Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Văn Khê - Tuần 7 năm 2011

Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Văn Khê - Tuần 7 năm 2011

I. Mục tiêu: Biết:

+ Mối quan hệ giữa 1 và , giữa và , giữa và

+ Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.

+ Giải toán liên quan đến số trung bình cộng.

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 

doc 26 trang Người đăng huong21 Lượt xem 430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Văn Khê - Tuần 7 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 7
Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011
Tiếng Anh
GV bộ môn
__________________________________________
 Toán
Tiết 31: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Biết: 
+ Mối quan hệ giữa 1 và , giữa và , giữa và 
+ Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
+ Giải toán liên quan đến số trung bình cộng.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1.
- Gv yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài.
- Gv nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2.
- GV yêu cầu HS tự làm bài, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS chữa bài của bạn trên bảng lớp
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS chữa bài của bạn .
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS nêu cách tìm số trung bình cộng.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Gv gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.	
C. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK
- 1 HS nêu, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
 Tập đọc
Tiết 13: Những người bạn tốt
 I. Mục tiêu:
 - Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn
- Hiểu ý nghĩa của bài: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của loài cá heo với con người. 
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
b) Tìm hiểu bài
 + Chuyện gì đã xảy ra với nghệ sĩ tài ba A-ri-ôn ? 
+ Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ? 
 + Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ? 
 + Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở chỗ nào ? 
 + Bạn có suy nghĩ gì về cánh đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đố với A-ri-ông ? 
 + Những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng có ý nghĩa gì ? 
+ Bạn hãy nêu nội dung chính của bài? 
- GV ghi bảng nội dung chính của bài. 
- GV hỏi : Ngoài câu chuyện trên, em còn biết những chuyện thú vị nào về cá heo ? 
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
- 4 HS đọc tiếp nối toàn bài, nhắc HS cả lớp theo dõi, tìm cánh đọc phù hợp (như đã hướng dẫn). 
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3. 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. 
- Nhận xét, cho điểm từng HS. 
- 4 HS đọc bài theo trình tự. 
+ Ông đạt giải nhất ở đảo Xi-xin với nhiều tặng phẩm quý giá. Trên chiếc tàu chở ông về,....
 + Vì thuỷ thủ đòi giết ông, vì không muốn.....
 + Khi A-ri-ôn cất tiếng hát giã biệt cuộc đời, đàn cá heo đã....
 + Cá heo là con vật thông minh tình nghĩa, chúng biết...
 + Đám thuỷ thủ tuy là người nhưng vô cùng tham lam độc ác, không biết ...
+ Những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng thể hiện tình cảm yêu quý của con người với loài cá heo thông minh. 
 + Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của loài cá heo đối với con người.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính, HS cả lớp ghi vào vở. 
- Tiếp nối nhau phát biểu . Ví dụ : 
 + Cá heo biểu diễn xiếc. 
 + Cá heo cứu các chú bộ đội ở đảo. 
 + Cá heo là tay bơi giỏi nhất. 
- 4 HS đọc tiếp nối từng đoạn, các HS nghe bổ sung và thống nhất giọng đọc.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên. HS cả lớp theo dõi và bình chọn bài đọc hay nhất. 
C. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
___________________________________
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011
Toán
Tiết 32: Khái niệm số thập phân 
I. Mục tiêu:
Giúp HS: Biết đọc, viết các số thập phân ở dạng đơn giản.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
 B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Giới thiệu khái niệm ban đầu về số thập phân.
Ví dụ a.
- GV treo bảng phụ có viết sãn bảng số a ở phần bài học, yêu cầu HS đọc.
- Gv chỉ dòng thứ nhất và hỏi: Đọc và cho cô biết có mấy mét, mấy đề xi mét?
- Có 0m1dm tức là có 1dm; 1dm bằng mấy phần mười của mét?
- Gv viết lên bảng 1dm = m
- GV giới thiệu: 1dm haym ta viết thành 0,1m. GV viết 0,1m lên bảng thẳng hàng với m để có 
1 dm = m = 0,1m.
- GV chỉ dòng thứ hai và hỏi: Có mấy mét, mấy đề ci mét, mấy xăng ti mét?
- Gv: có 0m0dm 1cm tức là có 1 cm, 1 cm bằng mấy phần trăm của mét?
- GV vết lên bảng : 1cm = m.
- Gv giới thiệu: 1cm haym ta viết thành 0,01m
- GV viết 0,01m lên bảng thẳng hàng với m để có:
1cm = m = 0,01m.
- GV tiến hành tương tự với dòng thứ ba để có: 1mm = m = 0,001m
- m được viết thành bao nhiêu mét?
- Vậy số thập phân được viết thành gì?
- m được viết thành bao nhiêu mét?
- Vậy phân số thập phân được viết thành gì?
- m được viết thành bao nhiêu mét.
- Vậy phân số được viết thành gì?
- Các phân số thập phân , được viết thành 0,1 ; 0,01 ; 0,001.
- GV viết số 0,1 lên bảng và nói: số 0,1 đọc là không phẩy một.
- Biết m = 0,1m, em hãy cho biết 0,1 bằng số thập phân nào?
- GV viết lên bảng 0,1 = và yêu cầu HS đọc.
- Gv hướng dẫn tương tự với các số 0,01 ; 0,001.
- GV kết luận: các số 0,1 ; 0,01 ; 0,001 được gọi là số thập phân.
Ví dụ b.
- GV hướng dẫn HS phân tích ví dụ b hoàn toàn như cách phân tích ví dụ a.
3. Luyện tập , thực hành.
Bài 1.
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV treo bảng phụ đã vẽ sẵn tia số như trong SGK.
- GV gọi HS đọc trước lớp.
+ Hãy đọc các phân số thập phân trên tia số.
+ Hãy đọc các số thập phân trên tia số.
+ Mỗi phân số thập phân vừa đọc ở trên bằng các số thập phân nào?
- GV tiến hành tương tự với phần b.
Bài 2.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- GV viết lên bảng:
7dm = ...m = ...dm
- 7dm bằng mấy phần mười của mét
- m có thể viết thành số thập phân như thế nào?
- GV nêu: vậy 7dm = m = 0,7m
- GV hướng dẫn tương tự với.
9cm = m = 0,09m
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài
- GV chữa bài và cho điểm HS.
C. Củng cố, dặn dò.
Tổng kết lại tiết học, chuẩn bị bài khái niệm số thập phân.
- HS đọc thầm.
- Có 0 mét và 1 đề xi mét.
- 1 dm bằng một phần mười mét.
- HS theo dõi thao tác của GV.
- có 0m0dm1cm.
- 1cm bằng một phần trăm của mét.
- HS theo dõi thao tác của Gv.
- HS: m được viết thành 0,1m.
- Phân số thập phân được viết thành 0,1.
- m được viết thành 0,01m
- được viết thành 0,01.
- m được viết thành 0,001m.
- Phân số thập phân được viết thành 0,001.
- HS đọc số 0,1: Không phẩy một 
- HS nêu: 0,1 = .
Không phẩy một bằng một phần mười.
- HS đọc và nêu.
0,01 đọc là không phẩy không một,
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV để rút ra :
0,5 = . 0,07 = 
+ các số 0,5 ; 0,07 ; 0,009 gọi là các số thập phân
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS quan sát và tự đọc các phân số thập phân, các số thập phân trên tia số.
- HS lên bảng vừa chỉ trên tia số vừa đọc.
- HS đọc đề bài trong SGk
- 7dm bằng m
- m có thể viết thành 0,7
- HS làm theo hướng dẫn của GV.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS đọc thầm đề bài.
_________________________________________
Chính tả
Dòng kinh quê hương
I. Mục tiêu:
 Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 • Tìm được vần thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn thơ trong bài tập.
II. Đồ dùng dạy - học 
 • Bài tập 2 viết trên bảng lớp (2bản).
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy- học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nghe- viết chính tả
a) Tìm hiểu nội dung bài
- Gọi HS đọc đoạn văn. 
- Gọi HS đọc phần Chú giải. 
- Hỏi : Những hình ảnh nào cho thấy dòng kinh rất thân thuộc với tác giả ?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết. 
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ đó. 
c) Viết chính tả
b) Thu, chấm bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập . 
- Tổ chức cho HS thi tìm vần. Nhóm nào điền xong trước, đúng là nhóm thắng cuộc. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- Gọi HS đọc lại đoạn thơ. 
Bài 3 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng khổ thơ và các thành ngữ trên. 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thầnh tiếng. 
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- Trên dòng kinh có giọng hò ngân vang, có mùi quả chín, có tiếng trẻ em nô đùa, giọng hát ru em ngủ. 
- HS tìm và nêu các từ khó. Ví dụ : dòng kinh, quen thuộc, mái ruộng, giã bàng, giâc ngủ,
- HS viết theo lời đọc của GV. 
- 10 HS thu bài cho GV chấm điểm. 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- 2 nhóm thi tìm vần tiếp nối. Mỗi HS chỉ điền vào một chỗ trống. 
- 2 HS đọc thành tiếng bài hoàn chỉnh. 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở. 
 + Đông như kiến. 
 + Gan như cóc tía. 
 + Ngọt như mía lùi. 
 + Học thuôc lòng. 
C. Củng cố - dặn dò 
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về nhà ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ia/iê và chuẩn bị bài sau. 
Luyện từ và câu
Tiết 13: Từ nhiều nghĩa
 I. Mục tiêu:
 • Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa. 
 • Nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa (BT1) .
 • Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật (BT2). 
II. Đồ dùng dạy - học 
 -Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1 
- HS đọc bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- Gọi HS nhắc lại nghĩa của từng từ.
- 1 HS đọc thành tiếng cho HS cả lớp nghe. 
- 1 HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở nháp hoặc vở bài tập. 
Kết quả làm đúng : Răng - b ; Mũi - c ; Tai - a . 
- 1 HS nhắc lại. 
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp đề làm bài. 
- Gọi HS phát biểu ý kiến. 
- Hỏi : Nghĩa của các từ tai, răng, mũi ở hai bài tập trên có gì giống nhau ? 
- GV kết luận. 
 + Thế nào là từ nhiều nghĩa ? 
 + Thế nào là nghĩa gốc ? 
 + Thế nào là nghĩa chuyển ?
 - GV giải thích.
3. Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. 
- GV có thể yêu cầu HS lấy ví dụ về từ nhiều nghĩa để minh hoạ cho ghi nhớ. 
4. Luyện tâp
Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài ; nhắc HS gạch một gạch dưới từ mang  ... ong mỗi đoạn và trong cả bài ? 
- GV giảng.
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để chọn câu mở đoạn cho mỗi đoạn văn. 
- Gợi ý : Các em đọc thật kĩ đoạn văn và các câu mở đoạn cho sẵn, điền nhẩm từng câu vào chỗ trống xem câu mở đoạn nào khớp với các câu tiếp theo, câu mở đoạn phải liên kết được ý miêu tả của cả đoạn. 
- Gọi HS trình bày sự lựa chọn của mình và giải thích 
- Nhận xét câu trả lời đúng. 
- Gọi HS đọc 2 đoạn văn hoàn chỉnh . 
Bài 3 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
-2HS trình bày.
- Gọi 3 HS dưới lớp đọc câu mở đoạn của mình. GV nhận xét, sửa chữa, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu . 
C. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài luyện tập bài tả cảnh.
- Hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 2 HS cùng đọc từng đoạn trong bài văn, trao đổi và trả lời câu hỏi. 
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. 
 + Mở bài :Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam. 
 + Thân bài : Cái đẹp của Hạ Long ..theo gió ngân lên vang vọng. 
 + Kết bài : Núi non, sông nước tươi đẹp mãi mãi giữ gìn. 
 + Phần thân bài gồm có 3 đoạn : 
 + Đoạn 1 : Tả sự kì vĩ của thiên nhiên trên Hạ Long.
 + Đoạn 2 : Tả về duyên dáng của Vịnh Hạ Long. 
 + Đoạn 3 : Tả nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người của Hạ Long qua mỗi mùa. 
 + Những câu in đậm là câu mở đầu mỗi đoạn, câu mở đầu nêu ý bao trùm cả đoạn. Với cả bài, mỗi câu văn nêu một đặc điểm của cảnh vật được tả, đồng thời liên kết các đoạn trong bài với nhau. 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng từng đoạn trước lớp. 
- 2 HS thảo luận, làm bài theo hướng dẫn. 
- 2 HS lần lượt nêu ý kiến về từng đoạn, các HS khác bổ sung. Cả lớp thống nhất: 
 + Đoạn 1 : Câu mở đoạn b. Vì câu mở đoạn giới thiệu được cả vùng núi cao và rừng dày của Tây Nguyên được nhắc đến trong đoạn văn. 
 + Đoạn 2 : Câu mở đoạn c. Vì có quan hệ từ tiếp nối hai đoạn, giới thiệu đặc điểm của địa hình Tây Nguyên – vùng đất của những thảo nguyên rực rỡ muôn màu sắc. 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn đã hoàn chỉnh. 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- 2 HS làm bài vào bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở. 
- Lắng nghe GV hướng dẫn.
- Cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét . 
- 3 HS lần lượt đọc bài trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét . 
_________________________________________
Khoa học
Bài12: Phòng bệnh sốt xuất huyết 
 I. Mục tiêu:
	Biết được nguyên nhân và cách phòng bệnh sốt xuất huyết. 
- KNS: Xử lí và tổng hợp thông tin, tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
 II. Đồ dùng dạy học.
	+ Bảng phụ viết sẵn phiếu học tập trong SGk.
	+ Hình minh hoạ trang 29 SGK.
	+ Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ.
B. Bài mới.
Hoạt động 1.Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp để làm bài tập thực hành trang 28 SGK.
- Nhận xét kết quả thực hành của HS.
- Gọi HS đọc lại thông tin trang 28.
1. Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là gì?
2. Bệnh sốt xuất huyết được lây truyền như thế nào?
3. Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận cùng hoàn thành phiếu học tập.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Tiếp nối nhau trả lời.
1. Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là một loại vi rút.
2. Muỗi vằn hút máu người bệnh trong đó có chứa vi rút gây bệnh sốt xuất huyết sau đó lại hút máu người lành, truyền vi rút gây bệnh sang cho người lành.
3. Bệnh sốt xuất huyết có diễn biến ngắn, trường hợp nặng có thể gây chết người trong vòng 3 đến 5 ngày. Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em.
Hoạt động 2: Những việc nên làm đề phòng bệnh sốt xuất huyết.
- HS hoạt động nhóm để trao đổi, thảo luận 
- Các nhóm trình bày kết quả
-Những việc nên làm để phòng và chữa bệnh sốt xuất huyết.
- GV kết luận.
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV và ghi các việc nhóm tìm được các phiếu.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
- Yêu cầu HS kể những việc gia đình mình, địa phương mình làm để diệt muỗi và bọ gậy.
- GV kết luận
- 3 – 5 HS tiếp nối nhau nói về các cách diệt muỗi và bọ gậy.
- Lắng nghe.
Hoạt động kết thúc.
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi:
+ Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
+ Chúng ta phải làm gì để phòng bệnh sốt xuất huyết.
________________________________________
Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2011
Mĩ thuật
GV bộ môn
________________________________________
Toán
 Tiết 35 : Luyện tập
I. Mục tiêu:
+ Biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số.
+ Chuyển số thập phân thành số thập phân.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ..
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1.
- Gv hỏi: bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gv viết lên bảng phân số và yêu cầu HS tìm cách chuyển phân số thành hỗn số.
- Gv cho HS trình bày các cách làm của mình, nếu có HS làm như bài mẫu SGk thì yêu cầu em đó nêu cụ thể từng bước làm .
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2.
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS dựa theo cách làm bài tập 1 để làm bài tập 2
- Gv gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó cho HS cả lớp đọc các số thập phân trong bài tập.
- Gv theo dõi, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3.
- Gv yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- Gv viết lên bảng 2,1 m = ...dm 
yêu cầu HS tìm số thích hợp để điền vào chỗ chấm.
- Gv gọi HS nêu kết quả và cách làm của mình trước lớp.
- GV giảng lại cách làm như trên cho HS, sau đó yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- Gv gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- HS TL
- HS trao đổi và tìm cách chuyển, HS có thể làm như sau:
 = + = 16 + = 16
- HS trình bày các cách chuyển từ phân số thập phân sang hỗn số của mình.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 ; = 83,4
 = 19,54 ; = 2,167
 = 0,2020
- HS đọc thầm đề bài toán trong SGK
- HS trao đổi với nhau để tìm số.
- Một số HS nêu, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến, cả lớp thống nhất cách làm như sau.
2,1m = 2m = 2m 1dm = 21dm
- 1 HS lên bảng làm bài HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 C. Củng cố, dặn dò.
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm chuẩn bị bài sau.
__________________________________
Luyện từ và câu
Tiết14: Luyện tập về từ nhiều nghĩa 
I. Mục tiêu: 
 • Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chay, hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu của BT 3.
 • Đặt câu để phân biệt được các nghĩa của từ nhiều nghĩa là động từ.
II. Đồ dùng dạy - học 
 • Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1 
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
-Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
1 -d ; 2 -c ; 3 - a ; 4 - b . 
A - câu
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm bài vào vở. 
- Nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng
B – Nghĩa của từ
(1) Bé chạy lon ton trên sân
(2) Tàu chạy băng băng trên đường
ray. 
(3)Đồng hồ chạy đúng giờ. 
(4) Dân làng khẩn trương chạy lũ. 
(a) Hoạt động của máy móc. 
(b) Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến. 
(c) Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông. 
(d) Sự di chuyển nhanh bằng chân. 
Bài 2 
- Gọi HS đọc nét nghĩa của từ chạy được nêu trong bài 2. 
- Hỏi : + Hoạt động của đồng hồ có thể coi là sự di chuyển được không ?
 + Hoạt động của tàu trên đường ray có thể coi là sự di chuyển được không ? 
- GV kết luận. 
Bài 3 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài tập . Gợi ý HS dùng bút chì gạch 1 gạch dưới nghĩa gốc, gạch 2 gạch dưới nghĩa chuyển. 
- Gọi HS phát biểu ý kiến. 
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. 
- HS nêu : Nét nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả câu trên là : sự vận động nhanh. 
- Trao đổi và trả lời : 
+ Hoạt động của đồng hồ là hoạt động của máy nước, tạo ra âm thanh. 
 + Hoạt động của tàu trên đường ray là sự di chuyển của phương tiện giao thông. 
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- Dùng bút chì gạch vào SGK. 
 (a) Bác Lê lội ruông nhiều nên bị nước ăn chân. 
(b) Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than. 
(c) Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ.
ơ 
- Hỏi : Nghĩa gốc của từ ăn là gì ?
- HS nêu : Ăn là chỉ hoạt động tự đưa thức ăn vào miệng. 
Bài 4 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. 
- Nhận xét, kết luận câu giải đúng. 
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt. GV chú ý sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- 4 HS lên bảng đặt câu. HS dưới lớp viết câu mình đặt vào vở. 
- Nêu ý kiến nhận xét câu bạn đặt đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng. 
- 5 đến 7 HS tiếp nối nhau đọc câu của mình. Ví dụ : 
 + Em đi bộ đến trường. .. 
C. Củng cố - dặn dò 
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ nhiều nghĩa trong bài, tìm thêm số từ nhiều nghĩa khác và chẩn bị bài sau. 
_____________________________________
Tập làm văn
Tiết 14: Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu:
Biết chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bât, rõ trình tự miêu tả.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập 
- Gọi HS đọc đề bài và phần Gợi ý. 
- Gọi HS đọc lại bài văn Vịnh Hạ Long. 
- Yêu cầu HS tự viết đoạn văn. GV đi hướng dẫn, gợi ý những HS gặp khó khăn. 
- Yêu cầu 2 HS dán bài lên bảng và đọc bài. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa, bổ sung. 
- Gọi 5 HS đọc bài làm của mình. GV nhận xét, bổ sung, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu. 
- 2 HS đọc tiếp nối cho cả lớp cùng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- 2 HS viết vào bảng nhóm, HS cả lớp làm vào vở. 
- 2 HS lần lượt trình bày bài của mình. HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét . 
- 5 HS đọc bài. 
C. Củng cố – dặn dò 
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về nhà tiếp tục hoàn thiện đoạn văn và quan sát, ghi lại một cảnh đẹp địa phương em. 
_______________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc