê liệt, cuộc chiến diễn ra 6 giờ đồng hồ.
3. ý nghĩa
- Mỹ buộc thừa nhận thất bại một bước, chấp nhận đàm phán tại Pa-ri.
- Làm Mỹ và quân đội Sài Gòn thiệt hại nặng nề, hoang lo sợ.
- Nhân dân yêu chuộng hoà HB ở Mỹ đấu tranh đòi chính phủ Mỹ rút quân khỏi Việt Nam.
4. Củng cố - dặn dò
- Nêu ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ?
- Bài sau Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.
khoa học
Tiết số 50: Ôn tập : Vật chất - năng lượng (tiết 2)
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS được củng cố về:
- Các kiến thức về phần vật chất năng lượng và các kỹ năng quan sát thí nghiệm
- Kỹ năng bảo vệ môi trường, kỹ năng bảo vệ sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất năng lượng.
- Yêu thiên nhiên, có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học
II. Đồ dùng dạy học.
-Tranh ảnh về sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt, lao động, sản xuất vui chơi.
- Pin, bóng đèn, dây dẫn.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - Nêu tính chất của đồng, nhôm, thuỷ tinh ?
	- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
* Hoạt động 1: Quan sát trả lời câu hỏi
- Cho HS quan sát hình trang 152 SGK 
- Trao đổi theo cặp: Các phương tiện, máy móc lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
- Gọi 7 HS trình bày (Mỗi HS nêu một phương tiện)
-Lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2:Trò chơi “Thi kể tên các máy móc, dụng cụ sử dụng điện”
- Cho HS chơi tiếp sức theo nhóm. 
- Cách thực hiện: Mỗi nhóm 5 HS xếp hàng 1. một HS quản trò hô “bắt đầu”
HS đứng đầu viết tên một dụng cụ máy móc sử dụng điện rồi đi xuống; lần lượt HS tiếp theo lên viết. Hết thời gian, nhóm nào viết được nhiều và đúng là người chiến thắng.
- HS chơi bình chọn nhóm thắng cuộc.
1. Một số nguồn năng lượng
Phương tiện, máy móc
Sử dụng năng lượng
Xe đạp
Cơ bắp của người
Máy bay
Chất đốt từ xăng
Thuyền buồm
Năng lượng gió
Ô-tô
Chất đốt từ xăng
Cọn nước
Năng lượng nước
Tàu hoả
Chất đốt từ than đá
Pin mặt trời
Năng lượng mặt trời
2. Dụng cụ, máy móc sử dụng điện
- Đèn pin, mấy sấy tóc, quạt điện, nồi cơm điện, đài, ti-vi, mấy tính, máy bơm nước, ấm đun nước điện,....
4. Củng cố - Dặn dò.
- Nêu một số nguồn cung cấp năng lượng ?
- Chuẩn bị bài sau: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. 
Kí duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGA SANG TUAN 25.doc