ĐẠO ĐỨC ( tiết 1 ) : EM LAØ HOÏC SINH LÔÙP 5 (tieát 1)
I. Mục tiêu
- Biết: Học sinh lớp 5 là học của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học rèn luyện.
- Vui và tự hào là sinh lớp 5
* GDKN: - Kĩ năng tự nhận thức : tự nhận thức được mình là HS lớp 5
- KN xác định giá trị : XĐ được giá trị HS lớp 5 .
II.Đồ dùng dạy- học:
- Tranh vẽ các tình huống SGK phóng to.
- Phiếu bài tập cho mỗi nhóm.
- HS chuẩn bị tranh vẽ theo chủ đề trường, lớp em.
TUẦN 01 Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011 ĐẠO ĐỨC ( tiết 1 ) : EM LAØ HOÏC SINH LÔÙP 5 (tieát 1) I. Mục tiêu - Biết: Học sinh lớp 5 là học của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập. - Có ý thức học rèn luyện. - Vui và tự hào là sinh lớp 5 * GDKN: - Kĩ năng tự nhận thức : tự nhận thức được mình là HS lớp 5 - KN xác định giá trị : XĐ được giá trị HS lớp 5 . II.Đồ dùng dạy- học: - Tranh vẽ các tình huống SGK phóng to. - Phiếu bài tập cho mỗi nhóm. - HS chuẩn bị tranh vẽ theo chủ đề trường, lớp em. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. ổn định tổ chức: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: “Em Là Học Sinh Lớp 5”(Tiết 1) 2. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài: Hoạt động 1: Vị thế của HS lớp 5 - Treo tranh ảnh minh họa các tình huống trong SGK, tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung của từng tình huống. + Gợi ý tìm hiểu nhanh. Câu hỏi gợi ý: 1.Bức tranh thứ nhất chụp cảnh gì? 2.Em thấy nét mặt các bạn như thế nào? 3.Bức tranh thứ hai vẽ gì? 4.Cô giáo đã nói gì với các bạn? 5.Em thấy các bạn có thái độ như thế nào? 6.Bức tranh thứ ba vẽ gì? 7.BốTheo em, bạn HS đó đã làm gì để được bố khen? 8.Em nghĩ gì khi xem các bức tranh trên? + Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập. Phiếu bài tập Em hãy trả lời các câu hỏi và ghi ra giấy câu trả lời của mình: 1. HS lớp 5 có gì khác so với HS các lớp khác trong toàn trường? 2. Chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5? 3. Em hãy nói cảm nghĩ của nhóm em khi đã là HS lớp 5? - Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp. + Yêu cầu HS trình bày ý kiến của nhóm trước lớp. + Yêu cầu HS các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Năm nay các em đã lên lớp 5- lớp đàn anh, chị trong trường. Cô mong rằng các em sẽ gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS lớp dưới học tập và noi theo. * Hoạt động 2: Em tự hào là HS lớp 5 - Nêu câu hỏi yêu cầu HS cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời: + Hãy nêu những điểm em thấy hài lòng về mình? + Hãy nêu những điểm em thấy mình còn phải cố gắng để xứng đáng là HS lớp 5? - Yêu cầu HS tiếp nối nhau trả lời. - Nhận xét và kết luận. * Hoạt động 3: Trò chơi - GV tổ chức HS làm việc theo nhóm. - Nêu bối cảnh trong lễ khai giảng chào mừng năm học mới và hướng dẫn cách chơi, đưa ra câu hỏi gợi ý cho MC. - Yêu cầu các nhóm thực hiện trò chơi. - Quan sát và giúp đỡ các nhóm chơi. - Mời 1 HS lên làm mẫu dẫn chương trình cho cả lớp cùng chơi. - Nhận xét, tuyên dương. - Gọi 2, 3 HS đọc lại Ghi nhớ. - GV chốt lại bài học: Là một HS lớp 5, các em cần cố gắng học thật giỏi, thật ngoan, không ngừng tu dưỡng trau dồi bản thân. Các em cần phát huy những điểm maïnh, nhöõng ñieåm ñaùng töï haøo, ñoàng thôøi khắc phục những điểm yếu của mình để xứng đáng là HS lớp 5 – lớp đàn anh trong trường. Hoạt động 4: Hướng dẫn thực hành - GV nhắc nhở HS một số công việc ở nhà. 3. Củng cố, dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau LT thực hành - Kiểm tra ĐDHT của HS. - HS nhắc lại - Chia nhóm quan sát tranh trong SGK và thảo luận. - HS lắng nghe và trả lời các câu hỏi, lớp nhận xét. - HS thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập. - HS thực hiện. + HS các nhóm trình bày. + HS các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS thực hiện. - Nêu ý kiến và suy nghĩ của cá nhân. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS tiến hành chia nhóm. - HS nghe và nắm được cách chơi. - Các nhóm thực hiện trò chơi. - HS thực hiện trò chơi dưới sự tổ chức, điều khiển của MC. - HS lắng nghe và rút kinh nghiệm cho những trò chơi sau. - HS đọc. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này. - Sưu tầm các câu chuyện, các tấm gương về HS lớp (trong trường, trên báo, đài). - Về nhà vẽ tranh theo chủ đề: Trường em. ______________________________________________ TẬP ĐỌC ( tiết 1 ) : THƯ GỬI CÁC HỌC SINH I-Mục tiêu: - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. -Hiểu nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn. - Học thuộc lòng một đoạn đoạn: Sau 80 năm . Công học tập của các em.(trả lời được các câu hỏi 1,2,3) - Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt II-Đồ dùng dạy - học - Tranh minh họa bài đọc trong SGK . - Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng. III-Các hoạt động dạy – học ( 40 phút ) . HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS B-DẠY BÀI MỚI 1-Giới thiệu bài : - HS lắng ngh 2-Tìm hiểu bài a)Luyện đọc Có thể chia lá thư làm 2 đoạn như sau : Đọan 1: Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao ? Đoạn 2 : Phần còn lại . Khi hs đọc, GV kết hợp : + Khen những em đọc đúng, xem đó như là mẫu cho cả lớp noi theo; kết hợp sửa lỗi cho hs nếu có em phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, hoặc giọng đọc không phù hợp . + Lượt đọc thứ hai, giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó. -Đọc diễn cảm toàn bài (giọng thân ái, thiết tha, đầy thân ái, hi vọng, tin tưởng). -2 HS đọc nối tiếp nhau đọc một lượt toàn bài. -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. HS đọc thầm phần chú giải các từ mới ở cuối bài đọc ( 80 năm giời nô lệ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu ... ), giải nghĩa các từ ngữ đó, đặt câu với các từ cơ đồ, hoàn cầu để hiểu đúng hơn nghĩa của từ. - HS luyện đọc theo cặp. -1 HS đọc cả bài. b) Tìm hiểu bài - Ngày khai trường tháng 9-1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ? - Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì? - HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước ? HSđọc đoạn và trả lời câu hỏi . +Đọc thầm đoạn 1 (Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?) -Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. -Từ ngày khai trường này, các em HS bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. + Đọc thầm đoạn 2 : - Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. -HS phải cố gắng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai các cường quốc năm châu. c) Hướng dẫn hs đọc diễn cảm - Đọc diễn cảm một đoạn để làm mẫu cho HS. - GV theo dõi, uốn nắn. * Chú ý : - Giọng đọc cần thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến và niềm tin của Bác vào HS– những người sẽ kế tục sự nghiệp cha ông. - Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng đoạn: Sau 80 năm . Công học tập của các em -HS luyện đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp -Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. -Nhẩm học thuộc những câu văn đã chỉ định HTL trong SGK (từ sau 80 năm giời làm nô lệ đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em). -HS thi đọc thuộc lòng. 3-Củng cố , dặn dò : - Nhận xét tiết học . - Về nhà học thuộc lòng: Sau 80 năm . Công học tập của các em - Hs trả lời câu hỏi SGK ____________________________________ Toán ( tiết 1 ) : Ôn tập khái niệm về phân số I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết đọc , viết phân số, biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác không và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số . 2. Kĩ năng: - Giải đúng các bài tập ở SGK trang 3 . 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, say mê học toán. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ - Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài Trong tiết học toán đầu tiên của năm học, các em sẽ được củng cố về khái niệm phân số và cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số. - HS lắng nghe. 2-Dạy bài mới 2-1-Hướng dẫn ôn tập khái niệm ban đầu về phân số -Gv treo miếng bìa I (biểu diễn phân số ) rồi nói : Đã tô màu mấy phần băng giấy ? -Yêu cầu hs giải thích ? -Gv mời 1 hs lên bảng đọc và viết phân số thể hiện phần đã đựơc tô màu của băng giấy. Hs dưới lớp viết vào giấy nháp. -Gv tiến hành tương tự với các hình còn lại.-Gv viết lên bảng cả 4 phân số -Đã tô màu băng giấy. -Băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, đã tô màu 2 phần như thế. Vậy đã tô màu băng giấy. -Hs viết và đọc đọc là hai phần ba . -Hs quan sát hình , tìm phân số thể hiện phần tô màu của mỗi hình. Sau đó đọc và viết các phân số đó. -Hs đọc lại các phân số trên . 2-2-Hướng dẫn ôn tập cách viết thương 2 số tự nhiên , cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số a)Viết thương hai số tự nhiên dưới dạng phân số -Gv viết lên bảng các phép chia sau 1:3 ; 4:10 ; 9:2 -Yêu cầu : Em hãy viết thương của các phép chia dưới dạng phân số . -Hs nhận xét bài làm trên bảng . -Gv kết luận đúng sai và sửa bài nếu sai -Gv hỏi : có thể coi là thương của phép chia nào ? -Hỏi tương tự với 2 phép chia còn lại -Yêu cầu hs mở SGK và đọc chú ý 1 . -Hỏi : Khi dùng phân số để viết kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 thì phân số đó có dạng như thế nào ? b)Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số . -Hs viết lên bảng các số tự nhiên 5,12,2001 . . . và nêu yêu cầu : hãy viết mỗi số tự nhiên thành phân số có mẫu s là 1 . -Hs nhận xét bài làm cùa hs , hỏi : Khi muốn viết một số tự nhiên thành phân số có mẫu số là 1 ta làm như thế nào ? -Hỏi hs khá giỏi : Em hãy giải thích vì sao mỗi số tự nhiên có thể viết thành phân số có tử số chính là số đó và mẫu số là 1 . Giải thích bằng VD . -Kết luận : Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1 . -Nêu vấn đề : hãy tìm cách viết 1 thành phân số ? -1 có thể viết thành phân số như thế nào? -Em hãy giải thích vì sao 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau ? Giải thích bằng VD . -Hãy tìm cách viết 0 thành các phân số. -Có thể viết thành phân số như thế nào? -3 hs lên bảng thực hiện . -Hs lần lượt nêu : Là thương của phép chia 4 :10 Là thương của phép chia 9 : 2 -Phân số chỉ kết quả của phép chia một số thiên nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có tử số là số bị chia và mẫu số là số chia của phép chia đó . -Cả lớp làm vào giấy nháp -Ta lấy tử số chính là số tự nhiên đó và mẫu số chính là 1 . -Hs nêu : VD : 5 = ta có 5 = 5 : 1 = -Hs lên bảng viết phân số của mình VD : 1 = ; 1 = ; 1 = ; . . . -1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau . -Hs tự nêu . VD 1 = Ta có = 3 : 3 = 1 . Vậy 1 = -VD : 0 = ; 0 = ; 0 = ; . . . -0 có thể viết thành phân số có tử bằng 0 và mẫu khác 0 . 2-3-Luyện tập – thực hành Bài 1 :Đọc các phân số -BT yêu cầu làm gì ? Bài 2 :Viết các thương sau dưới dạng phân số ... luận nhóm trả lời câu hỏi. - HS nối tiếp nhau trình bày kết quả và lên bảng chỉ trên bản đồ khí hậu hướng gió tháng 1 và tháng 7. - GV giúp HS hoàn thiện nội dung bài sau đó chốt lại. - 1,2 HS lên bảng chỉ dãy Bạch Mã, GV giới thiệu dãy núi Bạch Mã. - HS đọc SGK ,quan sát hình 2 và vốn hiểu biết ,thảo luận trong nhóm trả lời các câu hỏi. - Đại diện các nhóm nối tiếp nhau trả lời, nhóm khác bổ sung . - HS cùng nhau trao đổi, trả lời các câu hỏi. - Hạn hán vào mùa khô, bão lũ, lụt vào mùa mưa Lịch sử ( tiết 3 ) : Cuộc phản công ở kinh thành Huế I - Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: -Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức, đã mở đầu cho phong trào Cần Vương (1885-1896). -Trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc. II. Đồ dùng dạy học : -Lược đồ kinh thành Huế năm 1885. -Bản đồ hành chính Việt Nam. -Hình trong SGK và phiếu học tập của HS. III . Các hoạt động dạy học chủ yếu ( 35 phút ) . Hoạt động của GV Hoạt động của GV 1 - Kiểm tra bài cũ: -Nêu phần bài học? -Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau kính trọng? GV nhận xét cho điểm 2 - Bài mới: Giới thiệu bài: a) Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - GV trình bày một số nét chính tình hình nước ta (1984) - GV nêu nội dung và phát phiếu thảo luận cho HS. * Nội dung phiếu thảo luận: +Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hoà? +Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp? +Tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế? b) Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. GV mời lần lượt các nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình c) Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. - GV nhận xét và nhấn mạnh thêm: +Tôn Thất Thuyết quyết định đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị. +Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua thảo chiếu “Cần vương”. +Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu (kết hợp sử dụng tranh ảnh, bản đồ). - GV củng cố nhắc lại kiến thức cơ bản của bài. -Em có biết gì thêm về phong trào Cần vương? hoặc em biết ở đâu có đường phố, trường học mang tên các lãnh tụ phong trào Cần vương? 3.Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài. - 2 em nêu -3 HS trả lời. - HS thảo luận nhóm theo nội dung phiếu BT. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác bổ sung. - HS lắng nghe và ghi nhớ các nội dung chính. -5 HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ (SGK- tr.9) -HS trả lời Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2011 Kĩ thuật Thêu dấu nhân I- Mục tiêu: HS cÇn ph¶i : - Biết cách thêu dấu nhân.Tập thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình.Yêu tích, tự hào với sản phẩm làm được. III . Đồ dùng dạy học : - Mẫu thêu dấu nhân. Một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân. - Bộ đồ dùng kĩ thuật. III . Các hoạt động dạy học chủ yếu ( 35 phút ) . . Hoạt động của GV Hoạt động của HS: 1-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 2-Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Cho HS nhắc lại các kiểu thêu. - Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học. b. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân cho HS quan sát, nhận xét. - GV giới thiệu một số sản phẩm may mặc có thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân. +Em hãy nêu ứng dụng của thêu dấu nhân? c. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. Hướng dẫn HS đọc mục II-SGK để nêu các bước thêu dấu nhân. -Nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân? So sánh với cách vạch dấu đường thêu dấu nhân? -Nêu cách bắt đầu thêu và cách thêu mũi thêu dấu nhân? GV hướng dẫn các thao tác bắt đầu thêu, thêu mũi 1, 2. - GV mời 2-3 HS lên bảng thêu các mũi thêu tiếp theo. -Em hãy nêu và thực hiện các thao tác kết thúc đường thêu? +)GV hướng dẫn nhanh các thao tác thêu dấu nhân lần thứ 2. -Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu dấu nhân. -HS khác nhận xét, bổ sung. -GV tổ chức cho HS tập thêu dấu nhân trên giấy kẻ ô li hoặc vải. 3-Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. -Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài để tiết sau thực hành. -Nhận xét: Thêu dấu nhân là cách thêu tạo thành các mũi thêu giống như dấu nhân nối tiếp nhau liên tiếp giữa 2 đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu. -Để thêu trang trí trên các sản phẩm may mặc như váy, áo, vỏ gối, khăn ăn. -HS nêu mục 1-SGK và thực hành vạch dấu đường thêu dấu nhân. -HS nêu mục 2-SGK và theo dõi các thao tác GV hướng dẫn. -HS tập thêu các mũi thêu tiếp theo. -HS nêu và thực hiện. -HS nhắc lại cách thêu dấu nhân. -HS tập thêu dấu nhân Tập làm văn Luyện tập tả cảnh I- Mục tiêu: - Biết chuyển một phần trong dàn ý của bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn hoàn chỉnh( chân thực, tự nhiên) - Biết hoàn chỉnh các đoạn văn viết dở dang II- Đồ dùng dạy học - Dàn ý bài văn của các em . - Bảng phụ viết nội dung chính của 4 đoạn văn tả cơn mưa (BT1) III- Các hoạt động dạy học chủ yếu ( 40 phút ). Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1 - Kiểm tra bài cũ - Giáo viên thu bài kiểm tra, chấm điểm dàn ý bài văn tả cơn mưâ của 4 học sinh. 2 - Bài mới a. Giới thiệu bài. - GV giới thiệu và ghi đề bài. b . Hướng dẫn luyện tập Bài 1. Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào :( ào ạt rồi tạnh ngay). - GV nhắc HS chú ý yêu cầu của đề: Tả quang cảnh sau cơn mưa Đoạn 2: Cảnh vật sau cơn mưa. Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa. Đoạn 4: Đường phố, con người sau cơn mưa. - Giáo viên nhận xét, bổ xung ý hoặc chữa lỗi dùng từ, câu cho HS. - GV đánh giá ghi điểm. Bài 2: - GV yêu cầu HS dựa trên hiểu biết về đoạn văn trong bài tả cơn mưa của bạn, HS tập chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa ( đã lập trong tiết TLV trước) thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên. - GV chấm điểm cho một số đoạn viết hay 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. Khen những HS học tốt . - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Cả lớp đọc thầm lại 4 đoạn văn để xác định nội dung chính của mỗi đoạn; phát biểu ý kiến. - 3 HS nêu phần lựa chọn trong dàn ý để viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. - Cả lớp viết đoạn văn. Giáo viên quan sát. - học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết. Các bạn nghe và sửa giúp bạn. - Một học sinh yêu cầu của bài. - HS cả lớp viết bài. - Học sinh đọc nối tiếp đọc đoạn văn đã viết - Cả lớp và giáo viên nhận xét. .. Toán ( tiết 15 ) : Ôn tập về giải toán I- Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập, củng cố về cách giải toán liên quan đến tỉ số ở lớp 4 (bài toán “Tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó”.) II- Đồ dùng dạy học: - SGK + phấn màu. III- Hoạt động dạy - học chủ yếu ( 40 phuts ) . Hoạt động của Hoạt động của HS 1- Kiểm tra bài cũ: Tính: 2- Bài mới: a- Ôn tập Tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó. Bài toán 1:Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ Bài toán 2: Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ ( Cách giải của 2 bài toán theo SGK) b- Thực hành (Với học sinh yếu không yêu cầu làm bài 2 và bài 3) Bài 1: a) Số lớn: 45; số bé: 35 b) Số lớn: 99; số bé: 44 Bài 2: Bài giải Hiệu số phần bằng nhau là: 3 - 1= 2 (phần) Số lít nước mắm loại II là: 12: 2 = 6 (lít) Số lít nước mắm loại I là: 6 + 12 = 18 (lít) Đáp số: 6 lít; 12 lít Bài 3: GV có thể gợi ý. Và không yêu cầu HS yếu phải làm ngay tại lớp Bài giải: Nửa chu vi vườn hoa HCN là: 120 : 2 = 60 (m) Vì chiều rộng bằngchiều dài tức là chiều rộng là 5 phần thì chiều dài là 7 phần nên Tổng số bằng nhau là: 5 + 7= 12 (phần) Chiều rộng vườn hoa HCN là: 60 : 12 x 5 = 25 (m) Chiều dài vườn hoa HCN là 60 – 25 = 35 (m) Diện tích lối đi là: (25 x 35) : 25 = 35(m2) ĐS: a) Chiều rộng: 25 m Chiều dài: 35 m b) 35 m2 3. Củng cố – Dặn dò: - Gv củng cố lại cách giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu - 2 HS lên bảng làm. HS ở dưới làm ra nháp. - HS nhận xét bài làm trên bảng. GV nhận xét, cho điểm. - HS tự giải hai bài toán - HS nhắc lại cách giải bài toán “Tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó” - HS đọc thầm đề bài rồi tự giải. - Chữa miệng. - HS đọc thầm đề bài rồi tự giải. - Chữa miệng. - Sau khi HS giải xong, GV hỏi: bài toán này thuộc loại toán gì? Nhờ đâu em biết được điều đó ? Bài toán cho biết gì? Phải tìm gì? giải bài toán này theo các bước nào? - HS đọc đề bài rồi tự làm + HS trình bày bài giải. .. Khoa học ( tiết 6 ) : Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì I- Mục tiêu : Sau bài học HS biết: - Nêu một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3-6 tuổi, từ 6-10 tuổi. - Nêu đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người. II- Đồ dùng dạy- học : -Thông tin và hình trang 14, 15 (SGK) III . Các hoạt động dạy học ( 35 phút ) . Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: ? mọi người cần làm gì để quan tâm đến phụ nữ có thai trong gia đình? 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp . a) Mục tiêu: HS nêu được tuổi và dặc điểm của em bé trong ảnh đã sưu tầm được. b) Cách tiến hành. - GV yêu cầu giới thiệu theo câu hỏi: Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì? 3.2 Hoạt động 2: Trò chơi: “Ai nhanh, Ai đúng”. - Phổ biến luật chơi: Mỗi thành viên đều đọc thông tin trong khung chữ và tìm xem ứng với lứa tuổi nào. Sau đó cử bạn viết nhanh đáp án lên bảng. - Giáo viên nhận xét và đưa ra đáp án đúng. 3.3. Hoạt động 3: Thực hành- Đàm thoại. Giáo viên đưa ra câu hỏi. ? Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi con người? - Giáo viên đưa ra kết luận. 4. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ. - Dặn về chuẩn bị bài sau. - HS đem ảnh của mình hồi nhỏ hoặc ảnh của trẻ em khác đã sưu tầm được, lên giới thiệu trước lớp. Lớp chia làm 6 nhóm. - Thảo luận- viết đáp án. 1- b, 2- a, 3- c. - Nhận xét giữa các nhóm. - Đọc trang 15. - Học sinh trả lời. Sơ kết tuần 3 I. Mục tiêu : - Học sinh thấy được ưu và nhược điểm của mình trong học tập. - Từ đó biết sửa chữa và vươn lên trong tuần sau. - Giáo dục các em thi đua học tập tốt. II . Các hoạt động chủ yếu : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Nhận xét 2 mặt của lớp - Giáo viên nhận xét: Ưu điểm. Nhược điểm. - Biểu dương những học sinh có thành tích và phê bình học sinh yếu. b) Phương hướng tuần sau. - Thực hiện tốt các nề nếp, phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm. - Không có học sinh vi phạm đạo đức, điểm kém. - Khăn quàng đầy đủ, học bài và làm bài trước khi đến lớp. 3. Củng cố- dặn dò: Chuẩn bị bài tuần sau. - Lớp trưởng nhận xét. + Tổ báo cáo và nhận xét. H/S lắng nghe .
Tài liệu đính kèm: