Giáo án Lớp 5 - Môn Địa lý - Cù Thị Phương

Giáo án Lớp 5 - Môn Địa lý - Cù Thị Phương

1. Kiến thức:

- Nêu được vị trí, giới hạn của tỉnh Sơn La

- Kể đúng tên các huyện, TP của Sơn La.

- Trình bày được một số đặc điểm chính và địa hình, khí hậu và sông ngòi của tỉnh Sơn La.

2. Kỹ năng:

- Xác định vị trí, giới hạn của tỉnh Sơn La trên bản đồ hành chính VN và bản đồ hành chính tỉnh Sơn La.

 

doc 7 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1386Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Môn Địa lý - Cù Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
 CỦA TỈNH SƠN LA
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được vị trí, giới hạn của tỉnh Sơn La
- Kể đúng tên các huyện, TP của Sơn La.
- Trình bày được một số đặc điểm chính và địa hình, khí hậu và sông ngòi của tỉnh Sơn La.
2. Kỹ năng:
- Xác định vị trí, giới hạn của tỉnh Sơn La trên bản đồ hành chính VN và bản đồ hành chính tỉnh Sơn La.
- Có kỹ năng làm việc với bản đồ và hình ảnh.
3. Thái độ:
- GDHS Yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường nơi đang sống.
B. Đồ dùng dạy - học:
GV: Giáo án, tài liệu nghiên cứu.
HS: Tài liệu về địa lí Sơn La.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Tg
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Tiến hành các hoạt động:
a/ Hoạt động 1: Xác định vị trí, giới hạn của tỉnh Sơn La.
* Mục tiêu: 
- Xác định được vị trí, giới hạn của tỉnh Sơn La trên bản đồ hành chính VN và bản đồ hành chính tỉnh Sơn La.
- Kể được các tỉnh tiếp giáp với tỉnh Sơn La; nêu đúng tên các đơn vị hành chính trong tỉnh.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Yêu cầu HS quan sát Bản đồ hành chính VN
Gọi hs lên bảng chỉ vị trí tỉnh Sơn La trên bản đồ
- Bước 2: Hoạt động nhóm 4 thảo luận:
(?) Tỉnh Sơn La tiếp giáp với các tỉnh nào?
(?) Tỉnh Sơn La gồm mấy huyện, TP? Nêu tên các huyện, TP trong tỉnh?
- Bước 3: Các nhóm cử đại diện trình bày
- Bước 4: GV nhận xét kết luận.
b/ Hoạt động 2: Tìm hiểu một số đặc điểm tự nhiên của tỉnh Sơn La.
* Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm chính về địa hình, khí hậu sông ngòi của tỉnh Sơn La.
* Cách tiến hành.
+ Bước 1: Hoạt động nhóm. 
- Yêu cầu HS đọc mục 2 phần thông tin kết hợp với sự hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi.
(?) Em có nhận xét gì về địa hình của Sơn La?
(?) Khí hậu ở Sơn La có đặc điểm gì?
(?) Kể tên 2 con sông lớn chảy qua tỉnh Sơn La và nêu đặc điểm chính của 2 con sông đó?
+ Bước 2: Các nhóm quan sát H1, 2 thảo luận.
+ Bước 3: Các nhóm trình bày, NX, bổ sung.
→ GV kết luận: Sơn La có độ cao TB 600 m so với mực nước biển. Đồi núi chiếm ¾ DT toàn tỉnh có 2 cao nguyên Mộc Châu, Nà Sản địa hình tương đối bằng phẳng.... 
c/ Hoạt động 3: Liên hệ kiến thức đã học với huyện.
* Mục tiêu:
+ Xác định vị trí địa lí của huyện. 
+ Nêu được một số đặc điểm tự nhiên của huyện mình.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Hoạt động cá nhân.
(?) Địa hình của Mường La như thế nào? 
(?) Khí hậu Mường La có đặc điểm gì? 
(?) Kể cho các bạn nghe về một cảnh đẹp của huyện.
Bước 2: Trình bày kết quả
Bước 3: GV nhận xét kết luận.
IV. Củng cố - dặn dò:
(?) Tỉnh Sơn La giáp với những tỉnh nào? 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà tìm hiểu thêm về địa lí Sơn La.
- Nhận xét tiết học.
1'
1'
10'
12'
8'
3'
- Hát.
- Ghi đầu bài.
- Hs thảo luận theo nhóm 4. 
- 2-3 hs lên bảng chỉ.
- Tỉnh Sơn La miền núi Tây Bắc nước CHXHCNVN, phía bắc giáp với Yên Bái, Lai Châu, phía đông giáp với tỉnh Phú Thọ và Hòa Bình, phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa phăn, Luông-pha-băng của nước cộng Hòa dân chủ nhân dân Lào, phía tây giáp tỉnh Điện Biên, 
- Tỉnh Sơn La có 11 huyện và 1 TP đó là TP Sơn La, Mường La, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp, Phù Yên, Bắc Yên, Yên Châu, Mai Sơn, Mộc Châu... 
- Cử đại diện lên trình bày kết quả.
- Chia lớp thành 2 nhóm.;
- 1 Hs đọc mục 2 trong SGK.
- Địa hình Sơn La đa số là đồi núi thấp, độ cao trung bình là 600-700m.
- Có cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Nà Sản.
- Khí hậu SL nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh từ tháng 9 đến tháng 3.
- Sông Đà, Sông Mã; 2 con sông có đặc điểm là nhiều nước về mùa mưa, cạn nước về mùa khô, chảy siết nhiều thác ghềnh...
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nghe 
(HĐ cá nhân)
- Trả lời câu hỏi.
+ Đồi núi chiếm diện tích chủ yếu
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa...
- Hs tự liên hệ
- 1 h\s nhắc lại
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ DÂN TỘC VÀ KINH TẾ
CỦA TỈNH SƠN LA (Tiết 2)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Kể được đúng 12 dân tộc sinh sống ở tỉnh Sơn La.
- Kể được một số lễ hội truyền thống của một số dân tộc ở tỉnh Sơn La.
- Trình bày được một số đặc điểm nỏi bật về hoạt động kinh tế của tỉnh Sơn La. 
2. Kỹ năng:
- Biết làm việc với tranh ảnh để tìm kiến thức.
3. Thái độ:
- Tôn trọng và tự hào về truyền thống văn hóa của tỉnh, có ý thức giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa của các dân tộc tỉnh Sơn La.
- Đoàn kết giữa các dân tộc.
B. Đồ dùng dạy - học:
GV: Giáo án, tài liệu địa lí Sơn La.
HS: Tài liệu địa lí Sơn La.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
(?) Tỉnh Sơn La có bao nhiêu huyện, thị xã ?
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: trực tiếp.
2. Tiến hành các hoạt động:
a/ Hoạt động 1: Kể tên các dân số sống trong tỉnh Sơn La.
* Mục tiêu: Kể đúng các tên dân tộc sinh sống trong tỉnh.
* Cách tiến hành.
Bước 1: Cho HS nêu tên các dân tộc sinh sống ở tỉnh Sơn La.
Bước 2: Hoạt động cặp đội quan sát H3, 4 và tranh ảnh sưu tầm được về một số dân tộc tỉnh Sơn La. Thảo luận:
(?) Tỉnh Sơn La có bao nhiêu dân tộc?
(?) Dân tộc nào có số dân đông nhất? 
(?) Em hãy kể tên những dân tộc sống ở Sơn La mà em biết? Liên hệ ở bản em?
Bước 3: Cho HS trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét.
→ Kết luận: Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc anh em sinh sống: Thái, Kinh, H’mông, Mường, Xinh Mun, Khơ Mú, Dao, Kháng, La Ha, Lào, Hoa, Tày.
 b/ Hoạt động 2: Tìm hiểu về trang phục lễ hội của một số dân tộc ở tỉnh Sơn La.
* Mục tiêu:
- Nêu được những đặc điểm nổi bật về trang phục của một số dân tộc ở Sơn La.
- Kể tên được một số lễ hội của 1 số dân tộc ở tỉnh Sơn La và ý nghĩa của các lễ hội đó.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV treo các hình 1,2 và 1 số hình ảnh về lễ hội 
(?) Em hãy kể tên 1 số lễ hội của 1 số dân tộc sống ở tỉnh Sơn La?
Bước 2: HS trả lời câu hỏi.
Bước 3: GV nhận xét kết luận: SL có truyền thống văn hóa đặc sắc lâu đời của vùng Tây Bắc với nhiều lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc làm say đắm lòng người.
c/ Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số hoạt động kinh tế của tỉnh Sơn La
* Mục tiêu: Trình bày được một số đặc điểm nổi bật về hoạt động KT của tỉnh Sơn La.
* Cách tiên hành:
Bước 1: Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát H 5,6 trong SGK
(?) Trình bày một số đặc điểm nổi bật về hoạt động KT của tỉnh Sơn La?
Bước 2: Trình bày KQ.
Bước 3: GV nhận xét, kết luận: Sản xuất nông nghiệp là hoạt động KT chủ yếu của đồng bào SL. Trồng trọt và chăn nuôi lá 2 ngành sản xuất chính. Các sản phẩm chính là chè, bông, Mía, hoa màu ( ngô, khoai), bò sữa...
IV. Củng cố - dặn dò:
(?) Giới thiệu các dân tộc sống ở huyện Mường La, các sản phẩm có giá trị của huyện?
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà các em tìm hiểu thêm về kiến thức địa lí của Sơn La.
- Nhận xét tiết học.
1'
3'
1'
8'
8'
9'
4'
- Hát.
- 1HS trả lời câu hỏi, HS khác theo dõi nhận xét.
+ Có 11 huyện và 1 thị xã nay là thành phố Sơn La.
- Có 12 dân tộc. 
- Dân tộc Thái có số dân đông nhất sau đó đến dân tộc Kinh, Mường,...
- Dao, Kháng, Sinh Mun, Hoa, 
- Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung đông ở đô thị, thưa thớt ở nông thôn.
- Sự phát ngày càng tăng cả về chất và lượng.
- Hs quan sát.
- Lễ hội Hoa Ban, lễ hội Xíp xí, lễ hội cầu phúc của dân tộc Thái; lễ hội dâng hoa măng của người La Ha; lễ hội xên pang Ả của DT Kháng,...
- Sản xuất nông nghiệp là hoạt động KT chủ yếu của đồng bào SL. Trồng trọt và chăn nuôi lá 2 ngành sản xuất chính. Các sản phẩm chính là chè, bông, Mía, hoa màu (ngô, khoai), bò sữa...
- 1 h\s nhắc lại

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Dia ly dia phuong lop 5 2011.doc