. MỤC TIÊU :
- Biết cách đính khuy bốn lỗ theo 2 cách .
- Đính được khuy bốn lỗ đúng quy trình , kĩ thuật .
- Giáo dục tính cẩn thận .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Mẫu đính khuy bốn lỗ được đính theo 2 cách .
- Một số sản phẩm may mặc được đính khuy bốn lỗ .
Kĩ thuật (tiết 5) ĐÍNH KHUY BỐN LỖ (tt) I. MỤC TIÊU : - Biết cách đính khuy bốn lỗ theo 2 cách . - Đính được khuy bốn lỗ đúng quy trình , kĩ thuật . - Giáo dục tính cẩn thận . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Mẫu đính khuy bốn lỗ được đính theo 2 cách . - Một số sản phẩm may mặc được đính khuy bốn lỗ . - Vật liệu và dụng cụ cần thiết . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Đính khuy bốn lỗ . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Đính khuy bốn lỗ (tt) . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : 20’ Hoạt động 1 : HS thực hành . MT : Giúp HS đính được khuy bốn lỗ . PP : Trực quan , thực hành , giảng giải . - Nhận xét và hệ thống lại cách đính khuy 4 lỗ . - Kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 và sự chuẩn bị thực hành ở tiết 2 . - Nhắc lại yêu cầu thực hành , nêu thời gian hoàn thành sản phẩm . - Quan sát , uốn nắn những em thực hiện chưa đúng kĩ thuật . Hoạt động lớp , cá nhân . - Nhắc lại 2 cách đính khuy 4 lỗ . - Thực hành đính khuy 4 lỗ theo 2 cách . 5’ Hoạt động 2 : Đánh giá sản phẩm . MT : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn . PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan . - Đánh giá , nhận xét kết quả thực hành của HS theo 2 mức : A , A+ . Hoạt động lớp . - Trưng bày sản phẩm . - Nhắc lại các yêu cầu đánh giá sản phẩm nêu trong SGK . - 2 , 3 em lên đánh giá sản phẩm của bạn theo các yêu cầu . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS tính cẩn thận . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Dặn HS chuẩn bị vải , khuy bấm , kim , chỉ để học bài sau . Kĩ thuật (tiết 6) ĐÍNH KHUY BẤM I. MỤC TIÊU : - Biết cách đính khuy bấm . - Đính được khuy bấm đúng quy trình , kĩ thuật . - Giáo dục tính tự lập , kiên trì , cẩn thận . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Mẫu đính khuy bấm . - Một số sản phẩm may mặc được đính khuy bấm . - Vật liệu và dụng cụ cần thiết . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Đính khuy bốn lỗ (tt) . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Đính khuy bấm . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : 10’ Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét mẫu MT : Giúp HS nêu được đặc điểm của mẫu . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Giới thiệu một số mẫu khuy bấm , hướng dẫn HS quan sát hình 1a để trả lời câu hỏi về đặc điểm hình dạng của khuy bấm . - Giới thiệu các khuy bấm được đính trên sản phẩm may mặc , đặt câu hỏi để HS nêu vị trí đính phần mặt lồi , mặt lõm của khuy . - Tóm tắt nội dung HĐ1 : + Khuy bấm được làm bằng kim loại hoặc nhựa , có mặt lồi và mặt lõm cài khớp vào nhau . Mỗi phần khuy có 4 lỗ hình bầu dục ở sát mép khuy và cách đều nhau . + Khuy bấm được đính vào vải bằng các đường khâu nối từng lỗ khuy tới vải . Mỗi phần của khuy bấm được đính vào một nẹp của sản phẩm may mặc . Vị trí đính phần mặt lồi ngang bằng với vị trí đính phần mặt lõm ở nẹp bên kia . Hoạt động lớp . - Quan sát mẫu và hình 1b , nêu nhận xét về các đường đính khuy , cách đính khuy , khoảng cách giữa các khuy trên 2 nẹp vải . 15’ Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật . MT : Giúp HS nắm kĩ thuật đính khuy bấm . PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan . - Đặt các câu hỏi và yêu cầu HS đọc mục 1 , 2 SGK kết hợp quan sát các hình để nêu các bước đính khuy bấm . - Quan sát , uốn nắn . - Hướng dẫn cách đính lỗ khuy thứ nhất , thứ hai . - Hướng dẫn cách đính 2 lỗ khuy đầu . - Hướng dẫn nhanh lại toàn bộ các thao tác đính phần mặt lồi của khuy bấm . - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và tổ chức cho các em tập đính khuy bấm . Hoạt động lớp . - Dựa vào kiến thức đã học kết hợp với quan sát hình 2 để trả lời các câu hỏi . - 2 em lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu các điểm đính khuy . - Nhắc lại cách chuẩn bị đính khuy 2 lỗ . - Đọc mục 2a và quan sát hình 4 để nêu các thao tác đính phần mặt lõm của khuy bấm . - Vài em lên thực hiện đính lỗ khuy thứ ba , thứ tư và nút chỉ . - Đọc mục 2b và quan sát hình 5 để nêu cách đính phần mặt lồi của khuy bấm . - Thực hiện đính 2 lỗ khuy còn lại . - Nhắc lại cách đính khuy bấm . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS tính tự lập , kiên trì , cẩn thận . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Xem trước bài sau ( tiết 2 ) . Mĩ thuật (tiết 3) Vẽ tranh đề tài : TRƯỜNG EM I. MỤC TIÊU : - Giúp HS vẽ bức tranh đề tài Trường em . - Biết tìm , chọn các hình ảnh đẹp về nhà trường để vẽ tranh ; biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài Trường em . - Yêu mến và có ý thức giữ gìn , bảo vệ ngôi trường của mình . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - SGK , SGV . - Một số tranh , ảnh về nhà trường . - Tranh ở bộ ĐDDH . - Sưu tầm thêm bài vẽ về nhà trường của HS các lớp trước . 2. Học sinh : - SGK . - Vở Tập vẽ . - Bút chì , tẩy , màu vẽ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Vẽ trang trí : Màu sắc trong trang trí . - Nhận xét bài vẽ kì trước . 3. Bài mới : (27’) Vẽ tranh đề tài : Trường em . a) Giới thiệu bài : Dùng tranh , ảnh , đĩa hình về hoạt động của nhà trường hoặc những câu hỏi gợi mở để lôi cuốn HS vào bài học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Tìm , chọn nội dung đề tài . MT : Giúp HS chọn được nội dung đề tài để vẽ . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Giới thiệu tranh , ảnh và gợi ý để HS nhớ lại các hình ảnh về nhà trường . - Bổ sung thêm cho đầy đủ và gợi ý các nội dung có thể vẽ tranh . - Lưu ý HS : Để vẽ được tranh về đề tài nhà trường , cần chú ý nhớ lại các hình ảnh , hoạt động nêu trên và lựa chọn được nội dung yêu thích , phù hợp với khả năng ; tránh chọn những nội dung khó , phức tạp . Hoạt động lớp . - Theo dõi . Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh . MT : Giúp HS nắm cách vẽ tranh . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Cho HS xem hình tham khảo SGK , ĐDDH và gợi ý cách vẽ : + Chọn các hình ảnh để vẽ tranh về trường của em . + Sắp xếp hình ảnh chính , phụ cho cân đối . + Vẽ rõ nội dung của hoạt động . + Vẽ màu theo ý thích . - Vẽ lên bảng , gợi ý cho HS một số cách sắp xếp các hình ảnh và cách vẽ hình . Hoạt động lớp . - Theo dõi . Hoạt động 3 : Thực hành . MT : Giúp HS hoàn thành bài vẽ . PP : Trực quan , thực hành , giảng giải . - Đến từng bàn , quan sát , hướng dẫn thêm ; nhắc HS chú ý sắp xếp các hình ảnh sao cho cân đối , có chính , có phụ - Yêu cầu HS hoàn thành bài tại lớp . - Khen những em vẽ nhanh , đẹp ; động viên những em vẽ chậm . Hoạt động lớp , cá nhân . - Làm bài vào vở . Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá . MT : Giúp HS đánh giá được bài vẽ của mình và của bạn . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp , nhận xét cụ thể về : + Cách chọn nội dung . + Cách sắp xếp hình vẽ . + Cách vẽ màu . - Xếp loại , khen ngợi những em có bài vẽ đẹp . Hoạt động lớp . 4. Củng cố : (3’) - Đánh giá , nhận xét . - Giáo dục HS yêu mến và có ý thức giữ gìn , bảo vệ ngôi trường của mình . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Quan sát khối hộp , khối cầu . HÁT (tiết 3) Oân tập bài hát : REO VANG BÌNH MINH Tập đọc nhạc : TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 1 I. MỤC TIÊU : - Củng cố bài hát Reo vang bình minh ; học bài TĐN số 1 . - Hát thuộc lời ca , đúng giai điệu và sắc thái của bài hát ; tập hát có lĩnh xướng , đối đáp , đồng ca kết hợp vận động phụ họa . Thể hiện đúng cao độ , trường độ bài TĐN số 1 ; tập đọc nhạc , ghép lời kết hợp gõ phách . - Yêu thiên nhiên , đất nước . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Nhạc cụ , máy nghe , băng đĩa nhạc . - Bài tập đọc nhạc . - Tự sáng tạo vài động tác phụ họa đơn giản . 2. Học sinh : - SGK . - Nhạc cụ gõ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Học hát bài : Reo vang bình minh . - Vài em hát lại bài hát . 3. Bài mới : (27’) Oân tập bài hát : Reo vang bình minh – Tập đọc nhạc : TĐN số 1 . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Oân tập bài hát Reo vang bình minh . MT : Giúp HS hát đúng giai điệu , lời ca bài hát kết hợp vận động phụ họa . PP : Đàm thoại , thực hành , giảng giải - Sửa chữa những sai sót ; chú ý sắc thái , tình cảm ở đoạn a ( vui tươi , rộn ràng ) ; hát gọn tiếng , rõ lời , lấy hơi đúng chỗ ; thể hiện tính chất sinh động , linh hoạt ( đoạn b ) ; hát nẩy , gọn , âm thanh trong sáng , không ê a . Hoạt động lớp . - Cả lớp nghe băng đĩa nhạc , hát theo - Tập hát có lĩnh xướng : + Đoạn a : 1 em . + Đoạn b : Tất cả hòa giọng ( giữ tốc độ đều đặn ) . - Hát lần 2 kết hợp vỗ tay theo phách hoặc nhịp . - Tập hát cả bài kết hợp gõ đệm theo một âm hình tiết tấu cố định . Hoạt động 2 : Học bài TĐN số 1 . MT : Giúp HS hát đúng bài TĐN số 1 . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Đánh đàn cho HS hát . Hoạt động lớp . - Làm quen với cao độ : Đô , Rê , Mi , Son . - Làm quen với hình tiết tấu ( gõ hoặc vỗ tay ) : đơn , đơn , đơn , đơn – đen , đen – đơn , đơn , đơn , đơn – trắng . - Đọc bài TĐN với tốc độ chậm . - Đọc cả bài và ghép lời ca với tốc độ vừa phải . 4. Củng cố : (3’) - Hướng dẫn tập chép bài TĐN số 1 . - Giáo dục HS yêu thiên nhiên , đất nước . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Tập chép bài TĐN ở nhà . Thể dục (tiết 5) ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI “BỎ KHĂN” I. MỤC TIÊU : - Oân để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ : Tập họp hàng dọc , dóng hàng , điểm số , nghiêm , nghỉ , quay phải , trái , đằng sau , dàn hàng , dồn hàng . Yêu cầu tập họp , dàn hàng , dồn hàng nhanh , trật tự ; quay đúng hướng , đều , đẹp , đúng khẩu lệnh . - Trò chơi Bỏ khăn . Yêu cầu tập trung chú ý , nhanh nhẹn , khéo léo , chơi đúng luật , hào hứng , nhiệt tình . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi , 2 chiếc khăn tay . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : 5’ Mở đầu : MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học . PP : Giảng giải , thực hành . - Tập hợp lớp , phổ biến nhiệm vụ , yêu cầu bài học , chấn chỉnh đội ngũ , trang phục tập luyện : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Chơi trò chơi Diệt các con vật có hại : 2 – 3 phút . - Đứng tại chỗ hát và vỗ tay : 1 – 2 phút . 20’ Cơ bản : MT : Giúp HS nắm một số động tác đội hình đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . a) Đội hình đội ngũ : 10 – 12 phút . - Oân tập họp hàng dọc , dóng hàng , điểm số , đứng nghiêm , đứng nghỉ , quay phải , quay trái , quay sau , dàn hàng , dồn hàng - Lần 1 , 2 : GV điều khiển lớp tập . - Quan sát , nhận xét , sửa chữa những sai sót cho các tổ . b) Trò chơi “Bỏ khăn ” : 7 – 8 phút . - Nêu tên trò chơi , tập họp HS theo đội hình chơi , giải thích cách chơi và quy định chơi . - Quan sát , nhận xét , biểu dương HS chơi tích cực . Hoạt động lớp , nhóm . - Lần 3 , 4 : Tổ trưởng điều khiển tổ tập . - Lần 5 , 6 : Tập trung cả lớp do lớp trưởng điều khiển . - Cả lớp cùng chơi . 5’ Phần kết thúc : MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Đàm thoại , giảng giải . - Hệ thống bài : 1 – 2 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Chạy đều nối thành 1 vòng tròn lớn , sau khép lại thành vòng tròn nhỏ , đứng lại quay mặt vào tâm vòng tròn : 2 – 3 phút . Thể dục (tiết 6) ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA” I. MỤC TIÊU : - Oân để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ : Tập họp hàng ngang , dóng hàng , điểm số , đi đều vòng phải , vòng trái . Yêu cầu tập họp hàng nhanh , dóng thẳng hàng ; đi đều vòng trái , vòng phải đều , đẹp , đúng khẩu lệnh . - Trò chơi Đua ngựa . Yêu cầu chơi đúng luật , hào hứng , nhiệt tình . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi , 4 con ngựa , 4 cờ đuôi nheo , kẻ sân . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : 5’ Mở đầu : MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học . PP : Giảng giải , thực hành . - Tập hợp lớp , phổ biến nhiệm vụ , yêu cầu bài học , chấn chỉnh đội ngũ , trang phục tập luyện : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Trò chơi Làm theo tín hiệu : 1 – 2 phút . - Xoay các khớp cổ tay , cổ chân , khớp gối , vai , hông : 2 phút . - Giậm chân tại chỗ , đếm to theo nhịp : 1 – 2 phút . - Kiểm tra bài cũ : 1 – 2 phút . 20’ Cơ bản : MT : Giúp HS nắm lại một số động tác về đội hình , đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . a) Đội hình đội ngũ : 10 – 12 phút . - Oân tập họp hàng ngang , dóng hàng , điểm số , đi đều vòng phải , vòng trái . + Lần 1 , 2 : GV điều khiển lớp tập . + Quan sát , nhận xét , sửa sai cho các tổ . + Tập chung cả lớp để củng cố : 1 – 2 lần . b) Trò chơi “Đua ngựa” : 7 – 8 phút . - Nêu tên trò chơi , tập họp HS theo đội hình chơi , giải thích cách chơi , luật chơi - Quan sát , nhận xét , biểu dương tổ thắng cuộc chơi . Hoạt động lớp , nhóm . + Lần 3 , 4 : Tổ trưởng điều khiển tổ tập . + Các tổ thi đua trình diễn : 1 – 2 lần . - Cả lớp cùng chơi . 5’ Phần kết thúc : MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Đàm thoại , giảng giải . - Hệ thống bài : 1 – 2 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Các tổ đi nối nhau thành vòng tròn lớn , làm động tác thả lỏng ; sau khép dần lại thành vòng tròn nhỏ , đứng quay mặt vào tâm : 2 – 3 phút .
Tài liệu đính kèm: