1. Kiến thức:
- Nêu được vị trí, giới hạn của huyện Bình Liêu
- Trình bày được một số đặc điểm chính và địa hình, khí hậu và sông ngòi của huyện Bình Liêu.
2. Kỹ năng:
- Xác định vị trí, giới hạn của huyện Bình Liêu trên bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh.
- Có kỹ năng làm việc với bản đồ và hình ảnh.
3. Thái độ:
- GDHS Yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường nơi đang sống.
ĐỊA LÍ (Tiết 31) ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG BÌNH LIÊU QUÊ HƯƠNG EM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được vị trí, giới hạn của huyện Bình Liêu - Trình bày được một số đặc điểm chính và địa hình, khí hậu và sông ngòi của huyện Bình Liêu. 2. Kỹ năng: - Xác định vị trí, giới hạn của huyện Bình Liêu trên bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh. - Có kỹ năng làm việc với bản đồ và hình ảnh. 3. Thái độ: - GDHS Yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường nơi đang sống. II. Đồ dùng: GV: Tài liệu nghiên cứu, Hình ảnh sưu tầm. HS: Tài liệu về địa lí Bình Liêu. II. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: 3’ - Kể tên các đại dương trên trái đất? Đại dương nào là lớn nhất. (Thái Bình Dương, Đại Tây dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương) Hoạt động dạy Tg Hoạt động học B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: Vị trí địa lí, giới hạn: -Yêu cầu HS quan sát Bản đồ tỉnh Quảng Ninh? Đọc những thông tin trong tài liệu. - Gọi hs lên bảng chỉ vị trí huyện Bình Liêu trên bản đồ? 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đặc điểm tự nhiên của huyện Bình Liêu - Yêu cầu HS đọc mục 2 phần thông tin kết hợp với sự hiểu biết của bản thân thảo luận trả lời các câu hỏi. + Trình bày đặc điểm chính của huyện Bình Liêu? Diện tích tự nhiên là bao nhiêu? Chỉ núi Cao Ba Lanh trên lược đồ? + Sông suối của huyện có đặc điểm gì? Kể tên những cây cầu mà em biết? + Nêu đặc khí hậu của huyện Bình Liêu: - Gọi Các nhóm trình bày, NX, bổ sung. → GV kết luận: tài liệu. 1' 10' 15’ - Quan sát theo yêu cầu của GV. Đọc những thông tin trong tài liệu. - 1 HS lên chỉ vị trí huyện Bình Liêu trên bản đồ. - HS đọc mục 2 phần thông tin kết hợp với sự hiểu biết của bản thân thảo luận trả lời các câu hỏi. - Bình Liêu có địa hình núi non trùng điệp, tổng diện tích tự nhiên là 471,38km2 - lòng sông dốc, nhiều ghềnh. Cầu Pắc Hooc - ảnh hưởng của khí hậu lục địacó 4 mùa rõ rệt. C. Củng cố - dặn dò: 5’ - Qua bài hôm nay em biết thêm những gì về Bình Liêu? - Nhấn mạnh nội dung bài. - Về nhà tìm hiểu thêm về địa lí Bình Liêu. - Nhận xét tiết học. IV. Rút kinh nghiệm: HS GV ĐỊA LÍ (Tiết 32) ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG CON NGƯỜI VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kể được đúng 5 dân tộc sinh sống ở huyện Bình Liêu. - Trình bày được một số đặc điểm nổi bật về hoạt động kinh tế của huyện Bình Liêu. - Kể được một số lễ hội truyền thống của một số dân tộc ở huyện Bình Liêu. 2. Kỹ năng: - Biết làm việc với tranh ảnh để tìm kiến thức. 3. Thái độ: - Tôn trọng và tự hào về truyền thống văn hóa của tỉnh, có ý thức giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa của các dân tộc huyện Bình Liêu. - Đoàn kết giữa các dân tộc. II. Đồ dùng dạy - học: GV: Giáo án, tài liệu địa lí huyện Bình Liêu.. HS: Tài liệu địa lí huyện Bình Liêu. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Trình bày đặc điểm chính của huyện Bình Liêu? Diện tích tự nhiên là bao nhiêu? Chỉ núi Cao Ba Lanh trên lược đồ? (- Bình Liêu có địa hình núi non trùng điệp, tổng diện tích tự nhiên là 471,38km2) - Sông suối của huyện có đặc điểm gì? Kể tên những cây cầu mà em biết? (- lòng sông dốc, nhiều ghềnh. Cầu Pắc Hooc) - Nhận xét cho điểm. Hoạt động dạy TG Hoạt động học C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: Dân cư – Giao thông - Huyện Bình Liêu có bao nhiêu dân tộc? Dân số của toàn huyện là bao nhiêu người? - Dân tộc nào có số dân đông nhất? - Em hãy kể tên những dân tộc sống ở Huyện Bình Liêu mà em biết? Liên hệ ở bản em? - Ở huyện Bình Liêu có những loại hình giao thông nào? → Kết luận: Huyện Bình Liêu có 6 dân tộc anh em sinh sống: Tày, Dao, Sán Chỉ, Kinh , Hoa, Sán Dìu 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số hoạt động kinh tế của H. Bình Liêu: - Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình trong SGK và thảo luận nhóm tổ: - Trình bày một số đặc điểm nổi bật về hoạt động KT của tỉnh Sơn La? - Kể tên các loại khoáng ản có ở Bình Liêu? Loại khoáng sản nào đã được khai thác? -Trình bày KQ. - GV nhận xét, kết luận: Sản xuất nông nghiệp là hoạt động KT chủ yếu của đồng bào huyện Bình Liêu. Trồng trọt ngành sản xuất chính. Các sản phẩm chính là hồi, quế, trẩu, sở 4. Hoạt động 3: Tìm hiểu về trang phục lễ hội của một số dân tộc huyện Bình Liêu : - GV treo các 1 số hình ảnh về lễ hội. - Em hãy kể tên 1 số lễ hội của 1 số dân tộc sống ở huyện Bình Liêu? - Kể tên một số trang phục của các dân tộc huyện Bình Liêu? - Kể tên một số cảnh đẹp của huyện Bình Liêu? - GV nhận xét kết luận: BL có truyền thống văn hóa đặc sắc. Có nhiều cảnh đẹp... 1' 8' 9' 9' - Có 6 dân tộccó 27.117 người ( theo số liệu năm 2009) - Dân tộc Tày có số dân đông nhất sau đó đến dân tộc Dao, Sán Chỉ - HS nêu tên các dân tọc sinh sống tại huyện Bình Liêu: Tày, Dao, Sán Chỉ, Kinh , Hoa, Sán Dìu - ..chủ yếu là giao thông đường bộ với quốc lộ 18C là trục giao thông chính. - 1 HS đọc thông tin SGK phần Hoạt động kinh tế, lớp theo dõi. Thảo luận nhóm. - Sản xuất nông nghiệp là hoạt động KT chủ yếu của đồng bào huyện Bình Liêu. Trồng trọt ngành sản xuất chính. Chăn nuôi đã được quan tâm nhưng số lượng còn ít. Các sản phẩm chính là hồi, quế, trẩu, sở - vàng,chì, kẽmhiện nay đã khai thác quặng cao lanh ở xã vô ngại. - Các nhóm trình bày kết quả. - 1 h\s nhắc lại - Hs quan sát. - Lễ hội Đình Lục Nà, Hội hát soong cọ, hội chợ tình Đồng Văn - người Tày có áo chàm, người Sán Chỉ có váy đen, áo xanh, người Dao quần áo sặc sỡ nhiều màu sắc -Thác khe vằn, núi Cao Ba Lanh C. Củng cố - dặn dò: 3’ - Giới thiệu các dân tộc sống ở huyện Bình Liêu, các sản phẩm có giá trị của huyện? - Nhấn mạnh nội dung bài. - Về nhà các em tìm hiểu thêm về kiến thức địa lí của huyện Bình Liêu. - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: