Giáo án Lớp 5 - Học kỳ 1 - Tuần 1

Giáo án Lớp 5 - Học kỳ 1 - Tuần 1

Tập đọc tiết 1

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I. MỤC TIÊU:

o Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ .

o Hiểu nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học ,biết nghe lời lời thầy , yêu bạn .Học thuộc đoạn “Sau 80 năm . . . . . . . . .công học tập của các em”

o Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu văn cần rèn đọc

- Học sinh: SGK

 

doc 34 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1045Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Học kỳ 1 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ ngày
Mơn
Số tiết
Tên bài dạy
ĐDDH
Hai
17/8/09
Chào cờ
Tập đọc
Tốn
Lịch sử
Đạo đức
1
2
3
4
5
Sinh hoạt đầu tuần
Thư gửi các học sinh
Ơn tập :Khái niệm về phân số
“Bình Tây Đại Nguyên Sối”Trương Định
Em là học sinh lớp 5
Tranh MH
Tấm bìa cắt
HìnhSGK,Bdhc 
Giấy,bút
Thứ ba
18/8/09
Chính tả
LT & câu
Tốn
Thể dục
Khoa học
1
2
3
4
5
Nghe -viết :”Việt Nam thân yêu”
Ơn tập :Các tính chất cơ bản của phân số
Từ đồng nghĩa
GTCT-TC Lớp –ĐHĐN-TC:”kết bạn”
Sự sinh sản
Sântrường,cịi
Bảngcon,PHT
B Phụ,giấyA0
Hình SGK
Thứ tư
19/8/09
Địa lí
Tập đọc
Âm nhạc
Tốn
Tập làm văn
1
2
3
4
Việt Nam - Đất nước chúng ta
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Ơn tập một số bài hát đã học
Ơn tập :So sánh hai phân số
Cấu tạo của bài văn tả cảnh
Tranh MH
Tranh MH
GiấyA0
Thứ năm
20/8/09
Kể chuyện
Tốn
LT & câu
Kĩ thuật
Thể dục
1
2
3
4
5
Lí Tự Trọng
Ơn tập:So sánh hai phân số
Luyện tập về từ đồng nghĩa
Đính khuy hai lỗ
ĐHĐN-TC:”chạy đổi chỗ cho nhau”,”lị cị tiếp sức”
Sân trường, cịi
BĐ địa lí VN
GiấyA0,bút dạ
Tranh MH
Thứ sáu
21/8/09
Khọa học
Mĩ thuật
Tốn
Tập làm văn
SHTT
1
2
3
4
5
Nam hay nữ (tiết 1)
TTMT:Xem tranh “thiếu nữ bên hoa huệ
Phân số thập phân
Luyện tập tả cảnh
Sinh hoạt cuối tuần
Hình SGK
Tranh,GiấyA0
Kim,chỉkéovải
Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2009
Tập đọc tiết 1
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC TIÊU: 
Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ .
Hiểu nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học ,biết nghe lời lời thầy , yêu bạn .Học thuộc đoạn “Sau 80 năm . . . . . . . . .công học tập của các em”
	Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu văn cần rèn đọc 
- 	Học sinh: SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
1’
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động học
1. Khởi động: 
Hát 
4’
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK 
- Giới thiệu chủ điểm trong tháng 
- Học sinh lắng nghe 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
- Giáo viên giới thiệu chủ điểm mở đầu sách :Việt Nam Tổ quốc em,và nội dung bài học đầu tiên
- Học sinh xem các ảnh minh họa chủ điểm 
- “Thư gửi các học sinh” của Bác Hồ là bức thư Bác gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Thư của Bác nói gì về trách nhiệm của học sinh Việt Nam với đất nước, thể hiện niềm hi vọng của Bác vào những chủ nhân tương lai của đất nước như thế nào? Đọc thư các em sẽ hiểu rõ điều ấy. 
- Học sinh lắng nghe 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
10’
* Luyện đọc 
- 1 Học sinh đọc toàn bài 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn
-Yêu cầu học sinh đọc cá nhân
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
* 2 đoạn: 
Đoạn 1 : Từ đầu nghĩ sao.
Đoạn 2 : Còn lại.
- Sửa lỗi đọc cho học sinh. 
- Học sinh đọc nối tiếp trong nhóm và trình bày trước lớp
Yêu cầu học sinh tiếp nối và HD Giải nghĩa từ: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” , 80 năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu.
Ÿ Giáo viên đọc toàn bài. 
Học sinh đọc chú giải sau bài đọc: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” , 80 năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu 
Học sinh tìm thêm từ ngữ, chi tiết chưa hiểu (nếu có).
- 1 HS đọc toàn bài 
8’
* Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
- 1 học sinh đọc đoạn 1: “Từ đầu... vậy các em nghĩ sao?”
 Ngày khai trường 9/1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Đóù là ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH, ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm làm nô lệ cho thực dân Pháp. 
 Em hiểu những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác đã nói trong thư là gì? 
- chấm dứt chiến tranh - CM tháng 8 thành công...
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 1 
Niềm vui ngày khai trường đầu tiên
Ÿ Giáo viên chốt lại :Niềm vui ngày khai trường đầu tiên”
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
- Học sinh đọc đoạn 2: Tiếp theo... công học tập của các em 
 Sau CM tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì? 
 Học sinh có trách nhiệm vẻ vang như thế nào đối với công cuộc kiến thiết đất nước? 
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. 
- Học sinh phải học tập để lớn lên thực hiện sứ mệnh: làm cho non sông Việt Nam tươi đẹp, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu. 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2
- Học sinh tự nêu theo ý độc lập (Dự kiến: Học tập tốt, bảo vệ đất nước) 
Ÿ Giáo viên chốt lại “trách nhiệm của học sinh trong cơng cuộc kiến thiết đất nước”
Yêu cầu học sinh các nhóm tìm nội dung bài văn
Bác Hồ rất tin tưởng, hi vọng vào học sinh Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
12’
* Đọc diễn cảm 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm : hướng dẫn học sinh xác định giọng đọc của bài văn.
Giáo viên Hd đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài.
Học sinh đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
HS đọc diễn cảm trong nhóm
Các nhóm đọc diễn cảm trước lớp .
Thi đọc diễn cảm trước lớp theo cặp .
- Cho HS đọc thuộc lòng. 
- HS đọc thuộc trong nhóm 
Đại diện nhóm đọc 
5’
* Củng cố 
- Hoạt động lớp 
- Đọc thư của Bác em có suy nghĩ gì? 
HS nêu cảm nghĩ 
- Thi đua 2 dãy: Cho HS thi đọc thuộc lòng.
- Học sinh đọc 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học thuộc đoạn 2
- Đọc diễn cảm lại bài 
- Chuẩn bị: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
- Nhận xét tiết học 
 Toán tiết1
ÔN TẬP: KHÁI NIỆM PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU: 
Biết đọc, viết phân số ;biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho 1số tự nhiên khác 0 và viết 1 số tự nhiên dưới dạng phân số.
Giáo dục học sinh yêu thích học toán, rèn tính cẩn thận, chính xác
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Chuẩn bị 4 tấm bìa 
- 	Học sinh: Các tấm bìa như hình vẽ trong SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động học
1’
1. Khởi động: 
Hát 
4’
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK - bảng con 
- Nêu cách học bộ môn toán 5
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
- Hôm nay chúng ta học ôn tập khái niệm phân số 
- Từng học sinh chuẩn bị 4 tấm bìa (SGK) 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
7’
Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số
- Hoạt động nhóm đôi
- Tổ chức cho học sinh ôn tập 
Yêu cầu từng học sinh quan sát từng tấm bìa :
Ÿ Viết phân số 
Ÿ Đọc phân số 
- Lần lượt học sinh nêu phân số, viết, đọc (lên bảng) đọc hai phần ba , đọc ba phần tư
- Vài học sinh nhắc lại cách đọc 
- Làm tương tự với 2 tấm bìa còn lại 
- Vài học sinh đọc các phân số vừa hình thành 
- Giáo viên theo dõi nhắc nhở học sinh 
Gv ghi bảng các phân số vừa thực hiện.
10’
 Ÿ Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số 
- Yêu cầu học sinh viết phép chia sau đây
 dưới dạng phân số: 1:3; 4 : 10 ; 9 : 2
Hoạt động cá nhân
Hs viết bảng con
- Phân số tạo thành còn gọi là gì của phép chia 1: 3
- Phân số là kết quả của phép chia 1: 3
- Giáo viên chốt lại chú ý 1 (SGK)
Yêu cầu học sinh viết thương với các phép chia còn lại.
Mọi số tự nhiên viết thành phân số có mẫu số là gì? 
- Yêu cầu Hs viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số: 5 ; 12 ; 2001; .
- Từng học sinh viết phân số: 
là kết quả của 4 : 10
là kết quả của 9 : 2
- ... mẫu số là 1
- Hs lên viết trên bảng lớp.
Yêu cầu học sinh viết thành phân số với số 1. 
- Số 1 viết thành phân số có đặc điểm như thế nào? 
- Từng học sinh viết phân số: 
- ... tử số bằng mẫu số và khác 0. 
- Nêu VD: 
- Yêu cầu học sinh viết thành phân số với số 0. 
- Số 0 viết thành phân số, phân số có đặc điểm gì? (ghi bảng) 
- Từng học sinh viết phân số: 
;... 
15’
- Hướng học sinh làm bài tập 
- Yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập. 
- Từng học sinh làm bài vào vở bài tập. 
Bài 1: a, Đọc các phân số
 b, Nêu tử số và mẫu số của từng phân số trên
- Hs nêu miệng kết quả 
- Lớp nhận xét 
 Bài 2: Viết thương sau dưới dạng phân số
Bài 3: Viếi các số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số là 1.
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống 
Hs làm bảng con NX chữa bài:
3 : 5 = 75 :100 = 9 :17 =
 -Hs trao đổi nêu kết quả:
32 = 105 = 1000 =
 -Hs thi nêu nhanh kết quả:
0
66666
 1 = 0 = 
5’
1’
5. Củng cố
Đọc các phân số và nêu rõ tử số và mẫu số của chúng: 
6 . Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài nhà 
- Chuẩn bị: Ôn tập “Tính chất cơ bản của phân số”
- Nhận xét tiết học 
- Hs thi đua nêu nhanh .
- Nhận xét 
 Lịch sử tiết 1
“BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” :TRƯƠNG ĐỊNH
I. MỤC TIÊU: 
Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược , Trương Định là thủ lĩnh nỗi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định : không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống pháp.
+ Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định ( năm 1859).
+ Triều đình kí hoà ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định giải tán lực lượng kháng chiến.
+ Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.
Biết các đường phố , trường học ,  ở địa phương mang tên Trương Định 
Giáo dục học sinh biết cảm phục và học tập tinh thần xả thân vì nước của Trương Định. 
II.  ... an sinh dục
- Xác địnhgiới tính và cho biết một số đặc điểm liên quan đến giới tính của bạn ?
- Học sinh trả lời
1’
5. Tổng kết - dặn dò 
- Xem lại nội dung bài
- Chuẩn bị: “Bạn là con gái hay con trai” (tiếp theo) tìm hiểu vấn đề: Một số tính cách về nghề nghiệp của nam và nữ có thể đổi chỗ cho nhau được không ?
- Nhận xét tiết học
 Mĩ thuật tiết 1 
TTMT: XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ
I/ MỤC TIÊU
Hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
Có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh “thiếu nữ bên hoa huệ”.
II/ CHUẨN BỊ :
GV : + Sách giáo khoa
Tranh thiếu nữ bên hoa huệ của hoạ sỹ Tô Ngọc Vân
- Sưu tầm tranh của hoạ sỹ Tô Ngọc Vân ( nếu có )
HS : + Sách giáo khoa 
 + Sưu tầm tranh của hoạ sỹ Tô Ngọc Vân ( nếu có ) .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 
TG
GV
HS
1’
3’
2’
10’
15’
5’
1/ Oån định :
2/ KTBC :Nhắc nhở ,KT ĐDHT
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu bài .
GV giới thiệu một vài bức tranh phong cảnh đã chuẩn bị và yêu cầu HS xem cần lưu ý: Tên tranh, tên tác giả, các hình ảnh trong tranh, màu sắc, chất liệu
HOẠT ĐỘNG 1 :
Giới thiệu vài nét về hoạ sỹ Tô Ngọc Vân
 Chia nhóm và yêu cầu HS đọc mục 1 trang 3 SGK
Em hãy nêu một vài nét về tiểu sử hoạ sỹ Tô Ngọc Vân?
Kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của hoạ sỹ TNV?
+Dựa vào câu trả lời của HS để bổ sung, nhận xét.
+ tóm tắt tiểu sử họa sỹ Tô Ngọc Vân (SGV trang 9)
+ Một số tác phẩm nổi tiếng của ông như: thiếu nữ bên hoa huệ (1944), hai thiếu nữ và em bé, chạy giặc trong rừng, nghỉ chân bên đồi, đi học đêm.
