Giáo án Lớp 5 - Đàm Thị Vân - Trường PTCS Chiêu Vũ (tiếp)

Giáo án Lớp 5 - Đàm Thị Vân - Trường PTCS Chiêu Vũ (tiếp)

 I. Yêu cầu:

 Trong phần này giáo viên phải cung cấp cho học sinh những kiến thức về cấu tạo của từ, một số kiến thức về từ vựng Tiếng Việt như từ đơn, từ ghép, từ láy, cụm từ .

 - Có kỹ năng phân biệt các kiểu từ ghép, từ láy, các kiểu từ láy, từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa, đại từ .

 - Hiểu được nghĩa của một số chủ đề trong chương trình như: Tổ quốc; Nhân dân; Hoà bình; Hữu nghị- Hợp tác; Thiên nhiên; Bảo vệ môi trường, Hạnh phúc; Công dân; Trật tự- An ninh; Truyền thống; Nam nữ; Trẻ em; Quyền và bổn phận. Đặt biệt học sinh hiểu được nghĩa của một số từ Hán Việt có trong chương trình.

 

doc 52 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 2616Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Đàm Thị Vân - Trường PTCS Chiêu Vũ (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư
Ngày soạn: 06.01.2009
Ngày giảng: 07.01.2009
Môn tiếng việt lớp 5
Phần I: Luyện từ và câu
A. Chuyên đề về từ: 
 I. Yêu cầu: 
 Trong phần này giáo viên phải cung cấp cho học sinh những kiến thức về cấu tạo của từ, một số kiến thức về từ vựng Tiếng Việt như từ đơn, từ ghép, từ láy, cụm từ.
 - Có kỹ năng phân biệt các kiểu từ ghép, từ láy, các kiểu từ láy, từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa, đại từ ..
 - Hiểu được nghĩa của một số chủ đề trong chương trình như: Tổ quốc; Nhân dân; Hoà bình; Hữu nghị- Hợp tác; Thiên nhiên; Bảo vệ môi trường, Hạnh phúc; Công dân; Trật tự- An ninh; Truyền thống; Nam nữ; Trẻ em; Quyền và bổn phận. Đặt biệt học sinh hiểu được nghĩa của một số từ Hán Việt có trong chương trình.
 - Hiểu đúng nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ trong chương trình.
II. Một số dạng bài tập tham khảo
* Dạng 1: Xác định ranh giới từ( nhận diện từ)
 Đối với dạng bài này giáo viên hướng dẫn cho học sinh các thao tác, các phép thử để nhận diện ranh giới các từ:
 Ví dụ: Ta có thể chêm xen từ " và" vào giữa các tiếng mà nghĩa không thay đổi, nếu kết hợp giữa các tiếng lỏng lẻo thì là là hai từ đơn; còn kết hợp giữa các tiếng chặt chẽ thì đó là từ ghép. 
Bài tập 1: Cho đoạn văn, đoạn thơ sau:
 a, Trên thung sâu vắng lặng
 Những đài hoa thanh tân
 Uống dạt dào mạch đất
 Kết đọng một mùa xuân 
 Rồi quả vàng chiu chít
 Như trời sao quây quần.
 ( Rừng mơ- Trần Lê Văn)
 b. Việt Nam đẹp khắp trăm miền
 Bốn mùa một sắc trời riêng đất này
 Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây
 Non cao, gió dựng sông đầy nắng chang
 Sum sê xoài biết cam vàng
 Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi.
 ( Việt Nam- Lê Anh Xuân )
 c. Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích choè huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ mổ lách cách trên vỏ.
 d. Biển luôn luôn thay đổi tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu giận dữ. Như con người biết buồn vui, biển tẻ nhạt lạnh lùng, lúc sôi nổi hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng. 
 e. Xe chúng tôi đang leo chênh vênh trên dốc của con đường xuyên tỉnh Hoàng Liên Sơn. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên một cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác nước tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối đỏ rực lên ngọn lửa.
 - Tìm từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn thơ, đoạn văn trên.
 - Phân loại các kiểu từ ghép, từ láy trong số các từ láy, từ ghép vừa tìm được.
 Bài tập 2: Khôn ngoan nhờ ấm ông cha
 Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ
 Đạo làm con chớ hững hờ
 Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm
 a. Chỉ ra từ ghép, từ láy trong trong bài ca dao trên.
 b. Tìm yếu tố kết hợp với tiếng "khôn"( trong từ khôn ngoan) để tạo thành 3 từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ ghép có nghĩa phân loại.
 Bài tập 3: khoanh trò vào câu trả lời đúng.
 a. Từ có nghĩa tổng hợp là:
 A. Phương hướng B. Đung đưa C. Bánh bao D. Hát hỏng.
 b. Từ ghép có nghĩa phân loại là:
 A. Nhân loại B. Cần cù C. Bánh rán D. Nóng nảy.
 c. Từ là từ láy là:
 A. Hư hỏng B. Lao xao C. Con cò D. Sáng sớm.
 d. Từ không phải là từ phức là :
 A. Nước chanh B. Nước sông C. Sông nước D. Gánh nước.
 Bài tập 4: Khoanh tròn vào câu có từ in nghiêng là từ ghép.
 a. Mùa xuân cánh én bay về.
 b. Cánh én dài hơn cánh sẻ.
 c. Con thích ăn đầu gà, cánh gà.
 d. Em bé đứng lấp ló sau cánh gà.
 Bài tập 5: Điền chữ H vào nhóm từ ghép tổng hợp, chữ P vào nhóm từ ghép phân loại, chữ L vào nhóm từ láy, chữ C vào nhóm cụm từ.
 Hư hỏng, non nước, vũ trụ, buôn bán, nhân dân.
 Hoa hồng, hoa xoan, gạo nếp, bánh ngọt, nước lọc. 
 Giã gạo, lọc nước, xay thóc, nấu cơm, đẩy xe.
 Gắt gỏng, nhớ nhung, đung đưa, xa xôi, vàng vọt.
 * Dạng 2: Chia nhóm đặt tên:
 Dạng bài này giáo viên cần hướng dẫn học sinh một số cách phát hiện dấu hiệu chung để chia nhóm và đặt tên cho nhóm: Ta có thể dựa vào hình thức, dựa vào nghĩa, tiếng đứng trước, hoặc tiếng đứng đằng sau, các từ trong cùng một nhóm đều cùng một từ loại.
 Bài tập 1: Dựa vào nghĩa chia các từ sau thành các nhóm, đặt tên cho các nhóm:
 a. Núi non, chôm chôm, nóng nực, hang động, măng cụt, mát mẻ, kì quan, trong sáng, bãi biển, sầu riêng, âm u, vú sữa, mai vàng.
 b. Hành quân, phát minh, tướng lĩnh, nghiên cứu, chỉ huy, luyện tập, sáng chế, sĩ quan, thử nghiệm, canh gác, binh lính.
 c. Thanh tú, mảnh khảnh, mảnh mai. cởi mở, kín đáo, ngăn nắp, hiếu thảo, chuyên cần, thướt tha, chững chạc, lười biếng, kiêu ngạo, cân đối, hèn nhát.
 d. Nghiên cứu, cần cù xây dựng, bảo vệ, phát minh, chiến đấu, siêng năng, cấy cày, lễ phép, gặt hái, khai thác, ngăn nắp, giữ gìn, giảng dạy, thông minh, khám bệnh, bán hàng, dựng nước.
 Bài tập 2: 
 a. Xếp các từ sau thành các nhóm dựa vào nghĩa:
 Đánh giầy, đánh trống, đánh trứng, đánh cá, đánh đàn, đánh răng, đánh điện, đánh phèn, đánh bẫy.
 Lưu ý: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh dựa vào tiếng đứng sau để chia thành các nhóm nếu các tiếng đứng trước giống nhau hoặc ngược lại.
 b. Nêu nghĩa của từ " đánh" trong từng nhóm.
Bài tập 3: Cho tập hợp từ sau: Non nước, non gan, cây non, chồi non, non sông, non tay.
 a. Dựa vào nghĩa của tiếng " non " xếp cá tập hợp trên thành các nhóm. Nêu nghĩa của tiếng " non" trong từng nhóm. 
 b. Từ" non " trong trường hợp nào được hiểu theo nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
Bài tập 4: Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau:
 a. Từ cùng nghĩa với từ " ước mơ" 
 A. Mong ước B. Mơ tưởng C. Ước nguyện D. Mơ mộng
 b. Từ ghép nào có tiếng " chí" có nghĩa là " bền bỉ theo đuổi mục đích tốt đẹp".
 A. Chí hướng B. Chí tình C. ý chí D. Quyết chí.
 c. Từ " thắng "nào trong các trường hợp sau có nghĩa là" vượt qua".
 A. Thắng cảnh tuyệt vời.
 B. Thắng nghèo nàn lạc hậu.
 C. Chiến thắng vĩ đại.
 D. Thắng bộ áo mới để đi chơi.
d. Từ " truyền" nào có nghĩa là trao lại cho người khác.
 A. Truyền thống B. Truyền thanh C. Truyền ngôi D. Truyền tụng
e. Từ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên là: 
 A. Hùng vĩ B. Xanh biếc C. Nên thơ D. Trắng muốt.
g. Dòng có từ có nghĩa khác các từ còn lại:
 A. Công nhân, nông dân, trí thức, quân nhân.
 B. Giáo viên, bác sĩ, nhà văn, nghệ sĩ, nhà bác học.
 C. Tổng thống, ông già, quốc vương, quốc trưởng, chủ tịch, nữ hoàng.
h. Từ ngữ nào không thể kết hợp với truyền thống.
 A. Cánh đồng B. Địa phương C. Nhà trường D. Biển cả.
i. Nhóm từ nào dưới đây chứa các từ đồng nghiã với từ "hợp tác ".
 A. Hợp lực, hợp sức, hiệp sức, liên hiệp.
 B. Hợp lực, hợp sức, hiệp sức, hợp lý.
 C. Hợp lực, hợp sức, hợp doanh, hợp pháp.
k. Nhóm từ chứa tiếng "hợp" có nghĩa là gộp lại
 A. Hợp chất, hợp chủng quốc, hợp lý, hợp tuyển, hợp chất.
 B. Hợp tuyển, hợp lưu, hợp nhất, thích hợp, hợp tình.
 C. Hỗn hợp, hợp sức, hợp tâm, hợp tuyển.
Bài tập 5: Dựa vào cấu tạo chia các từ sau thành các nhóm: TGTH, TGPL, TL.
 a. Sông ngòi, mảnh mai, rón rén, đồng đội, phương hướng, chín nục, nhân dân, gắn bó, hư hỏng, nóng nảy, nóng nực, làng mạc, non nước, núi sông, núi đá, làng chài, núi đồi, núi đất.
 b. Đậu đen , đỏ đen, um tùm, chuyên cần, vui mừng, nồng nàn, hồi hộp, đông đúc, công vút, thẳng đuột, thơm nức, lũ lụt, vừa vặn, sành sỏi, sành điệu, nắng xuân, mưa đá, đong đưa, hoa huệ.
Bài tập 6: Căn cứ hình thức cấu tạo, chia các từ sau thành các nhóm.
 a. Giáo viên, diễn viên, tác giả, nghệ sỹ, bộ trưởng, độc giả, thi sỹ, viện trưởng, đảng viên, đoàn viên, ca sỹ, chi đội trưởng, hội viên, dịch giả, hiệu trưởng, sinh viên, khán giả.
 * Lập mô hình cấu tạo của các nhóm.
 Lưu ý: Dạng bài này học sinh phải dựa vào tiếng đứng sau để chia nhóm, các nhóm có mô hình cấu tạo là: x+ viên; x+ giả; x+ trưởng; x+ sỹ.
 b. Quạt nan, quạt bàn, quạt tường, quạt trần, quạt cây, quạt Việt Nam, quạt chia gió, quạt hơi nước, quạt Thái, quạt Trung Quốc.
* Dạng 3: Các bài tập về giải nghĩa từ, phân biệt nghĩa của từ:
 Trong dạng bài tập này, giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào văn cảnh hoặc cho các từ đó vào văn cảnh để giải nghĩa. Để chỉ ra được nghĩa giống nhau và khác nhau học sinh phải dựa vào nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ đặc biệt có những từ giáo viên hướng dẫn học sinh giải thích nghĩa sắc thái của từ để phân biệt.
 Bài tập 1: Phân biệt sự giống nhau và khác nhau của các cặp từ sau:
 a. Quê hương và quán.
 b. Ranh giới và biên giới.
 c. Mẹ ghẻ và mẹ kế.
 d. Tặng và biếu.
 e. Chết, hy sinh, từ trần, bỏ mạng.
 Bài tập 2 Hãy chỉ ra nghĩa của tiếng " Thắng" trong các trường hợp sau:
 a. Thắng cảnh tuyệt vời.
 b. Thắng nghèo nàn lạc hậu.
 c. Chiến thắng vĩ đại.
 d. Thắng bộ áo mới để đi chơi.
 Bài tập 3: 
 Chiều chiều ra đứng ngõ sau
 Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.
 a. Chỉ ra nghĩa của từ " chiều " và "chiều chiều" trong từng câu.
 b. Dựa vào nghĩa của tiếng " chiều" ở mỗi trường hợp tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với chúng.
 Bài tập 4. Xếp từ "xuân" ở trong số câu sau trong truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du theo từng nhóm nghĩa và nói rõ nghĩa của từ " xuân " trong nhóm đó.
 a. Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
 b. Ngày xuân con én đưa thoi.
 c. Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
 d. Cõi xuân tuổi hạc càng cao.
 e. Ngày xuân em hãy còn dài.
Bài tập 5:
 a. Con hiểu các từ in nghiêng sau như thế nào? 
 Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
 Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày.
 b. Hãy cho biết nghĩa gốc nghĩa chuyển của các từ in nghiêng sau:
 Bàn tay ta làm nên tất cả
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
 c. Con hiểu nghĩa của các từ" canh gà, la đà " như thế nào?
 Gió đưa cành trúc la đà
 Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Sương.
Bài tập 7. Có thể thay cụm từ " ngày nào cũng" trong câu" Bạn Long ngày nào cũng làm bài đầy đủ trước khi đến lớp" mà nghĩa của câu không thay đổi? 
 Lưu ý: Khi thay các từ mà chúng không được lặp lại ví dụ ta có thay bằng các cụm từ: luôn luôn, không bao giờ không, đều, thường xuyên
Bài tập 8: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng.
 a. Các từ" mắt" được hiểu theo nghĩa gốc là:
 A. Quả na mở mắt. B. Đau mắt. C. Mắt kính.
 D. Đứt một mắt xích E. Mắt đen láy G. Quả dứa mới chín vài mắt.
 b. Các từ trong các nhóm đều nói về sự vật hiện tượng có sẵn trong thiên nhiên. 
 A. Núi đồi, sông suối, trăng sao, biển cả, ao hồ.
 B. Sông ngòi, cầu cống, đập tràn, mưa gió, bão lũ.
 C. Ruộng đồng, bờ bãi, nương rẫy, bản làng, ruộng bậc thang.
 c. Trong các ý sau,  ... p tu từ được sử dụng trong câu thơ" Ta là nụ, là hoa của đất" đó là:
 A. So sánh C. Nhân hoá
 B. ẩn dụ D. Điệp từ.
d. Câu thơ" Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm." trong bài ý nói gì?
 A. Màu hoa nào trong vườn cũng đẹp.
 B. Các màu da đều đẹp như những màu hoa khác nhau.
 C. Dân tộc nào, màu da nào trên trái đất đều đẹp như nhau, đáng quý như nhau.
 D. Cả ba ý trên.
e. Đoạn thơ trên có sử dụng mấy quan hệ từ?
 A. Một quan hệ từ( Đó là từ:)
 B. Hai quan hệ từ( Đó là từ:)
 C Ba quan hệ từ( Đó là từ:)
 D Bốn quan hệ từ( Đó là từ:)
 g. Quan hệ từ" của" trong câu" Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu" có ý nghĩa như thế nào?
 A. Khẳng định rằng những bạn trẻ chính là những người chủ của trái đất, của hành tinh chúng ta.
 B. Đồng thời nêu lên trách nhiệm của những bạn trẻ phải giữ gìn và bảo vệ đất nước.
 C. Cả hai đáp án trên.
 Bài tập 3: Đọc đoạn văn sau và khoanh vào đáp án đúng.
 Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi rừng thảo quả về, hương thơm đậm, ủ ấp trong tùng nếp áo, nếp khăn.
 ( Mùa thảo quả- Ma Văn Kháng)
 a. Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
 A. Màu sắc B. Hình dáng
 C. Sức sống D. Hương thơm
 b. Hương thơm riêng biệt của thảo quả được cảm nhận như thế nào?
 A. Đó là hương thơm dìu dịu, nhẹ nhàng.
 B. Đó là hương thơm thoang thoảng, man mát.
 C. Đó là hương thơm ngọt lựng, nồng nàn lan toả khắp không gian
 D. Không có đáp án nào đúng.
c. Điệp từ " thơm" trong đoạn văn có tác dụng:
 A. Tạo nên giọng điệu đều đều, ít thay đổi.
 B. Miêu tả hương thơm của thảo quả đã len lỏi, thấm đẫm khắp không gian núi rừng và ấp ủ vào trong cả những con người.
 C. Gây ấn tượng cho người đọc về hương thơm của thảo quả.
 D. Báo hiệu thảo quả đã chín.
d. Từ " lướt thướt" gợi hình ảnh gío tây như thế nào?
 A. Gió mạnh, thổi ào ào.
 B. Gió thổi hiu hiu, nhè nhẹ.
 C. Gió dường như cũng đang say ngất ngây trong hương thơm thảo quả nên dáng gió nghiêng nghiêng, trải dài.
e. Từ "quyến" trong câu " gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San" có thể thay bằng từ nào sau đây?
 A. Quyện B. Cuốn
 C. Đọng D. ủ
g. Câu văn" Người đi rừng thảo quả về, hương thơm đậm, ủ ấp trong tùng nếp áo, nếp khăn" là câu: 
 A. Câu đơn B. Câu cầu khiến
 C. Câu hỏi D. Câu ghép.
Bài tập 4. Đọc đoạn văn sau và khoanh vào đáp án đúng.
 Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp nối hạt kia đậu xuống lá cây ổi còn mọc lá xuống mặt ao.
Mùa đông xám xỉn và khô héo đã qua. Mặt đất đã kiệt sức bừng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trở lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng ta cái sức sống ứ đầy, tràn trên các nhánh lá, mầm non. Và, cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm, trái ngọt.
 Nguyễn Thị Như Trang
 a. Mưa mùa xuân đã đem lại cho muôn loài điều gì?
 A. Sự khô héo và xám xỉn.
 B. Hoa thơm, trái ngọt.
 C. Sức sống kỳ diệu.
 D. Sự xôn xao phơi phới.
b. Góp phần làm nên một đoạn văn đã diễn tả cảnh mưa xuân hết sức tinh tế và gợi cảm là những từ láy. Em hãy chỉ ra những từ láy đó.
c. Theo em, câu văn" Và, cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm, trái ngọt." sử dụng biện pháp so sánh đúng hay sai?
 A. Đúng B. Sai
d. Qua đoạn văn, em thấy tác giả là người như thế nào ?
 A. Tinh tế, nhạy cảm, lãng mạn và yêu mùa xuân, mưa xuân.
 B. Khoẻ khoắn, mưa trí.
 C. Có cái nhìn thực tế, khách quan về hiện tượng mưa mùa xuân.
 D. Thông minh, hoạt bát.
 e. Đoạn văn sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ nào?
 A. So sánh B. Nhân hoá
 C. Đối lập, tương phản D. Chơi chữ.
g. Chủ ngữ của câu văn: Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng ta cái sức sống ứ đầy, tràn trên các nhánh lá, mầm non" là gì?
 A. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng ta sức sống ứ đầy.
 B. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng ta.
 C. Mưa mùa xuân đã mang lại cho.
 D. Mưa mùa xuân.
Bài tập 5. Đọc đoạn văn sau và khoanh vào đáp án đúng.
 Tuấn chăm chú ngắm nghía từng động tác của bố. Cái bào của bố lướt trên mặt tấm ván y như con tàu lướt trên mặt biển, mà đám vỏ bào dùn lên cứ y như sóng biển cuộn trào. Cái con tàu hình khối vuông dài lao vút lên trước, rồi lùi lại sau. Những làn phôi bào lúc thì cong vồng, lúc thì loăn xoăn, đợt thì màu vàng, đợt thì màu nâu, màu hồng, ùn lên phía trước mũi tàu"
 a. ý chính của đạon văn trên là gì?
 A. Ghi lại cảm xúc của Tuấn về người bố của mình.
 B. Miêu tả động tác của bố Tuấn- một người thợ mộc lành nghề đang làm việc dưới sự quan sát của Tuấn.
 C. Miêu tả lại những dụng cụ làm việc của bố Tuấn.
 D. Không có đáp án nào đúng.
b. Cái bào của bó Tuấn khi lướt trên mặt tấm ván được so sánh với hình ảnh nào?
 A. Với con tàu lướt trên mặt biển.
 B. Với mũi tên lao nhanh xé gió.
 C. Với một con thoi nhanh nhẹn.
c. Cái hay của việc miêu tả những mảnh vỏ bào đó là:
 A. Tác giả đã dùng một hình ảnh so sánh rất đẹp" như những làn sóng biển cuộn trào"
 B. Tác giả đã sử dụng linh hoạt những tính từ miêu tả màu sắc, những từ tượng hình miêu tả hình dáng vỏ bào
 C. Kết hợp cả hai đáp án trên.
 d. Hình ảnh người bố không nhũng miêu tả trực tiếp , nhưng qua công việc, ta thấy bố Tuấn là người như thế nào?
 A. Kiên nhẫn, chịu khó.
 B. Khéo léo, hăng say, lành nghề
 C. Trầm tĩnh, nghiêm khắc
 D. Vui tính, sôi nổi.
e. Em cảm nhận được thía độ của Tuấn khi quan sát những động tác của bố là gì?
 A. Chăm chú, say mê.
 B. Thờ ơ, hờ hững.
 C. Vui mừng, hớn hở.
 D. Xúc động. bồi hồi.
g. Từ " chăm chú" có nghĩa là:
 A. Hết sức tập trung tâm trí để làm một việc gì đó
 B. Chăm lo cho công việc của mình.
 C. Say mê một công việc gì đó
 D. Làm việc một cách siêng năng.
h. Trong câu văn: "Cái con tàu hình khối vuông dài lao vút lên trước, rồi lùi lại sau", chủ ngữ là:
 A. Cái con tàu.
 B. Cái con tàu hình khối vuông.
 C. Cái con tàu hình khối vuông dài
i. Từ" rồi" trong câu" Cái con tàu hình khối vuông dài lao vút lên trước, rồi lùi lùi lại sau" là từ loại gì?
 A. Tính từ B. Đại từ
 C. Động từ D. Quan hệ từ.
Thứ sáu
Ngày soạn: 26.02.2009
Ngày giảng: 27.02.2009
Từ đơn - Từ ghép - Từ láy
I. Mục tiêu:
- Hệ thống các kiến thức cơ bản về từ đơn, từ ghép, từ láy.
- Thực hành làm các Bài tập phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy.
II. Nội dung:
1. Kiến thức cơ bản:
a. Từ đơn:
Từ đơn là loại từ do một tiếng có nghĩa tạo thành.
Ví dụ: Ngày, tháng, năm, ăm, mặc, 
b. Từ ghép:
Từ ghép là loại từ gồm hai, ba hoặc bốn tiếng ghép lại tạo thành một ý nghĩa chung.
Ví dụ: nhà cửa, vi sinh vật, 
Có 2 kiểu từ ghép:
+ Từ ghép có nghĩa phân loại:
Là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ chính phụ (phụ nghĩa) nghĩa cụ thể hơn.
Ví dụ: Xe máy, trắng ngà, bút chì, 
+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp:
Là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ song song (hợp nghĩa) nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng.
Ví dụ: ăn uống, quần áo, nhà cửa, 
c. Từ láy:
 Từ láy là từ gồm hai hay nhiều tiếng trong đó có một bộ phận của tiếng hoặc toàn bộ tiếng được lặp lại..
Ví dụ: long lanh, thoang thoảng, xinh xinh, 
Tiếng Việt có 4 kiểu từ láy:
+ Láy âm:
Bộ phận âm đầu của tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở bộ phận âm đầu của tiếng sau.
Ví dụ: đậm dà, long lanh, vội vàng, 
+ Láy vần:
Bộ phận vần của tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở bộ phận vần của tiếng sau.
Ví dụ: bát ngát, loáng thoáng, 
+ Láy cả âm và vần:
Bộ phận âm đầu và vần của tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở bộ phận âm đầu và vần của tiếng sau.
Ví dụ: chầm chậm, trăng trắng, đo đỏ, lành lạnh, 
+ Láy tiếng:
Tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở tiếng sau.
Ví dụ: xinh xinh, hây hây, ào, ào, 
* Tác dụng của từ láy:
- Làm cho ý nghĩa của từ gốc có thêm một số sắc thái nào đó, có thể làm giảm nhẹ hoặc mạnh thêm.
- Từ láy còn có tác dụng gợi tả hình ảnh của người và sự vật (từ tượng hình).
Ví dụ: lom khom, lòng khòng, lác đác, lênh khênh, 
- Từ láy mô phỏng, bắt chước tiếng người, loài vật hoặc các tiếng động (từ tượng thanh).
Ví dụ: thì thầm, khúc khích, líu lo, ríu rít, xào xạc, loảng xoảng, 
2. Thực hành luyên tập.
Đặt dấu (ỹ) vào ô trống trước từ đúng.
Từ đơn
Từ ghép
Từ láy
ỹ
Ngồi
ỹ
Nhà cửa
ỹ
Róc rách
Quần áo
Loắt thoắt
ỹ
Ngào ngạt
Tíc tắc
Ngoằn ngoèo
Mùa xuân
ỹ
Chạy
ỹ
Xe cộ
Hoa hồng
ỹ
Đẹp
ỹ
Nhà máy
Đậu đen
Thứ tư
Ngày soạn: 03.03.2009
Ngày giảng: 04.03.2009
Luyện tập
Từ đơn - Từ ghép - Từ láy
I. Mục tiêu:
- Thực hành làm các Bài tập về từ đơn, từ ghép, từ láy.
II. Nội dung:
	Bài 1. Hãy tìm 3 từ đơn chỉ sự vật, chỉ hoạt động, chỉ tính chất nói về chủ đề học tập.
	Trả lời:
	+ sách, vở, bút, 
	+ nghĩ, viết, đọc, 
	+ giỏi, dốt, ngoan, 
	Bài 2. Tìm một số từ ghép, một số từ láy nói về những đức tính của một học sinh giỏi,
	Trả lời:
	+ học hỏi, chịu khó, siêng năng, khiêm tốn, ..
	+ cần cù, chăm chỉ, 
	Bài 3. Vạch ranh giới các từ đơn, từ ghép, từ láy ở trong các dòng thơ sau: 
	Tính các cháu ngoan ngoãn
	Mặt các cháu xinh xinh
Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành
	Trả lời:
	Tính /các / cháu / ngoan ngoãn
	Mặt /các/ cháu /xinh xinh
Mong /các /cháu/ cố gắng
Thi đua /học/ và/ hành
	Bài 4. Điền vào chỗ chấm để được từ ghép:
sách 
nhà 
đường 
hoa 
chăm 
xe 
vui 
học 
bút 
Trả lời:
sách vở
nhà cửa
đường bộ
hoa hồng
chăm làm
xe lửa
vui tươi
học giỏi
bút máy
Bài 5. Ghi kí hiệu G sau từ ghép, L sau từ láy vào ô trống:
- xanh xám
- vàng vọt
- thích thú
- học hành
- đen đủi
- lời lẽ
- xanh xao
- tươi tốt
- trong trắng
G
- xanh xám
L
- vàng vọt
G
- thích thú
G
- học hành
L
- đen đủi
G
- lời lẽ
L
- xanh xao
G
- tươi tốt
G
- trong trắng
	Bài 6. Hãy tách các từ sau ra làm 2 loại và cho biết tại sao lại tách ra được như vậy.
	“ rầm rập, đỏ thắm, bảo vệ, đất nước, chiêm chiếp, xinh đẹp, máy may, ngoằn ngoèo, hoa hồng, chót vót, non nước, đủng đỉnh, gập ghềnh”.
	Trả lời: 
Từ ghép
Từ láy
- đỏ thắm, bảo vệ, đất nước, xinh đẹp, máy may, hoa hồng, non nước.
- rầm rập, chiêm chiếp, ngoằn ngoèo, chót vót, đủng đỉnh
 	Bài 7. Dựa vào các từ gốc sau đây hãy thêm vào chỗ chấm để tạo thành các từ láy.
a) hiếm 
b) vắng 
c) sạch 
d) khách 
e) khoe 
g) dơ 
h) dại 
i) khăng 
Trả lời:
a) hiếm hoi
b) vắng vẻ
c) sạch sẽ
d) khách khứa
e) khoe khoang
g) dơ dáy
h) dại dột
i) khăng khít

Tài liệu đính kèm:

  • docVan Tuan HSG TV.doc