Giáo án Lớp 5 - Đàm Thị Vân - Trường PTCS Chiêu Vũ

Giáo án Lớp 5 - Đàm Thị Vân - Trường PTCS Chiêu Vũ

Mục tiêu:

- Củng cố các kiến thức, các phép tính và tính chất của các phép tính với số tự nhiên.

- ứng dụng tính giá trị của các biểu thức đối với số tự nhiên.

II. Nội dung:

1. Phép cộng:

a + b + c = d

(a, b, c, là các số hạng. d là tổng)

* Tính chất của phép cộng:

+ Giao hoán: a + b = b + a

 VD: 4 + 6 = 6 + 4 = 10

+ Kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c)

 

doc 24 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1128Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Đàm Thị Vân - Trường PTCS Chiêu Vũ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba
Ngày soạn: 05.01.2009
Ngày giảng: 06.01.2009
Toán:
Ôn tập và bổ xung về số tự nhiên
I. Mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức, các phép tính và tính chất của các phép tính với số tự nhiên.
- ứng dụng tính giá trị của các biểu thức đối với số tự nhiên.
II. Nội dung:
1. Phép cộng:
a + b + c = d
(a, b, c, là các số hạng. d là tổng)
* Tính chất của phép cộng:
+ Giao hoán: a + b = b + a
 	VD: 4 + 6 = 6 + 4 = 10
+ Kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c)
 	VD: 5 + 6 + 7 = 11 + 7 = 18
 	 5 + 6 + 7 = 5 + 13 = 18
+ Cộng với 0: 0 + a = a + 0
 	VD: 0 + 21 = 21 + 0 = 21
2. Phép trừ:
a - b = c
(a là số bị trừ, b là số trừ, c là hiệu)
* Tính chất của phép trừ
+ Trừ đi số 0: a - 0 = a. 
 VD: 23 - 0 = 23 
 + Số bị trừ bằng số trừ: a - a = 0
 VD: 27 - 27 = 0
 + Trừ đi một tổng: 
 a - (b + c) = a - b - c = a - c - b
 VD: 45 - (20 + 15) = 45 - 20 - 15 
 = 25 - 15 = 10
3. Phép nhân:
a x b = c
(a, b là thừa số; c là tích)
 * Tính chất của phép nhân:
 + Giao hoán: a x b = b x a
 VD: 4 x 5 = 5 x 4 = 20
 + Kết hợp: a x ( b x c) = (a x b) x c
 + Nhân với số 1: a x 1 = 1 x a = a
 VD 23 x 1 = 1 x 23 = 23
 + Nhân với số 0: a x 0 = 0 x a = 0
 VD: 45 x 0 = 0
 + Nhân với 1 tổng: 
 a x (b + c) = a x b + a x c
 VD: 12 x (5 + 7) = 12 x 5 + 12 x 7
 = 60 + 84
 = 144
4. Phép chia:
a : b = c
(a là số bị chia, b là số chia, c là thương)
 * Tính chất của phép chia:
 + Chia cho số 1: a : 1 = a
 VD: 34 : 1 = 34
 + Số bị chia bằng số chia: a : a = 1
 VD: 87 : 87 = 1
 + Số bị chia bằng 0: 0 : a = 0
 VD: 0 : 542 = 0
 + Chia cho một tích: 
 a : (b x c) = (a : b) : c = (a : c) : b
 VD: 75 : (5 x 3) = 75 : 5 : 3
 = 15 : 3 = 5
Luyện tập 
Tính giá trị của các biểu thức sau:
	1/ 15 x 16 + 15 x 92 - 8 x 15
	= 15 x (16 + 92 – 8 )
	= 15 x 100
	= 1500
	2/ 52 x 64 + 520 x 7 - 52 x 34
	= 52 x 64 + 52 x 70 - 52 x 34
	= 52 x ( 64 + 70 – 34 )
	= 52 x 100
	= 5200
	3/ 75 + 138 x 75 - 39 x 75
	= 75 x ( 1 + 138 – 39)
	= 75 x 100
	= 7500
	4/ 26 + 45 x 26 + 260 + 44 x 26
	= 26 + 45 x 26 + 26 x 10 + 44 x 26
	= 26 x ( 1 + 45 + 10 + 44 )
	= 26 x 100
	= 2600
5/ 47 x 28 - 28 x 16 + 969 x 28
= 28 x (47 - 16 + 969)
 	= 28 x 1000
 	= 28 000
6/ 240 x 36 + 360 x 76
 	= 24 x 10 x 36 + 360 x 76
 	= 24 x 360 + 360 x 76
 	= 360 x (24 + 76)
 	= 360 x 100
 	= 36 000
thứ năm
Ngày soạn: 07.01.2009
Ngày giảng: 08.01.2009
Các bài toán về số tự nhiên và các chữ số tạo thành; Các bài toán giải bằng cách phân tích số
I. Mục tiêu:
- Hướng dẫn học sinh giải các bài tập dạng viết số tự nhiên từ những chữ số cho trước. 
- Dựa vào cấu tạo của số nhiên giải các bài toán bằng cách phân tích số.
II. Nội dung:
I. Giải các bài tập dạng viết số tự nhiên từ những chữ số cho trước. 
Bài tập 1. 
Cho 4 chữ số: 0 ; 3 ; 8 ; 9.
a/ Viết được bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau từ bốn chữ số đã cho.
b/ Tìm số lớn nhất, số bé nhất
Bài giải:
a/ Chọn chữ số 3 làm chữ số hàng nghìn ta có 6 số thoả mãn đầu bài là: 3089 ; 3098 ; 3809 ; 3890 ; 3908 ; 3980.
Chữ số 0 không thể đứng ở vị trí hàng nghìn nên trong 4 số 0 ; 3 ; 8 ; 9 chỉ có 3 số đứng ở vịi trí hàng nghìn (3; 8; 9).
Vậy có tất cả các số thoả mãn đầu bài là: 
	6 x 3 = 18 ( số )
b/ Số lớn nhất là: 9830
 Số bé nhất là: 3089
Bài tập 2. 
Có thể lập được bao nhiêu số có 3 chữ số. Biết rằng số đó chia hết cho cả 2 ; 5 ; 9.
Bài giải:
Số để chia hết cho cả 2 và 5 phải có chữ số tận cùng bằng 0.
Vì số cần tìm phải chia hết cho cả 9 nên tổng chữ số ở hàng trăm và chữ số hàng chục phải chia hết cho 9. Chữ số 0 không thể đứng ở vị trí hàng trăm. Nên các chữ số đứng ở hàng trăm và hàng chục của các số thoả mãn các yêu cầu của đầu bài chỉ có thể là: 9 – 0 ; 1 – 8 ; 8 – 1 ; 2 – 7 ; 7 – 2 ; 3 – 6 ; 6 – 3 ; 4 – 5 ; 5 – 4. 
Vậy có 9 số thoả mãn đầu bài là: 900 ; 180 ; 810 ; 270 ; 720 ; 360 ; 630 ; 450 ; 540.
2. Các bài toán giải bằng cách phân tích số
Bài tập 1. 
Tìm số có hai chữ số biết rằng nếu ta viết thêm chữ số 9 vào bên trái số đó ta được một số lớn gấp 13 lần số cần tìm.
Bài giải:
Gọi số cần tìm là ab. Khi viết thêm chữ số 9 vào bên trái ta được số 9ab.
Theo bài ra ta có:
	9ab = ab x 13
	 900 + ab = ab x 13
	900 = ab x 13 – ab
	900 = ab x ( 13 – 1 )
	 ab = 900 : 12
	 ab = 75
Thử lại: 975 : 75 = 13
Vậy số cần tìm là 75.
Bài tập 2. 
Cho 1 số tự nhiên có ba chữ số. Người ta viết thêm số 90 vào bên trái để được số mới lớn gấp 721 lần số đã cho. Tìm số tự nhiên có ba chữ số đã cho.
Bài giải:
Gọi số cần tìm là abc. Khi viết thêm số 90 vào bên trái ta được số 90abc.
Theo đầu bài ra ta có:
	90abc = 721 x abc
	90000 + abc = 721 x abc
	90000 = 721 x abc – abc
	90000 = abc x ( 721 – 1 )
	90000 = abc x 720
	 abc = 90000 : 720
	 abc = 125
Thử lại: 90125 : 125 = 721
Vậy số tự nhiên có 3 chữ số cần tìm là 125
Thứ ba
Ngày soạn: 12.01.2009
Ngày giảng:13.01.2009
Củng cố các tính chất của bốn phép tính
với số tự nhiên
I. Mục tiêu:
- Củng cố các tính chất của bốn phép tính với số tự nhiên. áp dụng để giải toán tính nhanh.
II. Nội dung:
Bài tập 1. Tính nhanh
a/ 21 x 6 + 18 x 6 + 6 x 61
= 6 x (21 + 18 + 61)
= 6 x 100 
= 600
b/ 1078 x 25 – 25 x 35 – 43 x 25
= 25 x ( 1078 – 35 – 43 )
= 25 x 1000
= 25000
c/ 621 x 131 + 131 x 622 – 243 x 131
= 131 x ( 621 + 622 – 243)
= 131 x 1000
= 131000
d/ 49 x 75 - 6 x 25 + 53 x 75 
 	= 49 x 75 - 2 x 3 x 25 + 53 x 75
= 75 x (49 - 2 + 53)
= 75 x 100
 	= 7500
	Bài tập 2. Tính nhanh
	a/ 74 x 18 + 740 x 6 + 22 x 74
	= 74 x 18 + 74 x 60 + 22 x 74
	= 74 x ( 18 + 60 + 22)
	= 74 x 100
	= 7400
	b/ 20 x 23 + 41 x 46 + 46 x 49
	= 10 x 2 x 23 + 41 x 46 + 46 x 49
= 10 x 46 + 41 x 46 + 46 x 49
= 46 x ( 10 + 41 + 49 )
= 46 x 100 
= 4600
c/ 31 x 15 + 150 x 5 – 15 + 20 x 15
= 31 x 15 + 15 x 50 – 15 + 20 x 15
= 15 x (31 + 50 – 1 + 20 )
= 15 x 100
= 1500
	Bài tập 3. Tính nhanh
	a/ 23 + 123 + 77 + 877
	= 23 + 77 + 123 + 877
	= 100 + 1000
	= 1100
	b/ 25 x 122 x 4 x 10
	= 25 x 122 x 40
	= 25 x 40 x 122
	= 1000 x 122
thứ năm
Ngày soạn: 14.01.2009
Ngày giảng: 15.01.2009
Khái niệm về phân số và
Một số phép biến đổi về phân số
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập lại các khái niệm về phân số và một số phép biến đổi về phân số đã học. Vận dụng các khái niệm vào giải một số bài tập liên quan đến phân số.
II. Nội dung:
I. Một số kiến thức cần nhớ:
1. Phân số được kí hiệu là , (trong đó a, b là các số tự nhiên, b khác 0). a gọi là tử số, b gọi là mẫu số.
2. Phân số bao giờ cũng là kết quả của phép chia 2 số tự nhiên. (Số chia khác 0).
3. Phân số = tương đương a x d = b x c
	4. Khi ta nhân hay chia tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số mới bằng phân số đã cho.
	 (m khác 0) 	 (m khác 0) 
	5. Rút gọn phân số là chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho một số khác 0; 1 để được phân số đơn giản hơn.
	6. Phân số tối giản là phân số mà mẫu số và tử số đều cùng không chia hết cho một số tự nhiên nào khác 0; 1.
	7. Quy đồng mẫu số nhiều phân số là biến đổi các phân số đã cho về các phân số có cùng mẫu số sao cho giá trị của các phân số đã cho không đổi.
	Muốn quy đồng mẫu số nhiều phân số ta làm như sau:
	+ Tìm Bội số chung nhỏ nhất của các mẫu số, sau đó tìm thừa số phụ của mỗi mẫu số.
	+ Nhân cả tử và mẫu của các mẫu số với thừa số phụ tương ứng.
	II. Thực hành luyện tập:
	Bài 1. 
	a) Một người muốn hoàn thành một công việc phải mất 6 giờ, vậy trong 1 giờ; 2 giờ; 3 giờ người đó làm được bao nhiêu phần công việc.
	b) Các phân số sau có bằng nhau không:
	 ; ; ?
	c) Điền số thích hợp vào chỗ chấm để có cách viết đúng.
d) Những phân số sau, phân số nào là phân số tối giản ?
	 ; ; 
e) Quy đồng mẫu số các phân số sau:
	 ; ; 
Bài giải:
a) Một giờ người đó làm được: 1 : 6 = (công việc).
 Hai giờ người đó làm được: 2 : 6 = (công việc).
 Ba giờ người đó làm được: 3 : 6 = (công việc).
b) = = .
c) 
 	= . Vậy số cần điền là 6.
 = . Vậy số cần điền là 28.
d) Phân số tối giản là: ; .
e) Quy đồng mẫu số các phân số: ; ; 
	 = ; = ; = 
Bài 2. 
	a) Phân số sẽ thay đổi như thế nào nếu giảm mẫu số đi và tử số không đổi ?
	b) Phân số sẽ thay đổi như thế nào nếu tăng tử số lên và mẫu số không đổi ?
	Bài giải:
	a) Giả sử phân số (có a là tử số, b là mẫu số). Nếu b giảm đi mà a không đổi thì lúc này phân số mới sẽ có giá trị là: hay : = x .
	Vậy Phân số sẽ bằng phân số đã cho nếu giảm mẫu số đi và tử số không đổi.
b) Giả sử phân số (có a là tử số, b là mẫu số). Nếu a tăng lên mà b không đổi thì lúc này phân số mới sẽ có giá trị là: 
	Vậy Phân số sẽ bằng phân số đã cho nếu tăng tử số lên và mẫu số không đổi.
Thứ ba
Ngày soạn: 02.02.2009
Ngày giảng:03.02.2009
Hệ thống các kiến thức cơ bản
về số thập phân
I. Mục tiêu:
- HS ôn tập các kiến thức cơ bản về số thập phân. Vận dụng giải một số bài tập về số thập phân.
II. Nội dung:
* Các kiến thức cơ bản về số thập phân.
1. Cấu tạo của số thập phân.
- Mỗi số thập phân đều có 2 phần: Phần nguyên và phần thập phân.
- Mỗi số tự nhiên a đều có thể biểu diễn dưới dạng một số thập phân có phần thập phân là những chữ số 0.
- Nếu viết rhêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó. 
2. Quy tắc so sánh số thập phân:
+ Quy tắc 1: Trong 2 số thập phân 
- Số nào có phần nguyên lớn hơn thì lớn hơn.
	- Khi phần nguyên của chúng bằng nhau ta so sánh đến phần thập phân lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn,  đến cùng một hàng nào đó, số thập phân nào có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn.
	- Nếu phần nguyên và phần thập phân của chúng bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
	+ Quy tắc 2: 
Khi hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau ta làm cho phần thập phân của hai số đó bằng nhau (bằng cách viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân), bỏ dấu phẩy ở hai số thập phân và so sánh 2 số tự nhiên tương ứng có được.
Số tự nhiên nào lớn hơn thì số thập phân tương ứng với nó lớn hơn.
3. Các phép tính về số thập phân
4. Các tính chất về các phép tính với số thập phân.
Đối với phép cộng và phép nhân các số thập phân cũng thoả mãn tính chất giao hoán, kết hợp và phân phối như đối với số tự nhiên.
5. Các quy tắc tính nhẩm:
- Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ta chỉ việc rời dấu phẩy của số đó sang phải 1, 2, 3,  chữ số.
- Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ta chỉ việc rời dấu phẩy của số đó sang trái 1, 2, 3,  chữ số.
- Muốn nhân một số với 0,25 ta chia số đó cho 4.
- Muốn chia một số với 0,25 ta ... 
	A. 54% 	B. 29 % 	C. 45%
9. Số chia hết cho 3 là:
A. Có chữ số tận cùng là 3, 6, 9.
B. Có tổng các chữ số chia hết cho 3.
C. Chia hết cho 6.
10. Diện tích hình chữ nhật ABCD có chiều dài 6cm, chiều rộng 4cm là:
A. 10 cm2 	B. 24 cm2	C. 36 cm2
11. Viết phân số thành tỉ số phần trăm là:
	A. 80%	B. 4,5%	C. 54%
12. Kết quả của biểu thức: 207 + 54 : 6 là:
A. 29 	B. 206	C. 216 	
13. Đúng ghi Đ, sai ghi S:
 A. Tỷ số của 11 và 17 là 
B. Tỷ số của 5 và 8 là 
C. Tỷ số của c và d, với c = 10m; d = 5dm là 25
14. Nối mỗi dòng ở cột bên trái với một dòng ở cột bên phải để được kết quả đúng:
19,18
25,1 + 46,24 
72,34
6,2 + 91,94 
71,34
98,14
38,35 - 19,17 
B. Vận dụng và tự luận:
Hãy khoanh tròn chữ cái trước phương án đúng trong mỗi câu dưới đây:
15. An có 30 viên bi, trong đó có 12 bi xanh. Tỉ số phần trăm giữa số bi xanh và số bi An có là:
	A. 30% 	B. 40%	C. 50%	
16. Vì sao em chọn kết quả trên?
.....
.....
.....
.....
.....
17. Lãi xuất tiết kiệm là 0,6% một tháng. Một người gửi tiết kiệm 4000000 đồng. Sau một tháng số tiền lãi là:
A. 24 000 đồng	B. 34 000 đồng 	C. 42 000 đồng	
18. Vì sao em chọn kết quả trên?
.
.
.
.
.
Đáp án
I. Phần trắc nghiệm: 30 điểm (mỗi câu trả lời đúng được 1,5 điểm).
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
A
B
C
B
C
Câu
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
C
B
B
A
C
13. Đúng ghi Đ, sai ghi S: (Điền mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
S
A. Tỷ số của 11 và 17 là 
S
Đ
B. Tỷ số của 5 và 8 là 
C. Tỷ số của c = 10m; d = 5dm là 25
24. Nối mỗi dòng ở cột bên trái với một dòng ở cột bên phải để được khẳng định đúng: (Nối mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
19,18
25,1 + 46,24 
72,34
6,2 + 91,94 
71,34
98,14
38,35 - 19,17 
II. Vận dụng và tự luận:
15. An có 30 viên bi, trong đó 12 bi xanh. Tỉ số phần trăm giữa số bi xanh và số bi An có là:
	B. 40%	
16. Em hãy giải thích vì sao em chọn kết quả trên ?.
- Tỉ số phần trăm giữa bi xanh và số bi An có là: (12 : 30) 100 = 40%
17. Lãi xuất tiết kiệm là 0,6% một tháng. Một người gửi tiết kiệm 4 000 000 đồng. Sau một tháng số tiền lãi là:
A. 24 000 đồng	
18. Em hãy giải thích vì sao em chọn kết quả trên ?
- Số tiền lãi trong một tháng là: (4000000 0,6) : 100 = 24000 (đồng)
thứ năm
Ngày soạn: 18..02.2009
Ngày giảng: 19.02.2009
Các phương pháp giải toán có lời văn
(Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng)
I. Mục tiêu:
- HS luyện tập giải các bài toán có lời văn sử dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng.
II. Nội dung:
	A. Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng:
	Sử dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải toán là người ta dùng các đoạn thẳng để biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng có liên quan. 
Khi sử dụng phương pháp này nhất thiết người giải phải tìm ra được mối quan hệ giữa các đại lượng để lập sơ đồ đoạn thẳng làm căn cứ tính ra kết quả của bài toán. 
B. Một số bài toán giải bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng.
Bài 1. Đi từ thôn A đến thôn B phải qua thôn C và thôn D. Quãng đường AC dài 450m, quãng đường CD dài gấp đôi quãng đường AC, quãng đường DB ngắn hơn quãng đường CD 250m. Tính quãng đường AB.
Bài giải:
Theo bài ra ta có sơ đồ:
	Theo sơ đồ ta có:
	Chiều dài đoạn CD là: 
	450 x 2 = 900 (m)
	Chiều dài đoạn DB là:
	900 – 250 = 650 (m)
	Chiều dài đoạn AB là:
	450 + 900 + 650 = 2000 (m)
	Đáp số 2000 m
	Bài 2. Trong rổ có 22 quả vừa cam, vừa quýt, vừa chanh. Nếu tăng số quả cam lúc đầu gấp 2 lần thì tất cả có 27 quả, nếu tăng số quả quýt lúc đầu gấp 2 lần thì tất cả có 29 quả. Tính số quả mỗi loại trong rổ lúc đầu.
Hướng dẫn lập sơ đồ:
Theo bài ra ta có sơ đồ:
 ? cam ? quýt ? chanh
 22 quả 
 cam
 quýt
	Đáp số: Cam 5 quả, quýt 7 quả, chanh 10 quả.
	Bài 3. Trong tuần lễ vừa qua 4 tổ lớp 5A đạt được 34 điểm 10. Số điểm 10 của tổ 1 nhiều hơn số điểm 10 của tổ 2 là 3 điểm, số điểm 10 của tổ 2 nhiều hơn số điểm 10 của tổ 3 là 3 điểm, số điểm 10 của tổ 3 nhiều hơn số điểm 10 của tổ 4 là 3 điểm. 
	Hỏi trong tuần vừa qua mỗi tổ đã đạt được bao nhiêu điểm 10 ?
 Hướng dẫn lập sơ đồ:
Theo bài ra ta có sơ đồ:
Tổ 1
 3đ
34 điểm
Tổ 2
 3đ
Tổ 3
 3đ
Tổ 4
	Đáp số: Tổ 1: 13 đ, tổ 2: 10 đ, tổ 3: 7 đ, tổ 4: 4 đ.
Thứ ba
Ngày soạn: 16.02.2009
Ngày giảng:17.02.2009
Kiểm tra thử
Môn toán lớp 5
 (Thời gian làm bài : 60 phút)
Câu1: ( 6 điểm)
 Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D hãy ghi vào tờ giấy thi của thí sinh chữ cái trước câu trả lời đúng.
a/ Một hình chữ nhật có chu vi là 20 mét, chiều dài gấp 4 lần chiều rộng. Hỏi diện tích hình chữ nhật đó là bao nhiêu?
 A. 5 m2 B. 16 m2 C. 64 m2 D. 80 m2
b/ Tỉ số phần trăm của 9 và 20 là:
 A. 9,2% B. 20,9% C. 29% D. 45%
c/ Bán kính hình tròn lớn gấp 3 lần bán kính hình tròn bé. Hỏi diện tích hình tròn lớn gấp mấy lần diện tích hình tròn bé?
 A. 3 lần B. 6 lần C. 9 lần D. 12 lần
d/ Hai thùng dầu có 50 lít, nếu thùng thứ nhất thêm 5 lít nữa thì sẽ gấp 4 lần số dầu ở thùng thứ hai. Hỏi thùng thứ nhất có bao nhiêu lít dầu?
 A. 33 lít B. 39 lít C. 40 lít D. 44 lít
Câu 2: (3 điểm)
 Tìm Y biết: Y + Y : 0,5 + Y : 0,25 + Y : 0,125 = 15
Câu3: (3 điểm)
 Tìm một số có 4 chữ số. Biết số đó:
 + Chia hết cho 5.
 + Tổng các chữ số bằng 7.
 + Chữ số hàng nghìn kém chữ số hàng đơn vị là 3.
Câu 4: (4 điểm)
 Trên đoạn đường AB lúc 7 giờ hai xe ô tô cùng khởi hành đi ngược chiều nhau. Xe thứ nhất đi từ A đến B lúc 10 giờ, xe thứ hai đi từ B đến A lúc 12 giờ.
 Hỏi hai xe gặp nhau lúc mấy giờ?
Câu 5: (4 điểm)
 Một mảnh đất hình thang có trung bình cộng hai đáy là 46 mét. Nếu đáy lớn kéo dài thêm 7 mét nữa thì diện tích mảnh đất tăng thêm 140m2.
 a/ Tính diện tích mảnh đất hình thang?
 b/ Trên mảnh đất đó người ta để 85% trồng hoa màu còn lại qui hoạch nhà ở.
 Hỏi khu nhà ở bao nhiêu m2? 
thứ năm
Ngày soạn: 18..02.2009
Ngày giảng: 19.02.2009
Một số bài tập về biến đổi phân số
I. Mục tiêu:
- HS làm quen và giải một số bài tập nâng cao về biến đổi phân số.
II. Nội dung:
	I. Bài tập mẫu.
Bài 1.
	Cho phân số cần phải bớt ở tử số và mẫu số cùng một số là bao nhiêu để được một phân số mới bằng phân số .
	Bài giải:
	Sau khi bớt đi ở tử số và mẫu số của phân số cùng một số thì hiệu giữa mẫu số và tử số của chúng cũng không đổi.
Hiệu giữa mẫu số và tử số của phân số là: 41 - 17 = 24.
	Hiệu giữa mẫu số và tử số của phân số là: 17 - 2 = 12.
	Vì 24 : 12 = 2. Nên = .
	Như vậy người ta đã bớt cả tử và mẫu của phân số một số bàng 
17 - 7 = 10 để được phân số hay .
	Bài 2.
	Cho phân số cần phải thêm ở tử số và mẫu số cùng một số bằng bao nhiêu để được phân số mới bằng phân số .
	Bài giải:
	Sau khi thêm ở tử số và mẫu số của phân số cùng một số thì hiệu giữa mẫu số và tử số của chúng cũng không đổi.
	Hiệu giữa mẫu số và tử số của phân số là: 11 - 1 = 10.
	Hiệu giữa mẫu số và tử số của phân số là: 3 - 1 = 2.
	Vì 10 : 2 = 5. Nên = .
	Như vậy người ta đã thêm ở cả tử và mẫu của phân số một số bàng 15 - 11 = 4 để được phân số hay .
	Bài 3.
	Cho phân số . Hãy tìm một số tự nhiên để khi thêm số đó vào tử số và bớt ở mẫu số đi cùng một số đó thì được phân số mới bằng phân số .
	Bài giải: 
	Nếu ta thêm vào ở tử số và bớt đi ở mẫu số cùng một số tự nhiên thì tổng của tử số và mẫu số cũng không thay đổi.
	Tổng tử số và mẫu số của phân số là: 23 + 47 = 70.
	Tổng tử số và mẫu số của phân số là: 3 + 4 = 7.
	Vì 70 : 7 = 10. Nên = = .
	Như vậy phải thêm vào ở tử số và bớt đi ở mẫu số của phân số cùng một số tự nhiên là: 47 – 40 = 7 để được phân số bằng hay .
	II. Bài tập thực hành.
	Bài 1.
	Cho phân số cần phải bớt ở tử số và mẫu số cùng một số là bao nhiêu để được một phân số mới bằng phân số .
	Bài 2.
	Cho phân số cần phải thêm ở tử số và mẫu số cùng một số bằng bao nhiêu để được phân số mới bằng phân số.
	Bài 3.
	Cho phân số. Hãy tìm một số tự nhiên để khi thêm số đó vào tử số và bớt ở mẫu số đi cùng một số đó thì được phân số mới bằng phân số.
	(HS tự giải theo bài tập mẫu đã hưỡng dẫn)
Thứ ba
Ngày soạn: 23.02.2009
Ngày giảng:24.02.2009
Một số bài tập về rút gọn phân số
I. Mục tiêu:
- HS luyện tập các dạng toán nâng cao về rút gọn phân số.
II. Nội dung:
	I. Bài tập mẫu.
Bài 1.
 (Trường hợp khó xác định ước số chung của cả tử số và mẫu số)
	Rút gọn phân số .
Bài giải:
 = = 
Hướng dẫn:
 630 = 2 x 3 x 3 x 5 x 7.
 462 = 2 x 3 x 7 x 11
 Ước số chung là: 2 x 3 x 7 = 42.
	Bài 2.
(Trường hợp ở tử số và mẫu số có số các chữ số lặp lại giống nhau).
	Rút gọn phân số: .
 Bài giải:
 = 
 Hướng dẫn:
 203203203 : 203 = 1001001.
Ta chọn 1001001 làm ước số chung
	2. Luyện tập:
	Bài 1. Rút gọn các phân số sau:
a) 	b) 	c) 
	Bài 2. Rút gọn các phân số sau:
	a) 	b) 	c) 
thứ năm
Ngày soạn: 25.02.2009
Ngày giảng: 26.02.2009
Một số bài tập về so sánh phân số
I. Mục tiêu:
- HS biết các phương pháp thường được sử dụng để so sánh phân số. Vận dụng các phương pháp để giải các bài tập về so sánh phân số.
II. Nội dung:
	1. Các kiến thức cần lưu ý:
	1.1. So sánh phân số:
	a) Các phân số có cùng mẫu số: ta so sánh 2 tử số, phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
	b) Các phân số không cùng mẫu số: Trước hết ta quy đồng mẫu số các phân số rồi so sánh như trường hợp trên.
	1.2. Các phương pháp thường được sử dụng để so sánh 2 phân số khác mẫu số.
	a) Quy đồng mẫu số các phân số. (2 phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn).
	b) Quy đồng tử số các phân số. (2 phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn).
	c) So sánh với 1. (Phân số nào có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1. Phân số nào có tử số nhỏ hơn mẫu số thì phân số đó nhỏ hơn 1. Phân số nào có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1.
	d) So sánh qua phân số trung gian: 
( < và < thì < )
	Ví dụ. So sánh: và .
	Ta có: > và > Nên > .
	* Lưu ý: Phương pháp này chỉ sử dụng khi tử số và mẫu số của phân số này nằm trong khoảng tử số và mẫu số của phân số kia.
	e) So sánh 2 “phần bù” với 1 của mỗi phân số:
	(1 - thì > )
	Ví dụ. So sánh: và .
	Ta có 1 - = ; 1 - = .
	Vì > Nên < .
	*. Lưu ý: Phương pháp so sánh này chỉ dùng khi cả 2 phân số đều nhỏ hơn 1 và hiệu giữa mẫu số và tử số của chúng bằng nhau).
	g) So sánh 2 “phần hơn” với 1 của mỗi phân số:
	( thì < )
	Ví dụ. So sánh và .
	Ta có - 1 = ; - 1 = .
	Vì < Nên < .
	*. Lưu ý: Phương pháp so sánh này chỉ dùng khi cả 2 phân số đều lớn hơn 1 và hiệu giữa tử số và mẫu số của chúng bằng nhau).
	2. Thực hành luyện tập.
	Không quy đồng mẫu số hãy so sánh các phân số sau:
a) và 
d) và 
b) và 
e) và 
c) và 
g) và 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan Tuan HSG.doc