Giáo án Lớp 5 - Môn Âm nhạc - Học bài hát: Bình minh về trong tiếng ca - Nguyễn Thị Mai

Giáo án Lớp 5 - Môn Âm nhạc - Học bài hát: Bình minh về trong tiếng ca - Nguyễn Thị Mai

- Biết bài hát này là của tác giả Triệu Phương, ông quê ở Sơn La.

 + Hiểu bài hát này ca ngợi cảnh đẹp của một buổi sáng, trên đường các em vui vẻ đến trường.

 + Hát theo giai điệu và đúng lời ca.

 - Hát đúng với tính chất vui tươi, trong sáng, mang âm hưởng dân ca H'mông.

 - Giáo dục tình yêu quê hương, bản làng và mái trường.

 

doc 3 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 2577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Môn Âm nhạc - Học bài hát: Bình minh về trong tiếng ca - Nguyễn Thị Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC HÁT BÀI: BÌNH MINH VỀ TRONG TIẾNG CA
A. Mục tiêu:
	- Biết bài hát này là của tác giả Triệu Phương, ông quê ở Sơn La.
 	+ Hiểu bài hát này ca ngợi cảnh đẹp của một buổi sáng, trên đường các em vui vẻ đến trường.
 	+ Hát theo giai điệu và đúng lời ca.
	- Hát đúng với tính chất vui tươi, trong sáng, mang âm hưởng dân ca H'mông.
	- Giáo dục tình yêu quê hương, bản làng và mái trường.
B. Chuẩn bị:
	- Gv: Nội dung bài hát.
	- Hs: thanh phách.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu hs hát bài hát hôm trước học.
- Nhận xét chung.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Nội dung bài:
a. Hoạt động 1: Học hát.
- GV hát mẫu bài hát.
- Cho HS đọc lời ca.
- Yêu cầu hs hát từng câu hát.
- Gv nhận xét và sửa sai cho hs.
- Cho hs hát theo dãy, bàn, cá nhân.
b. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
- GV hát mẫu và gõ mẫu.
 Nhớ về bản em đó mà 
 x x x x x xx
- Thi đua biểu diễn.
- Hát lĩnh xướng gv hướng dẫn:
+ Một hs hát đoạn (Nhớ về... quê hương em sớm chiều) cả lớp hát đoạn còn lại.
- Nhận xét.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Cho Hs hát lại bài hát.
(?) Em vừa học hát bài gì? Bài đó của tác giả nào?
- Cho cả lớp hát lại bài hát.
- Về nhà luyện thêm nhiều.
- Nhận xét giờ học.
1'
2'
1'
17'
10'
4'
- Hs hát.
- Hs chú nghe.
- Hs đọc lời ca.
- Hs hát từng câu.
- Hs hát theo yêu cầu của GV.
- HS chú nhìn và nghe.
- Hs hát và biểu diễn trước lớp.
- HS hát.
- Lớp hát.
GIỚI THIỆU VÀ LUYÊN TẬP ĐIỆU XOÈ CỦA 
DÂN TỘC THÁI (TÂY BẮC)
A. Mục tiêu:
	- Biết một vài điệu xoè của dân tộc Thái (Tây Bắc).
	- Thể hiện được một vài điệu xoè đơn giản của dân tộc Thái (Tây Bắc).
	- Yêu quý, tự hào, trân trọng truyền thống văn hoá âm nhạc địa phương.
B. Chuẩn bị:
	- GV: Chuẩn bị một vài điệu múa xoè.
	- HS: Tài liệu tham khảo.
C. Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu hs hát lại bài hát.
- Nhận xét chung.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu cho hs một số điệu xoè của dân tộc Thái.
- Dân tộc Thái gồm có 6 điệu xoè.
(?) Em kể tên các điệu xoè mà em biết?
- Nhận xét, kết luận: Xoè vòng (xoè chính), Nâng khăn mời rượu, Tung khăn, Tiến lùi, Bổ bốn, Vỗ tay múa vòng tròn.
b. Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS bổ khăn quàng ra và cho vào tay.
- GV hướng dẫn mẫu một số điệu xoè.
- Cho hs triển khai đội hình vòng tròn GV làm mẫu và phân tích:
+ Trước tiên từ vòng tròn cầm tay nhau cùng tiến vào trong 3 bước sau đó nhún một cái tiếp theo lùi ra 3 bước và nhún theo điệu của bài hát.
- Cho hs tập theo tổ.
- GV quan sát và sửa sai.
- HS thi đua biểu diễn trước lớp.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu hs nhắc lại tên điệu xoè vừa học.
- Tổng kết nội dung bài.
- Yêu cầu: về nhà ôn lại, chuẩn bị ôn tập.
- Nhận xét giờ học.
1'
2'
1'
10'
19'
2'
- Hs hát.
(HĐ cả lớp)
- Hs kể tên những điệu xoè mà hs biết.
- Hs chú ý nghe.
- Hs làm theo yêu cầu.
- Hs chú ý theo dõi.
- Quan sát.
- Hs triển khai đội hình vòng tròn.
- Hs tập theo sự hướng dẫn của GV.
- Hs luyện tập theo tổ.
- Thi đua biểu diễn trước lớp.
- Hs nêu lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Am nhac dia phuong lop 5 Son La.doc