Giáo án lớp 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 2

Giáo án lớp 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 2

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nhận biết các phân số thập phân.

2. Kỹ năng:

Rèn kĩ năng chuyển một số phân số thập phân thành phân số thập phân.

 Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của một số cho trước.

3. Thái độ:

- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II/ Đồ dùng dạy- học:

*GV: Bảng phụ bài 4 Tr. 9SGK.

* HS: SGK Toán.

III/ Các hoạt động dạy - học :

 

doc 80 trang Người đăng huong21 Lượt xem 984Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Ngày soạn: 10/9/2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 12/9/2011
Tiết 1 CHÀO CỜ
-----------------------------------@&?--------------------------------------
Tiết 2: TOÁN
TIẾT 6: LUYỆN TẬP
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết đọc, viết phân số thập phân.
- Biết rằng có một phân số thập phân có thể viết thành phân số thập phân và biết chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.
- Củng cố đọc,viết các phân số thập phân trên 1 đoạn của tia số
- Chuyển một số phân số thành phân số thập phân.
- Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của số cho trước.
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết các phân số thập phân.
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng chuyển một số phân số thập phân thành phân số thập phân.
 Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của một số cho trước.
3. Thái độ:
- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.
II/ Đồ dùng dạy- học:
*GV: Bảng phụ bài 4 Tr. 9SGK.
* HS: SGK Toán.
III/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- HS lên bảng:
Viết các phân số thập phân: tám phần mười, hai trăm bốn mươi lăm phần một nghìn.
- Các phân số thế nào gọi là phân số thập phân?
- Lớp nhận xét đánh giá.
*/ Trong giờ học này các em sẽ cùng làm các bài tập về phân số thập phân và tìm giá trị phân số của một số cho trước. GV ghi đầu bài.
2. Phát triển bài: 
Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 1( Tr.9):
- GV vẽ tia số lên bảng.
- Thế nào là phân số thập phân?
* Bài 2 (Tr.9):
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
- Cho HS tự làm vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét, đánh giá.
* Bài 3(Tr. 9):
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
- Cho HS tự làm vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét nêu cách làm.
* Bài 4( Tr. 9):
- GV treo bảng phụ .
- HS đọc YC, lớp đọc thầm.
- Nhận xét nêu cách làm.
* Bài 5( Tr.9):
- GV hướng dẫn.
- GV chấm bài.
- GV nhận xét ghi điểm.
3.Kết luận:
* Thế nào là phân số thập phân?
* GV nhận xét giờ học.
- Xem lại bài đã chữa, chuẩn bị giờ sau Tr.10 SGK.
- Hát đầu giờ.
- HS lên bảng.
- Có mẫu số là 10, 100, 1000...
- HS lắng nghe.
 HS đọc YC, lớp đọc thầm.
- HS làm bài.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc .
- Các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000,... gọi là phân số thập phân.
- HS đọc YC, lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng, lớp làm nháp.
- Nhận xét, đánh giá.
.
- HS đọc YC , lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng, lớp làm nháp.
- HS nhận xét đánh giá.
;;
.
- HS đọc YC, lớp đọc thầm.
- 2 HS lên bảng, lớp làm sách.
- HS nhận xét ,đánh giá.
; ; ;.
- HS đọc YC, lớp đọc thầm.
- Lớp làm vở, 1 HS làm bảng phụ.
 Bài giải:
Số học sinh giỏi toán là:
 30 x 9 (học sinh)
Số học sinh giỏi Tiếng Việt là:
 30 x = 6 ( học sinh )
 Đáp số: 9 học sinh; 6 học sinh.
-----------------------------------@&?--------------------------------------
Tiết3: TẬP ĐỌC
NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
Qua bài: “Thư gửi các học sinh” Bác Hồ khuyên các em học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh các thế hệ sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước Việt Nam cường thịnh, sánh vai với các nước giàu mạnh.
-Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
Hiểu nội dung bài : Việt Nam có truyền thống khoa cử thể hiện nền văn hiến lâu đời . Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
I/ Mục tiêu
-Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
- HS hiểu được 1 số từ ngữ khó trong bài.
 + Hiểu nội dung bài : Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời . Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
II/ Đồ dùng dạy học.
 GV-Tranh Văn Miếu Quốc Tử Giám.
 - Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn của bảng thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy -học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
Ổn định :
Bài cũ:
-Yêu cầu HS đọc bài “Thư gửi các học sinh”
- GV nhận xét, đánh giá.
-Dùng tranh để giới thiệu.Giới thiệu bài : gián tiếp.
2. Phát triển bài:
 a) Hướng dẫn HS luyện đọc .
- Y/c 1 HSG đọc toàn bài 1 lượt.
- GV hướng dẫn cách đọc bảng thống kê.
- GV chia bài thành 3 đọan và yêu cầu HS đọc nối tiếp
- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng ,chưa phù hợp với bảng thống kê. cho HS.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn L2 , GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong phần giải thích SGK.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp cho nhau nghe.
- GV đọc mẫu toàn bài và lưu ý cách đọc cho từng đoạn 
 b) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm và lướt đoạn 1 và trả lời câu 1 SGK.
-Y/c HS đọc thầm bảng thống kê và trả lời câu hỏi 2.
-GV mở rộng kiến thức trong SGV.
- Y/c HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu 3 SGK.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
-GV mời 3 em đọc lại toàn bài.
-GV uốn nắn sửa chữa cho những em còn yếu.
Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn 2: bảng số liệu thống kê.
-GV nhận xét đánh giá và sửa cho HS đọc đúng nếu cần có thể GV đọc mẫu.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm giữa các nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Kết luận:
- Nội Dung bài muốn nói với chúng ta điều gì?
- Liên hệ giáo dục HS phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
- HS nhắc lại nội dung bài 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
-2 HS đọc kết hợp trả lời nội dung câu hỏi của bài.
- Qua bức thư Bác Hồ mong muốn ở các em điều gì?
- HS nhận xét, đánh giá điểm
- HS chú ý lắng nghe để nắm được truyền thống học tập của của lâu đời của nước ta.
- 1 HS giỏi đọc ,lớp theo dõi. 
-3 HS đọc ,mỗi em đọc1 đoạn
-HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.
-Luyện đọc theo cặp ( Đọc lặp lại để mỗi em được 1lần
toàn bài.)
-HS làm việc cá nhân. Đại diện trả lời ,lớp nhận xét.
+ HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra:
1) Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc niên vì điều gì?
2) Hãy đọc và phân tích bảng số liệu thống kê theo các mục sau:
Chiều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
Chiều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?
3) Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá Việt Nam?
* Việt Nam có truyền thống khoa cử thể hiện nền văn hiến lâu đời . Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
-3 HS đọc bài,lớp theo dõi ,nhận xét.
-HS theo dõi và nhận xét giọng đọc ,cách ngắt nghỉ của bạn.
- 1 HS đọc mẫu.
- HS nhận xét. 
- GV đi các nhóm theo dõi, giúp đỡ HS.
- HS thi đọc diễn cảm giữa các nhóm.
- HS nhận xét, đánh giá.
- Bình luận bạn đọc đúng và hay nhấn.
- Việt Nam có truyền thống khoa cử thể hiện nền văn hiến lâu đời . Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
-----------------------------------@&?--------------------------------------
Tiết 3: CHÍNH TẢ( NGHE - VIẾT) 
 LƯƠNG NGỌC QUYẾN
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
-Nghe viết đúng ,trình bày đúng bài chính ta:Việt Nam thân yêu.
-Trình bày đúng hình thức thơ lục bát
-Tìm được tiếng thích hợp với mỗi ô trống theo yêu cầu của bài tập
 - Nghe viết đúng đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Ghi lại đúng phần vần của tiếng ( từ 8 đến 10 tiếng) trong BT2 ; chép đúng vần của 
Các tiếng vào mô hình, theo yêu cầu của bài tập 3. 
I/ Mục đích- Yêu cầu:
 - Nghe viết đúng đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Ghi lại đúng phần vần của tiếng ( từ 8 đến 10 tiếng) trong BT2 ; chép đúng vần của 
Các tiếng vào mô hình, theo yêu cầu của bài tập 3. 
 II/ Đồ dùng dạy- học: 
- VBT Tiếng Việt 5, tập1.
- Bảng phụ bài 3 Tr. 17
III/ Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
Ổn định :
Bài cũ:
 GV gọi 2 HS Nhắc lại quy tắc viết chính tả: g/ gh; ng/ ngh; c/ k.
 - Đọc cho HS viết bảng: ghê gớm, nghe ngóng, cống hiến.
- GV nhận xét, đánh giá.
Giới thiệu bài:
- GV nêu MĐ- YC giờ học.Ghi đầu bài.
2. Phát triển bài:
a) Hướng dẫn HS viết chính tả:
- GV đọc toàn bài chính tả trong SGK 1lượt.
- GV Giới thiệu về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến dựa vào thông tin và ảnh chân dung.
b)GV yêu cầu HS viết bài:
- GV đọc cho HS viết bài. 
- GV đọc cho HS soát lỗi 
- GVchấm chữa bài.
- GV nhận xét bài viết .
c) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài 2( Tr. 17):
 - Gọi 1 HS đọc YC, lớp đọc thầm.
- HS viết nháp + bảng phụ.
- HS gắn bài, lớp nhận xét, đánh giá.
* Bài 3( Tr. 17):
 - Gọi 2 HS đọc YC, lớp đọc thầm. 
- GV nhận xét,đánh giá.
- 2 HS nhắc lại quy tắc viết chính tả đối với g/ gh; ng/ ngh; c/ k.
- 1 HS lên bảng viết; dưới lớp viết vào vở nháp.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS quan sát ảnh chân dung. : Lương Ngọc Quyến sinh năm 1885 mất năm 1971. Tên ông được đặt tên cho nhiều đường phố, nhiều trường học ở các tỉnh và thành phố. Ở tỉnh Thái Nguyên chúng ta có đường mang tên ông và trường học cũng mang tên ông.
- Đọc thầm bài, tìm các từ dễ viết sai. 
- HS viết bảng+ nháp: Ngày 10-8- 1971,
mưu, lực lượng, khoét, xích sắt.
- HS lấy vở viết bài.
- HS đọc yêu cầu của BT.
+ Trạng( vần ang), nguyên( vần uyên), Nguyễn, Hiền, khoa, thi.
+ làng , Mộ, Trạch, huyện, Bình, Giang.
- HS đọc Yc, lớp đọc thầm.
- HS làm vở + bảng phụ.
+ Lưu ý: 
- HS có thể đánh hoặc không đánh dấu thanh vào âm chính trong mô hình cấu tạo vần giống như M:( Nguyễn) trong SGK.
Tiếng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
trạng
a
ng
nguyên
u
yê
n
Nguyễn
u
yê
n
Hiền
iê
n
khoa
o
a
thi
i
làng
a
ng
Mộ
ô
Trạch
a
ch
huyện
u
yê
n
Bình
i
nh
Giang
a
ng
- GV chốt lại: 
+ Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính.
+ Ngoài âm chính, một số âm còn có thêm âm cuối( trạng, làng...) , âm đệm (nguyên, nguyễn, khoa, huyện). Các âm đệm được ghi bằng chữ các o hoặc u.
+ Có những vần có đủ cả âm đệm, âm chính và âm cuối( nguyên, nguyễn, huyện).
- Bộ phận không thể thiếu trong tiếng là âm chínhvà thanh. Có tiếng chỉ có âm chính và thanh, VD: A ! Mẹ đã về; U về rồi! Ê lại đây chú bé!
3. Kết luận:
* Những tiếng có nguyên âm đôi khi đánh dấu thanh cần chú ý điều gì ? Nêu VD.
* GV nhận xét giờ học.
- Ghi lại cấu tạo vần.
- Chuẩn bị tiết sau Tr.26.
- Lớp sửa bài theo lời giải đúng.
-----------------------------------------------@&?-------------------------------------------------
Ngày soạn: 11/9/2011
Ngày giảng: Thứ ba ngày 13/9/201 ...  Biết cách chuyển 1 hỗn số thành phân số.Và vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia để làm các bài tập1( 3 hỗn số đầu); BT2(a,c);BT3(a,c). HS khá, giỏi làm thêm các ý còn lại.
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Cắt các tấm bìa hình vuông như SGK.
III/ Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định :
2. Bài cũ:
- Đọc và nêu các phần của hỗn số sau: 2.
- GV nhận xét , đánh giá.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Trong tiết học toán hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hỗn số và học cách chuyển một hỗn số thành phân số. GV ghi đầu bài.
b/ Hướng dẫn chuyển hỗn số thành phân số.
- GV dán hình vẽ như phần bài học của SGK lên bảng
- Em hãy đọc hỗn số chỉ phần hình vuông đã được tô màu .
- Đọc phân số chỉ số hình vuông đã được tô màu " Mỗi HV được chia thành 8 phần bằng nhau " 
* Đã tô màu 2 HV hay đã tô màu HV. Vậy ta có : 2 
* Hãy giải thích vì sao 2 
- GV nhận xét.
- Hãy viết hỗn số 2 thành tổng của phần nguyên và phần thập phân rồi tính tổng này
- GV điền tên các phần của hỗn số 2 vào phần các bước chuyển để có sơ đồ như sau:
Phần nguyên Mẫu số Tử số
 2=
- Dựa vào sơ đồ trên, em hãy nêu cách chuyển một hỗn số thành phân số
c/ Luyện tập:
* Bài 1 ( Tr. 13):
- Có thể viết hỗn số thành phân số thế nào?
* Bài 2( Tr. 14):
? Muốn cộng hai hỗn số ta làm thế nào?
* Bài 3(Tr. 14):
- Nêu cách nhân, chia hỗn số?
4. Củng cố :
 ? Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số.
5. Dặn dò:
- Xem lại bài đã chữa, chuẩn bị giờ sau Tr.14.
* GV nhận xét giờ học
- Lớp nhận xét , đánh giá.
- HS quan sát.
- Đã tô màu 2 hình vuông.
- Tô màu 2 HV tức là đã tô màu 16 phần. Tô màu thêm HV tức là tô màu thêm 5 phần. Đã tô màu 16 + 5 = 21 phần. Vậy có HV được tô màu.
- HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
- HS làm nháp + bảng: 2
- HS nhận xét 
- HS nêu phần nhận xét như SGK). 
- HS đọc nhận xét SGK.
- HS đọc YC, lớp đọc thầm.
- HS nêu YC.
- HS làm nháp + bảng.
2 ;
3
- HS nhận xét, đánh giá. 
- HS đọc YC, lớp đọc thầm.
- HS nêu mẫu.
- Mỗi dãy bàn làm một ý, hai HS lên bảng.
- Nhận xét, đánh giá.
b) 9 ;
c) 10 .
- HS đọc YC,lớp đọc thầm.
- HS nêu mẫu.
- HS làm vở + bảng.
- Lớp và GV nhận xét, đánh giá.
b)3 ;
c)
8
- 2HS nêu.
 --------------------------------------------
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Luyện tập về từ đồng nghĩa
I/ Mục tiêu: * Giúp HS:
- Biết vận dụng về từ đồng nghĩa làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, phân loại các từ đã cho thành nhóm từ đồng nghĩa.
- Biết viết 1 đoạn văn miêu tả khoảng 5 câu có sử dụng từ đồng nghĩa đã cho.
II/ Đồ dùng dạy -học:
- VBT. Bảng phụ.
- Viết sẵn từ ngữ bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy -học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Hs làm bài tập 4 tiết trước
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay , các em cùng luyện tập về từ đồng nghĩa, viết đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa qua tiết 4...
b) Nội dung bài:
* Bài 1( Tr 22):
+ Thế nào là từ đồng nghĩa?
* Bài 2( Tr 22):
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Các từ ở từng nhóm có nghĩa là gì?
* Bài 3( tr 22):
 - GV nêu yêu cầu.
GV nhận xét, đánh giá.
Ví dụ: Cánh đồng lúa quê em rộng mênh mông, bát ngát. Đứng ở đầu làng nhìn xa tít tắp, ngút tầm mắt. Những làn gió nhẹ thổi qua làn sóng lúa dập dờn. Đàn trâu thung thăng gặm cỏ bên bờ sông. ánh nắng chiếu vàng chiếu xuống mặt sông lấp lánh.
- GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố:
- Thế nào là từ đồng nghĩa?
5. Dặn dò:
- Về viết lại đoạn văn hay hơn.
- Chuẩn bị tiết 5.
- GV nhận xét giờ học.
a) Em yêu Đại Từ quê hương em.
b) Tuyên quang là quê mẹ của em.
c) Ai đi đâu xa cũng luôn nhớ về quê cha đất tổ của mình.
