Giáo án Lớp 5 chiều tuần 21

Giáo án Lớp 5 chiều tuần 21

Tiết 1: ĐẠO ĐỨC

Uỷ ban nhân dân xã (phường) em (tiết 1)

I - Mục tiêu:

Sau khi học HS biết:

- Vai trò quan trọng của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.

- Kể được một số công việc của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.

- Biết trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường).

- Có ý thức tôn trọng Ủy ban nhân dân xã(phường)

 

doc 16 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1367Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 chiều tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
 Ngày soạn: 22/01/2011
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 24 tháng 01 năm 2011
Tiết 1: đạo đức
Uỷ ban nhân dân xã (phường) em (tiết 1)
I - Mục tiêu:
Sau khi học HS biết:
- vai trò quan trọng của ủy ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của ủy ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
- Biết trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng ủy ban nhân dân xã (phường).
- Có ý thức tôn trọng ủy ban nhân dân xã(phường)
II-Tài liệu và phương tiện:
- ảnh trong bài phóng to.
III- Các hoạt động dạy – học :
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao phải yêu quê hương?
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Đến uỷ ban nhân dân phường
* Mục tiêu: HS biết một số công việc của UBND xã (phường) và bước đầu biết được tầm quan trọng của UBND xã (phường).
* Cách tiến hành
1. Gv mời 1-2 HS đọc truyện trong SGK.
2. Thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:
- Bố Nga đến UBND phường để làm gì?
- UBND phường làm các công việc gì?
- UBND xã (phường) có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân cần phải có thái độ như thế nào đối với UBND ?
3. GV kết luận: UBND xã (phường) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương. Vì vậy, mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ Uỷ ban hoàn thành công việc.
4. GV mời 1- 2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK.
* Mục tiêu: HS biết một số việc làm của UBND xã (phường).
 * Cách tiến hành
1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các HS.
2. HS thảo luận nhóm.
3. Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. Cả lớp trao đổi ý kiến, bổ sung.
4. GV kết luận: 
UBND xã (phường) làm các việc: b, c, d, đ, e, h, i.
Hoạt động 3:Làm bài tập 3, SGK
* Mục tiêu: HS nhận biết được các hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã (phường).
* Cách tiến hành
1. GV giao nhiệm vụ cho HS
2. HS làm việc cá nhân.
3. GV gọi một số HS lên trình bày ý kiến.
4. GV kết luận:
- (b), (c) là hành vi, việc làm đúng.
- (a) là hành vi không nên làm.
Hoạt động tiếp nối
Tìm hiểu về UBND xã (phường) tại nơi mình ở; các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND xã (phường) đã làm.
4. Củng cố:
- Nêu nội dung bài .
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------
Tiết 2: hướng dẫn học toán
Luyện tập về tính diện tích 
I.Mục tiêu :
Củng cố cho học sinh về cách tính diện tích các hình
Rèn cho học sinh kĩ năng tính diện tích các hình.
II.Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Học sinh nhắc lại các kiến thức cơ bản về diện tích hình chữ nhật.
Học sinh viết công thức : S = a b ; 
3. Bài mới: 
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 VBTT5 (17): Một thửa ruộng có kích thước như hình vẽ. Tính diện tích thửa ruộng đó.
Bài giải :
Kéo dài cạnh CD cắt AG tại N ta được 2 hình chữ nhật. A 40m B
Diện tích hình chữ nhật ABCN là: 30m
40 30 = 1200 (m2) C D
Diện tích hình chữ nhật NDEG là :
40 60,5 = 2420 (m2) 40m
Diện tích hình ABCDEG là:
1200 + 2420 = 3620 (m2) G E
Đáp số : 3620m2 60,5m
Bài tập 2 VBTT5 (18): A B
Một mảnh đất có kích thước như hình bên.
Tính diện tích mảnh đất đó.
Bài giải
Nối C với G ta được 2 hình chữ nhật C D
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật ABHI là 50m 10m
50 20,5 = 1025 (m2) G 40,5m E
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật ABHI là
10 40,5 = 405 (m2) 
Diện tích mảnh đất là I H
1025 + 405 = 1430 (m2) 20,5m
Đáp số : 1430 (m2)
4. Củng cố:
- Nêu nội dung bài .
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------------
Tiết: 3
Luyện viết
Bài 21
I. Mục tiêu:
Rèn chữ viết cho HS.
- Yêu câu hS viết đúng, đẹp, đảm bảo thời gian quy định 
Rèn cho HS kĩ năng viết chữ đứng nét thanh nét đậm
Trình bày bài đúng quy định . Viết đúng các chữ hoa theo yêu cầu của bài
Có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp
II. Chuẩn bị:
- Vở luyện viết lớp 5 tập 1.
- Bút nét thanh, nét đậm.
III. Các bước lên lớp:
Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở luyện viết của HS, bút.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung bài giảng:
- Yêu cầu HS mở vở luyện viết (tr1)
- Gọi HS đọc bài viết.
GV đặt câu hỏi để khai thác bài viết:
- Bài viết được trình bày theo thể loại nào?
- Trong bài viết có những con chữ nào được viết hoa?
- Những con chữ viết hoa cao mấy ly?
- Những con chữ viết thường cao mấy ly?
- Bài viết được trình bày như thế nào?
- Nội dung bài viết nói gì?
c) HS viết bài:
- GV theo dõi giúp đỡ những HS viết chưa đạt.
d) Chấm bài, nhận xét đánh giá.
- GV chấm khoảng 6-7 bài; nhận xét kĩ, cụ thể từng bài.
4. Củng cố:
- Nêu nội dung bài viết.
- Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những HS có bài viết đẹp đung quy định.
5. Dặn dò:
- Về ôn bài, chuẩn bị bài sau
- Chấm vở của 1 vài HS nhận xét.
- HS đọc bài viết
- Bài viết được trình bày dưới dạng thể thơ lục bát.
- Những chữ được viết hoa trong bài viết 
là: Q; L; A; U; T; V.
Những con chữ này được trình bày cao hai ly rưỡi.
- HS tả lời
- HS chú ý viết bài.
------------------------------@&?------------------------------
Ngày soạn:23/01/2011
Ngày giảng: Thứ ba ngày 25/01/2011
Tiết 1: Kĩ thuật
Vệ sinh phòng bệnh cho gà
I/ Mục tiêu: HS cần phải :
-Biết mục đích tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
	-Biết cách phòng bệnh cho gà. Biết liên hệ thực tế để nêu cách phòng bệnh cho gà ở gia đình hoặc địa phương.
II/ Đồ dùng dạy học: -Tranh, ảnh minh hoạ cho bài theo ND SGK.
	 -Phiếu đánh giá kết quả học tập của học sinh.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1-ổn định tổ chức:	
2-Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 
-Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước.
3-Bài mới:
3.1-Giới thiệu bài: Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học. 
3.2-Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc phòng bệnh cho gà.
-GV nêu khái niệm và hỏi HS:
+Nhà em phòng bệnh cho gà bằng những phương pháp nào?
+Phòng bệnh cho gà vào những thời điểm nào?
+Lượng thuốc cho gà ăn ra sao?
+Cho gà ăn uống như thế nào?
-HS nối tiếp nhau trả lời.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, kết luận và tóm tắt nội dung chính của hoạt động 
 3.3-Hoạt động 2: Tìm hiểu cách cho gà ăn, gà uống
a) Cách cho gà uống thuốc
-GV hướng dẫn HS đọc mục 2a SGK
-Gv đặt một số câu hỏi.
-Mời một số HS trả lời.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, và hướng dẫn thêm.
