Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản - Tuần 15, thứ 5, 6

Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản - Tuần 15, thứ 5, 6

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS liệt kê được những từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp, các dân tộc anh em trên

đất nước; từ ngữ miêu tả hình dáng của người; các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về

quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn.

2. Kĩ năng: Từ những từ ngữ miêu tả hình dáng của người, viết được đoạn văn miêu tả hình

dáng của một người cụ thể.

3. Giáo dục: HS biết yêu quý và quan tâm đến mọi người.

- Gd kĩ năng sống : - KN tư duy sáng tạo, - KN giải quyết v/đ

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng phụ viết kết quả BT 1.

- Bút dạ và vài bảng ép để các nhóm làm BT 2 và3.

 

doc 9 trang Người đăng huong21 Lượt xem 894Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản - Tuần 15, thứ 5, 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 1 tháng 12 năm 2011
 MÔN Luyện từ và câu 
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: HS liệt kê được những từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp, các dân tộc anh em trên 
đất nước; từ ngữ miêu tả hình dáng của người; các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về 
quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn.
Kĩ năng: Từ những từ ngữ miêu tả hình dáng của người, viết được đoạn văn miêu tả hình 
dáng của một người cụ thể.
Giáo dục: HS biết yêu quý và quan tâm đến mọi người.
- Gd kĩ năng sống : - KN tư duy sáng tạo, - KN giải quyết v/đ
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ viết kết quả BT 1.
Bút dạ và vài bảng ép để các nhóm làm BT 2 và3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
HS làm lại bài tập 1 của tiết trước.
 2. Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
- GV treo bảng đáp án HS dò bài.
Bài 2: 
Bài 3: Thực hiện như bài tập 2.
Những từ miêu tả hình dáng của người:
a) Miêu tả mái tóc: 
Đen nhánh, đen mượt, hoa râm, muối tiêu, bạc phơ, . . . . 
b) Miêu tả đôi mắt:
một mí, hai mí, bồ câu, xanh lơ, . . . 
c) Miêu tả khuôn mặt:
trái xoan, vuông vức, thanh tú, . . .
d) Miêu tả làn da:
trắng trẻo, trắng nõn nà, trắng hồng, . . . 
đ) Miêu tả vóc người:
vạm vỡ, mập mạp, to bè, lực lưỡng, . . .
Bài 4:
- GV chấm , chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài tập.
Nhận xét giờ học:
- HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài vào vỡ BT.
a) Từ ngữ chỉ người thân trong gia đình: 
cha, mẹ, chú, gì, cô, bác, cậu, anh, chị, . . . 
b) Từ chỉ những người gần gũi trong trường em học :
thầy giáo, cô giáo, bạn bè, lớp trưởng, . . . 
c) Từ ngữ ghi nghề nghiệp khác nhau:
công nhân, nông dân, hoạ sĩ, phi công, . . . 
- HS thi viết theo nhóm những câu tục ngữ, thành ngữ vào bảng ép (mỗi nhóm tìm từ thuộc chủ đề khác nhau)
- Từ ngữ chỉ các dân tộc anh em trên đất nước ta:
VD: a) Tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình: 
 + Chị ngã em nâng.
. . . . .
b) Tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ thầy trò:
+ Không thầy đố mầy làm nên 
+ Tôn sư trọng đạo
c) Tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ bạn bè:
+ Học thầy không tầy học bạn
. . . . . .
- HS viết đoạn văn vào vỡ, vài em viết bài vào bảng ép.
- HS trình bày bài.
- HS đọc lại từ tả người bài tập 3.
MÔN	Toán 
TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Bước đầu hiểu về tỉ số phần trăm (xuất phát từ khái niệm tỉ số và ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm)
2. Kĩ năng: Lập được tỉ số phần trăm.
3. Giáo dục: HS có ý thức học tốt môn toán.
- Gd kĩ năng sống : - KN giải quyết v/đ, - KN tư duy sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ ghi ví dụ 1 và hình vẽ như SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1 Kiểm tra bài cũ: 
Gọi vài em thực hiện lại bài tập 4 tiết 73.
 2 Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Giới thiệu về khái niệm tỉ số phần trăm (xuất phát từ tỉ số)
GV gắn ví dụ 1 và hình vẽ lên bảng, rồi hỏi HS.
+ Tỉ số diện tiách hoa hồng và vườn hoa bằng bao nhiêu ?
GV ghi bảng
Muốn lập tỉ số phần trăm ta làm như thế nào?
GV ghi bảng , HS đọc lại.
Ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm.
Ví dụ 2: GV ghi: Trường có 400 HS, trong đó có 80 HS giỏi
- GV yêu cầu HS:
* Viết tỉ số của HS giỏi và HS tón trường (80 : 100)
* Đổi thành phân số thập phân có mẫu số là 100 (80 : 100 =)
* Viết thành tỉ số phần trăm (= 20%)
* Viết tiếp vào chỗ chấm: Số HS giỏi chiếm . . . . số HS toàn trường (20%)
- GV: Tỉ số phần trăm 20% cho ta biết cứ 100 HS trong trường thì có 20 HS giỏi.
3. Thực hành
Bài 1: Yêu cầu HS nêu miệng theo hai bước.
+ Rút gọn phân số 
+ Viết thành tỉ số phần trăm.
HS làm những số còn lại vào bảng con
Bài 2:
GV chấm bài
Gắn baì bảng ép và chữa bài.
Bài 3: Quy trình thực hiện như bài 2.
3. Củng cố- Dặn dò: 
- HS nhắc lai cách lập tỉ số phần trăm.
- Về nhà xem lại bài tập.
- Nhận xét giờ học:
 25 : 100 hay 
 Ta viết: = 25%; 25% là tỉ số phần trăm
Kí hiệu phần trăm được viết là: %
- . . . Viết thương dưới dạng phân số, chuyển phân số thành phân số thập phân (có mẫu số là 100), phần tử số ghi thêm kí hiệu phần trăm %.
- 
Viết: = 25%
- mẫu: = 25%
- 15%; 12%; 32%
- HS đọc yêu cầu bài và nêu cách tìm
- HS làm bài vào vở, một em làm bảng ép.
 Bài giải:
Tỉ số phần trăm của số sản phẩm đạt tiêu chuẩn và tổng số sản phẩm là:
95 : 100 = = 95%
Đáp số: 95%
Bài giải: 
a)Tỉ số phần trăm của cây lấy gỗ và số cây trong vườn là:
540 : 100 = = 54%
b)Số cây ăn quả trong vườn là:
1000 – 540 = 460 (cây)
Tỉ số phần trăm của số cây ăn quả và số cây trong vườn là:
 460 : 100 = = 46%
Đáp số: a) 54% b) 46%
MÔN	Kể chuyện 
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I - MỤC TIÊU
Kiến thức: Nắm được nội dung, ý nghĩa câu chuyện mình chọn kể.
Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng nói:
Biết tìm và kể câu chuyện đã nghe hay đã đọc phù hợp với yêu cầu của đề bài.
Biết trao đổi với bạn về nội dung ý bghĩa của câu chuyện.
 + Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú nghe lời bạn kể, mhận xét đúng lời kể của bạn.
Giáo dục: Có ý thức trong việc chống lại đói nghèo lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
- Gd kĩ năng sống : - KN đảm nhận trách nhiệm,, - KN hợp tác
ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Một số sách truyện bài báo (GV và HS sưu tầm) viết về những người đã góp sức mình chống lại đói ngheo, lạc hậu.
Viết đề bài bảng lớp.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1) Kiểm tra bài cũ: Gọi một số em kể lại từng đoạn của câu chuyện Pa-xtơ và em bé và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
2) Dạy bài mới: 
 Hoạt động của Gv
 Hoạt động của HS
* Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu đề bài ghi bảng.
- GV kiểm tra việc HS đọc truyện ở nhà.
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- GV gạch dưới những từ quan trọng của đề.
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân
- HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trứơc lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Một em nhắc lại đề bài, GV nêu ý nghĩa của việc chống lại đói nghèo và lạc hậu.
- Về nhà tìm truyện đúng chủ đề để đọc thêm.
- Nhận xét giờ học: 
- HS đọc lại đề bài
- HS đọc đề bài
- Một số HS giới thiệu câu chuyện mình định kể.
-VD: Tôi muốn kể câu chuyện “Người cha của hơn 8000 đứa trẻ”. Đó là chuyện về một vị linh mục giàu lòng nhân ái, đã nuôi 8000 trẻ mồ côi và trẻ nghèo
- HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể chuyện cho nhóm (nêu ý nghĩa của câu chuyện).
MÔN	Địa lí 
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: 
Biết sơ lược về khái niệm: thương mại, nội thương, ngoại thương; thấy được vai trò của ngành thương mại trong đời sống và sản xuất.
Nêu được tên các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của nước ta.
Nêu được các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch ở nước ta.
Kĩ năng: 
Xác định trên bản đồ các trung tâm thương mại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các trung tâm du lịch lớn của nước ta.
Giáo dục: HS biết tự hào về những thành quả trong các lĩnh vực mà Việt nam ta đã làm được.
- Gd kĩ năng sống : - KN tìm kiếm và xử lí thông tin, - KN tìm kiếm sự giúp đỡ
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bản đồ hành chính Việt Nam. 
Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại về ngành du lịch (phong cảnh lễ hội, di tích lịch sử, di sản văn hoá, di sản thiên nhiên thế giới, hoạt động du lịch).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1 Kiểm tra bài cũ: 
Nêu những loại đường giao thông ở nước ta mà em biết?
Chất lượng đường và phương tiện giao thông nước ta hiện nay như thế nào? 
 2. Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động thương mại:
Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
- Dựa vào SGK để trả lời các câu hỏi sau:
Thương mại gồm những hoạt động nào?
Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất nước ta?
Nêu vai trò của của ngành thương mại? 
Kể tên những mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta?
Kết luận: 
2. Ngành du lịch:
Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm)
Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch nước ta đã tăng lên?
Kể tên các trung tâm du lịch lớn ở nước ta?
Kết luận:
3. Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà học bài và tìm hiểu thêm về thương mại và du lịch ở nước ta.
Nhận xét giờ học.
- HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước.
- HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi mục 2 SGK
- HS trình bày kết quả và chỉ bản đồ trung tâm du lịch lớn của nước ta.
- HS đọc tóm tắt bài học SGK.
Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2011
MÔN	Toán 
 GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: Giúp HS biết cách tìm tỉ số phần trăm.
Kĩ năng: Vận dụng giải các bài toán đơn giản, có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số. 
Giáo dục: HS có ý thức học toán tốt.
- Gd kĩ năng sống : - KN giải quyết v/đ, - KN ra quyết định 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ cho HS làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ:
HS nêu cách lập tỉ số phần trăm theo cách đã học.
 2. Dạy bài mới:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm
a)Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600
- GV đọc ví dụ ghi tóm tắt lên bảng.
Số HS toàn trường: 600 
Số HS nữ : 315 
+ Viết tỉ số của HS nữ và số HS toàn trường?
+ Thực hiện phép chia 
+ Nhân với 100 và chia cho 100
- GV nêu: Thông thường ta viết gọn cách tính như sau:
 315 : 600 = 0,525 = 52,5%
- GV gọi HS nêu cách làm
b) Ap dụng giải bài toán có nội dung tìm tỉ số phần trăm.
- GV đọc bài toán SGK và giải thích: Khi 80g nước biển bốc hơi hết thì thu được 2,8 kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển
GV ghi bảng
c) Thực hành:
Bài 1
Bài 2: GV giới thiệu mẫu bằng cách
Bài 3: 
- GV Gắn bảng phụ chữa bài.
3. Củng cố- Dặn dò: 
- HS nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm
- Về nhà học thuộc quy tắc và xem lại bài tập.
- Nhận xét giờ học:
- HS làm theo yêu cầu của GV
315 : 600
315 : 600 = 0,525
0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52,5%
+ chia 315 cho 600
+ Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu %
- HS đọc quy tắc SGK.
- HS nêu phép tính
 Bài giải
Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là:
2,8 : 80 = 0,035
0,035 = 3,5%
Đáp số: 3,5%
HS làm bài vào bảng con
0,3 = 30% : 0,234 = 23,4%; 1,35 = 135%
HS tính 19 : 30
Mẫu: 19 : 30 = 0,6333 (dừng lại ở 4 chữ số phần thập phân).
19 : 30 = 0,6333 = 63,33%
b) 45 : 61 x 100 = 73,77%
c) 1,2 : 26 x 100 = 4,61%
 + HS tính nháp những câu còn lại và nêu kết quả.
- HS đọc bài nêu tóm tắt và cách giải, HS làm bài vào vỡ, một em làm bài vào bảng phụ.
Bài giải:
Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS cả lớp là:
 13 : 25 x 100 = 52%
 Đáp số: 52%
MÔN	Tập làm văn 
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả hoạt động)
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc của một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.
Kĩ năng: Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.
Giáo dục: HS biết yêu thương em nhỏ.
- Gd kĩ năng sống : - KN tìm kiếm và xử lí thông tin, - KN giải quyết v/đ
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Vài bảng phụ cho HS lập dàn ý mẫu.
- Một số tranh ảnh sưu tầm được về những em bé và bạn nhỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1 Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 2. Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1:
– GV hướng dẫn cách lập dàn ý theo 3 phần của cấu tạo.
- Gắn bảng phụ để chữa bài.
Bài 2:
- Gắn bài bảng phụ chữa bài.
- GV gọi một số em đọc bài.
- GV nhận xét chung về cách viết và lưu ý về dàn bài.
- GV chấm một số bài, nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Về nhà viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Nhận xét giờ học.
- HS đọc yêu cầu đề bài- HS nêu lại.
- Một em đọc gợi ý bài.
- Vài em viết bài vào bảng phụ.
- HS chọn đoạn để viết bài (nên chọn đoạn thân bài, phần tả hoạt động)
VD:
Mở bài: Bé Bông em gái tôi, đang tuổi bi bô tập nói, tập chững tập đi.
Thân bài: 
ngoại hình (không phải trọng tâm)
Nhận xét chung: bụ bẫm
Chi tiết: 
-Mái tóc: thưa, mềm như tơ, buộc thành hai túm nhỏ trên đỉnh đầu.
- Hai má: Bầu bĩnh, hồng hào, . . .
- Miệng: Nhỏ, xinh, hay cười.
- Chân tay: Trắng hồng, nhiều ngấn.
Hoạt động: 
Nhận xét chung:
Như một cô bé búp bê, biết đùa nghịch, hay cười, khóc, . 
Chi tiết:
+ Lúc chơi: lê la dưới sàn với một đống đồ chơi, ôm méo, xoa đầu, cười khanh khách.
+ Lúc xem ti vi: . . . . 
+ Lúc làm nũng mẹ: . . . 
Kết bài: 
Em rất yêu bông. Hết giờ học là em về ngay với bé.
- HS viết bài vào VBT, một em viết vào bảng phụ.
 SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN 15
I-Mục tiêu 
Tổng kết các hoạt động tuần qua . Yêu cầu chính xác , khách quan .
 Triển khai kế hoạch tuần đến .Yêu cầu vừa sức, khoa học, rõ ràng .
Sinh hoạt văn nghệ tập thể, chơi trò chơi. Yêu cầu HS tham gia chơi tích cực, vô tư .
 II-Chuẩn bị TB - ĐDDH: 
- GV: Sổ chủ nhiệm. 
 - Học sinh: Sổ theo dõi của các tổ trưởng. 
- Dự kiến hình thức tổ chức dạy học : cá nhân, nhóm đôi, nhóm, cả lớp. 
 III-Nội dung; phương pháp giảng dạy của GV , yêu cầu cần học của từng đối tượng hs 
1-Tổng kết các hoạt động tuần qua 
+ GV yêu cầu các tổ trưởng lên báo cáo các hoạt động của tổ mình. 
+ GV nhận xét, đánh gíá, tuyên dương những HS tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ .Ph bình , trách phạt những HS vi phạm (trực nhật lớp ,..
+ Ghi nhận , giải thích những ý kiến của HS.
2-Triển khai kế hoạch tuần đến :
 - Tiếp tục thực hiện tốt những nội quy của trường lớp. 
 - Lễ phép với người lớn , nhường nhịn em nhỏ. 
 - Học bài và làm bài trước khi đến lớp. 
 - Phân nhóm học ở nhà
 - Phân công HS bị vi phạm trực nhật lớp .
 - Thu các khoản tiền. 
3-Sinh hoạt văn nghệ tập thể 
 - Cho cả lớp chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”, ai vi phạm sẽ hát trước lớp 1 bài hát. 
 - Cho cả lớp thi hát các bài hát thiếu nhi và nhi đồng.

Tài liệu đính kèm:

  • doct5-6.doc