d) Bà em luôn mong khi chết đi được đưa về nơi chôn rau cắt rốn của mình.
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS làm bài nháp + 1HS làm bảng phụ.
** Từ đồng nghĩa là: mẹ , má , u , bu ,bầm , bủ , mạ.
- HS gắn bài, lớp nhận xét, đánh giá.
- Từ đồng nghĩa là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Các cặp đọc kĩ bài,HS thảo luận cặp ( TG 5')
- Các cặp thảo luận làm nháp + 2 cặp làm bảng phụ.
- HS gắn bài, đọc bài, lớp nhận xét, đánh giá
Các nhóm từ đồng nghĩa
1
bao la
mênh mông
bát ngát
thênh thang
2
lung linh
long lanh
lóng lánh
lấp loáng
lấp lánh
3
vắng vẻ
hiu quạnh
vắng teo
vắng ngắt
hiu hắt
- Nhóm 1: Đều chỉ 1 không gian rộng lớn, đến mức như vô cùng, vô tận. 
Nhóm 2: Đều gợi tả vẻ lay động rung rinh của vật có ánh sáng phản chiếu vào. Nhóm 3: Đều gợi tả sự vắng vẻ, không có người, không có vẻ hoạt động của con người.
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
- HS làm vở + 2 HS làm bảng phụ.
- HS gắn bài và đọc bài của mình, lớp 
 nhận xét, đánh giá.
- 3 HS dưới lớp đọc bài của mình, HS khác nhận xét, đánh giá.
.
 -------------------------------------------------
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN.
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I/ Mục đích, yêu cầu.
- HS biết thống kê đơn giản gắn với các số liệu về từng HS trong lớp . biết trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng.
- Dựa vào bài nghìn năm văn hiến, HS hiểu cách trình bày các số liệu thống kê và tác dụng của các số liệu thống kê( giúp thấy rõ kết quả , đặc biệt là những kết quả có tính so sánh.)
- Trình bày trên bảng thống kê khoa học, sạch đẹp. 
- Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu( BT 2)
II/ Đồ dùng dạy học.
GV : Bút dạ, 1 số tờ phiếu ghi mẫu thống kê ở bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.
-Y/c HS đọc đoạn văn tả cảnh trong ngày đã hoàn chỉnh.
2.Bài mới.
a)Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích ,yêu cầu của giờ học
b) Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1.HS đọc nội dung yêu cầu của bài tập 1.
-? Bài tập 1 Y/c làm mấy việc đó là những việc nào?
-GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp .
-GV và HS cùng nhận xét BS.
Bài tập 2: HS đọc Yêu cầu của bài.
-GV giúp HS nắm vững yêu cầu của đề.
-GV phát phiếu và giao nhiệm vụ cho nhóm .
-GVvà HS cùng nhận xét bổ sung , biểu dương nhóm làm bài tốt.
-Yêu cầu HS nêu tác dụng của bảng thống kê.
-GV chốt lại kiến thức cần ghi nhớ.
3. Củng cố 
? Hãy nêu tác dụng của bảng thống kê?
4. Dặn dò
-GV nhận xét tiết học, nhận xét về cách lập bảng thống kê và biểu dương những em lập bảng và trình bày tốt.
-Y/c HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài và quan sát cơn mưa để chuẩn bị cho tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
-3 HS đọc bài, lớp nhận xét đánh giá.
-2 HS đọc.Lớp theo dõi 
-2 HS trả lời.
-HS làm việc theo cặp .
 -HS đại diện nhóm trình bày trước lớp.
 -2 HS đọc yêu cầu của đề.
-HS thảo luận làm theo nhóm và đại diện trình bày.
-2 HS nêu.
- 1 HS nhắc lại.
 ĐỊA LÝ
Địa hình và khoáng sản
I/ Mục tiêu:
* Sau bài học HS nêu được:
- Biết dựa vào bản đồ, lược đồ để nêu được một số điểm chính của địa hình, khoáng sản của nước ta.
- Kể tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng của nươca ta trên bản đồ, lược đồ.
- Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí mỏ than, sắt, a- pa - tít, dầu mỏ.
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Bản đồ địa lí VN, Bản đồ khoáng sản VN.
III/ Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Nêu vị trí của nước ta? Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào? Diện tích lãnh thổ nước ta là bao nhiêu?
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Nội dung bài:
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân( TG 3')
1) Địa hình 
+ Chỉ vị trí của vùng đồi núi và đồng bằng trên lược đồ hình 1. So sánh diện tích đồi núi và diện tích đồng bằng.
+ Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các dãy núi chính trong đó dãy nào có hướng Tây Bắc- Đông Nam? Dãy nào có hình cánh cung?
+ Kể tên và chỉ trên bản đồ vị trí các đồng bằng, cao nguyên lớn của nước ta.
+ Nước ta có mấy hướng chính đó là hướng nào?
- GVKL: Trên phần đất liền của nước ta diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, là diện tích đồng bằng và phần lớn đồng bắng châu thổ do phù sa của sông ngòi bồi đắp.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm ( TG 5')
2) Khoáng sản. 
- GV treo lược đồ khoáng sản Việt Nam, các nhóm quan sát lược đồ đọc mục 2 và sự hiểu biết của bản thân thảo luận cặp các câu hỏi sau:
+ Hãy đọc tên lược đồ và cho biết lược đồ này dùng để làm gì?
+ Dựa vào lược đồ và kiến thức của em, hãy nêu tên một số khoáng sản ở nước ta. Loại khoáng sản nào có nhiều nhất?
+ Chỉ những nơi có mỏ than, sắt, a- pa- tít, bô-xít, dầu mỏ.
- Gv nhận xét, bổ xung.
* Ở địa phương em có những khoáng sản nào?
- GVKL: Nước ta có nhiều loại khoáng sản như than, mỏ dầu, khí tự nhiên, than , thiếc, đồng, bô- xít, vàng, a- pa- tít,... trong đó than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất ở nước ta và tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh.
3) Ghi nhớ:
- Trên đất liền nước ta diện tích đồi núi và đồng bằng có đặc điểm gì?
- Khoáng sản nước ta có đặc điểm gì? Sự phân bố của một số khoáng sản có nhiều ở nước ta
4. Củng cố:
- Phiếu bài tập.
- Bài 1 Tr. 2 VBT.
- GV treo bảng phụ phiếu bài tập
+ ý đúng là ý c.
.5. Dặn dò:
- Học bài và chuẩn bị bài 3 Tr. 72.
- GV nhận xét giờ học
- HS lê bảng trả lời kêt hợp chỉ bản đồ.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS đọc mục 1 và quan sát hình 1 SGK , trả lời câu hỏi:
. HS chỉ và dùng que chỉ khoanh vào từng vùng trên lược đồ . Diện tích đồi núi > đồng bằng gấp khoảng 3 lần.
. HS chỉ các dãy núi chính, Dãy núi hướng Tây Bắc- Đông Nam là: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc.Các dãy núi hình cánh cung là: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, ngoài ra còn có dãy Trường Sơn Nam.
. Các đồng bằng: Bắc Bộ, Nam Bộ, duyên hải Miền Trung.
. Các cao nguyên: Sơn La, Mộc Châu, Kon Tum, Plây cu, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.
. Nước ta có 2 hướng chính là:hướng Tây Bắc- Đông Nam và hình cánh cung.
- HS trả lời từng câu hỏi.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận theo cặp.
- Lược đồ một số khoáng sản VN giúp ta nhận xét về khoáng sản VN( Có các loại khoáng sản nào? Nơi có loại khoáng sản đó?).
. Nước ta có nhiều loại khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, thiếc, đồng, bô- xít, vàng, a- pa- tít... than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất.
. HS chỉ lược đồ, chỉ đến vị trí nào thì nêu tên vị trí đó.
. Mỏ than: Cẩm Phả, Vàng Gianh ở Quảng Ninh. Núi Hồng, Phấn Mễ, Khánh Hoà ở Thái Nguyên.
. Mỏ sắt: Yên Bái, Thái Nguyên, Thạch Khê( Hà Tĩnh).
. Mỏ a- pa- tít : Cam Đường( Lào Cai).
. Mỏ bô- xít có nhiều ở Tây Nguyên. 
. Dầu mỏ đã phát hiện có ở Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng trên Biển Đông.
- Một số HS trình bày, lớp nhận xét, bổ xung.
* Một số HS trình bày trước lớp về đặc điểm khoáng sản của nước ta.
- Lớp nhận xét, bổ xung.
- HS nêu ghi nhớ, HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc YC, lớp làm VBT ( TG 2'), một HS làm phiếu .
- Lớp và GV nhận xét, đánh giá.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL5 TUAN 2 CKTKN DA SUA.doc