b) Cách cho gà uống:
 (thực hiện tương tự phần a)
 3.4-Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
-Cho HS trả lời các câu hỏi ở cuối bài vào giấy.
-GV nêu đáp án. HS đối chiếu kết quả với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình
-HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
4-Củng cố:-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
5-Dặn dò: -GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Chăm sóc gà”
-HS thảo luận cả lớp
-HS trình bày.
-Làm nơi ăn uống của GĐ sạch
-HS trả lời.
-HS trả lời các câu hỏi vào giấy.
-HS đối chiếu với đáp án.
---------------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tiếng anh
GV chuyên dạy
------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: Hướng dẫn học toán
Bồi dưỡng- phụ đạo
a- phụ đạo
Luyện tập về tính diện tích 
I.Mục tiêu :
Củng cố cho học sinh về cách tính diện tích các hình
Rèn cho học sinh kĩ năng tính diện tích các hình.
Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS nhắc lại các kiến thức cơ bản về diện tích hình tam giác, hình chữ nhật.
Học sinh viết công thức : S = a b ; 
2.Dạy bài mới : Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 VBTT5 (20): HS đọc yêu cầu của bài. Cho học sinh làm bài vào vở.
Bài làm
Chiều cao của tam giác là
27,2 x 2 : 6,8 = 8 (cm)
Đáp số : 8 cm
 Bài tập 2: VBTT5 (21): HS đọc yêu cầu của bài. Cho học sinh làm bài vào vở.
Bài làm
Diện tích tấm thảm hình vuông là
4 x 4 = 16 (m2)
Diện tích của căn phòng
5,6 x 5 = 18 (m2)
Diện tích nền phòng không được trải thảm là
28 – 16 = 12 (m2)
Đáp số : 12m2
Bài tập 3: VBTT5 (21):
Một sân vận động có dạng hình chữ nhật, kích thước như hình vẽ. Tính chu vi và diện tích của sân vận động đó.
Bài giải
Chu vi của sân vận động là 
(50 + 110) x 2 = 230 (m)
Diện tích của sân vận động là
50 x 110 = 5500 (m2)
Đáp số : a) 230m
 b) 5500m2
Cho học sinh nhắc lại cách tính diện tích các hình. 
B- Bồi dưỡng
Bài 1: 
Một mảnh đất HCN cú chiều dài 8 một,rộng 6 một người ta đào giữa mảnh đất 1 cỏi ao hỡnh trũn cú R bằng 2 m. Tớnh diện tớch cũn lại của mảnh đất.
 8m 
Giải:
Diện tớch mảnh đất HCN là:
6 x 8 = 48 (m2)
Diện tớch ao hỡnh trũn là:
2 x 2 x 3,14 = 12,56 (m2)
Diện tớch cũn lại của mảnh đất là:
48 – 12,56 = 35,44 (m2)
ĐS: 35,44 m2
Bài 2: 
Một mảnh đất hình thang vuông ở giữa người ta đào 1 cỏi ao hỡnh vuụng. Phần đất cũn lại rụng 1 800 m2. Tổng chu vi đỏm đất và phần ao cỏ là 240 m.Tớnh cạnh đỏm đất và cạnh ao cỏ.
Giải:
Phần đất cũn lại của 2 hỡnh thang vuụng cú diện tớch bằng nhau và diện tớch mỗi hỡnh là:
1800 : 2 = 900 (m2)
Tổng 2 đỏy của hỡnh thang bằng tổng 2 cạnh của ao cỏ và đỏm ruộng là:
240 : 4 = 60 (m)
Chiều cao này bằng hiệu của cạnh đỏm đất và cạnh ao cỏ:
Cạnh của đỏm đất là:
 (60 + 30) : 2 = 45 (m)
Cạnh của ao cỏ là:
45 – 30 = 15 (m)
ĐS: 45 m; 15 m 
4. Củng cố:
- Nêu nội dung bài .
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------@&?---------------------------------------
Ngày soạn:24/01/2011
Ngày giảng: Thứ tư ngày 26/01/2011
Tiết 1: Lịch sử
Tiết 21: Nước nhà bị chia cắt
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS biết:
- Đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ- ne- vơ năm 1954:
+ Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Mĩ- Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta,chúng tàn sát nhân dân miền Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lffn chống Mĩ- Diệm:thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”, thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.
- Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 -Tranh ảnh tư liệu về cảnh Mĩ – Diệm tàn sát đồng bào miền Nam.
 -Bản đồ Hành chính Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS nêu các mốc l ... G DẠY VÀ HỌC:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIấN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/Củng cố kiến thức 
2/Luyện thờm:
H: Nờu cỏc quan hệ từ trong cõu ghộp?
 Bài 1: Đặt cõu ghộp 
a/ Cú 1 quan hệ từ nối giữa 2 vế cõu ghộp: 
- và. 
- rồi.
- thỡ.
- nhưng.
- hay.
- hoặc. 
b/ Cú 1 cặp quan hệ từ:
- tuy  nhưng.
- mặc dự  nhưng.
- dự  nhưng.
- vỡ  nờn; do  nờn; nhờ... mà.
- nếu thỡ; giỏ  thỡ; hể  thỡ.
- chẵng những  mà; khụng chỉ  mà.
- Học sinh nhắc lại nội dung kiến thức đó học.
- Hoàn thành bài tập 3/SGK.
- Học thuộc ghi nhớ.
- HS trả lời nối tiếp nhau.
- HS làm vào vở.
- Mỗi em đặt 1 cõu vào thẻ từ. 
- Đớnh thẻ từ lờn bảng.
- Lớp nhận xột sửa sai.
- HS đặt thờm những cõu khỏc nhau.
MễN : TẬP LÀM VĂN
 I/ MỤC TIấU
 - Biết lập chương trỡnh cho một hoạt động tập thể.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bỳt dạ và một số bảng phụ để làm bài tập 1
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 Hướng dẫn HS lập chương trỡnh hoạt động tập thể.
- GV treo bảng phụ đó viết cấu tạo của một chương trỡnh.
I) Mục đớch:
II) Cỏc việc cụ thể , phõn cụng.
II) Chương trỡnh cụ thể.
4. Củng cố:
- Nêu nội dung bài .
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- HS núi lại tỏc dụng của việc lập chương trỡnh hoạt động và cấu toạ của chương trỡnh hoạt động.
- HS lắng nghe.
- Một HS đọc to bài làm.
- HS nhỡn bảng đọc lại.
- HS tự lập CTHĐ vào vở bài tập
- Một số HS đọc bài làm của mỡnh.
- Cỏc HS khỏc nhận xột.
- Cả lớp bỡnh chọn bài hay nhất, người giỏi nhất trong việc tổ chức cỏc hoạt động tập thể.
--------------------------------------------------------------------
Tiết 4: hoạt động tập thể
Tìm hiểu những cái hay, cái đẹp trong phong tục tập quán của địa phương
I. Mục tiêu:
- Giáo dục HS hiểu biết về truyền thống văn học địa phương.
- Giáo dục ý thức bảo vệ, phát huy truyền thống dân tộc cho các em HS
- Bồi dưỡng cách giao tiếp, cách ứng xử cho các em.
II. Nội dung- hình thức.
1. Nội dung: Tìm hiểu những cái hay, những cái đẹp trong phong tục tập quán của địa phương.
2. Hình thức: Thi giữa các tổ. (3 tổ).
III. Chuẩn bị:
1. Tổ chức: 
- Hái hoa dân chủ: (Chuẩn bị các câu hỏi phù hợp với địa phương, phù hợp với hiểu biết của HS).
- Thành phần Ban tổ chức: GVCN( trưởng ban) và ban cán sự lớp.
- Người dẫn chương trình: Lớp phó học tập.
- Ban giám khảo: GVCN lớp trưởng, lớp phó văn thể.
- Phân công chuẩn bị, phổ biến nội dung học tập cho HS.
2. Phương tiện hoạt động:
- Khăn trải bàn, nước uống, cây để cắm hoa, câu hỏi, hoa, loa đài, micro, đáp án của câu hỏi.
- Phần thưởng cho đội chơi và khán giả: 1 giải nhất, 1 giải nhì và 3 giải cho khán giả.
- Phân công cụ thể cho các tổ:
+ Tổ 1 trang trí khánh tiết.
+ Tổ 2 lo nước uống, cây để cắm hoa.
+ Tổ 3 lo loa đài và cắt hoa.
IV. Tiến trình hoạt động:
* Hoạt động 1: 
- ổn định tổ chức:
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Giới thiệu ban giám khảo.
* Hoạt động 2: Thi hái hoa dân chủ.
- Thi hái hoa dân chủ; Các đội lên hái hoa sau đó về và bàn bạc trao đổi trong nhóm khoảng 1 phút để thống nhất và đưa ra câu trả lời.
- Các đội lên trả lời. BGK căn cứ vào biểu điểm để chấm diểm.
- Sau 3 lượt chơi đội nào có số diểm cao hơn được lọt vào trung kết, đội nào có số điểm ít nhất thì bị loại ra khỏi cuộc chơi và làm khán giả.
Câu hỏi 1: Bạn hãy nêu những cái hay, cái đẹp trong phong tục tập quán của địa phương bạn?
Câu 2: Nêu những điều cần làm trong ngày tết cổ truyền?
Câu 3: Bạn hãy hát một bài hát về mùa xuân quê hương, về sự đổi mới của quê hương hoạc về Đảng, Bác Hồ?
Câu 4: Bạn hãy kể tên các trò chơi dân gian, dân tộc diễn ra trong ngày tết cổ truyền?
* Hoạt động 3: Vui văn nghệ.
- Các đội chơi mỗi đội tham gia góp vui một tiết mục văn nghệ. Nội dung: Ca ngợi quê hươnh, đất nước.
* Hoạt động 4: Phần thi giành cho khán giả.
- Các khán giả tham gia trả lời câu hỏi do ban tổ chức đưa ra.
- Bạn nào trả lời nhanh nhất và đúng nhất thì nhận được phần quà của BTC.
Câu hỏi: 1. Mùa xuân trên quê hương bạn có phong trào gì mà mọi người dân đều tham gia?
Câu hỏi 2: Bạn hãy kể tên các lễ hội diễn ra từ ngày mùng 3 tết âm lịch đến hết ngày mùng 10 tết âm lịch trên quê hương Đại Từ?
V. Kết thúc hoạt động:
- Đại biểu phát biểu ý kiến.
- Ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi và trao giải.
- Tổng kết, đánh giá tiết học.
- Dặn dò: Về “Tìm hiểu về những cái hay, cái đẹp trong phong tục, tập quán của địa phương”.
-----------------------------------------@&?---------------------------------------
Ngày soạn:26/01/2011
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 28/01/2011
Tiết 1: Khoa học
Bài 42: Sử dụng năng lượng chất đốt 
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Kể tên một số loại chất đốt.
-Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất: sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Hình và thông tin trang 86 - 89 SGK. 
-Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Cho HS nêu mục bạn cần biết bài 41.
3. Bài mới: 
-Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
	-Hoạt động 1: Kể tên một số loại chất đốt
*Mục tiêu: HS nêu được tên một số loại chất đốt: rắn, lỏng, khí.
*Cách tiến hành:
-Cho HS thảo luận nhóm 2 theo các câu hỏi:
+Hãy kể tên và một số chất đốt thường dùng? Chất đốt nào ở thể rắn? Chất đốt nào ở thể lỏng? Chất đốt nào ở thể khí?
-Đại diện một số nhóm trình bày kết quả TL.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận.
-HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Nhận xét.
-Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: HS kể được tên và nêu được công dụng, việc khai thác của từng loại chất đốt.
*Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo nhóm
HS quan sát các hình trang 86 - 88 SGK và thảo luận nhóm 9 theo các nội dung:
a) Sử dụng các chất đốt rắn. (Nhóm 1)
+ Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi?
+ Than đá được dùng trong những việc gì? ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
+Ngoài than đá bạn còn biết tên loại than nào khác?
b) Sử dụng các chất đốt lỏng. (Nhóm 2)
+Kể tên các loại chất đốt lỏng mà em biết, chúng thường được dùng để làm gì?
+Nước ta dầu mỏ được khai thác ở đâu?
c) Sử dụng các chất đốt khí. (Nhóm 3)
+Có những loại khí đốt nào? 
+Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Đại diện một số HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
+Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố:
- Nêu nội dung bài .
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về học bài, chuẩn bị bài sau.
-Củi, tre, rơm, rạ,
-Dùng để chạy máy phát đIện, chạy một số động cơ, đun, nấu, sưởi,Khai thác chủ yếu ở Quảng Ninh.
-Than bùn, than củi,
-Xăng, dầu, chúng thường được dùng để chạy các loại động cơ, đun, nấu,
-Dầu mỏ được khai thác ở Vũng Tàu.
-Khí tự nhiên, khí sinh học.
-Người ta ủ chất thải, mùn, rác, phân gia súc. Khí thoát ra được theo đường ống dẫn vào bếp.
--------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: Địa lí
Bài 21: Các nước Láng giềng của Việt Nam
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
-Dựa vào lược đồ (bản đồ), nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của 3 nước này.
-Nhận biết được:
+Cam-pu-chia và Lào là hai nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp.
+Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, đang phát triển mạnh, nổi tiếng về một số mặt hàng công nghiệp và thủ công truyền thống.
II/ Đồ dùng dạy học: -Bản đồ tự nhiên châu A.
	 -Bản đồ các nước châu A.
 III/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 
 a) Cam-pu-chia:
Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân, nhóm hoặc theo cặp)
-GV yêu cầu từng HS quan sát hình 3 ở bài 17 và hình 5 ở bài 18, đọc đoạn văn và NX:
+Cam-pu-chia thuộc khu vực nào của châu A, giáp những nước nào?
+Nêu đặc điểm chính về địa hình và các ngành sản xuất chính của Cam-pu-chia?
-GV bổ sung và kết luận: (SGV – trang 123).
 b) Lào: 
 2.2-Hoạt động 2: (Làm việc CN, làm việc theo nhóm – tương tự như hoạt động 1).
+Lào thuộc khu vực nào của châu A, giáp những nước nào?
+Nêu đặc điểm chính về địa hình và các ngành sản xuất chính của Lào?
-GV kết luận: (SGV – trang 123)
Hoạt động 3: (Làm việc theo nhóm và cả lớp)
-B1: Cho HS quan sát hình 5 bài 18 và gợi ý trong SGK.
+Trung Quốc có diện tích và số dân NTN?
+Phía nào nước ta giáp với Trung Quốc?
-B2: Đại diện nhóm HS trình bày kết quả trước lớp.
-B3: GV nhận xét. Bổ sung: SGV-Tr. 124.
B4: Cho HS quan sát hình 3 và tìm hiểu về Vạn lí Trường Thành.
-B5: GV cung cấp thêm một số thông tin về kinh tế của Trung Quốc (SGV – Trang 124)
4. Củng cố:
- Nêu một số nét tiêu biểu của Trung Quốc?
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về học bài, chuẩn bị bài sau. 
+Thuộc khu vực ĐNA, giáp VN, Lào, Thái Lan.
+Địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo trũng ; Các ngành SX chính là trồng lúa gạo, cao su, hồ tiêu, làm đường thốt nốt, đánh bắt cá.
+Thuộc khu vực ĐNA, giáp VN, TQ, Mi-an-ma, Thái Lan.
+Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên ; Các sản phẩm chính là quế, cánh kiến, gỗ, lúa gạo.
+TQ có diện tích lớn, số dân đông nhất TG.
+TQ là nước láng giềng phía Bắc nước ta.
-----------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: sinh hoạt lớp (tuần 21)
I/ Mục tiêu:
Giúp các em thấy được ưu điểm, khuyết điểm của mình.
HS có hướng sửa chữa khuyết điểm.
II/ Nhận xét chung.
Các tổ trưởng nhận xét.
Lớp trưởng nhận xét.
GV nhận xét chung.
Các em đã có ý thức học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp như: em Ly, Việt Anh, Hai, Hà, Cao Thị Thu Trang, Huyền Trang.
+ Nhiều em có ý thức luyện viết và giữ gìn sách vở đồ dùng học tập rất tốt như: Ly, Việt Anh, Hai, Cao Thị Thu Trang.
+ Các em thực hiện tốt nền nếp của trường, lớp.
+ Trang phụ gọn gàng, đẹp.
+ Còn một số em vẫn chưa chăm học, cần cố gắng chăm học hơn như: Lượng, Thưởng, Huề, Phượng, Đức.
+ Không có hiện tượng nghỉ học không phép.
 III/ Phương hướng tuần 22
Học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp.
Nghỉ học có lí do.
Vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch sẽ.
Mặc đồng phục theo quy định.
Trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài.
-----------------------------------------@&?---------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 5 CHIEU TUAN 21 DA SUA.doc