HOẠT ĐỘNG 2
Xem tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ”
Treo tranh “thiếu nữ bên hoa huệ” lên bảng và yêu cầu Hs quan sát nhận xét
- Em có nhận xét gì về bức tranh này?(thích, không thích)?
- yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp
- GV bổ sung và hệ thống lại kiến thức : Bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của hoạ sỹ Tô Ngọc Vân. với bố cục đơn giản, cô đọng, hình ảnh chính là một thiếu nữ thành thị trong tư thế ngồi nghiêng, dáng uyển chuyển đầu hơi cúi, tay trái vuốt nhẹ lên mái tóc, tay phải nâng nhẹ cành hoa.
Màu sắc nhẹ nhàng, màu trắng, xanh, hồng chiếm phần lớn diện tích bức tranh. Aùnh sáng lan toả lên toàn bộ bức tranh làm nổi bật hình ảnh thiếu nữ dịu dàng thanh khiết. Tranh thiếu nữ bên hoa huệ là một tranh đẹp có sức hấp dẫn lôi cuốn người xem. Tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu nhưng mang một vẻ đẹp tinh tế giản dị gần gũi với tâm hồn người Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG 3 :Nhận xét đánh giá
- GV nhận xét chung tiết học ,khen ngơi những HS có nhiều ý kiến đóng góp cho bài học .
Dặn dò: + sưu tầm thêm một số tranh của hoạ sỹ Tô Ngọc Vân và tập nhận xét
Quan sát màu sắc trong thiên nhiên chuẩn bị cho bài sau
HS lắng nghe 
Theo dõi và trả lời
HS xem tranh và nêu cảm nhận.
HS thực hiện làm việc theo nhóm trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi. 
Các nhóm trả lời câu hỏi, trình bày ý kiến của mình
-HS quan sát tranh 
-thảo luận nhóm theo nội dung sau:
 +Hình ảnh chính trong tranh là gì? (thiếu nữ mặc áo dài trắng)
 +Hình ảnh chính được vẽ như thế nào? (hình mảng đơn giản, chiếm diện tích lớn trong tranh)
+ Tranh còn có những hình ảnh nào nữa? ( Bình hoa huệ đặt trên bàn)
+ Màu sắc bức tranh thư thế nào? ( chủ yếu là màu trắng, xanh, hồng, thể hiện nhẹ nhàng và trong sáng.)
Trầm ấm ,giản dị .
HS lắng nghe 
	 Toán tiết 5 
PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: 
Biết đọc, biết viết phân số thập phân. Biết rằng có một phân số có thể viết thành phân số thập phânvà biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.
Giáo dục HS yêu thích học toán, rèn tính cẩn thận. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Phấn màu, bìa, băng giấy.
-	Học sinh: Vở bài tập, SGK, bảng con, băng giấy. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động học
1’
1. Khởi động: 
Hát 
4’
2. Bài cũ: So sánh 2 phân số
- Kiểm tra kiến thức: 
+ Nêu các cách so sánh phân số với 1.
+ Nêu cách so sánh hai phân số có cùng tử số.
3 – 4 em trả lời.
- Giáo viên yêu cầu học sinh sửa bài tập về nhà
- Học sinh sửa bài 4 SGk
Ÿ Giáo viên nhận xét - Ghi điểm
3. Giới thiệu bài mới:
1’
Tiết toán hôm nay chúng ta tìm hiểu kiến thức mới phân số thập phân
30’
4. Phát triển các hoạt động:
7’
* Giới thiệu phân số thập phân
- Hoạt động nhóm 4
- Hướng dẫn học sinh hình thành phân số thập phân
- Học sinh thực hành chia tấm bìa 10 phần; 100 phần; 1000 phần
- Lấy ra mấy phần (tuỳ nhóm)
- Nêu phân số vừa tạo thành 
- Nêu đặc điểm của phân số vừa tạo
- Phân số có mẫu số là 10, 100, 1000 gọi là phân số gì ?
- ...phân số thập phân
- Một vài học sinh lập lại 
- Yêu cầu học sinh tìm phân số thập phân bằng các phân số
, và 
- Học sinh làm bài
- Học sinh nêu phân số thập phân
- Nêu cách làm
Ÿ Giáo viên chốt lại: Một số phân số có thể viết thành phân số thập phân bằng cách tìm một số nhân với mẫu số để có 10, 100, 1000 và nhân số đó với cả tử số để có phân số thập phân 
22’
* Luyện tập 
- Hoạt động cá nhân, lớp học
5’
Ÿ Bài 1: Đọc phân số thập phân
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh làm bài
- Học sinh trình bày miệng sửa bài
Ÿ Giáo viên nhận xét
- Cả lớp nhận xét
7’
Ÿ Bài 2: Viết phân số thập phân
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh làm bài
- Học sinh sửa bài bảng lớp: 
Ÿ Giáo viên nhận xét
- Cả lớp nhận xét
10’
Ÿ Bài 3:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh làm bài
- Học sinh lần lượt sửa bài:nêu đặc điểm của phân số thập phân 
10’
Ÿ Bài 4:(a,c)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề
- Nêu yêu cầu bài tập cĩ thể nêu hướng giải (nếu bài tập khó)
- Nêu yêu cầu bài tập
- Nêu cách nhẩm
- Hs sửa bảng lớp:
Ÿ Giáo viên nhận xét
- Hs nhận xét 
7’
*: Củng cố
- Phân số có mẫu số là 10, 100, 1000 được gọi là phân số gì ?
- Học sinh nêu
- Thi đua 2 dãy trò chơi “Ai nhanh hơn” (dãy A cho đề dãy B trả lời, ngược lại)
- Học sinh thi đua
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
- Lớp nhận xét 
1’
5. Tổng kết - dặn dò
- Học sinh làm bài:4b,d
- Chuẩn bị: Luyện tập 
- Nhận xét tiết học
 Tập làm văn tiết 2 
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU: 
Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn (BT3).
Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài buổi sớm trên cánh đồng. ( BT1).Lập được dàn ý bài văn tả cảnh trong ngày( BT2) 	
Giáo dục học sinh lòng yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên:
+ Bảng pho to phóng to bảng so sánh
+ 5, 6 tranh ảnh 
- 	Học sinh: Những ghi chép kết quả quan sát 1 cảnh đã chọn 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động học
1’
1. Khởi động: 
Hát 
4’
2. Bài cũ: 
- Học sinh nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- 1 học sinh nhắc lại cấu tạo bài “Nắng trưa”
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
7’
Ÿ Bài 1: 
- Cả lớp đọc thầm Buổi sớm trên cánh đồng và yêu cầu của bài văn
Từng nhóm cử 3 đại diện trình bày 3 câu hỏi của bài văn 
- Tả cảnh gì ? ở đâu ? lúc nào ?
- Buổi sớm, trên cánh đồng 
- Tác giả quan sát cảnh vật bằng những giác quan nào ?
- Xúc giác, thị giác
- Nêu những chi tiết về hình dáng, đường nét, màu sắc, chuyển động âm thanh
- Vài giọt mưa loáng thoáng rơi; những bó huệ trắng muốt; những đám mây xám đục; 
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Cả lớp nhận xét sau phần trình bày của các nhóm
- Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
- HS nêu và nói lí do vì sau mình thích chi tiết đó.
17’
Ÿ Bài 2: Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây ( hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy) .
- Một học sinh đọc yêu cầu - 1 học sinh đọc bài tham khảo “Buổi sớm trên cánh đồng”
- Học sinh giới thiệu những tranh vẽ về cảnh vườn cây, công viên, nương rẫy 
- Học sinh ghi chép lại kết quả quan sát (ý) 
- Học sinh nối tiếp nhau trình bày
- Lớp đánh giá
- Nhắc ghi nhớ
- GV nhận xét – bổ sung 
- Nêu những lưu ý khi quan sát, chọn lọc chi tiết 
5’
* Củng cố
1’
5. Tổng kết - dặn dò 
- Hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết vào vở 
- Lập dàn ý tả cảnh em đã chọn
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh
- Nhận xét tiết học
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 1
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
Kỹ năng: Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin 
Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn
II. CHUẨN BỊ:
GV : Công tác tuần.
HS: Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ.
III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
Chủ điểm tháng :Chào năm học mới, hưởng ứng tháng ATGT
Giáo viên triển khai nội quy trường ,lớp đến HS
Ổn định nề nếp
Quy định vở ,đồ dùng học tập
Bầu ban cán sư lớp 
 Công tác tuần tới:
* Đạo đức -Ổn định nề nếp lớp
 -Thực hiện theo nội quy lớp học
 -Xây dựng nề nếp chuyên cần
* Học tập: 
Kiểm tra đồ dùng học tập,sách vở
Xây dựng phong trào VSCĐ 
Đi vào nề nếp học tập ngay từ đầu năm
Ơn tập chuẩn bị thi khảo sát chất lượng đầu năm
 *Lao động-Vệ sinh:
Giữ vệ sinh cá nhân,lớp học sạch sẽ
Vệ sinh lớp thường xuyên.
Bảo vệ của cơng.
*Bài hát kết thúc tiết sinh hoạt
KÍ DUYỆT TUẦN 1:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1 0910.doc