Giáo án lớp 5 môn Tập đọc (Bài: những cánh buồm) + Môn Toán (Bài: Ôn tập các phép tính với số đo thời gian)

Giáo án lớp 5 môn Tập đọc (Bài: những cánh buồm) + Môn Toán (Bài: Ôn tập các phép tính với số đo thời gian)

Môn: TOÁN

Bài: ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ ĐO THỜI GIAN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-Biết thực hành tính với số đo thời gian

2. Kĩ năng:

-Vận dụng trong quá trình tính toán làm bài một cách chính xác, trình bày sạch sẽ.

3. Thái độ:

- Giáo dục yêu thích môn học, vận dụng vào thực tiễn cụôc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

-Phiếu bài tập, bảng nhóm.

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 5 môn Tập đọc (Bài: những cánh buồm) + Môn Toán (Bài: Ôn tập các phép tính với số đo thời gian)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI HỌC
 THAM GIA THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2011 - 2012
----------------------------------------------------------
Người dạy: Nguyễn Trọng Liêm 
Ngày soạn: 16/4/2012 
Ngày dạy: 19/4/2012
Dạy lớp: 5a1 – Trường THCS Nguyễn Chí Thanh
Môn: TẬP ĐỌC
Bài: NHỮNG CÁNH BUỒM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn. 
2. Kĩ năng:
-Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng, diễn tả được tình cảm của người cha với con; ngắt giọng đúng nhịp thơ.
-Học thuộc lòng 2 khổ thơ.
3. Thái độ:
- Giáo dục yêu thích môn học, biết thể hiện ước mơ của bản thân, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh minh họa của bài.
- Bảng phụ ghi sẵn những câu thơ cần luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu các thầy cô về dự
1 - Kiểm tra bài cũ (5phút) 
Gọi 2 em học sinh nối tiếp đọc bài Út Vịnh và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
H: Trường của Út Vịnh đã phát động phong trào gì? Nội dung của phong trào ấy là gì?
- Nhận xét, ghi điểm từng học sinh 
2- Bài mới(34phút):
Giới thiệu bài: GV dán tranh và hỏi:
Bức tranh vẽ gì? 
 -Hai người này chính là hai cha con, thông qua những cánh buồm này hai cha con đã thể hiện được tình cảm của mình, tác giả Hoàng Trung Thông đã vẽ lại cảnh đó qua bài thơ “Những cánh buồm” - GV ghi đề bài, tác giả và cho HS mở sgk.
ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc.
Chú ý: giữa các dòng thơ nghỉ hơi như một dấu phẩy, Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tình cảm của người cha với con, đọc phân biệt lời các nhân vật: lời con – ngây thơ, hồn nhiên; lời cha: ấm áp, dịu dàng.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: rực rỡ, lênh khênh, tròn, chắc nịch, thấy nước, thấy trời, không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người, mỉm cười, xoa đầu, đi mãi, sẽ có cây, có cửa, có nhà, chưa hề đi đến, trầm ngâm, thầm thì, xa thẳm, gặp lại mình, ước mơ con, 
H: Bài thơ này có mấy khổ thơ ? 
 -GV theo dõi ghi từ khó
- GV treo bảng phụ những dòng thơ cần luyện đọc. GV đọc mẫu.
-GV giảng từ khó: cánh buồm: mai hồng
- GV đọc diễn cảm toàn bài (giới thiệu qua tác giả)
HĐ2: Tìm hiểu bài
H: Dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển.
GV theo dõi bổ sung, tuyên dương.
H: Em hãy đọc những câu thơ thể hiện cuộc trò chuyện giữa hai cha con?
GV viết thêm các từ Con và Cha vào bảng phụ.
H: Hãy thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con bằng lời của em
H: Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì?
H: Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì?
- Giảng: Những lời nói ngây thơ của con trẻ trước biển, ước mơ về những điều chưa biết trong cuộc sống của con làm người cha bồi hồi xúc động vì ông đã gặp lại tuổi thơ và ước mơ của mình khi còn là một cậu bé lần đầu tiên đứng trứơc biển
H: Dựa vào phần tìm hiểu, em hãy nêu nội dung chính của bài
HĐ3: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
H: Em thích khổ thơ nào? Vì sao?
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm khổ thơ 2 và 3, đọc thầm nhóm2
Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
Con bỗng lắc tay cha / khẽ hỏi:
“Cha ơi!
 Sao xa kia chỉ thấy nước / thấy trời.
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Cha mỉm cười / xoa đầu con nhỏ:
“Theo cánh buồm / đi mãi đến nơi xa.
Sẽ có cây, có cửa, có nhà.
Nhưng nơi đó / cha chưa hề đi đến”
-GV theo dõi sửa sai cho các cặp còn yếu.-Nhận xét và ghi điểm và tuyên dương những nhóm đọc tốt.
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm
- H: Em nào thuộc lòng 2 khổ hoặc bài thơ rồi? 
- Nhận xét, cho điểm, tuyên dương học sinh. 
 3-Củng cố, dặn dò (2phút)
-GD học sinh ý thức BVMT biển, biết ấp ủ các ước mơ từ thời thơ ấu
H: Nêu nội dung bài thơ: 
GV xóa bảng treo bảng phụ, treo nội dung bài
- Dặn học sinh về nhà học thuộc 2 khổ thơ (em nào thuôc cả bài càng tốt) và chuẩn bị bài Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em- Ch HS viết nội dung
Nhận xét tiết học.
-Lớp vỗ tay chúc mừng
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
-HS 1: Trường Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua
-HS 2: Nêu lại nội dung bài học
-Vẽ hai người một người đàn ông dẫn một đứa trẻ đi trên bãi biển, xa xa có những con thuyền buồm đủ màu sắc sặc sỡ.
+ Sgk/ 140
* HS luyện đọc 
-1HS khá đọc toàn bài; 
-Có 5 khổ thơ.
+ 5HS đọc nối tiếp lần 1.
-Luyện đọc từ khó cá nhân+ đồng thanh.
-HS luyện đọc những dòng thơ đó.
+ 5HS đọc nối tiếp lần 2.
-cánh buồm: ý nói những con thuyền buồm.
-mai hồng: ý nói vào buổi sáng mai, ánh mặt trời còn màu hồng. 
-5HS đọc nối tiếp lần 3.
-HS đọc thầm.
* Tìm hiểu bài
-HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
- Sau trận mưa đêm, bầu trời và bãi biển như vừa được gột rửa. Mặt trời nhuộm hồng tất cả bằng những tia nắng rực rỡ, cát mịn, biển xanh lơ. Hai cha con dạo chơi trên bãi biển. Người cha cao, gầy, bóng dài lênh khênh. Cậâu con trai bụ bẫm, bóng tròn, chắc nịch.
+ Những câu thơ:
-Con: 
“Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
- Cha:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà.
Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.”
- Con:
 “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi ”
- Hai cha con bước đi trong ánh nắng hồng, cậu bé lắc tay cha khẽ hỏi: “Sao ở xa kia chỉ thấy nước, thấy trời, không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó”. Cha mỉm cười bảo: “Cứ theo cánh buồm kia đi mãi sẽ thấy cây, thấy nhà cửa. Nhưng nơi đó cha cũng chưa hề đi đến”. Nguời cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời, cậu bé lại trỏ cánh buồm bảo: “Cha hãy mượn cho con cánh buồm trắng nhé, để con đi ” Lời của con khiến người cha xúc động.
- Con ước mơ được khám phá những điều chưa biết về biển, được nhìn thấy cây, nhà cửa ở phía chân trời xa.
- Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình
- Bài thơ ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
 * Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
-HS khá đọc lại toàn bài
- 5 học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ. 
-VD: Đoạn: 2,3.
-HS đánh dấu chỗ ngắt giọng, nhấn giọng
-HS đọc thầm nhóm 2. (khổ 2,3) 
3 học sinh đọc diễn cảm 2 khổ thơ
- HS xung phong
HS nghe
Bài thơ ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn
HS đọc nội dung 
HS lấy vở
.
THIẾT KẾ BÀI HỌC
 THAM GIA THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2011 - 2012
----------------------------------------------------------
Người dạy: Nguyễn Trọng Liêm 
Ngày soạn: 16/4/2012 
Ngày dạy: 19/4/2012
Dạy lớp: 5a1 – Trường THCS Nguyễn Chí Thanh
Môn: TOÁN
Bài: ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
-Biết thực hành tính với số đo thời gian
2. Kĩ năng:
-Vận dụng trong quá trình tính toán làm bài một cách chính xác, trình bày sạch sẽ. 
3. Thái độ:
- Giáo dục yêu thích môn học, vận dụng vào thực tiễn cụôc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-Phiếu bài tập, bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ (5phút): 
- GV nhận xét ghi điểm
2- Bài mới(34phút): 
Giới thiệu bài: Hôm nay để củng cố lại các phép tính với số đo thời gian, thầy trò chúng ta cùng học bài “Oân tập về các phép tính với số đo thời gian” ghi đề bài lên bảng.
* Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Gọi 1 em đọc đề bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi thảo luận cách làm.
- Yêu cầu HS nêu cách tính 
- GV theo dõi giúp đỡ những em yếu.
- GV nhận xét chữa bài- ghi điểm cho HS
- GV nhận xét chung và chốt lại.
Bài 2: Gọi 1 em đọc đề bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi thảo luận cách làm.
- GV gọi 4 em làm bảng lớp làm vở
- HS nêu cách thực hiện 
- HS nêu cách làm 
- GV nhận xét ghi điểm cho HS
- GV nhận xét chung
Bài 3 : Gọi 1 em đọc đề bài.
- HS đọc đề bài và tóm tắt 
- Gọi em làm bảng lớp làm vở
- GV nhận xét –ghi điểm.
-1 HS lên bảng tính:
Tìm tỉ số % của 3 và 4 ( 3:4x100= 75 %)
-2 HS lên bảng đổi:
 122 giây = ..phút ..giây ( 2 phút 2 giây )
 150 phút = ..giờ ( 2,5 giờ)
HS mở Sgk/165.
* HS luyện tập
Bài 1: 1 em đọc đề bài.
- 2 em ngồi cạnh nhau trao đổi với nhau tìm cách làm bài.
- Đại diện 1 nhóm trình bày cách bài làm của mình 
+ Đặt số đo cùng đơn vị thẳng cột với nhau tính từ phải sang trái theo cùng đơn vị . Nếu trong phép trừ số đo của số bị trừ ở đơn vị nào đó bé hơn số trừ ta phải lấy 1 đơn vị lớn đổi sang đơn vị bé rồi trừ, còn đối với trường hợp số đo thời gian được viết dưới dạng số thập phân ta thực hiện như với số thập phân và viết kèm tên đơn vị thời gian (Chú ý đăït tính ra ngoài giấy nháp)
2 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
a).12giờ24phút + 3giờ18phút = 15giờ42 phút
Vậy
12giờ24phút+3giờ18phút=15giờ42phút
14 giờ 26 phút – 5 giờ42 phút đổi thành 
13giờ86phút-5giờ42 phút= 8giờ44phút
b). 5,4 giờ + 11,2 giờ = 16,6 giờ
 20,4 giờ – 12,8 giờ = 7,6 giờ 
- HS nhận xét bài của bạn và bổ sung.
- HS lắng nghe.
Bài 2: 1 em đọc đề bài.
- 2 em ngồi cạnh nhau trao đổi với nhau tìm cách làm bài.
- Đại diện 1 nhóm trình bày cách bài làm của mình 
a.) 8 phút 54 giây x 2 = 16 phút 108 giây 
+ Nhân từ phải sang trái nhân lần lượt từng số đo ở từng đơn vị . Kết quả nếu số đo ở đơn vị bé lớn hơn 60 thì phải đổi sang đơn vị lớn.
* 38 phút 18 giây : 6 = 6 phút 23 giây 
+ Lần lượt lấy số đo ở đơn vị lớn chia, nếu còn dư ta đổi sang đơn vị bé để chia tiếp.
b). 4,2 giờ x 2 = 8,4 giờ 
 37,2 phút : 3 = 12,4 phút 
+ Thực hiện nhân , chia giống như số thập phân viết kèm theo đơn vị đo .
 Bài 3: 1 em đọc đề bài.
Tóm tắt : s = 18km
 v = 10 km/ giờ 
 t = .? 
 Bài giải:
Thời gian cần có để người đó đi hết quãng đường là: 18 : 10 = 1,8 (giờ )
 Đáp số : 1,8 (giờ )
	3- Nhận xét, dặn dò(2phút): Nêu qui tắc tính quãng đường, thời gian, vận tốc. 
- Dặn HS về nhà học bài , chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docDay gioi cap huyen.doc