Giáo án Lớp 5 - Môn Giáo dục sức khỏe răng miệng

Giáo án Lớp 5 - Môn Giáo dục sức khỏe răng miệng

Mục tiêu :

 Giúp các em hiểu được do đâu mà có sâu răng, tiến trình phát triển của sâu răng và cách dự phòng.

II. Đồ dùng dạy học :

 Tranh : Nguyên nhân – Diễn biến bệnh sâu răng – Dự phòng.

 Mô hình chiếc răng sâu.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 6 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 6211Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Môn Giáo dục sức khỏe răng miệng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO DỤC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG 5
Bài 1 : Nguyên nhân - Diễn tiến bệnh sâu răng - Cách dự phòng.
I . Mục tiêu :
 Giúp các em hiểu được do đâu mà có sâu răng, tiến trình phát triển của sâu răng và cách dự phòng.
II. Đồ dùng dạy học :
 Tranh : Nguyên nhân – Diễn biến bệnh sâu răng – Dự phòng.
 Mô hình chiếc răng sâu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
KTBC:
Bài mới :
Hoạt động 1 : Nguyên nhân bị sâu răng.
Mục tiêu : Hs biết nguyên nhân bị sâu răng.
Tiến hành :
 - Em nào đã bị sâu răng ? Cảm giác của em khi bị sâu răng ?
 + Gv treo tranh : Một em bé đang buồn và mặt nhăn nhó vì bị đau răng .
 - Vì sao bạn ấy bị sâu răng ?
Gv dùng : Mô hình giới thiệu 
 + Cấu tạo răng gồm có 3 phần : Men răng, ngà răng , tủy răng.
 + Vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men thức ăn (đường, bột ) đọng trên bề mặt răng tạo thành a xít . A xít làm tan rã men răng tạo thành sâu răng.
Hoạt động 2 : Diễn tiến bệnh sâu răng .
Mục tiêu : Hs biết bệnh sâu răng tiến triển từ nhẹ đến nặng , bao gồm 4 giai đoạn .
Tiến hành :
 + Gv cho Hs xem mô hình răng bị sâu .
 + Gv giải thích diến bệnh sâu răng từ nhẹ đến nặng qua 4 giai đoạn :
Sâu men ( hình 1) : lỗ sâu nhỏ trên men, không đau nhức, khó phát hiện.
Sâu ngà (hình 2 ) : Lỗ sâu đến ngà răng.
 . Lỗ sâu cạn : không đau khi nhai.
 . Lỗ sâu sâu : ê buốt khi nhai .
à Cần điều trị sớm.
Viêm tủy (hình 3 ) : Lỗ sâu đến tủy , gây nhiễm trùng tủy răng, đau nhức dữ dội nhất là ban đêm.
Tủy chết (hình4) : vi trùng theo đường ống tủy tạo mủ dưới chân răng, sưng nướu, sưng mặt.
 à có thể gây biến chứng ở : Tim, xương khớp, xoang, 
Hoạt động 3 : Cách dự phòng.
Mục tiêu : Hs biết cách dự phòng tránh bị sâu răng.
Tiến hành :
Để tránh sâu răng em phải làm gì ?
 + Gv kết luận :
 . Chải răng sau khi ăn, trước khi ngủ.
 . Hạn chế ăn bánh kẹo, quà vặt.
 . Điều trị sớm răng sâu và nên đi khám răng định kì.
Cũng cố :
Tại sao em bị sâu răng ?
Sâu răng có mấy giai đoạn, những giai đoạn nào ?
Nêu cách phòng ngừa sâu răng ?
Ghi nhớ : Răng em đau nhức
 Là do sâu răng
 Em luôn nhớ rằng
 “ Đừng ăn quà vặt
 Siêng năng chải răng”.
- Hs trả lời.
- Hs quan sát và nêu vì sao bị đau răng.
- Hs quan sát và lắng nghe.
- Hs quan sát và lắng nghe.
- Hs thảo luận nhóm đôi trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Hs trả lời.
-3 Hs đọc ghi nhớ.
Giảng : GIÁO DỤC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG 5
 Bài 2 : Các thói quen xấu có hại cho răng .
I . Mục tiêu :
 Giúp các em hiểu được những thói quen xấu đối với răng, hàm và mặt cũng như những 
 hậu quả của nó .
II. Đồ dùng dạy học :
 Tranh : Những thói quen và hậu quả.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
KTBC:
Nguyên nhân nào em bị sâu răng ?
Khi lỗ sâu đến ngà thì ta cảm thấy như thế nào ?
Khi lỗ sâu đến tủy ( viêm tủy) thì ta cảm thấy như thế nào ?
Em làm gì để răng em không bị sâu ?
Bài mới :
Hoạt động 1 : Những thói quen xấu ảnh hưởng đến răng.
Mục tiêu : Hs nêu được những thói quen xấu đối với răng.
Tiến hành :
+ Gv treo tranh : từng loại hình lệch lạc và cho Hs nêu các thói quen xấu và hậu quả của nó .
 + Gv kết luận từng trường hợp :
 .Thói quen xấu gây hô răng và hàm : Mút ngón tay, mút núm vú, thở bằng miệng, cắn môi dưới.
 .Thói quen xấu gây móm : Chống cằm, cắn môi trên.
Hoạt động 2 : Phòng ngừa sự lệch lạc răng hàm.
Mục tiêu : Hs biết nêu cách phòng ngừa sự lệch lạc răng hàm.
Tiến hành :
Em làm gì để phòng ngừa sự lệch lạc răng hàm ?
+ Gv kết luận : ( ghi nhớ )
 . Nên loại trừ ngay các thói quen xấu.
 . Đi Bác sĩ Nha khoa để điều trị sớm các bệnh lệch lạc răng hàm.
Cũng cố :
Thói quen nào gây hô răng hàm?
Thói quen nào gây móm ?
Em có dùng răng cắn vật cứng không ? Vì sao ?
Em làm gì để phòng ngừa lệch lạc răng hàm ?
à Cho Hs đọc thuộc ghi nhớ.
- Hs quan sát và nêu những thói quen xấu ảnh hưởng đến răng.
- Hs lắng nghe.
- Hs nêu cách phòng ngừa sự lệch lạc răng hàm.
- Hs trả lời.
Giảng :  GIÁO DỤC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG 5
 Bài 3 : Nguyên nhân gây viêm nướu – Cách dự phòng.
I . Mục tiêu :
 Giúp các em biết lí do tại sao nướu răng của mình bị viêm và biết cách phòng ngừa viêm nướu.
II. Đồ dùng dạy học :
 Tranh : Nguyên nhân viêm nướu – Cách phòng ngừa.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
 1 .KTBC:
- Thói quen nào gây hô răng hàm?
 - Thói quen nào gây móm ?
 - Em có dùng răng cắn vật cứng không ? Vì sao ?
 - Em làm gì để phòng ngừa lệch lạc răng hàm ?
Bài mới :
 Giới thiệu : Nếu không chải răng sau khi ăn, vi khuẩn sẽ lên men thức ăn tạo a-xít gây lỗ sâu trên răng và vi khuẩn sẽ tiết ra chất độc làm nướu bị sưng , dễ chảy máu.
Hoạt động 1 : Nguyên nhân gây viêm nướu. 
Mục tiêu : Hs biết vì sao bị viêm nướu và tác hại khi bị viêm nướu.
Tiến hành :
+ Gv treo tranh : giải thích 
Biểu hiện của viêm nướu : sưng đỏ, đau, dễ chảy máu khi ăn nhai, chải răng,.
Viêm nướu : là giai đoạn phá hủy mô nâng đỡ răng làm răng lung lay phải nhổ.
--> Điều trị sớm và kịp thời , nướu răng sẽ lành trở lại ( săn chắc, bám chặt vào cổ răng, có màu hồng nhạt )
Hoạt động 2 : Phòng ngừa viêm nướu.
Mục tiêu : Hs biết nêu cách phòng ngừa viêm nướu.
Tiến hành :
Em làm gì để phòng ngừa bệnh viêm nướu?
+ Gv kết luận : ( ghi nhớ )
