Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Văn Khê - Tuần 5 năm 2011

Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Văn Khê - Tuần 5 năm 2011

I.Mục tiêu:

+ Biết gọi tên ký hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.

+ Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giảI các bài toán với các số đo độ dài

II. đồ dùng dạy học chủ yếu.

Hoạt động dạy Hoạt động học

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Văn Khê - Tuần 5 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 5
Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2011
Tiếng Anh
GV bộ môn
_______________________________________
Toán
Tiết 21: Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài 
I.Mục tiêu:
+ Biết gọi tên ký hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
+ Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giảI các bài toán với các số đo độ dài
II. đồ dùng dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1.
- 1m bằng bao nhiêu dm?
- Gv viết vào cột mét: 1m = 10 dm
- 1m bằng bao nhiêu dam?
- GV viết tiếp vào cột mét để có
1m = 10 dm = dam
- GV yêu cầu HS làm tiếp các cột còn lại trong bảng.
- HS đọc đề bài.
- 1m = 10 dm
- 1m = dam
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV hỏi: dựa vào bảng hãy cho biết trong hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn.
Bài 2.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
Trong 2 đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
- 3 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài 3.
- Gv yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gv yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS, sau đó cho điểm.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS làm bài trên bảng, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
C. củng cố - dặn dò.
- HS cả lớp theo dõi bài chữa của GV, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
 	____________________________________
Tập đọc
Một chuyên gia máy xúc
I.Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm hữu nghị của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam. 
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi thảo luận, TLCH trong SGK. 
 + Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu ? 
 + Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý ? 
 + Dáng vẻ của A-lếch-xây gợi cho tác giả cảm nghĩ như thế nào ? 
 + Chi tiết nào trong bài làm cho em nhớ nhất ? Vì sao ? 
+ Nội dung bài tập đọc nói lên điều gì? 
- Ghi nội dung chính của bài. 
c) Đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS dựa vào nội dung của bài để tìm giọng đọc phù hợp. 
 + Đọc mẫu và yêu cầu HS theo dõi tìm cánh ngắt giọng, nhấn giọng. 
 + Thống nhất với HS cánh đọc: 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. 
- Nhận xét và cho điểm từng HS. 
C. Củng cố – dặn dò 
- Câu chuyện giữa anh Thuỷ và anh A-lếch-xây gợi cho em điều gì ? 
- 4 HS ngồi cùng bàn luyện đọc bài, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi. 
 + Anh Thủy gặp anh A-lếch-xây ở công trường xây dựng. 
 + Anh A-lếch-xây vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng........, chất phác. 
 + Chi tiết tả anh A-lếch-xây ....Anh A-lếch-xây được miêu tả đầy thiện cảm. 
 + Chi tiết cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ và anh A-lếch-xây. Họ nói chuyện rất cởi mở, thân mật. 
+ Kể về tình cảm chân thành ....qua đó thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. 
- 2 HS nhắc lai nội dung chính. 
- 1 HS nêu ý kiến, các HS khác bổ sung ý kiến và thống nhất giọng đọc như mục 2.a.
- 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên trước lớp.
Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2011
Toán
Tiết 22: Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng 
I.Mục tiêu:
- Biết tên gọi , kí hiệu và mỗi quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng .
- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải cacá bài toán với các số đo khối lượng 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1.
- 1kg bằng bao nhiêu hg?
- 1kg bằng bao nhiêu yến?
1 kg = 10 hg = yến
- GV yêu cầu HS làm tiếp các cột còn lại trong bảng.
HS đọc đề bài.
- 1kg = 10 hg.
1kg = yến.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Dựa vào bảng hãy cho biết trong hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn.
Bài 2.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- Trong 2 đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu HS nêu cách đổi của phần c, d
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4.
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
C. Củng cố, dặn dò.
Chuẩn bị bài sau
- 1 HS nhận xét, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến, sau đó, HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Một số HS lần lượt nêu trước lớp.
Ví dụ.
2kg326g = 2000g + 326g = 2326 g
9050kg = 9000kg + 50kg = 9 tấn + 50 kg = 9 tấn50kg
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
___________________________________
Chính tả
Một chuyên gia máy xúc
I.Mục tiêu:
 • Viết đúng chính tả , biết trình bày đúng đoạn văn
 • Hiểu đợc cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô / ua và tìm đợc các tiếng có nguyên âm uô / ua để hoàn thành các câu thành ngữ. 
II. Đồ dùng dạy – học 
 Bảng lớp viết sẵn mô hình cấu tạo vần.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt độngdạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết. 
- Hỏi : 
 + Dáng vẻ của ngời ngoại quốc này có gì đặc biệt ? 
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. 
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. 
c) Viết chính tả
d) Soát lỗi, chấm bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. 
- GV hỏi : Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được? 
- Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng. 
Bài 3 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài tập theo căp : tìm tiếng còn thiếu trong câu thành ngữ và giải thích các thành ngữ đó. 
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Nếu cần GV giải thích các thành ngữ.
C. Củng cố - dặn dò 
Chuẩn bị bài sau
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng trớc lớp. 
 + Anh cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên nh một mảng nắng,  tất cả gợi lên những nét giản dị, thân mật. 
- HS tìm và nêu các từ : khung cửa, buồng máy, ngoại quốc, tham quan, công trơng, khoẻ, chất phác, giản dị, 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng trước lớp. 
- 1 HS lên trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở. 
- 1 HS phát biểu, 3 HS khác bổ sung và thống nhất : 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận cùng làm bài. 
- Tiếp nối nhau phát biểu. Mỗi HS chỉ hoàn thành một câu tục ngữ : 
___________________________________
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Hòa bình
I.Mục tiêu:
 • Hiểu đúng nghĩa của từ hoà bình, tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình.
 • Viết được1 đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố. 
II. Đồ dùng dạy - học 
 • Từ điển học sinh.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ 
B. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1 
+ Tại sao em lại chon ý b mà không phải là ý a hoặc c ? 
- GV kết luận .
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài theo cặp. 
- GV gọi HS phát biểu ý kiến. 
- Gọi HS nêu ý nghĩa của từng từ ngữ ở bài 2 và đặt câu với từ đó.
 Bài 3 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS làm bài vào giấy khổ to dán bài lên bảng, đọc đoạn văn. GV cùng HS nhận xét, sữa chữa để thành một đoạn văn mẫu. 
 Nhận xét và cho điểm HS. 
- 1 HS đọc thành tiếng cho HS cả lớp nghe.
- HS nêu ý mình chọn : ý b (Trạng thái không có chiến tranh ).
 + Vì : Trạng thái bình thản là thư thái, thoải mái không biểu lộ bối rối. Đây là từ chỉ trạng thái tinh thần của con người. Trạng thái hiền hoà, yên ả là trạng thái của cảnh vật hoặc tính nết con người. 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận cùng làm bài. 
- 1 HS nêu ý kiến, HS khác bổ sung, cả lớp thống nhất : Những từ đồng nghĩa với từ hoà bình : bình yên, thanh bình, thái bình. 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- 2 HS làm vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở.
- 2 HS lần lượt dán phiếu, đọc bài cho cả lớp theo dõi, nhận xét. 
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
C. Củng cố – dặn dò 
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
_________________________________________
Lịch sử
Bài 5:Phan Bội Châu và phong trào Đông du 
I. Mục tiêu:
+ Biết Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
 + Biết Phan Bội Châu sinh năm 1867 ở Nghệ An, lớn lên khi đất nước bị đô hộ.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Tiểu sử Phan Bội Châu.
Hoạt động 2: Sơ lược về phong trào Đông du.
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, cùng đọc SGK và thuật lại những nét chính về phong trào Đông Du dựa theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Phong trào Đông du diễn ra vào thời gian nào? Ai là người lãnh đạo? Mục đích của phong trào là gì?
+ Nhân dân trong nước, đặc biệt là các thành niên yêu nước đã hưởng ứng phong trào Đông du như thế nào?
+ Kết quả của phong trào Đông du và ý nghiã của phong trào này là gì?
- GV tổ chức choHS trình bày các nét chính về phong trào Đông du trước lớp.
- GV nhận xét về kết quả thảo luận của HS sau đó hỏi cả lớp.
+ Tại sao trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập?
+ Tại sao chính phủ Nhật trục xuất Phan Bội Châu và những người du học?
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm có 4 HS cùng đọc SGK, thảo luận để cùng rút ra các nét chính của phong trào Đông du như sau:
+ Phong trào Đông du được khởi xướng từ năm 1905, do Phan Bội Châu lãnh đạo. Mục đích của phong trào này là đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học kĩ thuật được học ở nước Nhật tiên tiến, sau đó đưa họ về nước để hoạt động cứu nước.
+ Càng ngày phong trào càng vận động được nhiều người sang Nhật học. Để có tiền ăn học, họ đã phải làm nhiều nghề kể cả việc đánh giày hay rửa bát trong các quán ăn.......
+ Phong trào Đông du phát triển làm cho thực dân Pháp hết sức lo ngại, năm 1908 thực dân Pháp ....Tuy thất bại những phong trào Đông du đã đào tạo được ... thành viên trong đó và thêm 1 hàng tổng số.
 + Lập xong kết quả của mình lần lượt mượn kết quả học tập của từng bạn để lập. 
 + Nhận xét chung về kết quả học tập của tổ.)
- Gọi HS làm trên giấy khổ to dán phiếu, đọc phiếu.
- Nhận xét bài làm của HS. 
- Hỏi : + Em có nhận xét gì về kết quả học tập của tổ 1, 2, 3, 4.. ? 
 + Trong tổ 1 ( 2, 3, 4) bạn nào tiến bộ nhất ? Bạn nào còn chưa tiến bộ ? 
- GV kết luận. 
- 1 HS đọc thành tiếng trớc lớp. 
- 2 HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp vào vở. 
- 2 HS làm trên bảng và đọc bài của mình.
- 3 HS dưới lớp đọc tiếp nối. 
- 3 đến 4 HS nhận xét. 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- 2 HS làm vào giấy khổ to, HS cả lớp kẻ bảng làm vào vở.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
- 2 HS nhận xét bài làm của từng bạn. 
 + 2 HS (1 trong tổ, 1 ngoài tổ) nhận xét. 
 + Dựa vào bảng thống kê và trả lời. 
C. Củng cố – dặn dò 
 - Hỏi : Bảng thống kê có tác dụng gì ? ( Giúp ta biết tình hình và nhận xét về vấn đề được thống kê ).
____________________________________
Khoa học
Bài 10: Thực hành : Nói“ không” đối với các chất
gây nghiện ( tiết2 )
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu bia.
- Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
- KNS: Phân tích và xử lí thông tin, tổng hợp và tư duy, giao tiếp, ứng xử và kiên quyết từ chối sử dụng các chất gây nghiện, tìm kiếm sự giúp đỡ 
II. Đồ dùng dạy học.
	+ HS sưu tầm tranh ảnh, sách báo về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu.
Hoạt động khởi động.
A. Kiểm tra bài cũ.
+ GV gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài 8
B. Bài mới
+ GV giới thiệu bài.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi theo SGK
- Lắng nghe.
Hoạt động 3.
Thực hanh kĩ năng từ chối khi bị lôi kéo, rủ rê sử dụng chất gây nghiện.
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 22, 23 SGK và hỏi: Hình minh hoạ các tình huống gì?
- GV chia HS thành 3 nhóm yêu cầu mỗi nhóm cùng thảo luận tìm cách từ chối cho mỗi tình huống trên, sau đó xây dựng thành 1 đoạn kịch để đóng vai và biểu diễn trước lớp.
- HS cùng quan sát hình minh hoạ và nêu: hình vẽ các tình huống các bạn HS bị lôi kéo sử dụng các chất gây nghiện: rượu, thuốc lá, ma tuý.
- HS làm việc theo nhóm để xây dựng và đóng kịch theo hướng dẫn của GV.
Hoạt động 4.
Trò chơi: hái hoa dân chủ
Cách tiến hành: nghe GV hướng dẫn
- GV viết các câu hỏi về tác hại của rượu bia, thuốc lá, ma tuý vào từng mảnh giấy cài lên cây.
+ Chia lớp theo tổ.
+ Mỗi tổ cử một đại diện làm ban giám khảo.
+ Lần lượt từng thành viên của tổ bốc thăm các câu hỏi, có sự hội ý. Sau đó trả lời.
 Hoạt động kết thúc.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
______________________________________________
Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2011
Mỹ thuật
GV bộ môn
_____________________________________________
Toán
Tiết 25 : Mi- li -mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích 
I.Mục tiêu: Giúp HS:
+ Biết tên gọi , kí hiệu, độ lớn của milimét vuông. Quan hệ giữa milimét vuông và xăng ti mét vuông.
+ Biết gọi, kí hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
II. Đồ dùng dạy học
+ Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm như trong phần a) của SGK
+ Bảng kẻ sẵn các cột như phần b) SKG nhưng chưa viết chữa và số.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi li mét vuông.
a. Hình thành biểu tượng về milimét vuông.
- GV yêu cầu: Hãy nêu các đơn vị đo diện tích mà các em đã được học.
- Dựa vào các đơn vị đo đã học, em hãy cho biết mi li mét vuông là gì?
- Dựa vào cách kí hiệu của các đơn vị đo diện tích đã học em hãy nêu cách kí hiệu của mi li mét vuông.
b. Tìm mối quan hệ giữa mi li mét vuông và xăng ti mét vuông.
- Diện tích của hình vuông có cạnh 1cm gấp bao nhiêu lần diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm?
- Vậy 1cm2 bằng bao nhiêu mm2?
- Vậy 1mm2 bằng bao nhiêu phần của cm2.
3. Bảng đơn vị đo diện tích.
- Em hãy nêu các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn.
- GV thống nhất thứ tự các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn với cả lớp, sau đó viết vào bảng đơn vị đo diện tích.
- GV yêu cầu HS làm tương tự với các cột khác.
- HS nêu các đơn vị : cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2.
- Mi li mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.
- HS nêu: mm2
- HS đọc
- HS tính và nêu:
1 cm x 1cm = 1 cm2
- Diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm gấp 100 lần diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.
 - 1cm2 = 100 mm2
- 1mm2 = cm2
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- HS đọc lại các đơn vị đo diện tích theo đúng thứ tự:
- 1 HS lên bảng điền tiếp các thông tin để hoàn thành bảng đơn vị đo diện tích. Các HS khác làm vào vở.
+ Mỗi đơn vị diện tích gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền với nó?
+ Mỗi đơn vị đo diện tích bằng bao nhiêu phần đơn vị lớn hơn tiếp liền nó?
- Vậy hai đơn vị do diện tích tiếp liền nhau thì gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần?
4. Luyện tập, thực hành.
Bài1.
Bài 2.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hướng dẫn HS thực hiện 2 phép đổi để làm mẫu.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhắc lại bài
- CB bài sau
+ Mỗi đơn vị diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó.
+ Mỗi đơn vị đo diện tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền nó.
- Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì gấp hoặc kém nhau 100 lần.
- 2 HS lên bảng viết, các HS khác viết vào vở bài tập.
- HS theo dõi và làm lại phần hướng dẫn của GV.
Luyện từ và câu
Từ đồng âm
I-Mục tiêu:
-Hiểu thế nào là từ đồng âm.
- Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm, đặt được câu để phân bệt các từ đồng âm,bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố.
II-Đồ dùng: 
- Chuyện, đố vui,sử dụng từ đồng âm, tranh ảnh sự vật, hiện tượng, hoạt động tên giống nhau.
III-Các hoạt động dạy học :
Nội dung các hoạt động dạy học.
Phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
A-KTBC hoàn chỉnh đoạn văn tả cảnh bình yên của một miền quê hoặc thành phố mà em biết. (GV nhận xét)
B-Dạy bài mới 
1-Giới thiệu 
2-Phần nhận xét 
+Bài1: Câu (1) (câu cá): bắt cá tôm bằng móc sắt(dòng 2); Câu (2) (câu thơ): đơn vị của lời nói(dòng 3); Câu (3) (rau câu) : tên loài tảo đỏ mọc ở ven biển (dòng 1)
+Bài 3: 3 từ đọc hoàn toàn giống nhau song mỗi từ có nghĩa riêng, khác nhau. Những từ như thế gọi là những từ đồng âm. 
3. Phần ghi nhớ( SGK )
4. Phần luyện tập
Bài1 GV (làm mẫu) - Hướng dẫn HS phân biệt nghĩa của từ đồng âm trong các từ ngữ ở dòng thứ nhất (cánh đồng, trống đồng, một nghìn đồng) theo các câu hỏi như sau
+Hãy phát hiện từ giống nhau trong những tổ hợp này ?(từ “đồng”)
+Phân biệt nghĩa của các từ “đồng” trong mỗi tổ hợp. 
Đáp án: “Đồng” (cánh đồng): khoảng đất rộng bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt; Đồng (trống đồng): kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây điện và chế hợp kim. 
Kết luận : Các từ này là những từ đồng âm khác nghĩa 
-Đáp án: Đá (hòn đá): chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn; Đá (đá bóng): đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa ra hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương. 
-Ba (ba má) :bố (cha); Ba(ba tuổi): số 3, số tiếp số 2 trong dãy số tn. 
Bài tập 2: GV nhắc chú ý: phân biệt từ đồng âm, phải đặt ít nhất 2 câu (theo mẫu).
Đáp án: bàn:+Lọ hoa trên bàn đang dịu dàng toả hương. 
 +Cuộc họp lớp bàn về việc quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam. 
-cờ : +Cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ của ta 
 +Cướp cờ là một trò chơi dân gian rất vui. 
-nước: +Nước con suối này thật trong ! 
 +Nước ta có bờ biển thật dài!
Bài tập 3 giải: Đọc thư ba viết “ba đang giữ tiền tiêu cho Tổ quốc”. bạn Nam tưởng ba chuyển sang làm ở ngân hàng vì nhầm hai từ đồng âm “tiền tiêu”(vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gac ở phía trước khu vực chú quân, hướng về phía địch) với “tiền tiêu” (tiền để tiêu )
Bài tập 4 giải đố :
Câu a: là con chó thui ; tư “chín” có nghĩa là nướng chứ không phải là con số chín. 
Câu b: cây hoa súng và khẩu súng (hay còn gọi là cây súng)
5.Củng cố, dặn dò : GV nhận xét tiết học, HS về nhà tập tra Từ điển HS để tìm từ đồng âm. 
-1HS lên bảng làm bài tập 3-4, HS khác nhận xét. 
-3HS đọc yêu cầu bài 1, 2, 3; lớp đọc thầm lại.
-HS đọc BT2, đánh dấu bằng bút chì mờ bên lề BT1 dòng nêu đúng ý nghĩa của mỗi từ câu đã đánh số. (VD: Dòng 2- “Ông ngồi câu(1) cá”) suy nghĩ trả lời câu hỏi 3. 
HS phát biểu ý kiến.
-Cả lớp đọc thầm nội dung ghi nhớ SGK. 
-2HS nhắc lại nội dung ghi nhớ (không nhìn sách)
-1HS đọc yêu cầu. Cả lớp trả lời câu hỏi. HS phân biệt nghĩa của các từ trong các tổ hợp từ còn lại (ở dòng 2,3) theo cách làm tương tự như trên. 
-1HS đọc yêu cầu, đọc cả mẫu 
-HS đặt câu vào giấy nháp. 
-HS nối nhau đọc những câu văn đã đặt, cả lớp nhận xét. 
-1HS đọc yêu cầu. 
-HS phát biểu ý kiến. lớp nhận xét. 
-1HS đọc yêu cầu. 
-HS thi giải đố nhanh.
Tập làm văn
Trả bài văn tả cảnh
I. Mục tiêu:
- Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh( về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu ) 
 Nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa lỗi.
II. Đồ dùng dạy - học 
 • Bảng phụ ghi sẵn lỗi về chính tả, cánh dùng từ, cánh diễn đạt, ngữ pháp, cần chữa chung cho cả lớp. 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
 - Chấm điểm bảng thống kê kết quả học tập ở tổ của 5 HS.
 - Nhận xét bài làm của HS 
B. Dạy – học bài mới
1. Nhận xét chung về bài làm của HS 
Gv viết săn đề bài và một số lỗi điển hình để :
Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp. 
Hướng dẫn hs chữa một số lỗi điển hình về ý,cách diễn đạt theo trình tự:
+Một số hs lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp
 + Cả lớp trao đổi về bài chữ trên bảng. Gv chữa lại cho đúng bằng phấn màu nếu sai.
2. Trả bài và hd hs chữ bài
- Trả bài
+ Hs đọc lai bài và tự sửa lỗi
+ Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại lỗi
- Học tập những đoạn văn hay
+ Gv đọc 1 số đoạn văn hay
+ Y/c trao đổi thảo luận để tìm ra cái hay , cái đáng học tập của bạn.
- Viết lại 1 đoạn văn trong bài làm
Mỗi hs tự chọn trong bài 1 đoạn văn của mình để viết lại cho hay hơn
+ Một số hs trình bày đoạn văn đã viết lại.
C. Củng cố – dặn dò
- Nx tiết học, biểu dương những em viết bài tốt
- Dặn hs viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài
- Về nhà quan sát cảnh sông nước( vùng biển, 1 dòng sông,suối, hồ) ghi lại đặc điểm của cảnh đó để chuẩn bị cho tiết TLV tuần 6.
__________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc