Tiết 2: TOÁN
Tiết 156: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết thực hành phép chia.
- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Làm các BT1 (a, b dòng 1), BT2 (cột 1,2), BT3; HS khá, giỏi làm thêm BT4.
II . Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy- học.
1. Ổn định tổ chức:
Tuần 31: Ngày soạn: 17/4/2010 Ngày giảng:Thứ hai ngày 19/4/2010. Tiết 1 Chào cờ Tiết 2: Toán Tiết 156: Luyện tập I. Mục tiêu: - Biết thực hành phép chia. - Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân. - Tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Làm các BT1 (a, b dòng 1), BT2 (cột 1,2), BT3; HS khá, giỏi làm thêm BT4. II . Đồ dùng dạy học. III. Các hoạt động dạy- học. 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ. - Y/c HS lên bảng tính. 216,72 : 4,2 0,273 : 0,26 3. Bài mới. a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. b) Hướng dẫn HS làm bài tập. Giáo viên Học sinh *Bài1( 156). HS tự thực hiện phép chia. - HS làm nháp, lên bảng chữa bài và nêu cách làm. - HS và GV nhận xét củng cố lại cách chia. * Bài 2( 156 ) : HS tự tính rồi nêu cách tính. - GV và HS nhận xét bài làm. Củng cố lại cách tính nhẩm. *Bài 3( 156 ): Y/c HS thực hiện như mẫu. - HS làm vở, 4 HS làm bảng nhóm. - HS và GV NX. *Bài 4( 156 ): GV y/c HS làm bài vào vở. - GV chấm chữa bài cho HS. Củng cố cách tính tỉ số phần trăm. *Kết quả : a) 2/17 ; 22 ; 4. b) 1,6 ; 35,2 ; 5,6 ; 0,3 ; 32,6 ; 0,45. * Kết quả : a) 0,75 ; b) 1,4 c) 0,5 ; d) 1,75. *Kết quả : Khoanh vào ý D. 4. Củng cố. - Y/c HS nhắc lại các kiến thức cơ bản về phép chia đã ôn và cách tính tỉ số phần trăm. 5. Dặn dò : - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về ôn bài và xem trước bài sau ---------------------------------------------------- Tiết 3 : Tập đọc út Vịnh I/Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn. Hiểu ND: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của út Vịnh. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). II.đồ dùng dạy học. GV:tranh minh bài đọc SGK. III. Các hoạt động dạy -học. 1. ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ. - y/c HS đọc thuộc bài thơ Bầm ơi kết hợp trả lời câu hỏi SGK. 3. Bài mới. a) Giới thiệu bài - GV giới thiệu chủ điểm mới và mối quan hệ giữa chủ điểm mở đầu TV 2 và kết thức SGK Tiếng Việt. - GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học Giáo viên Học sinh b) Hướng dẫn HS luyện đọc . - Y/c 1 em học giỏi đọc bài. - Gv tổ chức cho HS xem tranh SGK – út Vịnh lao đến đường tàu , cứu em nhỏ. - Mời 4 em nối tiếp nhau đọc từng đoạn. - GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp cho HS. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp , GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong phần giải thích SGK. - GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng kể chậm rãi đoạn đầu, nhấn giọng một số từ ngữ và đọc đúng tiếng la... c) Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Y/c HS đọc thầm , đọc lướt nội dung và trả lời các câu hỏi. +Đoạn đường sắt gần nhà út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì? + út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt quê em? + út Vịnh đã hành động ntn để cứu hai em nhỏ trên đường tàu? + Em học được ở út Vịnh điều gì? - Mời HS nêu nội dung chính của bài. - GV tóm ý chính ghi bảng. d) Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm. - 4 HS đọc nối tiếp, tìm giọng đọc cho từng đoạn. - HD HS đọc diễn cảm đoạn: Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu...gang tấc. - Tổ chức thi đọc diễn đoạn - GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn nhóm bạn đọc tốt. 4. Củng cố. - Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài. - Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương của chị út Vịnh và nhắc nhở HS chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông đường sắt. 5. Dặn dò : - Dặn HS về đọc bài, chuẩn bị bài sau. + Đoạn 1: Từ đầu đến còn ném đá lên tàu. + Đoạn 2: Tiếp đến hứa không chơi dại như vậy nữa. + Đoạn 3 : Tiếp đến tàu hoả đến. + Đoạn 4: Còn lại. - Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray, lắm khi trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu đi qua. - út Vịnh nhận việc thuyết phục Sơn - một bạn trai rất nghịch thường thả diều trên đường tàu. Thuyết phục mãi Sơn hiểu ra và hứa không chơi dại như thế. -Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến. Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới. Vịnh nhào tới ôm Lan lao xuống mép ruộng. - Em học được ở út Vịnh ý thức trách nhiệm, tôn trọng về an toàn giao thông và tinh thần dũng cảm. - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. - Mỗi tổ đại diện 2 em tham gia đọc. - Nhận xét đánh giá - 2, 3 em nêu lại. Tiết 4: Lịch sử (lịch sử địa phương) Thái Nguyên - Tỉnh chúng ta I/ Mục tiêu: * Sau bài học: -HS tiếp tục tìm hiểu về 1 số đặc điểm chung của tỉnh Thái Nguyên về: Tài nguyên rừng, khoáng sản, văn hoá xã hội, tài nguyên du lịch. II/ Đồ dùng: - Tài liệu về TN. III/ Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định: 2. Bài cũ: Em có nhận xét gì về địa hình, khí hậu của TN? 3. Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Nội dung bài: 1) Tài nguyên rừng, khoáng sản. - Qua các tài liệu em đã sưu tầm và sự hiểu biết của mình, em hãy cho biết tài nguyên rừng, khoáng sản của TN có đặc điểm gì? - HS nêu ý kiến, lớp và GV nhận xét, bổ xung. - GV đọc tài liệu cho HS nghe. - GVKL: Rừng chiếm 152 nghìn ha( chiếm 43% diện tích đất tự nhiên). Tuy nhiên rừng đang bị thu hẹp, tài nguyên rừng suy giảm. - TN có tiềm năng lớn về khoáng sản tập trung ở huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỉ, Võ Nhai. - Các loại khoáng sản: nhiên liệu, kim loại, phi kim. 2) Văn hoá xã hội, kết cấu hạ tầng. - GV đọc tài liệu. HS nghe. - Dựa vào tài liệu cô đọc và tư liệu sưu tầm được cho ý kiến nhận xét về dân số, hệ thống giao thông. - HS phát biểu, lớp và GV nhận xét, bổ xung. - GV KL: Dân số gần 1,1 triệu dân, gồm 8 dân tộc, DT Kinh chiếm số đông ( Khoảng 75 %). Phân bố dân cư không đều. Hệ thống giao thông thuận lợi, đẩy mạnh giaolưu kinh tế, văn hoá, xã hội. 3) Tài nguyên du lịch. - HS nêu nhận xét về nguồn tài nguyên du lịch. - Nêu các điểm du lịch nổi tiếng của TN mà em biết.( HS nêu). GVKL: Tài nguyên du lịch của TN đa dạng... Các điểm du lịch nổi tiếng là: Hồ Núi Cốc( Đại Từ); Bãi đá cổ Thần Sa( Võ Nhai);Hang Phượng Hoàng, Suối Mỏ Gà;... Nhiều di tích lịch sử, công trình kiến trúc nghệ thuật, phong tục, tập quán, lễ hội,...TN là nơi có nhiều truyền thống CM lâu đời. Thủ đô chiến khu" Thủ đô gió ngàn". Trong kháng chiến chống Pháp... 4- Củng cố: -Em có cảm ngĩ gì về quê hương mình? - GV nhân xét giờ học. 5- Dặn dò: - Tiếp tục tìm hiểu về lịch sử, địa lí tỉnh ta. Ngày soạn: 18/4/2010 Ngày giảng:Thứ ba ngày 20/4/2010. Tiết 1: Thể dục Bài 61: Môn thể thao tự chọn I/ Mục tiêu: - Ôn tập phát cầu và chuyền cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. - Trò chơi “Lăn bóng”. Y/c biết cách chơi và tham gia được trò chơi. II/ Địa điểm-Phương tiện. - còi, mỗi học sinh 1quả cầu . Kẻ sân để chơi trò chơi III/ Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Định Lượng Phương pháp tổ chức 1.Phần mở đầu. -GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học. * Đứng vỗ tay và hát. -Xoay các khớp cổ chân đầu gối, hông, vai. - Ôn bài thể dục một lần. 2.Phần cơ bản *Môn thể thao tự chọn : -Đá cầu: + Ôn phát cầu và chuyền cầu bằng mu bàn chân theo tổ. + Thi giữa các tổ. - Chơi trò chơi “Lăn bóng”. - GV phổ biến cách chơi, luật chơi. -GV tổ chức cho HS chơi thử, chơi thật . 3 Phần kết thúc. -Đi đều theo 2 hàng dọc vỗ tay và hát. - GV cùng học sinh hệ thống bài - GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà. 6-10 phút 18-22 phút 4- 6 phút -ĐHNL. GV @ * * * * * * * * * * * * * * -ĐHTL: GV Tổ1 Tổ2 * * * * * * * * * * * * -ĐHTC : GV * * * * * * * * - ĐHKT: GV * * * * * * * * * * * * * * * * ----------------------------------------------------- Tiết 2: Toán Tiết 157: Luyện tập I/ Mục tiêu: - Biết tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Thực hiện phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm. - Giải toán có liên quan đến tỉ số phần trăm. Làm các BT1 (c, d), BT2, BT3 ; HS khá, giỏi làm thêm các phần BT còn lại. II . Đồ dùng dạy học. SGK, bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy- học. 1. ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ. - HS chữa bài tập số 4 SGK. - Nhận xét đánh giá 3. Bài mới. a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. b) Hướng dẫn HS nhắc lại tên gọi và các thành phần trong phép trừ. c) Hướng dẫn HS làm bài tập. Giáo viên Học sinh *Bài 1( 165 ): Yêu cầu HS tự làm bài rồi đại diện chữa bài. - GV và HS nhận xét đánh giá. Củng cố lại cách thực hiện tìm tỉ số phần trăm của hai số. *Bài 2( 165) - Y/c HS tự làm bài rồi chữa bài. - GV giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài. - Gv và HS chữa bài.Củng cố lại cách cộng, trừ tỉ số phần trăm. *Bài 3( 165 ) - Gv yêu cầu HS nêu đầu bài toán. - HS xác định yêu cầu của bài và làm bài. - HS và GV nhận xét. *Bài 4( 165 ) - Gv yêu cầu HS nêu đầu bài toán, tìm cách làm bài. - HS làm việc cá nhân vào vở, sau đó đại diện làm bảng lớp. - HS và GV nhận xét. - HS tự làm bài vào vở và lên bảng chữa bài. * Kết quả : a) 40 % ; b) 66,66 % ; c) 80 % ; d) 225 %. * Kết quả : a) 150 % ; b) 66,66 %. Bài giải: Số cây lớp 5A đã trồng được là: 180 x 45 : 100 = 81 ( cây ) Số cây lớp 5A còn phải trồng theo dự định là: 180 – 81 = 99 ( cây ) Đáp số : 99 cây. 4. Củng cố:- Y/c HS nhắc lại nội dung kiến thức đã ôn. 5. Dặn dò : - Nhận xét giờ học - Dặn HS về xem bài và ôn lại nội dung bài. ------------------------------------------------- Tiết 3: Chính tả (Nhớ – viết): Bầm ơi I. Mục tiêu: - Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát. - Làm được BT2, BT3. II. Đồ dùng dạy học. Bảng phụ ghi nhớ cách viết đúng tên các cơ quan đơn vị. Ba bốn tờ phiếu kẻ bảng nội dung bài 2. II. Các hoạt động dạy-học. 1.ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ. - Y/c HS viết đúng tên các huân chương, danh hiệu giải thưởng ở bài tập 3 giờ trước. 3.Bài mới. a) Giới thiệu bài.GV nêu nội dung yêu cầu của tiết học. Giáo viên Học sinh b) Hướng dẫn HS nhớ - viết. - Y/c 1 em đọc bài viết ( 14 câu đầu ). - Y/c 1 HS nêu nội dung bài viết. - Y/c HS nêu các cụm từ ngữ dễ viết sai . - GV hướng dẫn cách viết các từ ngữ khó và danh từ riêng . - GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở sao cho hiệu quả cao. - Y/c HS gấp sách để viết bài. - GV chấm 1 số bài để chữa những lỗi sai thường mắc. - GV nêu nhận xét chung sau khi chấm. c )Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 2( 137).- HS nêu y/c của bài tập 2. - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài. - Y/c 3 nhóm HS thi làm phiếu lên bảng chữa. - HS - GV nhận xét chữa bài theo cách sau: Phân tích tên ... b) Diện tích sân bóng là: 110 x 90 = 9 900 () Đáp số: a) 400m b) 9 900 * Bài giải: Cạnh của hình vuông đó là: 48 : 4 = 12 (m) Diện tích của hình vuông đó là: 12 x 12 = 144 () Đáp số: 144 *Bài giải: Chiều rộng của thửa ruộng là: 100 x 3 : 5 = 60 (m) Diện tích của thửa ruộng là: 100 x 60 = 6 000 () 6000 gấp 100 số lần là: 6000 : 100 = 60 (lần) Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là: 55 60 = 3 300 (kg) Đáp số: 3 300 kg *Bài giải: Diện tích của hình vuông hay cũng chính là diện tích của hình thang là: 10 x 10 = 100 (cm) Chiều cao của hình thang là: 100 : (12 + 8) x 2 = 10 (cm) Đáp số: 10 cm 4. Củng cố: Nhắc lại ND bài. 5. Dặn dò: - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về ôn bài và xem trước bài sau. ---------------------------------------------- Tiết 2 : Luyện từ và câu Ôn tập về dấu câu: Dấu hai chấm I. Mục tiêu: - Hiểu tác dụng của dấu hai chấm (BT1). - Biết sử dụng đúng dấu hai chấm (BT2, BT3). II. Đồ dùng dạy học: - HS có vở bài tập tiếng việt. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Y/c HS chữa bài 2 của giờ trước. - Mời 3 em viết ba câu văn có sử dụng 3 dấu phẩy với 3 tác dụng đã học. 3. Bài mới: 3.1- Giới thiệu bài. - GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 3.2- Hướng dẫn HS luyện tập. Giáo viên Học sinh *Bài 1( 143 ). - HS đọc kĩ y/c của bài 1. - HS thảo luận cặp. - Đại diện cặp trình bày, cặp khác NX bổ sung. - GV chốt lại câu trả lời đúng . + Dấu hai chấm dùng để làm gì ? *Bài 2( 143): 1HS đọc y/c bài. - HS làm việc nhóm 4. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác NX bổ sung. - GV chốt bài làm đúng. - GV cho HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu hoàn chỉnh. *Bài 3( 143 ):1 HS đọc y/c bài. - Lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui Chỉ vì quên một dấu câu rồi làm bài vào vở. 1 HS làm bảng nhóm. - GV và HS cùng chữa bài. *Kết quả: a) Dấu hai chấm đặt ở cuối câu dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. b) Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. + Kết quả : a) ... Nhăn nhó kêu rối rít : b) ... cầu xin :... c) ... kì vĩ : ... + Kết quả : Người bán hàng hiểu lầm ý của khách hàng là “ nếu còn chỗ trên thiên đàng” nên ghi trong dải khăn tang: “ Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng” + Để người bán hàng khỏi hiểu lầm ông khách cần ghi thêm dấu hai chấm vào câu như sau: Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: Linh hồn bác sẽ được lên thiên đường. 4. Củng cố:- Y/c HS nêu lại tác dụng của dấu hai chấm. 5. Dặn dò : - GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt. - Y/c HS ôn bài , ai chưa hoàn thành thì tiếp tục làm . - Dặn HS chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------- Tiết 3 : Tập làm văn Tả cảnh (Kiểm tra viết) I. Mục tiêu: - Viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng. II. Đồ dùng dạy học: - HS có dàn ý cho bài văn đã lập ở tiết trước. - Một số tranh ảnh gắn với đề văn đã gợi ý. III. Các hoạt động dạy -học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh. 3. Bài mới: 3. 1- Giới thiệu bài - GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học Giáo viên Học sinh 3.2- Hướng dẫn HS luyện tập.. - Mời HS nhắc lại một số đề văn trong SGK. - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của từng đề . - Nhắc nhở HS chỉnh sửa lại dàn ý, sau đó dựa vào dàn ý đã lập để viết bài văn hoàn chỉnh. - Tổ chức cho HS làm bài. - GV quan sát giúp đỡ HS yếu. 4. Củng cố: - Thu bài - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : - Dặn những em chưa hoàn thành bài về nhà tiếp tục viết cho hay . - Y/c các em về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc to đề và lớp theo dõi SGK. - 2 HS nhắc lại yêu cầu của đề bài và gợi ý. - HS sửa lại dàn bài đã lập và tự làm bài. - Vài em nêu đề bài mình chọn. - HS dựa vào gợi ý xem lại bài và hoàn thành bài. --------------------------------------------------- Tiết 4: Địa lí (Địa lí địa phương) Thái Nguyên - Tỉnh chúng ta I/ Mục tiêu: * Sau bài học HS nêu được: - Tiếp tục tìm hiểu về 1 số đặc điểm chung của Thái Nguyên về tài nguyên rừng, khoáng sản, văn hoá xã hội và tài nguyên rừng. - Giáo dục tìh yêu quê hương , ham tìm hiểu về lich sử của tỉnh nhà. II/ Đồ dùng dạy- học: - Tài liệu về tỉnh Thái Nguyên. - HS mang tài liệu tìm hiểu về tỉnh Thái Nguyên đến lớp. III/ Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: Em có nhận xét gì về địa hình và khí hậu của tỉnh Thái Nguyên. 3. Bài mới: 3.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu y/c của giờ học. 3.2- Nội dung bài: * Hoạt động 1: Làm việc cá nhân( TG 5') a) Tài nguyên rừng, khoáng sản. - HS mang tài liệu đã chuẩn bị để lên bàn. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Qua tài liệu em chuẩn bị được và sự hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết tài nguyên rừng , khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên có đặc điểm gì? ( Rừng chiếm 152 nghìn ha, chiếm 43 % diện tích đất tự nhiên. Có lợi thế trong khai thác và phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên , rừng đang bị thu hẹp , tài nguyên rừng suy giảm. Thái Nguyên có tiềm năng lớn về khoáng sản . Tập trung ở các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỉ, Võ Nhai. Tỉnh Thái Nguyên có các loại khoáng sản như: nhiên liệu, kim loại, phi kim. - HS nêu ý kiến và cho các bạn quan sát tranh ảnh mình sưu tầm được về tài nguyên rừng và khoáng sản ở tỉnh ta. - Lớp và GV nhận xét bổ xung. - GVKL- HS nghe. * Hoạt động 2: Làm việc cả lớp ( TG 7') b) Văn hoá- xã hội, kết cấu hạ tầng - GV đọc cho HS nghe tài liệu về văn hoá xã hội của tỉnh Thái Nguyên. - HS dựa vào tài liệu cô đọc và tư liệu sưu tầm được cho ý kiến nhận xét về dân số, hệ thống giao thông của tỉnh ta. - Hs nêu ý kiến, lớp nhận xét bổ xung. - GVKL: Thái Nguyên có dân số gần 1,1 triệu người, gồm 8 dân tộc.Dân tộc Kinh chiếm số đông( 75% dân số). Dân cư phân bố không đều.Hệ thống giao thông thuận lợi , đẩy mạnh giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với các tỉnh khác. * Hoạt động 3: Thảo luận cặp( TG 5') c) Tài nguyên du lịch: - Em có nhận xét gì về tài nguyên du lịch? - Nêu các điểm du lich của tỉnh Thái Nguyên mà em biết. - HS thảo luận. - Một số cặp nêu ý kiến. - Lớp nhận xét, bổ xung. - GVKL: Tỉnh Thái Nguyên có tài nguyên du lịch đa dạng... Các điểm du lịch nổi tiếng là: Hồ Núi Cốc ở huyện Đại Từ, Bãi đá cổ ở Thần Sa, hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà ở huyện Võ Nhai. Tỉnh ta có nhiều di tích lịch sử, công trình kiến trúc, phong tục, tập quán,... là nơi tuyên truyền cách mạng lâu đời. Thủ đô kháng chiến" Thủ đô gió ngàn" trong kháng chiến chống Pháp. 4/ Củng cố: - Em có cảm nghĩ gì về quê hương mình? - GV nhẫnét giờ học. 5/ Dặn dò: - Về ôn lại bài từ đầu năm đến nay giờ sau ôn tập kiểm tra cuối năm học **********************************************************************Tiết 3: Khoa học ( tiết 64) : vai trò của môi trường tự nhiên I. Mục đích yêu cầu: Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức: Nêu được ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người. 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức trình bầy tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác trong học tập, tự giác bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy - học - Hình trang 132 SGK. III. Hoạt động dạy học Giáo viên Học sinh 1. ổn định 2. Kiểm tra bài cũ. - Tài nguyên thiên nhiên là gì? Nêu công dụng của một số tài nguyên. 3. Bài mới. a) Giới thiệu bài. b) Hoạt động 1: Quan sát. * Mục tiêu: -HS biết nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người. - Trình bày được tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường. * Cách tiến hành.: Bước 1: Làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình trang 132 SGK để phát hiện: Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì? Thư kí ghi kết quả của nhóm làm việc vào phiếu. Hình Môi trường tự nhiên Cung cấp cho con người Nhận từ các HĐ của con người Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 Bước 2 : Làm việc cả lớp. - Các nhóm trình bầy kết quả thảo luận. - Các nhóm khác theo dõi và nhận xét. * GV kết luận: - Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người + Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở,. + Các nguyên liệu và nhiên liệu ( quặng kim loại, than đá, dầu mỏ,) dùng trong sản xuất, làm cho đời sống của con người được nâng cao hơn. - Môi trừng còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người. b) Hoạt động 2: Trò chơi. Nhóm nào nhanh hơn’’ * Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức về vai trò của môi trường đối với đời sống con người đã học ở hoạt động trên. * Cách tiến hành: Bước 1. Làm việc theo đội . - GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào phiếu giao bài những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ hoạt động của con người. Môi trường cho Môi trường nhận Bước 2. Làm việc cả lớp. - Đại diện các nhóm trình bầy kết quả làm việc của nhóm, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS – GV nhận xét. 4. Củng cố. - Liên hệ giáo dục về việc biết bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên. 5. Dặn dò : - Nhận xét chung tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau “ Tác động của con người đến môi trường rừng ”. - Một số HS nêu. - Các nhóm trao đổi và thảo luận nội dung bài. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - HS làm việc trên phiếu theo hướng dẫn. - Đại diện các nhóm trình bầy kết quả làm việc *********************************************************************** Thứ sáu ngày 25 tháng 4 năm 2008. Tiết 5: Sinh hoạt lớp I/ Mục tiêu: Giúp các em thấy được ưu điểm, khuyết điểm của mình. HS có hướng sửa chữa khuyết điểm. II/ Nhận xét chung. GV cho các tổ trưởng nhận xét. Lớp trưởng nhận xét. GV nhận xét chung. + Các em đã có ý thức học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. + Nhiều em có ý thức luyện viết và giữ gìn sách vở đồ dùng học tập rất tốt. + Các em thực hiện tốt nền nếp của trường, lớp. + Trang phụ gọn gàng, đẹp. + Vệ sinh trường lớp và khu vực được phân công sạch sẽ. + Còn một số em vẫn chưa chăm học,các em này cần cố gắng sang tuần sau chăm học hơn. + Không có hiện tượng nghỉ học không phép. + Trên đây là một số nhận xét của cô . HS cho ý kiến. III/ Phương hướng tuần 33: Học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp. Nghỉ học có lí do. Vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch sẽ.
Tài liệu đính kèm: