Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - Môn Kỹ thuật

Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - Môn Kỹ thuật

I – MỤC TIÊU :

- Biết cách đính khuy hai lỗ.

- Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.

- Với HS khéo tay: Đính được ít nhất hai khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn

II – CHUẨN BỊ :

- Mẫu đính khuy hai lỗ.

- Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ .

- Vật dụng: khuy, vải, chỉ khâu, len hoặc sợi, kim khâu, phấn vạch, thước , kéo .

 

doc 33 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1640Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - Môn Kỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
ĐÍNH KHUY HAI LỖ
(TIẾT 1)
I – MỤC TIÊU :
- Biết cách đính khuy hai lỗ.
- Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.
- Với HS khéo tay: Đính được ít nhất hai khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn
II – CHUẨN BỊ :
Mẫu đính khuy hai lỗ.
Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ .
Vật dụng: khuy, vải, chỉ khâu, len hoặc sợi, kim khâu, phấn vạch, thước , kéo .
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động :
2. Bài mới :
- GV giới thiệu mục tiêu bài học
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét mẫu
- GV cho HS quan sát mẫu 
- GV nêu câu hỏi :
+ Khuy 2 lỗ có hình dạng như thế nào ?
+ Màu sắc của chúng ra sao ? Kích thước to hay nhỏ ?
+ Em có nhận xét gì về khoảng cách giữa các khuy trên sản phẩm ?
 GV tóm ý : Khuy ( cúc, nút ) được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như nhựa, trai, gỗ , với nhiều màu sắc, kích thước, hình dạng khác nhau. Nó được đính vào vải bằng các đường khâu qua 2 lỗ khuy để nối khuy với vải. Trên 2 nẹp áo, vị trí của khuy ngang bằng với vị trí của lỗ khuyết. Khuy được cài qua khuyết để gài 2 nẹp của sản phẩm vào nhau .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
- GV hướng dẫn HS đọc lướt nội dung mục II SGK
- GV nêu câu hỏi :
+ Em hãy nêu các bước trong quy trình đính khuy?
+ Hãy nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy 2 lỗ?
- GV quan sát và uốn nắn
- GV hướng dẫn HS đọc mục 2 b 
- GV hướng dẫn lần khâu đính thứ nhất
và hướng dẫn HS cách gút chỉ
- GV vừa làm vừa nêu cách làm 
- GV lưu ý: Khi đính khuy, mũi kim phải đâm xuyên qua lỗ khuy và phần vải dưới lỗ khuy. Mỗi khuy phải đính 3 - 4 lần cho chắc chắn.
- GV làm mẫu lần 2
- GV tổ chức cho HS thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp , vạch dấu các điểm đính khuy 
- GV hình thành ghi nhớ SGK / 7
Hoạt động 3 : Củng cố 
4. Tổng kết- dặn dò :
- Dặn dò : Về nhà thực hành cách vạch dấu các điểm đính khuy 
- Chuẩn bị : Thực hành đính khuy 2 lỗ vào vải 
- Nhận xét tiết học.
- HS hát
- HS lắng nghe
Hoạt động nhóm , lớp
- HS quan sát một số mẫu khuy hai lỗ và H 1 a SGK : cách đính khuy, khoảng cách giữa các khuy đính trên sản phẩm 
- HS quan sát khuy đính trên sản phẩm may mặc : áo , vỏ gối , 
- HS đọc yêu cầu mục II
- HS nêu 
- HS đọc nội dung mục 1 SGK
- HS lên bảng thực hiện các thao tác trong bước 1
- HS quan sát H 4 SGK
- HS thực hiện thao tác ở các lần khâu còn lại 
- HS quan sát
-Rút ra ghi nhớ
Hoạt động cá nhân
- HS nhắc lại ghi nhớ
- Lắng nghe
Rút kinh nghiệm
TUẦN 2
ĐÍNH KHUY HAI LỖ
 (TIẾT 2)
I – MỤC TIÊU :
- Biết cách đính khuy hai lỗ.
- Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.
- Với HS khéo tay: Đính được ít nhất hai khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn
II – CHUẨN BỊ :
Mẫu đính khuy hai lỗ.
Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ .
Vật dụng : khuy , vải , chỉ khâu, len hoặc sợi, kim khâu , phấn vạch, thước , kéo .
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
- HS hát
2. Bài cũ: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- GV nêu câu hỏi : 
+ Đính khuy 2 lỗ được thực hiện theo mấy bước ?
+ Tuyên dương HS có xem bài
- HS trình bày sản phẩm 
-2 HS nêu
3. Bài mới: 
Giới thiệu : Nêu mục tiêu bài học
-Lắng nghe
Hoạt động 1 : HS thực hành
- GV nhận xét và nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi đính khuy 2 lỗ 
- GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 ( vạch dấu các điểm đính khuy )
- GV quan sát, uốn nắn và sửa chữa 
Hoạt động nhóm , lớp
- HS trao đổi và nhắc lại cách đính khuy 2 lỗ .
- HS thực hành đính 2 khuy vào vải 
Hoạt động 2 : Đánh giá sản phẩm
- GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm 
- GV ghi bảng các yêu cầu của sản phẩm 
HS trưng bày sản phẩm
- GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm 
- GV ghi bảng các yêu cầu của sản phẩm 
- GV nhận xét và đánh giá sản phẩm 
theo 2 mức :
+ Hoàn thành (A)
+ Chưa hoàn thành (B)
- Nếu hoàn thành sớm , đính khuy đúng kĩ thuật : (A +)
4. Tổng kết- dặn dò :
- Dặn dò : Về nhà thực hành đính khuy 2 lỗ .
- Chuẩn bị : " Thêu dấu nhân "
- Nhận xét tiết học .
- HS tự đánh giá sản phẩm theo các yêu cầu :
+ Đính được 2 khuy đúng các điểm vạch dấu
+ Các vòng chỉ quấn quanh chân khuy chặt 
+ Đường khâu khuy chắc chắn 
- HS tự đánh giá lẫn nhau .
- HS nhắc lại cách thực hiện các thao tác đính khuy 2 lỗ và cách quấn chỉ khi kết thúc đính khuy
-Lắng nghe
Rút kinh nghiệm
TUẦN 3
THÊU DẤU NHÂN
 ( Tiết 1 )
I . MỤC TIÊU :
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm
- Không bắc buộc HS nam thực hành tạo sản phẩm thêu. HS nam có thể thực hành đính khuy.
- Với HS khéo tay:
+ Thêu được ít nhất tám dấu nhân. Các mũi thêu đều nhau. Đường thêu ít bị dúm.
+ Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.
II . CHUẨN BỊ :
Mẫu thêu dấu nhân .
Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân .
Vật liệu và dụng cụ : Vải trắng, kim, chỉ thêu, chỉ len, kéo , phấn màu , 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Khởi động: 
- HS hát
2. Bài cũ: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- GV nêu câu hỏi : 
+ Đính khuy 2 lỗ được thực hiện theo mấy bước ? 
- HS trình bày sản phẩm 
- 2 HS nêu
- HS nhận xét
3. Giới thiệu bài mới: 
Giới thiệu: Nêu mục tiêu bài học
- Lắng nghe
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét mẫu
Hoạt động nhóm , lớp
- GV giới thiêu một số mẫu thêu dấu nhân .
- HS quan sát , so sánh đặc điểm mẫu thêu dấu nhân với mẫu thêu chữ V ( ở mặt phải và mặt trái của thêu dấu nhân )
+ Nêu đặc điểm của mẫu thêu dấu nhân ở mặt phải, mặt trái đường thêu 
- Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành các mũi thêu giống như dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa 2 đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu.
+ Em hãy cho biết ứng dụng của thêu dấu nhân ?
- Thêu dấu nhân được ứng dụng để thêu trang trí hoặc thêu chữ trên các sản phẩm may mặc như váy, áo, vỏ gối, khăn ăn, khăn trải bàn .
- GV giới thiệu mũi thêu dấu nhân trên sản phẩm may mặc 
- GV chốt ý : SGV / 26
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
Hoạt động cá nhân, lớp 
- GV nêu vấn đề : 
- HS đọc mục II / SGK và nêu các bước thêu dấu nhân 
+ Em hãy nhắc lại cách vạch dấu đường thêu dấu nhân 
- HS lên bảnh thực hiện thao tác vạch dấu đường thêu dấu nhân 
+ Hãy so sánh cách vạch dấu đường thêu chữ V với cách vạch dấu đường thêu chữ V
+ Giống : vạch 2 đường dấu nhân song song cách nhau 1 cm
+Khác : Thêu chữ V vạch dấu các điểm theo trình tự từ trái sang phải, còn điểm vạch dấu các điểm thêu dấu nhân theo chiều từ phải sang trái; các điểm vạch dấu để thêu chữ V nằm so le nhau trên 2 đường vạch dấu , còn các điểm vạch dấu để thêu dấu nhân nằm thẳng hàng với nhau trên 2 đường vạch dấu 
- GV hướng dẫn HS cách bắt đầu thêu theo H 3 , 4
- Lưu ý : Lên kim để bắt đầu thêu tại điểm vạch dấu thứ hai phía bên phải đường dấu .
- GV lưu ý HS :
+ Các mũi thêu được luân phiên thực hiện trên 2 đường kẻ cách đều 
+ Khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ hai dài gấp đôi khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ nhất .
+ Sau khi lên kim cần rút chỉ từ từ,chặt vừa phải để mũi thêu không bị dúm .
- GV quan sát và uốn nắn .
- Hướng dẫn HS quan sát H 5 / SGK để nêu cách kết thúc đường thêu dấu nhân
Hoạt động 3 : Củng cố 
- GV hình thành ghi nhớ 
4. Tổng kết- dặn dò :
- Dặn dò : Về nhà tập thêu dấu nhân 
- Chuẩn bị : Thực hành thêu dấu nhân 
- Nhận xét tiết học .
- HS quan sát H 3, 4 và nêu cách bắt đầu thêu và cách thêu các mũi thêu dấu nhân 
- HS lên bảng thực hiện các mũi kế tiếp .
- HS lên bảng thực hiện thao tác kết thúc đường thêu dấu nhân .
 Hoạt động cá nhân, lớp
 - HS nhắc lại cách thêu dấu nhân .
- Lắng nghe
TUẦN 4
THÊU DẤU NHÂN
( Tiết 2 )
I . MỤC TIÊU :
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm
- Không bắc buộc HS nam thực hành tạo sản phẩm thêu. HS nam có thể thực hành đính khuy.
- Với HS khéo tay:
+ Thêu được ít nhất tám dấu nhân. Các mũi thêu đều nhau. Đường thêu ít bị dúm.
+ Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.
II . CHUẨN BỊ :
Mẫu thêu dấu nhân .
Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân .
Vật liệu và dụng cụ : Vải trắng, kim, chỉ thêu, chỉ len, kéo , phấn màu , 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Khởi động: 
- HS hát
2. Bài cũ: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- HS trưng bày đồ dùng
3. Giới thiệu bài mới: 
Nêu mục tiêu bài học
- HS nhắc lại 
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1 : Thực hành 
Hoạt động nhóm , lớp
- GV hệ thống lại cách thêu dấu nhân 
- Lưu ý : Trong thực tế, kích thước của các mũi thêu dấu nhân chỉ bằng 1/ 2 hoặc 1/ 3 kích thước của các mũi thêu đang học .
- HS nhắc lại cách thêu dấu nhân 
- HS lên bảng thực hiện thao tác thêu 2- 3 mũi thêu dấu nhân .
- HS nêu yêu cầu của sản phẩm ở mục III / SGK
- GV quan sát và uốn nắn .
- HS thực hành thêu dấu nhân ... ghiệp chế biến thực phẩm , xuất khẩu, cung cấp phân bón 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Khởi động: 
- HS hát
2. Bài cũ: 
“Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn “
- Tuyên dương.
- HS nêu cách thực hiện
3. Giới thiệu bài mới: Nêu MT bài :
“ Lợi ích của việc nuôi gà “
- HS hát bài “Đàn gà con “ 
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà 
Hoạt động nhóm , lớp
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về lợi ích của việc nuôi gà 
- HS tự chia nhóm theo yêu cầu của GV
- GV giới thiệu nội dung, yêu cầu phiếu học tập 
Em hãy kể tên các sản phẩm của chăn nuôi gà 
+ Nuôi gà đem lại lợi ích gì ?
+ Nêu các sản phẩm được chế biến từ thịt gà, trứng gà .
- HS đọc, nhận xét , trao đổi về nội dung các tranh ảnh trong SGK
- Các nhóm cùng thảo luận 
- GV quan sát , hướng dẫn , gợi ý để HS thảo luận có hiệu quả 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .
- GV tổng hợp các ý kiến thảo luận của các nhóm về các lợi ích của việc nuôi gà :
1) Các sản phẩm của chăn nuôi gà :
+ Thịt gà, trứng gà
+ Lông gà .
+ Phân gà .
- Hãy kể tên một số sản phẩm được chế biến từ thịt gà, trứng gà 
- Món gà luộc, gà quay, gà hầm, trứng tráng, trứng ốp, bánh ga-tô 
2) Một số lợi ích của việc nuôi gà :
+ Gà lớn nhanh, đẻ nhiều trứng.
+ Thịt gà, trứng gà có giá trị dinh dưỡng cao ( chất đạm )
+ Thịt gà, trứng gà dùng làm thực phẩm hằng ngày 
+ Nuôi gà là nguồn thu nhập kinh tế chủ yếu của nhiều gia đình ở nông thôn 
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm 
-Tại sao nuôi gà lại tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên 
- Nuôi gà theo cách thả trong vườn, gà sẽ tận dụng thóc, ngô, sâu bọ , rau, cơm .
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập 
- GV đánh giá kết quả học tập của HS qua phiếu trắc nghiệm 
Em đánh dấu (X) vào ở câu trả lời đúng 
Những lợi ích của việc nuôi gà :
Đem lại nguồn thu nhập cao .
Cung cấp thịt, trứng làm thực phẩm .
Cung cấp chất bột đường .
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm .
Làm thức ăn cho vật nuôi .
Làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp.
Cung cấp phân bón cho cây trồng .
Xuất khẩu .
-GV nêu đáp án để HS tự đánh giá
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS
Hoạt động cá nhân , lớp
- HS lắng nghe GV phổ biến 
- HS làm bài tập .
- HS trao đổi bài và đánh giá kết quả bài làm 
Hoạt động 3 : Củng cố 
+ Hãy nêu những ích lợi của việc nuôi gà ?
4. Tổng kết- dặn dò : - Chuẩn bị : “Chuồng nuôi và dụng cụ nuôi gà “
- Nhận xét tiết học .
 Hoạt động cá nhân , lớp
 - HS nêu 
- Lắng nghe 
Rút kinh nghiệm
TUẦN: 16
MÔÏT SỐ GIỐNG GÀ 
ĐƯỢC NUÔI NHIỀU NHẤT Ở NƯỚC TA
I . MỤC TIÊU : 
-Kể được tên và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
-Biết liên hệ thực tế để kể tên và nêu đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
II . CHUẨN BỊ :
Tranh ảnh minh hoạ đặc điểm hình dạng của một số giống gà tốt .
Phiếu học tập .
Phiếu đánh giá kết quả học tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Khởi động: 
- HS hát
2. Bài cũ: 
- Nêu lợi ích của việc nuôi gà
- Nhận xét, tuyên dương
- HS nêu 
- HS nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: Nêu MT Bài :
“ Một số giống gà được nuôi nhiều nhất ở nước ta “
- Lắng nghe
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1 : Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều nhất ở nước ta và địa phương 
Hoạt động cá nhân , lớp
- GV nêu vấn đề :
+ Em có thể kể tên những giống gà mà em biết 
- HS kể tên : gà ri , gà ác , gà tam hoàng gà lơ-go
- GV ghi tên các giống gà theo 3 nhóm : 
+ Gà nội 
+ Gà nhập nội 
+ Gà lai 
- GV nêu tóm tắt về hình dạng, ưu, nhựơc điểm chủ yếu của từng loại gà 
- GV chốt ý : Có nhiều giống gà được nuôi ở nước ta. Có những giống gà nội như gà ri, gà Đông Cảo, gà mía, gà ác , Có những giống gà nhập nội như gà Tam hoàng, gà lơ-go, gà rốt . Có những giống gà lai như gà rốt-ri
- HS lắng nghe .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta 
- GV nêu nhiệm vụ hoạt động nhóm 
- HS thảo luận nhóm qua phiếu học tập 
Tên giống gà
Đặc điểm
hình dạng
Ưu điểm
chủ yếu
Nhược điểm
chủ yếu
Gà ri
Gà ác
Gà lơ-go
Gà Tam hoàng
1) Ghi các thông tin cần thiết vào bảng sau :
2) Nêu đặc điểm của một giống gà đang được nuôi nhiều ở địa phương 
- GV nhận xét và bổ sung 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận 
- HS trưng bày tranh ảnh đã sưu tầm về các loại gà 
- GV chốt ý : 
+ Ở nước ta hiện nay đang nuôi nhiều giống gà . Mỗi giống gà có đặc điểm hình dạng và ưu, nhược điểm riêng . Khi nuôi gà, cần căn cứ vào mục đích nuôi (lấy trứng hay lấy thịt hoặc vừa lấy trứng vừa lấy thịt ) và điều kiện chăn nuôi của gia đình để lựa chọn giống gà nuôi cho phù hợp .
- HS lắng nghe .
Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập 
- GV sử dụng câu hỏi để đánh giá kết quả học tập của HS
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS
Hoạt động cá nhân , lớp
- HS trình bày
- Cả lớp nhận xét và bổ sung .
Hoạt động 4 : Củng cố 
+ Vì sao gà ri được nuôi nhiều nhất ở nước ta ?
+ Hãy kể tên một số giống gà khác mà em biết 
4. Tổng kết- dặn dò :
- Chuẩn bị : “Thức ăn nuôi gà"
- Nhận xét tiết học .
 Hoạt động cá nhân , lớp
 - Vì thịt chắc, thơm, ngon, đẻ nhiều trứng, ít bị bệnh , 
- HS kể theo hiểu biết
- Lắng nghe
Rút kinh nghiệm
TUẦN 17
 THỨC ĂN NUÔI GÀ (Tiết 1)
I/ Mục Tiêu 
-Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà.
-Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
II/ Đồ Dùng Dạy Học .
Tranh ảnh minh hoạ một số thức ăn chủ yếu nuôi gà .
Một số mẫu thức ăn nuôi gà (lúa, ngô, tấm ,cám, thức ăn hỗn hợp).
Phiếu học tập và phiếu đánh gia ùkết quả học tập của học sinh 
III/ Các Hoạt Động Dạy Học
Hoạt động Dạy
Hoạt động Học
1/ ổn định .
2/ Kiểm tra bài cũ 
Chọn gà như thế nào để nuôi ?
Gv nhận xét .
3/ Bài mới .
Giới thiệu bài :Nêu mục tiêu bài
Hoạt động 1: 
 * Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục I (SGK) và đặt câu hỏi:
+ Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại, sinh trưởng và phát triển?
+ Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu?
- Gv yêu cầu hs nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà.
- GV kết luận: Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng để duy trì và phát triển cơ thể của gà. Khi nuôi gà cần cung cấp đầy đủ các loại thức ăn thích hợp.
- Hát vui
- Học sinh trả lời .
- Học sinh lặp lại tựa bài .
- Nước, không khí, ánh sáng và các chất dinh dưỡng.
- Từ nhiều loại thức ăn.
- HS nêu
Hoạt động 2: 
* Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà 
- GV cho hs quan sát hình 1 trong SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét.
- HS nêu: thóc, ngô, tấm, gạo, khoai, sắn, rau xanh, cào cào
Hoạt động 3: 
* Tìm hiểu tác dụng và sử dụng loại thức
 ăn nuôi gà .
- HS đọc nội dung mục 2 (SGK)
+ Thức ăn của gà được chia làm mấy loại? Hãy kể tên các loại thức ăn
- GV cho HS thảo luận nhóm về tác dụng các loại thức ăn nuôi gà.
- GV nhận xét.
- HS trả lời
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
4/ Củng cố – dặn dò .
GV nhận xét tiết học .
Dặn HS về xem lại bài chuẩn bị tiết sau .
-Lắng nghe
Rút kinh nghiệm
TUẦN : 18
 THỨC ĂN NUÔI GÀ (Tiết 2)
I/ Mục Tiêu 
-Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà.
-Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
II/ Đồ Dùng Dạy Học .
Tranh ảnh minh hoạ một số thức ăn chủ yếu nuôi gà .
Một số mẫu thức ăn nuôi gà (lúa, ngô, tấm ,cám, thức ăn hỗn hợp).
Phiếu học tập và phiếu đánh giá kết quả học tập của học sinh 
III/ Các Hoạt Động Dạy Học
Hoạt động Dạy
Hoạt động Học
1/ ổn định .
2/ Kiểm tra bài cũ 
Nêu tác dụng các loại thức ăn nuôi gà?
Gv nhận xét .
3/ Bài mới .
Giới thiệu bài : Nêu MT bài.
Hoạt động nhóm 4: 
*Trình bày tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoán vi-ta-min
- lần lượt đại diện các nhóm còn lại lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- GV nêu tác dụng, cách sử dụng từng loại thức ăn theo nội dung trong SGK.
- GV kết luận: Khi nuôi gà cần sử dụng nhiều loại thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gà.
- Học sinh trả lời .
- Học sinh lặp lại tựa bài .
- Làm việc nhóm 4 theo yêu cầu
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- HS trong lớp theo dõi nhận xét.
Hoạt động 5: 
* Đánh giá kết quả học tập 
- GV dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp với sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nhận xét.
- HS làm bài tập
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
4/ Củng cố 
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của các nhóm và cá nhân học sinh.
- Lắng nghe
5/ Nhận xét tiết học .
Dặn học sinh chuẩn bị bài sau “ Phân loại thức ăn nuôi gà”.
- Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ky thuat lop 5 HKI CKTKN.doc