Giáo án Lớp 5 tuần 1 (16)

Giáo án Lớp 5 tuần 1 (16)

Tiết 2

Môn: Tập đọc

Bài: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I. Mục đích yêu cầu:

 - Đọc đúng, đọc trôi chảy, thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến.

 - Hiểu bài: Hiểu các từ trong bài. Hiểu nội dung bức thư.

 - Học thuộc lòng một đoạn thư.

II. Đồ dùng dạy học: - Tranh, bảng phụ.

 

doc 23 trang Người đăng nkhien Lượt xem 999Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 1 (16)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011
Tiết 2
Môn: Tập đọc
Bài: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. Mục đích yêu cầu:
	- Đọc đúng, đọc trôi chảy, thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến.
	- Hiểu bài: Hiểu các từ trong bài. Hiểu nội dung bức thư.
	- Học thuộc lòng một đoạn thư.
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
40’
2’
	1. Mở đầu: - GV nêu yêu cầu môn tập đọc lớp 5.
	2. Bài mới: a) Giới thiệu bài.
	 b) Giảng bài mới.
 * Luyện đọc:
- GV HD đọc toàn bài:
- Chia đoạn: 2 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến nghĩ sao.
+ Đoạn 2: tiếp đến hết.
- GV giúp HS giải nghĩa từ cơ đồ, hoàn cầu  
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài: 
- Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với ngày khai trường khác?
- Sau cách mạng tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
- HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiêt đất nước?
* HD đọc diễn cảm: 
- GV đọc diễn cảm đoạn thư mẫu.
- GV sửa chữa, uốn nắn.
* HD HS học thuộc lòng: (6 phút)
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
 3. Củng cố, dăn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Quang cảnh ngày mùa.
- 1 HS khá đọc toàn bài, lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn 3 lượt kết hợp luyện từ khó.
- HS đọc chú giải.
- HS đọc theo cặp, đọc cả bài.
- HS đọc đoạn 1. Trả lời câu hỏi 1.
+ Ngày khai trường đầu tiên . đi bộ.
+ Các em bắt đầu được hưởng nền giáo dục mới..
- HS đọc đoạn 2. Trả lời câu hỏi 2, 3.
+ Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại làm cho nước ta  hoàn cầu.
+ Phải cố gắng siêng năng, học tập  cường quốc năm châu.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS nhẩm đoạn từ sau 80  của các em.
- HS đọc đoạn nội dung chính của bài.
Tiết 3
Môn: Toán
Bài: ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I. Mục đích yêu cầu:
	- Củng cố Khái niệm ban đầu về phân số, đọc, viết phân số, viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
	- Vận dụng toàn bài tập đúng.
	- Giáo dục HS làm bài tập đúng.
II. Đồ dùng dạy học: - Tấm bìa cắt minh hoạ phân số.
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
40’
2’
	1. Kiểm tra bài cũ: Đồ dùng học toán.
	2. Bài mới: a) Giới thiệu bài 
	 b) Giảng bài mới.
 * Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số.
- GV dán tấm bìa lên bảng.
- Ta có phân số đọc là “hai phần ba”.
- Tương tự các tấm bìa còn lại.
- GV theo dõi, uốn nắn.
* Hoạt động 2: Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
- GV HD HS viết.
- GV củng cố nhận xét.
* Hoạt động 3: Luyện tập thực hành.
Bài 1: a) Đọc các phân số:
; ; ; ; 
 b) Nêu tử số và mẫu số:
Bài 2: Viết thương dưới dạng phân số:
- GV theo dõi nhận xét.
Bài 3: Viết thương các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu là 1.
Bài 4: HS làm miệng.
- GV chấm 1 số bài, nhận xét.
 3. Củng cố, dăn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Bài tập về nhà (vở bài tập).
- HS quan sát và nhận xét.
- Nêu tên gọi phân số, tự viết phân số.
- 1 HS nhắc lại.
- HS chỉ vào các phân số ;;; và nêu cách đọc.
- HS viết lần lượt và đọc thương.
1 : 3 = (1 chia 3 thương là )
- HS đọc yêu cầu bài: 1 HS làm miệng
- HS làm trên bảng.
3 : 5 = ; 75 : 100 = 
- HS làm vào vở 1 vai em làm trên bảng.
; ; 
- HS nêu lại nội dung ôn tập.
Tiết 5
Môn: Đạo đức
Bài: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5
I.Mục tiêu:	
- Nắm được ưu thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trên.
	- Có kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng đặt mục tiêu.
	- Vui và tự hào là học sinh lớp 5.
	* -Kĩ năng nhận thức(tự nhận thức được mình là học sih lớp 5)
- Kĩ năng xác định giá trị (xác định được giá trị của học sinh lớp 5)
- Kĩ năng ra quyết định (biết lựa chọn ứng xử phù ho7p5trong một số tình huống để xứng đáng là học sinh lớp 5)
II.Tài liêu - phương tiện: - Giấy trắng, bút màu.
 - Các truyện nói về các tấm gương sáng lớp 5.
III.Hoạt động day hoc:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
25’
2’
1.Bài mở đầu: 
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 	 b) Giảng bài mới.
 a) Hoạt động 1: Quan wát và thảo luận.
* Mục tiêu: HS thấy được vị thế mới của học sinh lớp 5. Thấy vui và tự hào"vì đã là"học sinh lớp 5.
* Cách tiến hành:
- Treo tranh.
- Giáo viên hệ thống câu hỏi và hỏi
* Giáo viên kết luận: Năm nay các em đã là học sinh lớp 5, là lớp lớn nhất trong trường, vì vậy học sinh lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em học sinh khối khác noi theo.
b) Hoạt động 2: Làm bài tập sgk
 * Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập 1.
- Giáo viên kết luận: Các điểm a, b, c, d, e trong bài tập 1là nhiệm vụ của học sinh lớp 5 mà các em cần phải thực hiện.
c) Hoạt động 3: Tự liên hệ bài tập .
 - Giáo viên kết luận: Các em cần cố gắng phát huy  nhiệm vụ của học sinh lớp 5.
d) Hoạt động 4: Trò chơi
- Củng cố lại nội dung bài.
- Giáo viên nhận xét và kết luận.
3.Củng cố – dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại bài: Chuẩn bị giờ sau thực hành luyện tập.
- Học sinh hát tập thể bài “Em yêu trường em”.
- Học sinh quan sát từng tranh và thảo luận cả lớp theo câu hỏi.
+ Học sinh thảo luận cả lớp.
- Học sinh thảo luận yêu cầu theo nhóm đôi.
- Một vài nhóm trình bày trước lớp.
- Học sinh nêu lại nhiệm vụ học sinh lớp 5.
- Học sinh tự nhận thức về bản thân và có ý thức học tập rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5. 
- Học sinh suy nghĩ, đối chiếu việc làm của mình, nhiệm vụ của học sinh lớp 5.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Một số học sinh tự liên hệ trước lớp.
- Học sinh thay phiên nhau đóng vai phóng viên (báo thiếu niên tiền phong ) để phỏng vấn 
+ Học sinh đọc phần ghi nhớ.
Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011
Tiết 1
Môn: Chính tả (Nghe - viết)
Bài: VIỆT NAM THÂN YÊU 
I. Mục đích - yêu cầu:
	- Nghe viết đúng, trình bày đúng bài chính tả: Việt Nam thân yêu
	- Làm bài tập để củng cố quy tắc viết chính tảvới: g, gh, ng, ngh, c, k.
	- Giáo dục học sinh rèn giữ vở sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: - Chữ, âm, bút dạ. 
III. Hoạt động dạy hoc:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
37’
3’
1.Bài mở đầu: 
- Giáo viên nêu 1số điểm cần lưu ý về yêu cầu giờ chính tả ở lớp 5.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Giảng bài mới.
+ Hướng dẫn học sinh nghe viết
- Giáo viên đọc bài chính tả 1 lượt.
- Giáo viên đọc bài thơ đúng tốc độ, mỗi dòng 1 đến 2 lượt
- Giáo viên đọc lại bài 1 lượt
- Chấm 1 số bài- nhận xét
 3. Làm bài tập chính tả:
* Bài 2: Tìm tiếng thích hợp ở mỗi ô trống để hoàn chỉnh đoạn văn.
* Bài 3: Tìm chữ thích hợp với mỗi ô trống.
4. Củng cố – dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại(những chữ viết sai).
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh đọc thầm lại bài.
- Quan sát lại cách trình bày trong sgk, chú ý những từ viết sai ( dập dờn).
- Học sinh viết vào vở, chú ý ngồi đúng tư thế.
- Học sinh soát lỗi.
- Học sinh trao đổi bài soát lỗi.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh điền: ( Ngày, ghi, ngát, ngữ, nghĩ, gái, có, ngày, của kết của, kiên trì).
- Học sinh làm vào vở.
Âm đầu
Đứng trước i,ê,e
Đứng trước các âm còn lại
Âm “cờ”
Viết là k
Viết là c
Âm “gờ”
Viết là gh
Viết là g
Âm“ngờ”
Viết là ngh
Viết là ng
Tiêt 2
Môn: Toán
Bài: ÔN TẬP: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
I. Mục đích yêu cầu:
	- Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số.
	- Vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn, quy đồng mẫu số.
	- Giáo dục HS lòng say mê học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tấm bìa cắt minh hoạ phân số.
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
40’
2’
 1. Kiểm tra: 
	2. Bài mới: a) Giới thiệu bài 
	 b) Giảng bài mới.
a) Hoạt động 1:T/C cơ bản của phân số:
- GV đưa ra ví dụ.
- GV giúp HS nêu toàn bộ t/c cơ bản của phân số.
b) Hoạt động 2: Ứng dụng t/c cơ bản của phân số.
+ Rút gọn phân số: 
+ Quy đồng mẫu số:
- GV và HS cùng nhận xét.
c) Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Rút gọn phân số bằng nhau.
GV và HS nhận xét.
Bài 2: HS lên bảng làm:
 3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
- Về nhà: Lập dàn ý bài văn tả cảnh.
- Vở bài tập về nhà.
- Yêu cầu HS thực hiện.
 hoặc 
- HS nêu nhận xét, khái quát chung trong sgk.
+ HS tự rút gọn các ví dụ.
+ Nêu lại cách rút gọn.
Hoặc: 
+ HS lần lượt làm các ví dụ 1, 2.
+ Nêu lại cách quy đông.
- HS làm miệng theo cặp đôi.
- Quy đồng mẫu số các phân số.
- HS trao đổi nhóm 3 và nêu miệng.
- HS nêu lại nội dung chính của bài.
Tiết 4
Môn: Luỵên từ và câu
Bài: TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu: 
- Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
	- Vận dụng vào làm bài tập đúng các bài tập.
	- Giáo dục học sinh sử dụng linh hoạt từ trong khi viết.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng viết sẵn, phiếu học tập.
III.Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
40’
2’
 1. Kiểm tra: 
	2. Bài mới: a) Giới thiệu bài 
	 b) Giảng bài mới.
* Nhận xét: so sánh nghĩa các từ in đậm trong mỗi ví dụ sau:
 + Xây dựng
 + Kiến thiết
 + Vàng xuộm,vàng hoe vàng lịm
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh.
- Giáo viên chốt lại: 
* Bài tập 2:
 - Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
+ Xây dụng và kiến thiết có thể thay thế được cho nhau ( nghĩa giống nhau hoàn toàn )
+ Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thẻ thay thế được cho nhau (nghĩa giống nhau không hoàn toàn)
 * Ghi nhớ:
 * Luyện tập:
1. Xếp các từ in đậm thành từng nhóm đồng nghĩa.
- Nước nhà- toàn cầu - non sông - năm châu.
2. Tìm những từ đồng nghĩa với các từ sau: Đẹp, to lớn, học tập.
3. Đặt câu với 1 cặp từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở bài tập 2.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà làm bài tập.
- 1 học sinh đọc trước lớp yêu cầu bài tập 1.
- Lớp theo dõi trong sgk.
- Một học sinh đọc các từ in đậm.
* Giống nhau: Nghĩa của các từ này giống nhau (cùng chỉ 1 hành động, một màu)
Học sinh nêu lại.
- Học sinh đọc lại yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm các nhân (hoặc trao đổi).
- Học sinh phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét 
+ Học sinh giải nghĩa.
- Học sinh nêu phần ghi nhớ trong sgk.
- Học sinh suy nghĩ phát biểu ý kiến 
+ Nước nhà - Non sông.
+ hoàn cầu - năm châu.
- Học sinh hoạt động nhóm. Đại diện nhóm trình bày, (3 nhóm).
+ Đẹp, đẹp đẽ, xinh đẹp
+ To lớn, to đùng, to tường, to kềnh
+ Học tập, học hành, học hỏi
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- Học sinh nối tiếp nhau nói những câu vừa đặt.
Tiết 5
Bài: Kể chuyện
Bài: LÝ TỰ TRỌNG
I. Mục tiêu:
	- Rèn học sinh kỹ năng nói, kể được từng đoạn truyện và toàn bộ câu chuyện;
	-  ... m tra: Đồ dùng, sách vở.
	2. Bài mới: a) Giới thiệu bài 
	 b) Giảng bài mới.
 a) Phần nhận xét.
* Bài tập 1: 
- GV giải nghĩa từ hoàng hôn (thời gian cuối buổi chiều, mặt trời lặn ..,)
- GV chốt lại lời giải đúng.
- Bài văn có 3 phần:
a, Mở bài: (Từ đầu gyên tỉnh này)
b, Thân bài: (Từ mùa thu gchấm dứt)
c, Kêt bài: (Cuối câu).
* Bài tập 2: GV nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp và GV xét chốt lại.
b) Phần ghi nhớ:
+ Mở bài: GT bao quát cảnh sẽ tả.
+ Thân bài: Tả từng phần của cảnh, sự thay đổi, cấu tạo của bài văn tả cảnh “Hoàng hồn”
+ Kết bài: Nêu nhận xét, cảm nghĩ  trên dòng sông Hương.
c) Phần luyện tập:
- Cả lớp cùng GV nhận xét chốt lại ý đúng.
+ Mở bài: (câu văn đầu)
+ Thân bài: (Cảnh vật trong nắng trưa).
Gồm 4 đoạn.
+ Kết bài: (câu cuối) kết bài mở rộng.
 3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà: Lập dàn ý bài văn tả cảnh.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1. Đọc thầm giải nghĩa từ khó trong bài. Màu ngọc lam, nhạy cảm, ảo giác.
- Cả lớp đọc thầm bài văn, xác định phần mở bài, thân bài, kết bài.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS nêu lại 3 phần.
- HS nêu lại: Cả lớp đọc lướt bài nói và trao đổi theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- 2 g3 HS đọc nội dung phần ghi nhớ sgk.
- 1 vài em minh hoạ nội dung ghi nhớ bảng nói.
+ HS đọc yêu cầu của bài tập và bài văn Nắng trưa.
+ HS đọc thầm và trao đổi nhóm.
Tiết 5
Môn: Khoa học
Bài: NAM HAY NỮ
I. Mục tiêu: 
	- Phân biệt các đặc điểm giữa nam và nữ.
	- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quam niệm xã hội về nam và nữ.
	- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
 * Kỹ năng tự nhận thức và xá định giá trị của bản than
- Kỹ năng tự nhận thức và xá định giá trị của bản than
- Kỹ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội.
II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 6, 7 SGK.
	 - Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 (SGK)
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
22’
3’
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài.
	 b) Giảng bài mới.
 a) Hoạt động 1: Thảo luận.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
- Giáo viên kết luận:
b) Hoạt động 2: Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”
 - Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- Giáo viên phát phiếu và hướng dẫn cách chơi.
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
- Bước 3: Giáo viên đánh giá, kết luận.
C) Hoạt động 3: Thảo luận: Một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét và kết luận.
3. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên tóm tắt nội dung.	 
- Nhận xét giờ học.	
- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản.
 - Các nhóm thảo luận các câu hỏi 1,2,3
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác bổ xung.
- Học sinh nêu lại kết luận.
- Học sinh thi xếp các phiếu vào bảng.
- Lần lượt từng nhóm giải thích.
- Cả lớp cùng đánh giá.
Nam
+ Có râu.
+ Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng.
Cả nam và nữ
+ Dịu dàng, mạnh mẽ, kiên nhẫn, tự tin, chăm sóc con, trụ cột gia đình, đá bóng, làm bếp giỏi 
Nữ
+ Cơ quan sinh dục tạo ra trứng, mang thai đẻ con
+ Đại diện mỗi nhóm lên trình bày và giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy.
+ Các nhóm thảo luận các câu hỏi trong SGK.
+ Từng nhóm báo cáo kết quả.
- Học sinh nêu lại các kết luận.
- Về nhà ôn lại bài.
Thứ sáu ngày 26 tháng 8 năm 2011
Tiết 1
Môn: Tập làm văn
Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục đích - yêu cầu:
	- Học sinh hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh “Buổi sớm trên cánh đồng”.
	- Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát.
	- Giáo dục học sinh lòng yêu thích môn văn.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Tranh, ảnh quang cảnh một số vườn cây, công viên, đường phố, cánh đồng nương dẫy
	- Bút dạ, giấy.
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
37’
3’
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ.
2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài.
	 b) Giảng bài mới.
a) Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
* Bài tập 1: 
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Giáo viên nhấn mạnh nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh.
* Bài tập 2:
- Giáo viên giới thiệu một vài tranh, ảnh minh hoạ.
- Giáo viên kiểm tra kết quả quan sát của học sinh.
- Giáo viên và học sinh nhận xét và chốt lại.
Ví dụ: Về dàn ý sơ lược tả một buổi sáng trong một công viên.
3. Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý.
- Học sinh đọc nội dung bài tập 1.
- Học sinh đọc thầm và trao đổi các câu hỏi.
- Một số học sinh thi nối tiếp nhau trình bày ý kiến.
+ Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
+ Học sinh dựa vào quan sát tự lập dàn ý.
+ Trình bày nối tiếp dàn ý.
+ Một học sinh trình bày bài làm tốt nhất. Các học sinh khác bổ xung, sửa chữa vào bài của mình.
+ Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh yên tĩnh của công viên vào buổi sớm.
+ Thân bài: (Tả các bộ phận của cảnh vật)
- Cây cối, chim chóc, những con đường.
- Mặt hồ, người tập thể dục, đi lại.
+ Kết bài: Em rất thích đến công viện vào những buổi sáng mai.
Tiết 2
Môn: Kỹ thuật
Bài: ĐÍNH KHUY HAI LỖ (Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
	- Biết cách đính khuy hai lỗ. Đính đúng khuy 2 lỗ đúng quy định, đúng kỹ thuật.
	- Rèn luyện tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Mẫu đính khuy 2 lỗ.
	- Vật liệu: kim, chỉ, vài, khuy 1 số loại 2 lỗ.
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
35’
2’
 1. Kiểm tra: Đò dùng, sách vở.
	2. Bài mới: a) Giới thiệu bài 
	 b) Giảng bài mới.
 a) Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu đính khuy 2 lỗ hình 1b.
gKhuy còn gọi là cúc, hoặc (nút) được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau  khuy được đính vào vải bằng các đường khâu 2 lỗ khuy  khuy được cài qua lỗ khuyết để gài 2 nẹp áo.
b) Hoạt động 2: HD thao tác kỹ thuật.
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu tiếp các bước trong quy trình đính khuy.
- GV quan sát, uốn năn.
- GV sử dụng khuy có kích thước lớn hơn và HD kỹ cách đặt khuy vạch dấu đính khuy (hình 4 sgk).
- HD HS quan sát hình 5, 6 (sgk).
+ Chú ý cách lên kim không qua lỗ khuy để quấn chỉ quanh chân khuy chặt 
- GV HD nhanh 2 lần các bước:
- GV tổ chức cho HS gấp nẹp, vạch dấu khuy.
 3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Vận dụng vào thực tế.
	- Học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát 1 số mẫu, nhận xét đặc điểm, kích thước, màu sắc, khoảng cách giữa các khuy.
- HS đọc lướt nội dung mục II.
- HS vạch dấu vào các điểm đính khuy.
- 1g 2 em lên bảng thực hiện các thao tác trong bước 1 (hình 2 sgk) .
- HS nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy.
- HS nêu lại và thực hiện các thao tác đính khuy.
- HS nêu lại cách đính khuy 2 lỗ.
Tiết 4 
Môn: Toán
Bài: PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
	- Nhận biết các phân số thập phân.
	- Biết cách chuyển các phân số đó thành số thập phân.
	- Giáo dục học sinh có ý thức trong giờ học.
II. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
37’
3’
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài.
	 b) Giảng bài mới.
a) Hoạt động 1: Giới thiệu phân số thập phân.
 - Giáo viên nêu và viết trên bảng các phân số.
; 
- Các phân số có mẫu là 10; 100; 100... gọi là các phân số thập phân.
- Giáo viên nêu và viết trên bảng phân số yêu cầu học sinh tìm phân số bằng phân số .
- Tương tự: 
b) Hoạt động 2: Thực hành.

Bài 1: Đọc các phân số thập phân.
Bài 2: Tìm phân số thập phân trong các phân số sau: 
Bài 3: Học sinh tự viết vào vở.
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
 3. Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên củng cố khắc sâu nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh nêu đặc điểm của mẫu số của các phân số này.
- Một vài học sinh nhắc lại và lấy 1 vài ví dụ.
+ Học sinh nêu nhận xét.
(Môt số phân số có thể viết thành dãy số thập phân)
+ Học sinh làm miệng.
+ Học sinh nêu miệng.
- Học sinh nêu miệng kết quả.
- Học sinh hoạt động theo 4 nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Học sinh nêu lại tính chất của phân số thập phân.
Tiết 5
Môn: Địa lý
Bài: VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
I. Mục tiêu: 
	- Chỉ được vị trí và giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ.
	- Mô tả được vị trí hình dạng, diện tích lãnh thổ Việt Nam. Biết những thuận lợi và khó khăn do vị trí đem lại cho nước ta.
	- Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên, đất nước Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học: + Bản đồ địa lý Việt Nam.
	 + Quả địa cầu + lược đồ.
III. Đồ dùng dạy học: 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
35’
2’
 1. Kiểm tra: 
	2. Bài mới: a) Giới thiệu bài 
	 b) Giảng bài mới.
 a) vị trí địa lí và giới hạn.
* Hoạt động 1: Làm việc theo cặp:
- Bước 1: 
- Đất nước Việt Nam gồm có những bộ phận nào?
- Chỉ vị trí đất liền của nước ta trên bản đồ:
- Phần đất liền  nước nào?
- Biển bao bọc phía nào phần đất liền?
- Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta?
- Bước 2, 3: Học sinh chỉ vị trí của nước ta trên bản đồ, quả địa cầu.
- Vị trí nước ta có thuận lợi gì?
b) Hình dạng và diện tích:
* Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm)
- Bước 1: 
- Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì?
- Nơi hẹp ngàng nhất là bao nhiêu?
- Diện tích lãnh thổ nước ta? Km2.
- So sánh nước ta với một số mước trong bảng số liệu?
- Giáo viên và học sinh nhận xét.
* Hoạt động 3: (Trò chơi tiếp sức)
(4 nhóm)
- GV đánh giá nhận xét từng đội chơi.
 3. Củng cố- dặn dò: 
- Giáo viên tóm tắt nội dung, củng cố khắc sâu. 
- Ôn lại bài và chuẩn bị bài sau: Địa hình và khoáng sản.
- Học sinh quan sát hình 1 (sgk) thảo luận cặp và trả lời câu hỏi.
- (Đất liên, biển, đảo và quần đảo)
- Học sinh lên bảng chỉ.
+ Trung Quốc, Lào, Cam-Phu-Chia.
+ Đông nam, tây nam (Biển đông).
+ Cát Bà Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc  Hoàng sa, Trường sa.
- (Nằm trên bán đảo Đông Dương  có cùng biển thông với đại dương  giao lưu với các nước: đường bộ, đường biển vầ đường không).
+ Học sinh đọc trong sgk, quan sát hình 2 và bảng số liệu rồi thảo luận.
+ Đại diện các nhóm lên trình bày.
+ Học sinh nêu kết luận: (sgk)
- Mỗi nhóm lần lượt chỉ và nêu tên một số đảo và quần đảo của nước ta trên bản đồ Việt Nam.
- Học sinh kết luận.
 Ký duyệt	Long Điền, ngày 22 tháng 08 năm 2011
..	Người soạn
..
.
..
.
..	 Phan Hoàng Khanh
.
..
.
..
.

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 5 tuan 1 co chinh sua.doc