 . Chải răng thường xuyên khi ăn và trước khi ngủ.
 . Aên thức ăn, thức uống tốt cho răng và nướu.
Cũng cố : 
Vì sao nướu răng bị sưng ?
Nếu không điều trị sớm, hậu quả ra sao ?
Em làm gì để đừng bị viêm nướu?
à Cho Hs đọc thuộc ghi nhớ.
-Hs trả lời.
- Hs quan sát .
- Hs lắng nghe.
- Hs nêu cách phòng ngừa bệnh viêm nướu.
- Hs trả lời.
 Rút kinh nghiệm :
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giảng :  GIÁO DỤC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG 5
 Bài 4 : Phương pháp chải răng.
I . Mục tiêu :
 Giúp các em nắm vững và từng bước thực hành đúng phương pháp để đề phòng bệnh viêm nướu và sâu răng.
II. Đồ dùng dạy học :
 Tranh : - Tranh dạy phương pháp chải răng.
 - Mẫu hàm – bàn chải.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
 1 .KTBC:
Vì sao nướu răng bị sưng ?
Nếu không điều trị sớm, hậu quả ra sao ?
Em làm gì để đừng bị viêm nướu?
 2 . Bài mới :
 Giới thiệu : Để bảo vệ tốt cho răng, răng đều đặn và phòng ngừa các bệnh về răng miệng , chúng ta phải chải răng. Chải răng như thế nào?
Hoạt động 1 : Phương pháp chải răng. 
Mục tiêu : Hs biết phương pháp chải răng . 
Tiến hành :
+ Gv treo tranh : Một bạn đang chải răng.
Em chải răng khi nào ?
 + Gv Dùng mẫu hàm và bàn chải , giới thiệu :
Hàm răng : trên và dưới .
Các mặt răng : mặt ngoài, mặt trong , mặt nhai .
 + Gv kết hợp tranh hướng dẫn và biểu diễn chậm :
 . Cách cầm bàn chải.
 . Chải hàm trên trước , hàm dưới sau . Từ phải sang trái.
 . Cách chải mặt ngoài và mặt trong: Đặt bàn chải với lông nghiêng so với mặt răng khoảng 30-40o , ép nhẹ lông vừa rung vừa di chuyển ( 6-10 lần /2-3 răng) rồi chuyển sang đoạn kế tiếp.
 . Cách chải mặt trong các răng phía trước( răng cửa và răng nanh): Đặt bàn chải theo chiều thẳng đứng, lông nghiêng so với mặt răng khoảng 30-40o , ép nhẹ lông vừa rung vừa di chuyển xuống bờ cắn các răng.
 . Cách chải mặt nhai : với động tác tới lui.
Hoạt động 2 : Thực hành chải răng.
Mục tiêu : Hs biết chải răng theo phương pháp đã học.
Tiến hành :
 + Gv cho Hs dùng bàn chải và mẫu hàm thực hiện chải răng theo phương pháp đã học.
+ Gv tuyên dương Hs thực hành chải răng tốt.
Cũng cố : 
Khi chải răng , em đặt và di chuyển bàn chải như thế nào ?
Mỗi vùng bao nhiêu lần ?
Em chải răng ở mặt ngoài như thế nào ?
Em chải răng ở mặt trong răng cửa như thế nào ?
Em chải răng ở mặt nhai như thế nào ?
à Cho Hs đọc thuộc ghi nhớ.
Mẹ mua cho em một bàn chải xinh
Cùng anh chị , em đánh răng một mình
Đánh mặt ngoài, rồi đánh mặt trong
Đánh hàm trên rồi đánh hàm dưới
Đánh mặt nhai lui tới vài lần
Em chải răng nên răng em trắng tinh.
-Hs trả lời.
- Hs quan sát .
- Hs theo dõi.
- Hs thực hành chải răng, cả lớp quan sát , nhận xét.
- Bình chọn bạn chải đúng phương pháp.
- Hs trả lời.
Hs nhẩm để thuộc và xung phong đọc thuộc.
 Rút kinh nghiệm :
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docNha hoc duong Ve sinh rang mieng L5.doc