Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 (tiết 30)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 (tiết 30)

. Mục tiêu:

- Biết học sinh lớp 5 là HS lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới noi theo.

- Tự ý thức trách nhiệm và việc mình cần làm, cần rèn luyện.

- Vui vẻ thực hiện và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện nhiệm vụ.

II. Chuẩn bị:

- Các bài hát chủ đề trường em

- Tấm gương HS lớp 5 gương mẫu

 

doc 5 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1056Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 (tiết 30)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Chiều
Thứ hai ngày 23 tháng 8 năm 2010
Đạo đức
Em là học sinh lớp 5
(tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết học sinh lớp 5 là HS lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới noi theo.
- Tự ý thức trách nhiệm và việc mình cần làm, cần rèn luyện.
- Vui vẻ thực hiện và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện nhiệm vụ.
II. Chuẩn bị:
- Các bài hát chủ đề trường em
- Tấm gương HS lớp 5 gương mẫu
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra đồ dùng, sách vở.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu chương trình môn học trong năm học: Các em tìm hiểu các hành vi đạo đức qua 14 nội dung cụ thể
- Các em là HS lớp 5 thì vai trò và trách nhiệm của các em là gì? Cần làm như thế nào để xứng đáng là HS lớp 5?
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
a. Khởi động:
b. Hoạt động 1: Học sinh lớp 5
* Làm việc cả lớp
H: - Em làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
 - Vì sao?
- Tổ chức cho HS làm việc cả lớp
 Khen HS trả lời phù hợp
c. Hoạt động 2: Quan sát tranh ảnh
* Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh trang 3,4, thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi:
 - Tranh vẽ gì?
 - Em nghĩ gì khi xem những bức ảnh trên?
 - HS lớp 5 có quyền lợi và nghĩa vụ gì khác so với HS lớp dưới?
 - Em cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
* Tổ chức cho đại diện HS trình bày
 Khen thưởng HS có câu trả lời phù hợp
3. Ghi nhớ: SGK
4. Hướng dẫn HS thực hành
Bài 1: Thảo luận nhóm đôi
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, một em nêu tình huống, một em trả lời
- Tổ chức cho HS trình bày kết quả
Chốt lại việc làm phù hợp: a, b, c, d, e.
5. Củng cố, dặn dò:
 - Nội dung đạo đức tìm hiểu trong bài là gì?
- Nhận xét tiết học
- Về nhà đọc và chuẩn bị bài tập 3.
- Trưng bày đồ dùng, sách vở
- lắng nghe
- 1 HS hát bài hát có chủ đề trường em.
- Nhắc lại câu hỏi, suy nghĩ, trả lời:
 Phải gương mẫu, học tập tốt, nhắc nhở các em thực hiện nội quy của nhà trường, thàm gia nhiệt tình trong các phong trào của nhà trường,
- HS nêu câu hỏi, quan sát ảnh chụp, trả lời:
Ảnh 1: Các bạn lớp 5 đón các em HS lớp 1 vào năm học mới.
Ảnh 2: Lớp chúc của cố giáo mang đầy ý nghĩa.
Ảnh 3: Lời tán thưởng của bố về những việc làm tốt của bạn HS lớp 5.
2, 3 HS nêu ghi nhớ
- HS thảo luận
- HS trình bày: nêu hành động và bày tỏ ý kiến.
- Nội dung tìm hiểu là quyền lợi và nghĩ vụ của HS lớp 5.
==================================
Toán*
Ôn tập: Khái niệm phân số
I.Mục tiêu:
- HS củng cố cách đọc viết các phân số
- Biểu diễn phép chia số tự nhiên dưới dạng phân số
II. Chuẩn bị:
-Vở BT toán 5 tập 1
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dậy học
Hoạt động học
A. Kiểm tra: Kiểm tra sách vở
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Ôn tập: Khái niệ phân số
2. Hướng dẫn HS ôn tập
BT1: Đọc phân số, phân tích tử số và mẫu số. HS làm việc cả lớp.
 ; ; .
H: Nêu cấu tạo phân số?
BT2: Viết các số sau dưới dạng phân số:
 a. 17; 0; 39 ; 62; 1.
 b. 6 : 7; 3 : 9; 12 : 167
H: Có những cách viết phân số nào?
BT 3*: Viết tất cả các số tự niên x:
a. = ; = ; = .
b. = = 
H: Cần sử dụng những tính chất nào của phân số để làm các bài toán trên?
 BT4*: Tính nhanh
a. b. 
- Để tính nhanh cần làm gì?
c. Củng cố dặn dò:
- Nêu cấu tạo phân số?
- Có những cách viết phân số nào?
- Sách vở
- lắng nghe
- HS đọc và phân tích phân số
Mười hai phần sáu mươi bẩy, tử số là mười hai nằm trên dấu ngạch ngang, mẫu số là sáu mươi bẩy nằm dưới dấu ngạch ngang.
- PS là số có tử số nằm phía trên dấu ngạch ngang và mẫu số nằm dưới dấu ngạch ngang.
- HS làm việc cá nhân, viết bảng con:
; ; 
- HS làm vở:
 a. = ; = ; = .
b. = = 
- Tính chất nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 hoặc chia cả tử số và mẫu số của cùng một phân số với một số tự nhiên khác 0.
* HS làm bài cá nhân
a. =  
- Quan sát và sử dụng các tính chất của phân số.
- PS là số có tử số nằm phía trên dấu ngạch ngang và mẫu số nằm dưới dấu ngạch ngang.
- Viết thương của phếp chia 2 sơ tự nhiên dưới dạng phân số, viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1, viết phân số biểu thị số phần,..
==========================
Tiếng Việt*
Ôn tập: từ đơn, từ ghép, từ láy
I. Mục tiêu:
- HS củng cố cách nhận biết những từ đã học: từ đơn, từ ghép, từ láy.
- Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong bài thơ.
II. Chuẩn bị:
- Bài thơ Việt Nam thân yêu, SGK Tiếng Việt 5.1.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: Kiểm tra sách vở
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Ôn tập từ đơn, từ ghép, từ láy
2. Hướng dẫn HS ôn tập: HS làm việc theo nhóm 4
- Yêu cầu HS đọc bài thơ Việt Nam thân yêu, xác định từ đơn, từ ghép, từ láy có trong bài thơ.
- Đại diện HS trong nhóm trình bày kết quả
Nhận xét, chốt lại những từ đúng. Khen HS.
 H: Thế nào là từ đơn, từ ghép, từ láy?
3. Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu và chỉ ra những từ đơn, từ ghép, từ láy có trong đoạn văn đó.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- H: Thế nào là từ đơn, từ ghép, từ láy?
 - Về nhà ôn danh từ, động từ, tính từ
- Trưng bày sách vở cần thiết
- lắng nghe
- HS làm việc theo nhóm, thảo luận và ghi kết quả ra bảng nhóm:
 Từ đơn: ta, ơi, biển lúa, đẹp, 
Từ ghép: đất nước, bay lả, cánh cò, quê hương,
Từ láy: dập dờn, mênh mông, vất vả, 
- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.
- Từ láy là từ chứa hai tiếng trở lên trong đó các tiếng lặp lại một phần hay toàn bộ âm, vần của tiếng trước đó.
 - Từ ghép là từ có hai tiếng trở lên và các tiếng đều có nghĩa. 
- HS viết đoạn văn, gạch chân từ tìm được có trong bài.
- - Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.
- Từ láy là từ chứa hai tiếng trở lên trong đó các tiếng lặp lại một phần hay toàn bộ âm, vần của tiếng trước đó.
 - Từ ghép là từ có hai tiếng trở lên và các tiếng đều có nghĩa. 
=============================
Thứ năm ngày 26 tháng 8 năm 2010
Thể dục
Bài 2: Đội hình –Đội ngũ
Trò chơi: Chỵ đổi chỗ, vỗ tay nhau. Lò cò tiếp sức
I. Mục tiêu:
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác ĐHĐN: cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học, cách chào và xin phép ra vào lớp. Yêu cầu thuần thục động tác và nói to dõng dạc.
- Trò chơi: Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau, Lò cò tiếp sức. Yêu cầu chơi đúng luật, hào hứng khi chơi.
- Vui vẻ, tự giác ôn bài và tham gia trò chơi.
II. Chuẩn bị:
- Sân trường sệ sinh sạch sẽ, an toàn
- 1 còi, cờ, kẻ sân chơi.
III. Các hoạt dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Phần mở đầu:
Lớp tập hợp, GV nêu nhiệm vụ, nội dung tiết học
- Lớp khởi động: Đứng tại chỗ, vỗ tây hát 1 bài.
B. Phần cơ bản:
a. Chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc tiết học
GV giúp HS ôn và nhớ lại nội dung chưa chính xác.
b. Trò chơi vận động
* Chạy tại chỗ, vỗ tay nhau: GV hướng dẫn, cho HS chơi thử 1 lượt. Chơi thật 2 lượt.
* Lò có tiếp sức: Hương dẫn cho HS chơi thử 1 lượt, Cho HS chơi thật 1 lượt.
Nhận xét, phạt HS chơi sai luật: Hát tốp ca 1 bài.
C. Phần kết thúc:
HS thả lỏng: Vươn thở, bật nhảy 1,2 lần.
Nhận xét giờ học
Hướng dẫn các bạni và cùng chơi 2 trò chơi trên.
- Lớp tập hợp, điểm số, báo cáo.
- Xoay khớp cổ tay, vai, hông, chân,
HS ôn theo sự hướng dẫn của lớp trưởng 1, 2 lần. 
- HS nhắc lại luật chơi, chơi thử. HS chơi thật.
- tương tự
-Tập hợp, thả lỏng.
- Chúc GV
========================
Tiếng Anh
(Giáo viên chuyên soạn giảng.)
=======================
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp
I. Mục tiêu:
- Thực hành trồng và chăm sóc cây cảnh, trang trí lớp.
II. Đồ dùng dạy học: cây cảnh, chậu hoa.
III. Các hoạt động dạy học:
Tổ chức cho HS làm vệ sinh lớp, trang trí lớp học: quét tường, sắp xếp đồ dùng ngay ngắn, đẹp. 
Tổ chức cho HS trồng cây cảnh: 
Nghiệm thu sản phẩm. Nhận xét kết quả hoàn thành của từng nhóm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(84).doc