I. Mục tiêu:
Biết tính diện tích hình tam giác .BT 1 , BT 2 ( T 87 )
II.Đồ dùng dạy - học:
ã GV chuẩn bị 2 hình tam giác to, bằng nhau.
ã HS chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau, kéo cắt giấy.
III. Các hoạt động dạy -học chủ yếu:
Tuần 18 Ngày soan: 01/01/2011 Ngày giảng: Thứ hai ngày 03/01/2011 Tiết 1: Chào cờ ---------------------------------------------------------------------- Tiết 2: Toán Tiết 86 : Diện tích hình tam giác I. Mục tiêu: Biết tính diện tích hình tam giác .BT 1 , BT 2 ( T 87 ) II.Đồ dùng dạy - học: GV chuẩn bị 2 hình tam giác to, bằng nhau. HS chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau, kéo cắt giấy. III. Các hoạt động dạy -học chủ yếu : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS bấm máy tính bỏ túi để làm bài tập 1 của tiết học trước. - GV nhận xét và cho ghi điểm HS. 3.Dạy - học bài mới: a).Giới thiệu bài b).Cắt - ghép hình tam giác. - GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác cắt ghép hình như SGK : c).So sánh đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép. - GV yêu cầu HS so sánh : + Em hãy so sánh chiều dài DC của hình chữ nhật và độ dài đáy DC của hình tam giác. + Em hãy so sánh chiều rộng AD của hình chữ nhật và chiều cao EH của hình tam giác. + Em hãy so sánh diện tích của hình chữ nhật ABCD và diện tích hình tam giác EDC. d) .Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình chữ nhật. - GV yêu cầu HS nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật ABCD. - GV hướng dẫn để HS rút ra quy tắc tính diện tích hình tam giác. + DC là gì của hình tam giác EDC ? + EH là gì của hình tam giác EDC ? + Như vậy để tính diện tích tam giác EDC chúng ta đã làm như thế nào ? - HS nêu quy tắc - GV giới thiệu công thức tính : + Gọi S là diện tích. + Gọi a là độ dài cạnh đáy của tam giác. + Gọi h là chiều cao của tam giác. + Ta có công thức tính diện tích của hình tam giác là : S = e) .Luyện tập – thực hành Bài 1( 87 ) - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV cho 1 HS chữa bài trước lớp. - Nhận xét đánh giá Bài 2( 87 ) - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. - Em có nhận xét gì về đơn vị đo độ dài đáy và chiều cao của hình tam giác. - Vậy trước khi tính diện tích của hình tam giác chúng ta cần đổi chúng về cùng một đơn vị đo. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV gọi 1 HS chữa bài trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 4.Củng cố :Nêu cách tính diện tích hình tam giác. 5. Dặn dò: Nhận xét giờ học - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - HS nghe. - HS thao tác theo hướng dẫn của GV. - HS so sánh và nêu : + Chiều dài hình chữ nhật bằng độ dài đáy của tam giác. + Chiều rộng của hình chữ nhật bằng chiều cao của hình tam giác. + Diện tích của hình chữ nhật gấp 2 lần diện tích của hình tam giác. - HS nêu : Diện tích hình chữ nhật ABCD là DC x AD. + DC là đáy của hình tam giác EDC. + EH là chiều cao tương ứng với đáy DC. + Chúng ta lấy độ dài đáy DC nhân với chiều cao EH rồi chia cho 2. - HS nêu quy tắc. - 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK. - 2 HS lên bảng thực hiện tính diện tích của hình tam giác có độ dài đáy và chiều cao cho trước. a) Diện tích hình tam giác là : 8 6 : 2 = 24 (cm²) b) Diện tích hình tam giác là : 2,3 1,2 : 2 = 1,38 (dm²) - Nhận xét đánh giá - 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK. - Độ dài đáy và chiều cao không cùng một đơn vị đo. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập a) 24dm = 2,4m Diện tích của hình tam giác là : 5 2,4 : 2 = 6(m²) b) Diện tích của hình tam giác là : 42,5 5,2 : 2 = 110,5 (m²) - Nhận xét đánh giá - HS Nêu cách tính diện tích hình tam giác. ------------------------------------------------------------------- Tiết 3: Tập đọc Ôn tập cuối học kì 1 ( tiết 1 ) I. Mục tiêu - Đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọ đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2 - 3 khổ thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của BT 2. - Biết nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc theo yêu cầu BT 3. * HSKG: đọc diễn cảm bài thơ, bài văn, nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. II/ Đồ dùng dạy- học: Phiếu tên từng bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17 để HS bốc thăm. Bảng phụ ghi bài 2(173) III/ Hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.ổn định : 2.Bài cũ:Không kiểm tra 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài b)Kiểm tra đọc và học thuộc lòng ( 1/5 số HS) - Từng HS bốc thăm, chuẩn bị 2’. - HS đọc theo yêu cầu của phiếu. - GV đặt câu hỏi theo bài đọc. GV ghi điểm c)Bài tập 2( 173) - HS đọc yêu cầu. - GV có thể nêu câu hỏi để HS thống nhất về cấu tạo bảng thống kê ( Bài đọc theo nội dung thế nào? dòng, cột trong bảng) - Thảo luận nhóm 6, các nhóm làm bài theo yêu cầu vào VBT, 1 nhóm làm bảng phụ. - HS gắn bài, lớp nhận xét, bổ xung. - Kết luận: Giữ lấy màu xanh * Bài 3( 173): HS đọc yêu cầu. - HS làm vở + 1 HS làm bảng phụ. - HS gắn bài, lớp nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố: Em học được gì của bạn nhỏ trong bài Người gác rừng tí hon . 5. Dặn dò: GV nhận xét giờ học - HS bốc thăm, chuẩn bị 2’. - HS đọc theo yêu cầu của phiếu. - HS đọc yêu cầu. - Thảo luận nhóm 6, các nhóm làm bài theo yêu cầu vào VBT, 1 nhóm làm bảng phụ. - HS gắn bài, lớp nhận xét, bổ xung. -Lời giải : Giữ lấy màu xanh TT Tên bài Tác giả Thể loại 1 Chuyện một khu vườn nhỏ Vân Long Văn 2 Tiếng vọng Nguyễn Quang Thiều Thơ 3 Mùa thảo quả Ma Văn Kháng Văn 4 Hành trình của bầy ong Nguyễn Đức Mậu Thơ 5 Người gác rừng tí hon Nguyễn Thị Cẩm Châu Văn 6 Trồng rừng ngập mặn Phan Nguyên Hồng Văn - HS đọc yêu cầu. - HS làm vở + 1 HS làm bảng phụ. - HS gắn bài, lớp nhận xét, đánh giá. - Ví dụ: Bạn em có ba là người gác rừng. Có lẽ vì sống trong rừng từ nhỏ nên bạn ấy rất yêu rừng. Một lần ba đi vắng, bạn ấy phát hiện có người xấu chặt trộm gỗ, định mang ra khỏi rừng. Mặc dù trời tối, bọn người xấu đang ở trong rừng, bạn ấy vẫn chạy băng băng đi báo các chú công an. Nhờ có tin báo của bạn mà việc xấu được ngăn chặn, bọn trộm bị bắt. Bạn em không chỉ yêu rừng mà còn rất thông minh và gan dạ. - Hs nêu ------------------------------------------------------------------------- Tiết 4: âm nhạc GV chuyên dạy -----------------------------------------@&?--------------------------------------- Ngày soạn:02/01/2011 Ngày giảng: Thứ ba ngày 04/01/2011 Tiết 1: Thể dục Bài 33 I. Mục tiêu: - Đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Trò chơi “ Chạy tiếp sức theo vòng tròn”.Biết chơi và tham gia chơi đợc các trò chơi. - Nhắc lại được những nội dung cơ bản đã học trong học kì I. II. Địa điểm - phương tiện. - Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn tập luyện. - Chuẩn bị còi, kẻ sân 2 - 4 vòng tròn cho trò chơi. III . Nội dung và phương pháp lên lớp. Phương pháp Thời lượng Nội dung 1- Phần mở đầu. - GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học. - Chạy chậm trên địa hình, khởi động. - Giậm chân tại chỗ. - Ôn động tác tay, chân vặn mình toàn thân, nhẩy. 2- Phần cơ bản. a)- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái. - Giáo viên hướng dẫn. - Chia tổ tập. - Thi giữa các tổ. b- Chơi trò chơi: Chạy tiếp sứ theo vòng tròn. GV nêu tên trò chơi, luật chơi. - Hướng dẫn 1 vài HS chơi thử sau đó HS chơi thật. - Bình xét cá nhân tập thể có thành tích tốt 3- Phần kết thúc. - Cho HS tập các động tác hồi tĩnh. - GV hệ thống lại bài. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị giờ sau: Kiểm tra 6 phút 24 phút 8 phút x x x x x x x x x x x x (x) x x x x x x x x x x x x x x x x x x (x) C x x x x x x x A x x B x x x x x x x x x x x x x x x x x x (x) (x) (x) ---------------------------------------------------------------------- Tiết 2: Toán Luyện tập I.Mục tiêu: Biết : - Tính diện tích tam giác. - Tính diện tích hình tam giác vuông biết độ dài hai cạnh góc vuông. BT 1 , 2 , 3. II. Đồ dùng dạy- học: Các hình tam giác như SGK. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS bấm máy tính bỏ túi để làm bài tập 1 của tiết học trước. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Dạy - học bài mới: a.Giới thiệu bài : Trong giờ học toán này các em cùng luyện tập về tính diện tích của hình tam giác. b.Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - GV cho HS đọc đề bài, nêu lại quy tắc tính diện tích hình tam giác, sau đó làm bài. - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV vẽ lên bảng, sau đó chỉ vào hình tam giác ABC và nêu : Coi AC là đáy, em hãy tìm đuờng cao tương ứng với đáy AC của hình tam giác ABC. - GV yêu cầu HS tìm đường cao tương ứng với các đáy BA của hình tam giác ABC. - GV yêu cầu HS tìm đường cao tương ứng với các đáy của hình tam giác DEG. - Hình tam giác ABC và DEG trong bài là hình tam giác gì ? - Như vậy tổng hình tam giác vuông hai cạnh góc vuông chính là đường cao của tam giác. Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc dề bài. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Như vậy để tính diện tích hình tam giác vuông chúng ta có thể làm như thế nào ? - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4a - GV cho HS đọc đề bài, tự làm phép đo và thực hiện tính diện tích cả hình tam giác ABC. - Vì sao để tính diện tích của hình tam giác ABC các em lại lấy chiều dài nhân với chiều rộng hình chữ nhật rồi chia 2. Bài 4b - GV gọi HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS tự thực hiện phép đo để xác định độ dài các cạnh của hình chữ nhật MNPQ và đoạn thẳng ME. - GV yêu cầu HS thực hiện tính diện tích của các hình tam giác mà bài yêu cầu. 4.Củng cố: - Nêu cách tính diện tích hình tam giác 5. Dặn dò: Nhận xét giờ học - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - HS nghe. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. a) S = 30,5 12 : 2 = 183 (dm²) b) 16dm = 1,6m S = 1,6 5,3 : 2 = 4,24 (m²) - HS đọc đề bài trong SGK. - HS trao đổi với nhau và nêu : Đường cao tương ứng với đáy AC của hình tam giác AC của hình tam giác ABC chính là BA vì đi qua B và vuông góc với AC. - HS nêu : Đường cao tương ứng với đáy BA của hình tam giác ABC chính là CA. - HS quan sát và nêu : Đường cao tương ứng với đáy ED là GD. Đường cao tương ứng với đáy GD là ED. - HS : Là các hình tam giác vuông. - HS đọc thầm đề bài trong SGK. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải a) Diện tích của hình tam giác vuông ABC là : 3 4 : 2 = 6 (cm²) b) Diện tích của hình tam giác vuông DEG là : 5 3 : 2 = 7,5 (cm²) Đáp số : a) 6m² ; b) 7,5cm² - Để tính DT của hình tam ... -------------------------------------- Tiết 3: Tập làm văn Tiết 35: Ôn tập cuối học kì 1 ( tiết 6 ) I.Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. - Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi BT 2. II.Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ viết câu hỏi a,b,c,d của bài tập 2( 176); Phiếu viết tên các bài tập đọc III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.ổn định: 2.Bài cũ: Không kiểm tra 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Kiểm tra đọc và học thuộc lòng ( 1/5 số HS trong lớp) - Gọi HS lên bốc thăm đề, chuẩn bị 2’ - HS đọc bài theo yêu cầu phiếu, trả lời câu hỏi phần đọc đó. - GV ghi điểm. c) Thực hành: * Bài 2( 176) : HS đọc yêu cầu và gợi ý. - HS viết bài vào vở + HS viết bảng phụ. ( mỗi Hs làm 1 ý) - HS gắn bài, lớp nhận xét, đánh giá. - 3 HS dưới lớp đọc bài , lớp nhận xét đánh giá. 4. Củng cố: Thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa? 5. Dặn dò : Nhận xét giờ học. - HS lên bốc thăm đề, chuẩn bị - HS đọc bài theo yêu cầu phiếu, trả lời câu hỏi phần đọc đó. - HS đọc yêu cầu và gợi ý. - HS viết bài vào vở + HS viết bảng phụ - HS gắn bài, lớp nhận xét, đánh giá. - Kết quả: a.Từ Biên giới. b.Nghĩa chuyển c.Đại từ xưng hô: em và ta. d.Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang. - 3 HS dưới lớp đọc bài , lớp nhận xét đánh giá. - Hs nêu ---------------------------------------------------------------------------- Tiết 4: Khoa học Tiết 35: Sự chuyển thể của chất I. Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh trong sgk T 73 III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.ổn định 2.Bài cũ: Không kiểm tra. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài b.Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức ( Chuẩn bị như phần T 72 thực hành) 1) Ba thể của chất - Chia lớp thành 2 đội ( Mỗi đội cử 5 HS tham gia) - HS các đội đứng 2 hàng dọc trước bảng, mỗi đội có một hộp đựng các phiếu có cùng nội dung. Trên bảng có 2 bảng kẻ sẵn. Thể rắn Thể lỏng Thể khí - Khi GV hô bắt đầu. Người thứ nhất của mỗi đội rút một phiếu đọc kĩ, đọc nội dung phiếu rồi dán phiếu lên cột tương ứng xong đến người tiếp theo cứ làm vậy. - Các đội cử người tham gia chơi. - Lớp kiểm tra kết quả. - Phân thắng , thua. - Ba thể của chất là những thể nào? c.Hoạt động 2 : Trò chơi Ai nhanh ai đúng 2) Đặc điểm chất rắn, chất lỏng, chất khí. - GV đọc các câu hỏi SGK ( 72- 73) - HS trả lời bằng cách viết câu trả lời vào bảng con. - Lớp nhận xét, Gv nhận xét. - Chất rắn, chất lỏng, chất khí có đặc điểm gì? d) Hoạt động 3: Quan sát, thảo luận 3) Sự chuyển thể của nước - HS quan sát các hình SGK thảo luận cặp nêu sự chuyển thể của nước. - HS nêu ý kiến, lớp nhận xét, bổ xung. - HS nêu ví dụ về sự chuyển thể của một số chất ( HS nối tiếp nêu) - Qua ví dụ trên cho thấy, khi thay đổi nhiệt độ các chất như thế nào? - Sự chuyển từ thể này sang thể khác là dạng biến đổi gì? e) Hoạt động 4: Trò chơi Ai nhanh ai đúng. - Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho các nhóm bảng phụ trắng trong thời gian 3 phút nhóm nào tìm và viết được nhiều chất ở thể rắn,thể lỏng,thể khí . Kể tên các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác nhiều nhóm đó thắng cuộc. - Các nhóm thảo luận. - Các nhóm dán bài , đọc bài, lớp nhận xét đánh giá. 4. Củng cố : - Một số có thể bị chuyển thể trong điều kiện như thế nào? 5. Dặn dò : Nhận xét giờ học. - Mỗi đội cử 5 HS tham gia - HS các đội đứng 2 hàng dọc trước bảng, mỗi đội có một hộp đựng các phiếu có cùng nội dung. Trên bảng có 2 bảng kẻ sẵn. Thể rắn Thể lỏng Thể khí - HS thực hiện - Các đội cử người tham gia chơi. - Lớp kiểm tra kết quả. - Phân thắng , thua. - Thể rắn, thể lỏng, thể khí. - HS trả lời vào bảng con. - Kết luận: 1 - b ; 2 - c ; 3 - a. - Lớp nhận xét - HS nêu + Hình 1: Nước ở thể lỏng. + Hình 2: Nước đá chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ bình thường + Hình 3: Nước bốc hơi chuyển từ thể lỏng sang thể khí. - HS nối tiếp nêu -... các chất chuyển từ thể này sang thể khác. - ... lí học - Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho các nhóm bảng phụ trắng trong thời gian 3 phút nhóm nào tìm và viết được nhiều chất ở thể rắn,thể lỏng,thể khí . Kể tên các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác nhiều nhóm đó thắng cuộc. - Các nhóm thảo luận. - Các nhóm dán bài , đọc bài, lớp nhận xét đánh giá. - Hs nêu ----------------------------------------@&?------------------------------------ Ngày soạn: 05/01/2011 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 07/01/2011 Tiết 1: Toán Tiết 90: Hình thang I.Mục tiêu: - Có biểu tượng về hình thang. - Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân bịêt được hình thang với các hình đã học.BT 1 ,BT2, BT 4 ( T 91 ).- Nhận biết được hình thang vuông. II. Đồ dùng dạy học: - Sử dụng bộ đồ dùng dạy toán 5, thước e ke, kéo , keo dán. - Giáo viên(GV) chuẩn bị một số tranh vẽ như SGK ( tr 91,92) III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu : 1. ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ:- Yêu cầu học sinh( HS) nêu tên các hình đã học( GV ghi tên góc bảng, gọi HS khác nhận xét) 3. Bài mới:- Hình thành biểu tượng hình thang và một số đặc điểm của hình thang. 1. Hình thang biểu tượng ban đầu về hình thang - GV treo tranh(ảnh)vẽ cái thang, yêu cầu HS quan sát và trả lời. -Bức tranh vẽ vật dụng gì? - Hãy mô tả cấu tạo của cái thang. - Trong hình học có một hình có hình dáng giống những bậc thang gọi là hình thang. 2. Nhận biết một số đặc điểm của hình thang - GV treo tranh hình thang ABCD - Giới thiệu :Cô có hình thang ABCD.hãy quan sát . - Hình thang có mấy cạnh ? - HT có 2 cạnh nào song song với nhau ? - Hai cạnh song song gọi là 2 cạnh đáy .Hãy nêu tên 2 cạnh đáy . - Giới thiệu :Hai cạnh AD và BC là các cạnh bên .Cạnh đáy dài hơn gọi là đáy lớn ,cạnh đáy ngắn hơn gọi là đáy nhỏ . - Hình thang có một cặp cạnh đối diện ,song song . - GV yêu cầu vài HS lên bảng chỉ hình vẽ và nhắc lại các đặc điểm của hình thang. - Yêu cầu HS vẽ đường thẳng qua A vuông góc với DC,cắt DC tại H. - Giới thiệu:Khi đó AH gọi là đường cao.Độ dài AH là chiều cao của hình thang. - Đường cao của hình thang vuông góc với những cạnh nào? - Xác nhận: đường cao vuông góc với 2 cạnh đáy. - Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của hình thang ABCD. - HS kể tên các hình đã học : -Cái thang. - Có 2 thanh dọc hai bên và các thanh ngang gắn vào 2 thanh dọc. A B D C - có 4 cạnh. - AB và CD. - Cạnh đáy AB và cạnh đáy CD. - HS thao tác - Đường cao của hình thang vuông góc với cạnh AB và CD (2 đáy). - Hình thang ABCD có: 4 cạnh là các cạnh đáy AB và CD,cạnh bên AD và BC.2 cạnh đáy song song với nhau,đường cao vuông góc với cạnh đáy. - Thực hành Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - GV treo tranh yêu HS thảo luận, làm bài và tự ghi vào vở. - Yêu cầu HS đọc bài chữa. - Lớp đổi vở kiểm tra chéo(cặp đôi). - Yêu cầu HS nhắc một số đặc điểm của hình thang. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - GV treo tranh - Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - Gọi HS trình bày kết quả thảo luận. Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài - GV treo hình vẽ. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Gọi 2 HS lên bảng làm bài.Nêu cách vẽ. - GV nhận xét. - Yêu cầu HS chỉ ra 2 cạnh đối diện song song trong mỗi trường hợp. - Các cạnh có nhất thiết bằng nhau không? Bài 4: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi một HS chữa bài tập,HS dưới lớp theo dõi. - hình thang có một cạnh bên vuông góc với 2 cạnh đáy gọi là hình thang vuông. - Yêu cầu HS nhắc lại. 4. Củng cố: Nêu dấu hiệu nhận biết hình thang ? 5. Dặn dò: GV nhận xét giờ học. - Hình 1,hình 2,hình 4,hình 5,hình 6,là hình thang vì có 4 cạnh và một cạnh đối diện song song. - Hình 3 không phải là hình thang vì không có cặp đối diện nào song song. - Hình thang có 4 cạnh; một cặp cạnh đối diện song song gọi là 2 đáy (đáy lớn và đáy nhỏ) - Hình 1,2,3 đều có 4 cạnh và 4 góc. - Hình 1,2 có hai cặp cạnh đối diện song song. - Hình 3 chỉ có một cặp đối diện song song. - Chỉ hình một có 4 góc vuông.Hình 1 là hình chữ nhật. - Hình 2 là hình bình hành. - Hình 3 là hình thang. - Cả 3 hình đều có một cặp cạnh đối diện song song. - HS nêu đề bài: - Vẽ thêm 2 đoạn thẳng vào mỗi hình dưới đây để dược hình thang. - HS dưới lớp nhận xét. - Không nhất thiết vẽ các cạnh bằng nhau. - Nhất thiết phải vẽ một cặp cạnh đối diện song song. -Hình thang ABCD có những góc nào là góc vuông? Cạnh bên nào vuông góc với hai đáy? - Hình thang ABCD có góc A và bgóc D là góc vuông .Cạnh bên AD vuông góc với 2 đáy . - HS nhắc lại theo yêu cầu. ----------------------------------------------------------------------- Tiết 2: Luyện từ và câu Tiết 36: Kiểm tra (T 7) I. Mục tiêu: - Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKI ( nêu ở tiết 1 ôn tập ). II/ Đồ dùng dạy - học:Vở bài tập III/ Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.ổn định: 2.Bài cũ: Không kiểm tra 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Đề bài: - HS đọc thầm bài ( 177). - Trả lời các câu hỏi và khoanh tròn các ý cho là đúng. - HS làm bài ( TG 30’). - Thu bài. - Thang điểm: Mỗi ý đúng 1 điểm. 4. Củng cố: GV nhận xét giờ học. 5.Dặn dò: Nhận xét giờ học. - HS đọc thầm bài - Trả lời các câu hỏi và khoanh tròn các ý cho là đúng. - HS làm bài ( TG 30’). - Kết quả: Câu 1: ý b Câu 2: ý a Câu 3: ý c Câu 4: ý c Câu 5 : ý b Câu 6: ý b Câu 7 : ý b Câu 8 : ý a Câu 9 : ý c Câu 10 : ý c. - Nộp bài. ----------------------------------------------------------------------------- Tiết 3: Tập làm văn kiểm tra ( tiết 8) I. Mục tiêu - Kiểm tra viết với mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng trong HKI. - Nghe – viết đúngbài chính tả ( tốc độ viết khoảng 95 chữ / 15 phút ; không mắc quá 5 lõi trong bài, trình bày đúng hình thức bài thơ ( văn xuôi ). - Viết được bài văn tả người theo nội dung, yêu cầu của đề bài. II. Đồ dùng dạy -học: Bảng phụ viết đề bài III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.ổn định: 2.Bài cũ : Không kiểm tra 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Đề bài: Em hãy tả người thân của em. - HS viết đề bài và làm bài. ( TG 40’) - HS làm bài. - Thu bài. 4. Củng cố: Nêu cấu tạo của bài văn tả người. 5. Dặn dò: Nhận xét giờ học - HS viết đề bài và làm bài. - Nộp bài --------------------------------------------------------------------------- Tiết 4: tiếng anh GV chuyên dạy ------------------------------------------@&?-------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: