TIẾT 2: TẬP ĐỌC
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
(Tiếng Việt 5, tập 2, trang 126)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhận vật.
- Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Viết đoạn vào bảng phụ để giúp học sinh luyện đọc đoạn Anh lấy từ mái nhà xuống. nên không biết giấy gì.
- Tranh minh hoạ bài đọc - trang 126.
Thứ hai, ngày 18 tháng 04 năm 2011. TIẾT 2: TẬP ĐỌC CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN (Tiếng Việt 5, tập 2, trang 126) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhận vật. - Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Viết đoạn vào bảng phụ để giúp học sinh luyện đọc đoạn Anh lấy từ mái nhà xuống... nên không biết giấy gì. - Tranh minh hoạ bài đọc - trang 126. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A- Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét, cho điểm. - Đọc bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. B- Dạy bài mới 1- Giới thiệu bài - Giới thiệu bài. - Lắng nghe. * Tham khảo nội dung giới thiệu sau: - Các bài đọc Công việc đầu tiên sẽ giúp các em biết về một phụ nữ Việt Nam nổi tiếng – bà Nguyễn Thị Định. Bà Định là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong Thiếu tướng và giữ trọng trách Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Bài đọc là trích đoạn hồi kí của bà – kể lại ngày bà còn là một cô gái lần đầu làm việc cho cách mạng. 2- Luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - 1 học sinh đọc cả bài. - Giới thiệu tranh. - Quan sát và nêu được Tranh minh hoạ hình ảnh bà Nguyễn Thị Định đang bí mật rải truyền đơn. - Giới thiệu 5 đoạn đọc: + Đoạn 1: Từ đầu đến em không biết chữ nên không biết gì. + Đoạn 2: Tiếp theo đến xách súng chạy rầm rầm. + Đoạn 3: Phần còn lại. - Đọc nối tiếp 3 đoạn ( 2 lần). + Kết hợp luyện phát âm đúng khi đọc (nếu có) và luyện đọc thêm: truyền đơn, bồn chồn, khoe, + Dựa vào chú giải để giải nghĩa các từ: NguyễnThị Định, truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li. - Theo dõi, nhận xét việc đọc của học sinh. - Luyện đọc theo nhóm đôi. - Đọc diễn cảm toàn bài sau khi học sinh đọc - Lắng nghe. * Chú ý giọng đọc: Đọc diễn cảm toàn bài – giọng đọc diễn tả đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho cách mạng. Chú ý đọc phân biệt lời các nhân vật. + Lời anh Ba – ân cần khi nhắc nhở Út; mừng rỡ khi khen ngợi Út. + Lời Út – mừng rỡ khi lần đầu được giao việc; thiết tha khi bày tỏ nguyện vọng muốn làm thật nhiều việc cho cách mạng. b) Tìm hiểu bài Yêu cầu học sinh đọc thầm để tìm ý trả lời lần lượt các câu hỏi theo gợi ý sau: -Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? - Rải truyền đơn. - Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? - Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy rồi nghĩ cách giấu truyền đơn. -Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? - Ba giờ sáng, chị giả đi bán ca như mọi bận. Tay bê rỗ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước. truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. - Vì sao chị Út muốn được thoát li ? - Vì chị Út yêu nước, ham hoạt động muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng. * Giới thiệu thêm: Bài văn là đoạn hồi tưởng – kể lại công việc đầu tiên bà Nguyễn Thị Định làm cho Cách mạng. Bài văn cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng. c) Hướng dẫn đọc diễn cảm - Giúp học sinh nhận xét tìm giọng đọc đúng của các bạn. - Nối tiếp nhau đọc lại 3 đoạn của bài. ( cả lớp thảo luận về giọng đọc của các bạn). - Giới thiệu đoạn đọc diễn cảm, đọc mẫu và hướng dẫn đọc. - Thi đọc diễn cảm trước lớp. Gợi ý luyện đọc diễn cảm: Đọc diễn cảm với giọng đọc diễn tả đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho cách mạng. Chú ý đọc phân biệt lời các nhân vật như ở mục 2a. Nhấn giọng ở những từ ngữ có dám, vừa mừng vừa lo, được, rải thế nào, nhắc, một mực, không biết chữ, không biết. 3- Củng cố, dặn dò. - Hỏi để củng cố: Em rút ra được điều gì về ý nghĩa của bài đọc ? (Kết hợp ghi ý chính khi học sinh trả lời đúng). - Đọc thầm lại và suy nghĩ để trả lời: + Bài văn cho ta thấy: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng (vài em đọc lại). - Yêu cầu học sinh: * Nhận xét, tổng kết tiết dạy. - Ôn lại bài ở nhà TIẾT 3: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TẤN CÔNG TIÊU DIỆT ĐỒN SÓC XOÀI TRONG NHỮNG NGÀY CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TÁI XÂM LƯỢC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này học sinh biết: - Kể được diễn biến của cuộc tấn công tiêu diệt đồn Sóc xoài. - Nêu được ý nghĩa của cuộc chiến thắng đối với lược lượng Cách mạng Hòn Đất thời bấy giờ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tham khảo tài liệu “Hòn Đất những chặng đường lịch sử”-trang 72 đến 74. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A- Kiểm tra bài cũ - Nhận xét, cho điểm. - Trả lời một trong các câu hỏi bài: Xây dựng nhà máy thủy điện Hoà Bình. B- Dạy bài mới * Giới thiệu bài - Giới thiệu: Cùng với nhân dân cả nước đướng lên chống Thực dân Pháp tái xâm lược nước ta, nhân dân Hòn Đất đã lập nên không ít những chiến công hiển hách góp phần tô điểm thêm những trang sử vẻ vang của dân tộc. Tấn công tiên diệt đồn Sóc Xoài là một trong những chiến công mà chúng ta tìm hiểu trong bài lịch sử địa phương hôm nay. - Định hướng nhiệm vụ bài học: + Kể lại được diển biến của cuộc tấn công tiêu diệt đồn Sóc Xoài ? + Nêu dược ý nghĩa của thắng lợi sau cuộc tấn công tiêu diệt đồn Sóc Xoài. 1. Những khó khăn của lực lượng cách mạng. Hoạt động 1: Cả lớp * Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được những khó khăn của lược lượng cách mạng trước khi tấn công đồn Sóc Xoài. - Dựa vào Tài liệu đoạn Lực lượng chiến đấu...do đồng chí Mã Hùng Sơn đề xướng (trang 72) để kể kể tóm tắt tình hình của luợng luợng chiến đấu trước khi tấn công đồn Sóc Soài. - Lắng nghe. - Gợi ý: + Hãy nêu những khó khăn mà lược lượng chiến đấu của ta gặp phải ? + Tin thần chiến đấu của các chiến sĩ ta như thế nào trước những khó khăn đó ? - Suy nghĩ và nối tiếp nhau trả lời: + Không có vũ khí chiến đấu trong khi phải bảo vệ các cơ quan đầu não của quận. + Các chiến sĩ ta không nãn lòng trước sự lấn chiếm, ruồng bố của địch. X6au dựng phương án tấn công đồn Sóc Xoài để cướp vũ khí của địch. Kết luận: (dựa vào nội dung trả lời trên để rút ra kết luận). 2. Tấn công đồn Sóc Xoài, một thắng lợi vẻ vang của quân và dân Hòn Đất. Hoạt động 2: Nhóm đôi * Mục tiêu: Giúp HS thuật lại diễn biến và kết quả tấn công đồn Sóc Xoài - Dựa vào Tài liệu đoạn Ở khu vực Sóc Xoài... đền xong nợ nước để kể tóm tắt diễn biến của cuộc tấn công chiếm đồn Sóc Xoài của các chiến sĩ ta. - Lắng nghe. - Yêu cầu học sinh kể theo nhóm đôi diễn biến của cuộc tấn công chiếm đồn Sóc Xoài của các chiến sĩ ta theo các gợi ý sau: + Đồn Sóc Xoài ở đâu ? Bọn lính ở đây dã gây những tội ác gì? + Các chiến sĩ ta chiếm được đồn Sóc Xoài trong tình thế như thế nào ? Thu được những thắng lợi như thế nào ? - Dựa vào gợi ý thảo luận theo nhóm đôi. - Nối tiếp nhau trình bày kết quả thảo luận và trao đổi trước lớp. Kết luận: - Tiêu diệt đồn Sóc Xoài, quân ta diệt được 10 tên tay sai, thu được 11 súng trường, 40 lưu đạn và trên 300 viên đạn. - Trong trận này ta đã hy sinh 3 chiến sĩ. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. * Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được ý nghĩa của chiến thắng ở đồn Sóc Xoài. - Dựa vào Tài liệu đoạn Đây là trận tấn công...đều khắp trên các tuyến kinh để nêu tóm tắt ý nghĩa của của chiến thắng trong cuộc tấn công chiếm đồn Sóc Xoài của các chiến sĩ ta. - Lắng nghe. - Rút ra ý nghĩa của chiến thắng tại đồn Sóc Xoài và thảo luận trước lớp. Kết luận: Chiến thắng ở đồn Sóc Xoài đã gây tiếng vang lớn và tạo khí thế cách mạng cho các làng ngày càng mạnh lên trong quận và tyrong tỉnh. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu học sinh: * Nhận xét, tổng kết tiết dạy. - Ôn lại bài và tự ghi nhớ nội dung bài học. TIẾT 4: TOÁN 151. PHÉP TRỪ (Toán 5, trang 154) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải toán có lời văn. + Bài tập cần làm: bài tập 1, bài tập 2, bài tập 3. II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. * Hoạt động 1: Ôn tập Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về tên gọi các thành phần và tính chất của phép trừ. - Ghi bảng a - b = c và yêu cầu học sinh nêu tên gọi các thầnh phần trong phép trừ đó. - Suy nghĩ và nối tiếp nhau trình bày: - Gợi ý: Em có nhận xét gì ? - Suy nghĩ và trả lời và kết luận: + Một số trừ đi chính nó ? + Hiệu là 0 a - a = 0 + Một số trừ đi 0. + Bằng chính số đó a - 0 = a * Hoạt động 2: Thực hành Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải toán có lời văn. - Mỗi bài tập, giúp học sinh xác định yêu cầu, phân tích tìm cách thực hiện và trình bày theo các gợi ý sau: Bài tập 1: Ho ... c thăm và chọn bài sau đó dành thời gian khoảng 2 phút để chuẩn bị. - Yêu cầu HS đọc 1 đoạn và trả lời câu hỏi ứng với nội dung đoạn đọc. - Nhận xét chung việc kiểm tra đọc. - Đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. 3) Bài tập 2 - Giúp học sinh nắm nắm thêm: - Sơn Mỹ là một xã thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quãng Ngãi, có thôn Mỹ Lai – nơi xãy ra vụ tàn sát Mỹ Lai mà các em đã được biết qua bài kể chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai (tuần 4). - Nối tiếp nhau đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Cả lớp đọc thẩm bài thơ. - Gợi ý: - Đọc thầm lại và trả lời: + Miêu tả một hình ảnh không phải là diễn lại bằng văn xuôi câu thơ, đoạn thơ mà là nói tưởng tượng, suy nghĩ mà hình ảnh thơ đó gợi ra cho các em. (Dành cho học sinh khá, giỏi) + Nêu những câu thơ gợi hình ảnh sống động về trẻ em. + Đó là các câu: Tóc bết đầy nước nặn Chúng ùa chạy mà không cần tới đích Tay cầm cành củi khô Vớt từ biển những vỏ ốc âm thanh Mặt trời chảy trên bàn tay nhỏ xúi Gió à à u u như ngàn cối xay xay lúa Trẻ con là hạt gạo của trời Tuổi thơ đứa bé da nâu Tóc khét nắng màu râu bắp Thả bò những ngọn đối vòng quanh tiếng hát Nắm cơm khoai ăn với cá chuồn + Đọc những câu tả cảnh chiều tối và ban đêm ở vùng ven biển. + Đọc những câu từ: Hoa xương rồng chói đỏ đến hết bài. - Đọc thầm. suy nghĩ, chọn và giới thiệu hình ảnh mình thích trong bài thơ. - Giúp học sinh hoàn chỉnh nội dung bài tập theo gợi ý sau: - Suy nghĩ để chuẩn bị trả lời miệng. - Nối tiếp nhau trình bày và thảo luận trước lớp để chữa lần lượt từng yêu cầu của bài tập. Gợi ý: Câu a – Ví dụ: + Em thích hình ảnh trẻ em Tóc bết đầy nước mặn, Chúng ùa chạy mà không cần tới đích, Tay cầm cành củi khô. Hình ảnh đó gợi cho em tưởng tượng về một bải biển rất rộng và dài, cát nịn trắng xoá. Mặt trời đỏ rực đang lên. Một tốp các bạn nhỏ chạy ùa từ dưới biển lên. Bạn nào bạn nấy da cháy nắng, tóc bết nước mặn. Mấy bạn tay cầm cành củi khô có lẽ với lên từ biển, đang thả sức chạy trên bải biển rộng. Có bạn dốc ngược một cái vỏ ốc to hướng về phía đầu gió cho phát ra tiếng kêu à à u u. Nước biển và cát chảy trên tay lấp loá ánh mặt trời. + Em thích hình ảnh Tuổi thơ đứa bé da nâu, Tóc khét nắng màu râu bắp, Thả bò những ngọn đồi vòng quanh tiếng hát, Nắm cơm khoai ăn với cá chuồn. Những hình ảnh đó gợi cho em nhớ lại những ngày cùng ba mẹ đi nghỉ mát ở biển. Em đã gặp những bạn nhỏ đi chăn bò... Câu b – Tác giả tả cảnh chiểu tối và ban đêm ở vùng quê ven biển bằng cảm nhận của nhiều giác quan: + Bằng mắt để thấy hoa xương rồng đỏ chói / những đứa bé da nâu, tóc khét nắng màu râu bắp, thả bò, ăn cơm khoai với cá chuồn / thấy chim bay về phía vầng mây như đám cháy / võng dừa đưa sóng / những ngọn đèn tắt vội dưới màn sao; những con bò nhai cỏ. + Bằng tai để nghe tiếng hát của những đứa bé thả bò / nghe thấy lời ru / nghe thấy tiếng đập đuôi của những con bò đang nhai lại cỏ. + Bằng mũi để ngửi thấy mùi rơm nồng len lỏi giữ cơn mơ. Mỗi học sinh nói một hình ảnh hoặc chi tiết mà em thích trong bức tranh phong cảnh ấy. Các em có thể thích hình ảnh hoa xương rồng đỏ chói / chim bay phía vầng mây như đám cháy/... 4- Củng cố, dặn dò. - Yêu cầu học sinh: * Nhận xét, tổng kết tiết dạy. - Ôn lại bài để chuẩn bị cho tiết ôn tập tiếp theo. Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2011. TIẾT 1: TIẾNG VIỆT ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – TIẾT 6 (Tiếng Việt 5, tập 2, trang 167) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nghe-viết đúng chính tả đoạn thơ trong bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, tốc độ viết khoảng 100 chữ/ 15 phút, trình bày đúng thể thơ tự do. - Viết đoạn văn khoảng 5 câu (dựa vào nội dung và hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ). II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Viết hai đề của bài tập 2 vào bảng phụ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- Giới thiệu bài Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2- Nghe-viết: Trẻ con ở Sơn Mỹ – 11 dòng đầu. - Đọc 11 dòng đầu bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ. - Nghe và theo dõi SGK. - Yêu cầu học sinh nhận xét cách trình bày đoạn thơ. - Nhận xét đoạn thơ có 11 dòng được viết thành 4 khổ. - Yêu cầu học sinh viết bảng con các từ khó. - Viết bảng con các từ Sơn Mỹ, chân trời, bết,... - Nhắc các yêu cầu cần thiết trước khi viết: ngồi, cầm viết... - Chuẩn bị viết. - Đọc chính tả. - Viết chính tả. - Chấm một số bài và nhận xét - chữa lỗi. - Tự chữa lỗi. 3) Bài tập 2 - Giúp học sinh nắm yêu cầu bài tập. Dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ “Trẻ con ở Sơn Mỹ”, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu theo một trong những đề sau: a) Tả một đám trẻ (không phải tả một đứa trẻ) đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò. b) Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê. - Nối tiếp nhau đọc và phát biểu về yêu cầu của bài tập. - Suy nghĩ chọn đề gần gũi với mình. - Giới thiệu đề tài mình chọn. - Viết vở bài tập. - Nối tiếp nhau đọc đoạn văn trước lớp. - Bình chọn người viết hay nhất. Gợi ý (Ví dụ): a) Đám trẻ chăn bò, bạn nào bạn nấy tóc đỏ như râu ngô, da đen nhẻm vì ngâm mình trong nước biển, phơi mình trong gió nắng. Các bạn đang thung thăng trên mình trâu, nghêu ngao hát trên đồi cỏ xanh,... b) Mới khoảng 9 giờ tối mà rong làng đã im ắng. Đâu đó có tiếng mẹ ru con; tiếng sóng rì rầm từ xa vẳng lại. Thỉnh thoảng lại rộ lên tiếng chó sủa râm ran. 4- Củng cố, dặn dò. - Yêu cầu học sinh: * Nhận xét, tổng kết tiết dạy. - Ôn lại bài để chuẩn bị cho tiết Kiểm tra đọc hiểu. TIẾT 2: TIẾNG VIỆT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (Đọc hiểu) Nhận đề từ Tổ chuyên môn của nhà trường TIẾT 5: TOÁN 174. LUYỆN TẬP CHUNG (Toán 5, trang 179) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Biết giải toán về chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, tính thể tích hình hộp chữ nhật. + Bài tập cần làm: Phần I; + Phần II dành cho học sinh khá, giỏi. II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. * Hoạt động 1-Thực hành Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập, củng cố về giải toán có liên quan đến chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, tính thể tích hình hộp chữ nhật và sử dụng máy tính bỏ túi. - Mỗi bài tập, giúp học sinh xác định yêu cầu, phân tích tìm cách thực hiện và trình bày theo các gợi ý sau: PHẦN 1 Bài tập 1: - Khoanh vào C (Vì ở đoạn đường thứ nhất ô tô đã đi hết 1 giờ; ở đoạn đường thứ hai ô tô đã đi hết: 60 : 2 = 2 (giờ) nên tổng số thời gian ô tô đi cả hai đoạn đường là 1 + 2 = 3 (giờ)). Bài tập 2: - Khoanh vào A (Vì thể tích của bể cá là 60 x 40 x 40 = 96 000 (cm3) hay 96dm3; thể tích của nửa bể cá là: 96 : 2 = 48 (dm3); vậy cần đổ vào bể 48l nước (1l = 1dm3) để nửa bể có nước. Bài tập 3: - Khoanh vào B (Vì cứ mỗi giờ Vừ tiến gần tới Lềnh được: 11 – 5 = 6 (km); thời gian Vừ đi để đuổi kịp Lềnh là: 8 : 6 = (giờ) hay 80 phút) PHẦN 2 Bài tập 1: - Phân số chỉ tổng số tuổi của con gái và tuổi của con trai là: + = (tuổi của mẹ). - Coi tổng số tuổi của hai con là 9 phần bằng nhau thì tuổi của mẹ là 20 phần như thế. Vậy tuổi của mẹ là: = 40 (tuổi) Bài tập 2: a- Số dân ở Hà Nội năm đó là: 2627 x 921 = 2419467 (người) Số dân ở Sơn La năm đó là: 61 x 14210 = 866810 (người) Tỉ số phần trăm của số dân ở Sơn La và số dân ở Hà Nội là: 866810 : 2419467 = 0,3582... 0,3582... = 35,82% b- Nếu mật độ dân số của Sơn La là 100 người/km2 thì trung bình mỗi ki-lô-mét vuông sẽ có thêm: 100 – 61 = 39 (người), khi đó số dân của tỉnh Sơn La tăng thêm là: 39 x 14210 = 554190 (người) * Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu học sinh: * Nhận xét, tổng kết tiết dạy. - Tự ghi nhớ các kiến thức vừa ôn cũng như hoàn chỉnh các bài tập ở nhà. Thứ sáu, ngày 20 tháng 05 năm 2011. TIẾT 1: ĐỊA LÍ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Nhận đề từ Tổ chuyên môn của nhà trường TIẾT 2: KHOA HỌC KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Nhận đề từ Tổ chuyên môn của nhà trường TIẾT 3: TOÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Nhận đề từ Tổ chuyên môn của nhà trường TIẾT 4: TIẾNG VIỆT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (Kiểm tra viết) Nhận đề từ Tổ chuyên môn của nhà trường TIẾT 5: SINH HOẠT TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học sinh: - Tiếp tục tự đánh giá kết quả thi đua học tập trong tuần. - Phân công thực hiện nhiệm vụ trong tuần tiếp theo. II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU 1- Học sinh: - Lớp trưởng báo cáo kết quả ôn luyện của lớp trong tuần - Phân công thực hiện nhiệm vụ trong tuần tiếp theo. - Cả lớp thảo luận, đóng góp ý kiến bổ sung. 2- Giáo viên - Nhận xét chung về kết quả báo cáo của lớp. - Đề nghị: + Tuyên dương bạn có tiến bộ trong tuần ôn tập đối với:................................................... + Tuyên dương bạn có nhiều điểm 10 trong tuần ôn tập đối với:....................................... + Tổng kết năm học. PHẦN KIỂM TRA Kiểm tra ngày:...../......./............. Kiểm tra ngày:...../......./............. .............................................................. .............................................................. TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN HIỆU TRƯỞNG Hâ Thõ Kim Liïn
Tài liệu đính kèm: