Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 33

Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 33

I. Mục tiêu.

- Đọc : lưu loát, giọng thông báo rõ ràng, rành mạch và phù hợp với văn bản luật.

- Hiểu Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em với gia đình, xã hội.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II. Đồ dùng dạy- học :

- Tranh minh hoạ trong SGK.

III. Các hoạt động dạy- học.

1. Ổn định.

2. Kiểm tra. - 2HS đọc thuộc bài Những cánh buồm. Nội dung bài ?

 - GV nhận xét.

3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

 

doc 16 trang Người đăng huong21 Lượt xem 859Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Soạn ngày: Thứ hai ngày 8 tháng 4 năm 2013
Ngày dạy: Thứ hai ngày 15 tháng 4 năm 2013
tập đọc
Tiết số 65. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
I. Mục tiêu.
- Đọc : lưu loát, giọng thông báo rõ ràng, rành mạch và phù hợp với văn bản luật.
- Hiểu Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em với gia đình, xã hội. 
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng dạy- học : 
- Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - 2HS đọc thuộc bài Những cánh buồm. Nội dung bài ?
	- GV nhận xét.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
1. Luyện đọc
- Đọc mẫu (điều 15, 16, 17), 1HS giỏi đọc tiếp nối (điều 21). HS đọc nối tiếp 4 điều luật (2 lượt), sửa cách đọc ( lành mạnh, lễ phép, khả năng ,...), giải nghĩa từ (quyền, công lập, bản sắc,...) 
- Luyện đọc theo cặp. 
- 2 cặp đọc nối tiếp cả bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
2. Tìm hiểu bài
* Quyền của trẻ em Việt Nam
- HS đọc lướt. Hỏi : Điều luật trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam? (15, 16, 17). Đặt tên cho mỗi điều luật 15, 16, 17 ? Nội dung 3 điều luật.
* Bổn phận của trẻ em 
- Hỏi : Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em ?.
 - Thảo luận nhóm : Đã thực hiện được những bổn phận gì ? Còn bổn phận nào cần tiếp tục cố gắng? 
- 3 - 4 HS nối tiếp nêu ý kiến. Khen HS liên hệ tốt.
- Hỏi : Nội dung các điều luật ?
3. Luyện đọc diễn cảm : 4 HS nối tiếp. Luyện đọc diễn cảm theo cặp điều 21. -- Thi đọc diễn cảm, nhận xét, cho điểm.
- GV nhận xét, đánh giá.
1. Luyện đọc
- Giọng thông báo rành mạch, ngắt giọng làm rõ từng điều luật, khoản mục.
- Nhấn giọng tên điều luật, thông tin cơ bản, quan trọng từng điều luật.
(quyền, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ ban đầu, học tập, không phải trả học phí,...)
2. Tìm hiểu bài
 a. Quyền của trẻ em Việt Nam
- Điều 15 : Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
- Điều 16 : Quyền học tập của trẻ em.
- Điều 17 : quyền vui chơi, giải trí của trẻ em.
b. Bổn phận của trẻ em 
- Đã thực hiện tốt bổn phận thứ nhất, thứ ba :
+ ở nhà, yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
+ biết giúp mẹ nấu cơm, trông em.
+ ở trường, kính trọng, nghe lời thầy, cô giáo, giúp đỡ em nhỏ.
- Thực hiện chưa tốt bổn phận thứ hai : chữ viết xấu, điểm môn toán chưa cao, chưa cố gắng học tập,... 
4. Củng cố - Dặn dò :
- Nêu quyền và bổn phận của trẻ em ? Dặn học sinh chuẩn bị bài.
Toán
Tiết số 161. ôn tập tính diện tích, thể tích một số hình
I. Mục tiêu : Giúp HS.
- Ôn tập, củng cố kĩ năng tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
- Làm BT2,3.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ vẽ hình chữ nhật, vuông, bình hành, thoi, tam giác, .(SGK).
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
1. Ôn tập các công thức tính diện tích, thể tích một số hình 
- Vẽ bảng hình HCN, HLP. HS lần lượt điền công thức, nêu quy tắc tính S xq, S tp, V các hình.
2. Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 2
- Thảo luận cặp : Cách tính thể tích hộp hình lập phương ? (10 x 10 x 10) Cách tính S giấy dán hộp ?
- HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ.
- HS làm bảng phụ trình bày, thống nhất k/q
Bài tập 3
- 1HS đọc bài. Thảo luận nhóm :
+ Đã biết gì ? (kích thước bể nước, thể tích nước mỗi giờ chảy được)
+ Cần tính gì?(Thời gian chảy đầy bể nước) 
+ Cách tính thời gian chảy đầy bể ? (V bể : 0,5)
- Các nhóm làm bảng phụ, trình bày bài, trao đổi cách làm, thống nhất kết quả.
- Chấm, nhận xét bài các nhóm
Bài tập 2
Thể tích hộp : 
 10 x 10 x 10 = 1000 (cm3)
Diện tích giấy màu cần dùng dán hộp :
 10 x 10 x 6 = 600 (cm2)
 Đáp số : 600m2
Bài tập 3
Thể tích bể : 
 2 x 1,5 x 1 = 3 (m3)
Thời gian để vòi nước chảy đầy bể :
 3 : 0,5 = 6 (giờ)
 Đáp số : 6 giờ
4. Củng cố - Dặn dò.
- HS lần lượt đọc thuộc quy tắc tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, lập phương.
- Bài sau : Luyện tập
đạo đức
Tiết số 33. chương trình địa phương
Điều tra về rác thải nơi sinh sống (tiết 2)
I. Mục tiêu : Học xong bài, HS biết.
- Báo cáo kết quả điều tra theo nhóm nhỏ về thực tế rác thải ở nơi sinh sống.
- Thấy được tác hại của sự xả rác bừa bãi, vô ý thức.
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường ở nhà, ở trường, lớp, môi trường xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh ảnh về rác thải, sự xả rác bừa bãi, vô ý thức.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - HS lần lượt kể tên các công việc đã thực hiện theo phân công ? 
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung bài học
 * Hoạt động 1: Tổ chức HS báo cáo kết quả điều tra thực tế rác thải ở nơi sống.
- HS từng nhóm trao đổi, xem lại, bổ sung kết quả điều tra
- Đại diện từng nhóm trình bày :
+ Các nguồn rác thải?
+Rác thải đi đâu ? 
+Ô nhiễm do rác thải gây ra ?
- HS lớp nhận xét, góp ý cho từng kết quả điều tra.
* Hoạt động 2: Thảo luận
- Hỏi : Vì sao lại có hiện tượng rác thải bừa bãi ? 
- Gợi ý HS lần lượt nêu ý kiến.
- Kết luận : Nguyên nhân chính là do ý thức của con người.
1. Báo cáo kết quả điều tra
a. Các nguồn rác thải :
+ trong sinh hoạt : ở nhà, ở trường, chợ, đường làng, ngõ xóm.
+ trong sản xuất : sản xuất thủ công ; sản xuất nông nghiệp ; làm nghề phụ (đậu phụ, miến, trang trại chăn nuôi nuôi lợn - gà, làm nấm,...)
b. Rác thải đi đâu : đốt, làm phân, vứt bừa bãi ra sông, ven đường, chôn xuống đất,...
c. Ô nhiễm do rác thải bừa bãi gây ra 
- ảnh hưởng sức khoẻ
- ảnh hưởng đến môi trường.
2. Nguyên nhân
- Sự vô ý thức của con người.
- Không có nơi đổ rác tập trung.
- Không có bộ phận thu gom, xử lí rác thải,...
4. Củng cố - Dặn dò.
- Khen nhóm HS có kết quả điều tra cụ thể, rõ ràng.
- Bài sau : Xây dựng KH khắc phục hiện tượng rác thải bừa bãi ở nơi sinh sống .
địa lí
Tiết số 33. ôn tập cuối năm
I. Mục tiêu: Giúp HS biết.
- Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư, hoạt động kinh tế của châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương.
- Nhớ tên một số quốc gia của các châu lục.
- Chỉ trên Bản đồ Thế giới các châu lục, đại dương, Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy- học.
- Bản đồ Thế giới. Quả Địa cầu.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
A. kiểm tra bài cũ (4,)
- Hỏi : Nêu hiểu biết về nhà thờ đá Phát Diệm ?
B. dạy - học bài mới (35,)
1. Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu 
2. Hướng dẫn ôn tập
Hoạt động 1. Làm việc cá nhân
- Điền tên châu lục, đại dương, nước Việt Nam vào lược đồ trống thế giới (vở bài tập)
- Đại diện học sinh chỉ châu lục, đại dương, Việt Nam trên Bản đồ Thế giới.
- Trò chơi “Đối đáp nhanh” : 1 HS nêu tên nước, 1 HS nêu tên châu lục có nước đó
Hoạt động 2. Làm việc theo nhóm 
- Điền bảng bài tập 3(vở bài tập)
- Đại diện HS trình bày, mỗi nhóm một châu lục. 
- Tổ chức lớp nhận xét, bổ sung
Bảng 1
Nước
Châu lục
Nước
Châu lục
T.Quốc
Ai Cập
Hoa Kì
LB. Nga
châu á
châu Phi
châu Mĩ
châu Âu
Ô-xtrây-li-a
Pháp
Lào
Cam-pu-chia
Đại Dương
châu Âu
châu á
châu á
Bảng 2
Vị trí
thiên nhiên
dân cư
kinh tế
châu á
châu Âu
c.Phi
c.Mĩ
Đ.Dương
Nam Cực
- Kết luận : 
+ 6 châu lục, 4 đại dương. Châu Nam Cực không có dân cư do nhiệt độ thấp.
+ Châu á có diện tích lớn nhất, số dân đông nhất.
+ Màu da : vàng, trắng, đen.
4. Củng cố - dặn dò
- HS nêu các châu lục, đại dương trên Thế giới. Châu lục nào không có dân cư ? Vì sao ? - Dặn bài sau Ôn tập học kì II.
Soạn ngày: Thứ ba ngày 9 tháng 4 năm 2013
Ngày dạy: Thứ ba ngày 16 tháng 4 năm 2013
 Toán
Tiết số 162. luyện tập 
I. Mục tiêu : Giúp HS.,
- Rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích một số hình đã học. 
- Làm BT1,2.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. HS viết bảng công thức tính S xq, S tp, V hộp chữ nhật, lập phương.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
Bài tập 1
- 1HS nêu y/c. Lớp làm bài cá nhân, 2 HS làm bảng phụ.
- 2 HS trình bày bài làm, lớp nhận xét. Hỏi :
+ Cách tìm S xq, S tp, V hình hộp chữ nhật, hình lập phương?
+ Cần chú ý gì ? (các kích thước cùng đơn vị đo)
Bài toán 2
- 1HS đọc bài. Lớp làm vở, đổi vở kiểm tra kết quả. Hỏi : Cần tính gì ? (chiều cao bể). Đã biết gì ? (V bể, chiều dài, chiều rộng đáy bể)
- Gọi HS đọc bài giải, giải thích cách tính V = dài x rộng x cao 
suy ra : chiều cao = V : (dài x rộng)
Bài tập 1
a. S xq = 576cm2 ; 49cm2
 S tp = 864cm2 ; 73,5cm2
 V = 1728cm3 ; 42,875cm
b. S xq = 140cm2 ; 2,04cm2
 S tp = 236cm2 ; 3,24cm
 V = 240cm3 ; 0,36cm3
Bài tập 2
Diện tích đáy bể :
 1,5 x 0,8 = 1,2 (m2)
Chiều cao của bể :
 1,8 : 1,2 = 1,5 (m)
 Đáp số : 1,5m
4. Củng cố - Dặn dò. 
- Hỏi : Cách tìm S xq, S tp, V hình hộp chữ nhật, hình lập phương ?
- Bài sau Luyện tập chung
luyện từ và câu
Tiết số 65. mở rộng vốn từ : trẻ em 
I. Mục tiêu.
- Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em. (BT1, BT2).
- Tìm được hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em (BT3); hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ nêu ở BT4.
 II. Đồ dùng dạy- học.
- Bảng phụ kẻ nội dung bài 4.
III. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - Nêu tác dụng của dấu hai chấm, lấy ví dụ ?
3. Bài mới. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
Bài tập 1
- 1HS đọc nội dung, lớp làm bài cá nhân - HS lớp nêu ý đúng. Hỏi : Vì sao chọn đó là câu trả lời đúng.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 2
- 1 HS đọc yêu cầu, làm bài theo nhóm
+ Tìm từ đồng nghĩa với Trẻ em?
+ Đặt câu với các từ tìm được ?
- Từng nhóm trình bày kết quả
- Chấm bài các nhóm, chốt lời giải đúng, khen nhóm thắng cuộc.
Bài tập 1: Chọn ý đúng nhất
- Trẻ em : Người dưới 16 tuổi (17, 18 tuổi đã là thanh niên)
Bài tập 2
- Không có sắc thái : trẻ, trẻ con, con trẻ,...
- Có sắc thái coi trọng : trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên,...
- Có sắc thái coi thường : con nít, trẻ ranh, ranh con, nhãi ranh, nhóc con,...
Lưu ý : bầy trẻ, bọn trẻ, lũ trẻ,... là cụm từ.
Đặt câu : 
- Trẻ con thời nay được chăm sóc chu đáo hơn ngày xưa nhiều.(...rất thông minh)
- Thiếu nhi là măng non đất nước.
- Đôi mắt trẻ thơ thật trong trẻo.
4. Củng cố - Dặn dò
- Hỏi : Giải nghĩa từ Trẻ em ? Bài sau : Ôn tập về dấu ngoặc kép. ... tập chính tả
Bài tập 2:
+ Liên hợp quốc, Uỷ ban Nhân quyền Liên hợp quốc, Tổ chức Nhi đồng Liên hpọ quốc, Tổ chức Lao động Quốc tế, Tổ chức Quốc tế về bạo vệ trẻ em, Liên minh Quốc tế Cứu trợ trẻ em, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các cơ quan tổ chức.
luyện từ và câu
Tiết số 66. ÔN TậP Về DấU CÂU (Dấu ngoặc kép)
I. Mục tiêu.
- Nêu được tác dung của dấu ngoặc kép và làm được bài tập thực hành về dấu ngoặc kép.
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có ding dấu ngoặc kép (BT3).
 II. Đồ dùng dạy- học.
- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu ngoặc kép.
III. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. 
- HS nêu từ đồng nghĩa với từ Trẻ em. Đặt câu ?
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
Bài tập 1
- 1HS đọc y/c, 1 HS đọc đoạn văn
- Treo bảng phụ, HS nêu 2 tác dụng của dấu ngoặc kép.
- HS làm vở bài tập. Gợi ý HS yếu : đọc kĩ từng câu, phát hiện lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
- Chữa bài, nhận xét, chốt lời giải đúng. 
Bài tập 2
- 1 HS đọc bài.
- Thảo luận nhóm : Đọc thầm đoạn văn, phát hiện từ dùng với ý nghĩa đặc biệt. 
- HS nêu ý kiến, lớp thống nhất.
Bài tập 3
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Làm bài cá nhân, 2 HS làm bảng phụ : viết đoạn văn có dùng dấu ngoặc kép 
- Chấm bài một số HS. 
- Hỏi : Tác dụng của dấu ngoặc kép đã sử dụng?
Bài tập 1
- Em nghĩ : “Phải nói ngay điều này để thầy biết” (đánh dấu ý nghĩ nhân vật)
- Ngồi ... vẻ người lớn : “Thưa thầy...này”
(đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật)
Lưu ý : Trước ngoặc kép có dấu hai chấm nếu là câu văn trọn vẹn.
Bài tập 2
- Từ dùng với ý nghĩa đặc biệt : “Người giàu có nhất”, “gia tài” 
Bài tập 3
- Bạn Trang, tổ trưởng tổ tôi, bắt đầu cuộc họp bằng một thông báo “nóng hổi” : “Nhà trường sẽ tổ chức cho HS khối Năm đi tham quan Nhà thờ đá”. Cả tổ xôn xao, Đức “còi” và Linh “lém” đã vội lên kế hoạch ngay. 
4. Củng cố - Dặn dò.
- Dặn : Thuộc tác dụng của dấu ngoặc kép 
- Bài sau : Mở rộng vốn từ Quyền và bổn phận. 
lịch sử
Ts 33. Ôn : lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay
I. Mục tiêu.
	 Học xong bài học, HS biết:
- Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay.
- ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945 và đại thắng mùa xuân năm 1975.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bản đồ Hành chính Việt Nam. Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
 Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1. Giới thiệu bài 
- Nêu nhiệm vụ học tập :
+ Ôn tập nội dung bốn thời kì lịch sử đã học.
* Hoạt động 2. Hoạt động cả lớp
- HS xem mục lục, hỏi : Nêu bốn thời kì lịch sử đã học ?
- HS trình bày, lớp bổ sung thống nhất.
- Treo bảng phụ ghi bốn thời kì lịch sử, chốt lại những mốc quan trọng. 
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm Chia lớp thành 4 nhóm, giao mỗi nhóm nghiên cứu một thời kì, điền phiếu học tập.
- Quan sát, kiểm tra, gợi ý các nhóm : Xác định nội dung chính, niên đại quan trọng, sự kiện lịch sử chính, nhân vật tiêu biểu của từng thời kì.
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả trước lớp. Lớp bổ sung.
- Kết luận : Sau 1975, cả nước bước vào công cuộc xây dựng đất nước. Từ 1986 đến nay nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, thu nhiều thành tựu đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1. Từ 1858 đến 1945
Thời gian
Sự kiện- nhân vật
1-9-1858
thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta
1885- 
cuối thế kỉ XIX
đầu XX
- phong trào chống Pháp, Cần Vương, phong trào Đông du (Trương Định, Nguyễn Trường Tộ, Tôn Thất Thuyết, Phan Bội Châu)
3-2-1930
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (Nguyễn ái Quốc)
19-8-1945
Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội
2-9-1945
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập
2. Từ 1945 đến 1954
Thời gian
Sự kiện - nhân vật
19-12-46 
toàn quốc kháng chiến
`1947
Chiến dịch Việt Bắc
1950
Chiến dịch Biên giới
2-1951
Đại hội Đảng lần II
7-5-1954
Chiến thắng Điện Biên Phủ
3. Từ 1954 đến 1975
-1958 ; 5-59 ; 1968 ; 1972 ; 1973 ; 30-4-75. 
4. Từ 1975 đến nay
- 25-4-76 : Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (khoá VI : tên nước, quốc huy, quốc kì, quốc ca, thủ đô, thành phố Hồ Chí Minh)
- 1979-1994 : xây dựng thuỷ điện Hoà Bình.
4. Củng cố - dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Ôn tập học kì II.
Soạn ngày: Thứ sáu ngày 12 tháng 4 năm 2013
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 19 tháng 4 năm 2013
 Toán
Tiết số 165. luyện tập 
I. Mục tiêu: Giúp HS.
- Ôn tập, củng cố và rèn kĩ năng giải một số bài toán có dạng đặc biệt.
- Làm BT1,2,3.
II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - HS nêu các dạng bài toán đã học.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
Bài tập 1
- Vẽ hình bảng lớp, 1 HS đọc bài. Gợi ý : 
+ Để tính S tứ giác ABCD cần đưa bài toán về dạng toán nào ? (tìm 2 số biết hiệu và tỉ số)
+ Vẽ sơ đồ biểu diễn hiệu và tỉ số của S tứ giác ABED và S tam giác BEC. (1HS vẽ bảng, lớp vẽ vở)
- HS làm bài cá nhân, quan sát, gợi ý HS yếu : Hiệu số phần bằng nhau ? Diện tích tam giác BEC ? Diện tích tứ giác ABED ?
- 3- 4 HS đọc bài giải, thống nhất cách làm.
- Lưu ý cách giải khác: S tứ giác =13,5 x 5
Bài tập 2
- 1 HS đọc bài. Hỏi : Dạng bài ? (tổng - tỉ) 
- HS làm vở, đổi vở đối chiếu kết quả, 2 HS làm bảng phụ.
- HS làm bảng phụ trình bày, lớp thống nhất 
- Lưu ý cách giải khác : nữ - nam = 35 : 7
Bài tập 3
- 1 HS đọc bài. Lớp làm bài cá nhân, hỏi : dạng bài ? cách giải ? Chấm bài một số HS.
- HS ghi bảng bài sai, lớp nêu cách chữa, HS tự chữa bài. 
Bài tập 1
SBEC là :
 13,6 : (3 - 2) x 2 = 27,2 (cm2)
SABED : 27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2)
SABCD : 40,8 + 27,2 = 68 (cm2)
Hoặc : Tổng số phần bằng nhau chính là số phần diện tích tứ giác ABCD :
 3 +2 = 5 (phần)
Giá trị một phần : 
 13,6 x (3 - 2) = 13,6 (cm2)
SABCD : 13,6 x 5 = 68 (cm2)
Bài tập 2 
Số HS nam : 
35 : (4 +3) x 3 = 15 (học sinh)
Số HS nữ : 35 - 15 = 20 (học sinh)
HS nữ hơn HS nam : 20 -15 = 5 (HS)
Hoặc :
Hiệu số phần bằng nhau: 4-3 =1 (phần)
Tổng số phần bằng nhau:3+ 4=7(phần)
HS nữ hơn HS nam : 35 :7 = 5 (HS)
 Bài tập 3
Ô tô đi 75km tiêu thụ số lít xăng :
12 :100 x 75 = 9 (l) 
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
 Tập làm văn
Tiết số 66. tả người (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu.
- HS viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện quan sát riêng ; dùng từ đặt câu đúng ; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II. Đồ dùng dạy học.
- Dàn ý lập tiết trước (của mỗi HS).
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
1. Giới thiệu bài
- Viết bài văn tả cảnh hoàn chỉnh theo dàn ý đã lập.
2. Hướng dẫn HS làm bài
- 1 HS đọc đề bài, gợi ý HS :
+ Nên viết theo đề bài đã lập dàn ý. Tuy nhiên vẫn có thể chọn đề bài khác.
+ Cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa. Dựa dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn. 
3. Học sinh làm bài
- Quan sát, nhắc HS tư thế ngồi, ý thức làm bài.
4. Thu bài
Chọn một trong các đề bài sau :
1. Tả cô giáo (thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại ... tốt đẹp.
2. Tả một người ở địa phương em sinh sống (bà cụ bán hàng, bác trưởng xóm,.)
3. Tả một người em mới gặp một lần... những ấn tượng sâu sắc.
2. Dàn ý : Tả cô giáo (hoặc thầy giáo)đã từng dạy dỗ... tốt đẹp.
a. Mở bài : Đến bây giờ em vẫn nhớ như in hình ảnh cô giáo Hương. Cô đã dạy em hồi lớp Một.
b. Thân bài : 
- Tả ngoại hình
+ Dáng cô không cao lắm, nhưng cách ăn mặc nền nã nên trông cô rất thon thả.
+ Nước da trắng, nét mặt luôn tươi cười với hàm răng trắng đều tăm tắp.
+ Cô thường mặc quần áo sáng màu nên trông cô trẻ hơn tuổi bốn mươi. 
- Tả hoạt động
+ Cô thường đến lớp sớm để quan tâm đến học sinh. Từ việc vệ sinh lớp đến việc ăn mặc, học bài, sách vở của từng em. 
+ Có lần em không để ý mặc áo đứt khuy đến lớp, cô nhẹ nhàng nhắc nhở rồi lấy kim đính lại cho
c. Kết bài : Hình ảnh cô luôn đọng trong tâm trí em.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV Nhận xét giờ học. Dặn : Bài sau Trả bài văn tả cảnh
Khoa học
Tiết số 66. tác động của con người đến môi trường đất
I. Mục tiêu.
	Sau bài học, HS biết:
- Nêu nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng thu hẹp và thoái hoá.
- Nêu tác hại của việc phá rừng.
- GD HS ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường. 
- Kết hợp GD cho HS các KNS: KN tự nhận thức; KN phê phán, bình luận, Kn đảm nhận trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học.
- Thông tin, hình trang 136, 137/SGK.
- Sưu tầm thông tin về sự gia tăng dân số và mục đích sử dụng đất trồng.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.- Tác hại của việc phá rừng ? - GV nhận xét.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
+ Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu : HS nêu được nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp.
* Tiến hành : Cho HS thảo luận nhóm
- Đọc thông tin, quan sát hình 1,2 trang 136, trả lời câu hỏi :
+ Con người sử dụng đất trồng vào việc gì 
+ Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhu cầu đó ?
- Hướng dẫn, giúp đỡ từng nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Kết luận 
Hoạt động 2 : Thảo luận
* Mục tiêu : HS biết phân tích những nguyên nhân dẫn đến môi trường đất trồng ngày càng suy thoái.
* Tiến hành
- Thảo luận : Tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu,... đến môi trường đất ? Tác hại của rác thải dối với môi trường đất ?
- Đại diện từng nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
1. Nguyên nhân khiến đất trồng bị thu hẹp
- Trước kia : đất dùng làm ruộng
 Nay : làm đất ở, nhà cửa, chợ,...
Kết luận : Nguyên nhân khiến đất trồng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, cần nhiều diẹn tích đất ở.
- Khoa học kĩ thuật phát triển, đời sống nâng cao cần nhiều đất vào thành lập khu vui chơi giải trí, khu công nghiệp, giao thông (làm đường),... 
2. Nguyên nhân làm đất trồng suy thoái
- Sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,.. làm cho môi trường đất, nước bị ô nhiễm.
- Dân số tăng, lượng rác thải tăng, xử lí rác không hợp vệ sinh là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.
4. Củng cố - Dặn dò.
- Cần giữ sạch môi trường đất .
- Bài sau Tác động của con người đến môi trường không khí và nước.
Kí duyệt của ban giám hiệu
.
...

Tài liệu đính kèm:

  • docGA SANG TUAN 33.doc