Giáo án Lớp 5 tuần 11, 12 - Trường Tiểu học Vĩnh Quang

Giáo án Lớp 5 tuần 11, 12 - Trường Tiểu học Vĩnh Quang

TẬP ĐỌC

CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:

1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn: giọng bé Thu hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi).

2. Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài.

3. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Một số tranh, ảnh về cây hoa trên ban công, sân thượng trong các ngôi nhà ở thành phố.

 

doc 47 trang Người đăng nkhien Lượt xem 957Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 11, 12 - Trường Tiểu học Vĩnh Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2010
Tập đọc
chuyện một khu vườn nhỏ
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn: giọng bé Thu hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi).
2. Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. 
3. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Một số tranh, ảnh về cây hoa trên ban công, sân thượng trong các ngôi nhà ở thành phố.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét kết quả thi giữa học kì.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV dùng tranh minh hoạ để giới thiệu chủ điểm và bài đọc.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
- Bài văn được chia làm mấy đoạn?
 GV kết hợp sửa lỗi cho HS và giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ ngữ khó.
- GV đọc toàn bài.
 b. Tìm hiểu bài:
 - Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
- Giảng từ: ban công
- Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật?
- Thu chưa vui vì điều gì?
- Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
- Em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào?
 - Em có nhận xét gì về 2 ông cháu bé Thu?
- Bài văn muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?
 Giảng: Thiên nhiên mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Nếu mỗi chúng ta biết yêu thiên nhiên, trồng cây xanh thì môi trường sống se trong lành và tươi đẹp hơn.
- Nêu nội dung chính của bài văn?
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc phân vai.
- Lớp nhận xét giọng đọc của Thu và của ông....
3. Củng cố- dặn dò:
- Em đã trồng cây gì ở vườn nhà mình chưa?- Chúng ta cần làm gì để môi trường thêm đẹp?
- Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS khá(giỏi) nối tiếp đọc toàn bài.
- 3 đoạn: Đoạn 1: câu đầu.
Đoạn 2: tiếp theo đến “ không phải là vườn”.
Đoạn 3: còn lại.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài(2-3 lượt).
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 em đọc cả bài trước lớp.
- HS đọc doạn 1.
- Để được ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về từng loại cây trồng ở ban công.
- Cây quỳnh - lá dày, giữ được nước; cây hoa ti gôn - thò những cái râu...
- Vì Hằng bảo ban công nhà Thu không phải là vườn.
- Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
- Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến để làm ăn...
- 2 ông cháu rất yêu thiên nhiên,cây cối, chim chóc và họ chăm sóc cho từng loài cây rất tỉ mỉ.
- Hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh mình.
*Bài văn nói lên tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu và muốn mọi người luôn làm đẹp môi trường xung quanh mình.
- Từng nhóm 3 HS luyện đọc theo cách phân vai( người dẫn chuyện, Thu và ông). 3- 4 nhóm đọc 
- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất trong tiết.
- HS liên hệ....
....................................*****.................................
Toán
luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- So sánh các số thập phân, giải bài toán về các số thập phân.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra về tính tổng các STP. 
 Cho HS chữa bài, GV và lớp nhận xét.
Nêu cách tính tổng nhiều STP?
 GV cho điểm.
Hoạt động 2: Luyện tập tính tổng nhiều STP:
 Bài 1: Nêu yêu cầu bài tập?
- Củng cố cách đặt tính và tính tổng nhiều STP.
Hoạt động 3: Luyện tập tính nhanh.
 Bài 2a,b: Cho HS nêu yêu cầu bài toán?
(câu c,d khuyến khích HS khá giỏi làm tại lớp)
 Lưu ý: HS cần vận dụng tính các tính chất của phép cộng để tính.
- Củng cố các tính chất của phép cộng.
Hoạt động 4: Luyện tập so sánh các STP
 Bài 3 cột 1: Cho HS xác định yêu cầu đề bài và trao đổi theo cặp làm bài.
(yêu cầu HS khá giỏi làm cả bài tại lớp)
- GV cùng HS nhận xét chữa bài.
Nêu cách so sánh các STP?
Hoạt động 5: Luyện tập giải toán:
 Bài 4: Cho HS đọc đề và nêu yêu cầu bài toán?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán cần tìm gì ?
 Cho HS trao đổi theo cặp làm bài.
 Cho HS chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học và dặn dò HS làm BTVN trang 63, 64 - VBT.
- 3 HS chữa BT 1 trang 62 - VBT.
- Tính. Cả lớp đặt tính vào vở và tính.
- 2 em lên chữa.
a. 15,32 b. 27,05
 + 41,69 + 9,38
 8,44 11,23
 65,45 47,66
- Tính bằng cách thuận tiện nhất. HS trao đổi trong nhóm 4 làm bài.
- 4 em lên chữa bài:
a. 4,68 + 6,03 + 3,97 = 4,68 + 10 = 14,68.
b. 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2 = ( 6,9 + 3,1) + (8,4 + 0,2 ) = 10 +8,6 = 18,6.
c. 3,49 + 5,7 + 1,51 = 3,49 + 1,51 + 5,7 = 5 + 5,7 = 10,7.
d. 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8 = (4,2 +6,8) + (3,5 + 4,5) = 11 + 8 = 19.
- HS nêu cách làm. 
- Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- 4 em nối tiếp lên chữa bài. Kết quả đúng.
 3,6 + 5,8 > 8,9 ; 7,56 < 7,6 .
 5,7 + 8,8 = 14,5 ; 0,5 > 0,48 .
- Vài HS nêu...
- Một người thợ dệt ngày thứ nhất dệt được 28,4 m vải, ngày thứ hai dệt nhiều hơn ngày thứ nhất 2,2 m vải, ngày thứ ba dệt nhiều hơn ngày thứ hai 1,5 m vải. 
- Cả ba ngày người đó dệt được bao nhiêu mét vải?
- 1 em lên giải BT:
 Số mét vải người đó dệt trong ngày thứ hai là: 28,4 + 2,2 = 30,6 ( m )
Số mét vải người đó dệt trong ngày thứ ba là: 30,6 + 1,5 = 32,1 ( m )
 Số mét vải người đó dệt trong cả ba ngày là: 28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1(m)
 ĐS : 91,1 m vải. 
...................................*****..................................
Đạo đức
thực hành giữa học kì I
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Củng cố các kiến thức, kĩ năng, thái độ thuộc các phạm trù đạo đức đã học.
- Biết thể hiện những điều đã học vào thực tế.
II. Chuẩn bị: Phiếu học tập.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu MĐYC tiết học.
2. HD HS thực hành:
- GV tổ chức cho HS làm việc trên phiếu học tập dưới hình thức trắc nghiệm:
 Câu 1: Theo em, HS lớp 5 cần phải có những hành động nào, việc làm nào dưới đây?
 a. Thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niện nhi đồng.
 b. Thực hiện đúng nội quy của trường, của lớp.
 c. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể , hoạt động XH do lớp, do trường tổ chức.
 Câu 2: Hãy nêu những điểm mà em thấy mình còn phải cố gắng hơn để xứng đáng là HS lớp 5.
 Câu 3: Tự đánh giá về những việc làm của mình từ đầu năm học tới nay?
 Câu 4: Em đã làm những việc gì để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên?
 Câu 5: Hãy kể lại cho các bạn trong nhóm cùng nghe về một tấm gương "Có chí thì nên”mà em biết.
 GV phát phiếu, cả lớp làm bài (câu 1, 2, 3, 4), câu 5 cho HS kể trong nhóm 4 sau đó kể trước lớp.
 GV chấm nhanh 1 số bài và nhận xét chung.
3. Củng cố - dặn dò:
 GV nhận xét tiết học và kĩ năng vận dụng bài của lớp.
HD HS chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp làm bài vào phiếu .
 Câu 1: HS lớp 5 cần có những việc làm sau đây:
 a. Thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy.
 b. Thực hiện đúng nội quy của trường, lớp.
c. Tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp.
 Câu 2: HS tự liên hệ đến bản thân về những việc mình đã làm và chưa làm được.
 Câu 4: HS nêu những việc đã làm phù hợp để thể hịên lòng nhớ ơn tổ tiên.
 Câu 5 : Thực hành kể nhóm 4.
- Chuẩn bị bài sau: Kính già , yêu trẻ.
...................................*****.................................
Thứ ba ngày 2 tháng 11 năm 2010
Tập đọc
tiếng vọng
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
1. Đọc lưu loát và diễn cảm bài thơ bằng giọng nhẹ nhàng, trầm buồn, bộc lộ cảm xúc xót thương, ân hận trước cái chết thương tâm của chú chim sẻ nhỏ.
2. Hiểu được điều tác giả muốn nói: Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta.
3. Cảm nhận được tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả: vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ. 
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Chuyện một khu vườn nhỏ, trả lời các câu hỏi về bài đọc.
 - GV nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- GV kết hợp sửa lỗi cho HS .
- GV đọc toàn bài thơ: giọng nhẹ nhàng, trầm buồn; bộc lộ cảm xúc day dứt, xót thương, ân hận của tác giả.
b. Tìm hiểu bài.
- Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào?
- Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ?(dành cho HS khá giỏi)
- Những hình ảnh nào đã khiến tác giả day dứt nhất?
 Giảng: Vì 1 chút ích kỉ, lười biếng, không muốn bị lạnh mà vô tình gây ra hậu quả là cái chết của chú sẻ.
 - Em hãy đặt tên khác cho bài thơ?
- Bài thơ cho em biết điều gì?
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- HD HS đọc diễn cảm đoạn 1.
- GV và lớp nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- Qua bài thơ, tác giả muốn nói với ta điều gì?
- Dặn HS biết yêu quý các loài vật xung quanh mình và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Một HS khá (giỏi) đọc toàn bài thơ.
- HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 HS đọc toàn bài.
- HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
- Chim sẻ chết trong cơn bão. Xác nó lạnh ngắt, lại bị mèo tha đi. Sẻ chết trong tổ để lại mấy qủa trứng...
- Trong đêm mưa bão, nghe cánh chim đập cửa, nằm trong chăn ấm, tác giả không muốn dậy mở cửa cho chim sẻ tránh mưa.
- Những quả trứng không có mẹ ấp ủ .
- Cái chết của con sẻ nhỏ, Nỗi ân hận muộn mằn, Cánh chim đập cửa,....
*Bài thơ là tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả vì vô tâm đã gây ra cái chết của chú chim sẻ nhỏ.
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn của bài thơ
- HS nêu cách đọc và luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Hãy biết yêu quý những loài vật xung quanh mình. 
.............................*****...........................
Toán
trừ hai số thập phân
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân.
- Bước đầu có kĩ năng trừ hai số thập phân và vận dụng kĩ năng đó trong giải bài toán có nội dung thực tế.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: HS lên chữa BT 2 trong VBT trang 64.
- Nêu tính chất giao hoán của phép cộng?
 - Gv nhận xét cho điểm.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trừ hai số thập phân.
- Muốn biết đoạn thẳng BC dài bao nhiêu mét ta làm phép tính gì?
- Hướng dẫn thực hiện tính:
 Ta có: 4,29 m = 429 cm 429
 1,84 m = 184 cm + 
 184
 245 ( cm)
 245 cm = 2,45 ( m)
- Hướng dẫn HS đặt tính và tính:
 4,29 
 +
 1,84
 2,45 ( m)
 - Cho HS nêu ví dụ 2:
- Muốn trừ một số thập phân ch ...  hệ từ.
Bài 1 trang 61. Cho HS đọc đề bài.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- HD lớp chữa bài.
Bài 2 trang 61. BT yêu cầu gì?
- Cho HS làm việc theo cặp đôi.
- Củng cố về tác dụng của các cặp QHT
Bài 3 trang 61. BT yêu cầu gì?
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
- HD lớp nhận xét trò chơi: Các từ cần điền theo thứ tự là: nhưng, vì, nên, hễ, thì.
- GV nhận xét KQ hai đội tham gia.
- Cho 1 em đọc lại đoạn văn vừa hoàn thiện.
C. Củng cố dặn dò:
- Cho HS nhắc lại tác dụng của các QHT trong câu.
- Dặn HS chuẩn bị bài ở nhà.
- HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung.
- HS đọc để bài.
- Gạch dưới các QHT trong câu và cho biết tác dụng của các QHT đó.
- HS làm việc cá nhân
- HS nối tiếp nêu bài làm, lớp nhận xét.
- Gạch dưới các QHT trong mỗi câu. Viết vào chỗ trống quan hệ giữa các phần của câu do cặp từ này biểu thị.
- HS làm bài, đại diện 1 số nhóm nêu bài làm.
Đáp án đúng: Cặp QHT nhờ...mà biểu thị quan hệ Nguyên nhân- kết quả. Cặp QHT càng...càng biểu thị quan hệ tăng tiến .
- Những câu văn nào dưới đây dùng đúng QHT?
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 số em nêu bài làm.
- HS bổ sung bài vào vở.
- HS đọc đề bài và xác định yêu cầu BT.
- HS làm bài và nối tiếp nêu kết quả bài làm.
Từ nhưng nối vế trước với vế sau của câu.
Cặp QHT hễ ... thì... nối khi trời sắp dông gió với lại bay qua đồng hoa cỏ may tìm về tránh mưa trong chân cỏ.
- Những quan hệ từ in nghiêng trong đoạn văn sau biểu thị QH gì?
- Đại diện các nhóm nêu bài làm:
+ QHT nhưng, mà biểu thị QH tương phản (đối lập)
+ Cặp QHT nếu ... thì biểu thị QH giả thiết - kết quả.
- HS xác định yêu cầu BT: Điền QHT thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn.
- Hai đội, mỗi đội 3 em tham gia điền QHT thích hợp.
..............................*****...............................
Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2010
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Bước đầu sử dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong tính.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Củng cố về cách nhân nhẩm với 10; 100; 1000 và 0,1 ; 0,01 ; 0,001:
Hoạt động 2: Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân số thập phân :
Bài tập 1: a) Tính rồi so sánh giá trị của 
(a x b) x c và a x (b x c).
- HD lớp chữa bài. Cho HS rút ra tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập tính nhanh:
Bài 1b. Tính bằng cách thuận tiện nhất:
- GV cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào vở, sau đó đổi vở kiểm tra chữa chéo cho nhau.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố về tính giá trị biểu thức:
Bài tập 2: Tính
- Cho HS làm vào vở.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
Hoạt động 5: Củng cố và hoàn thiện bài học:
Bài tập 3 : - Cho 1 HS đọc yêu cầu BT.
(GV HD, không bắt buộc HS làm tại lớp)
- Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
- Cho HS làm vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Nhận xét tiết học . 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau và làm BT ở nhà . 
- HS nêu quy tắc, em khác nhận xét .
- Học sinh đọc đề, nêu yêu cầu và làm bài. 2 em lên bảng điền kết quả.
- HS làm bài vào vở.
- HS nêu tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
 (a x b) x c = a x (b x c)
- HS đọc đề, nêu yêu cầu và làm bài .
 9,65 x 0,4 x 2,5 7,381,2580
= 9,65 x (0,4 x 2,5) =7,38 (1,2580)
 = 9,65 x 1 =7,38 100
 = 9,65 = 738
- Học sinh làm bài , 4 em lên bảng làm , em khác làm vào vở . 
(28,7 + 34,5 )2,4 = 63,2 2,4 = 151,68
- Học sinh làm bài, 1 em lên bảng làm , lớp làm vào vở . 
Bài giải:
Quãng đường người đi xe đạp đi được trong 2,5 giờ là:
 12,5 x 2,5 = 31,25 (km)
 Đáp số: 31,25 km
..........................*****............................
Tập làm văn
Luyện tập tả người
( Quan sát và chọn lọc chi tiết)
I. Mục đích- yêu cầu: Giúp HS:
- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc vè ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu (Bà tôi; Người thợ rèn,)
- Hiểu: khi quan sát, viết một bài văn tả người, phải chọn lọc để đưa vào bài văn những chi tiết tiêu biểu, nổi bật gây ấn tượng, từ đó biết vận dụng đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoai hình của một người thường gặp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi những đặc điểm ngoại hìnhcủa người Bà (bài tập 1), những chi tiết tả người thợ rèn dang làm việc (bài tập 2)
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV HD lớp nhận xét bổ sung.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Các em đã nắm được cấu tạo 3 phần của bài văn tả người và luyện tập dàn ý cho bài văn tả người người trong gia đình. Tiết học hôm nay giúp các em hiểu: phải biết chon lọc chi tiết khi quan sát, khi viết một bài văn tả người.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1:- Mời 1 HS đọc bài Bà tôi, cả lớp đọc thầm.
- Cho HS trao đổi nhóm 2: Ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà trong đoạn văn.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- GV treo bảng phụ đã ghi vắn tắt đặc điểm của bà. Một HS đọc.
- GV: Tác giả đã ngắm bà rất kĩ, đã chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả. Bài văn vì thế ngắn gọn mà sống động, khắc hoạ rất rõ hình ảnh của người bà trong tâm trí bạn đọc, đồng thời bộc lộ tình yêu của đứa cháu nhỏ đối với bà qua từng lời tả.
Bài tập 2: (Cách tổ chức thực hiện tương tự như bài tập 1)
- GV kết luận: 
- Nêu tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả?
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà quan sát và ghi lại có chọn lọc kết quả quan sát một người em thường gặp.
- Một vài HS về việc hoàn chỉnh dàn ý chi tiết của bài văn tả một người trong gia đình.
- Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLVtrước ( về cấu tạo 3 phần của bài văn tả người).
- HS đọc.
- HS trao đổi cặp đôi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS đọc.
-HS nghe .
- HS chọn lọc chi tiết khi miêu tả sẽ làm cho đối tượng này không giống đối tượng khác; bài viết sẽ hấp dẫn, không lan man, dài dòng.
- HS nêu: Tránh dài dòng, câu văn có hình ảnh, ý không lặp lại.
...............................*****.............................
Sinh hoạt lớp
I - Mục tiêu : Giúp HS:
 - Đánh giá một số hoạt động trong tuần 12.
- Phổ biến kế hoạch của nhà trường và các hoạt động của Đội.
- Tiếp tục giáo dục HS ý thức tự giác, tính kỉ luật và rèn nề nếp tự quản.
II - Các hoạt động trên lớp: 
Họat động 1 : Đánh giá nhận xét hoạt động tuần 12:
- Tổ trưởng 3 tổ đánh giá thực hiện các nề nếp của tổ mình.
- GV nhận xét về việc thực hiện các nề nếp lớp. 
+ Nhận xét đánh giá về tinh thần học tập: 
 Nhìn chung các em thực hiện tốt các nội quy của trường lớp .
 Tinh thần chuẩn bị bài và luyện viết của HS có tiến bộ hơn tuần trước (Vinh, Linh, Hà, Thành).
 Công tác vệ sinh thực hiện tương đối tốt nhưng vẫn còn 1 số em chưa tự giác phải để GV nhắc nhở mới làm.
+ GV nhận xét về các hoạt động khác:
+ Nề nếp quàng khăn đỏ tương đối đều, chỉ còn 1- 2 em quên.
+ Nề nếp xếp hàng thẳng nhưng khi đi có em phá hàng.
+ Tinh thần lớp chuẩn bị tốt cho việc trang trí lớp.
- Đánh giá xếp loại thi đua giữa cá nhân và các tổ.
- Cho HS bình chọn cá nhân và tổ xuất sắc.
 Hoạt động 2 : Phổ biến kế hoạch tuần 13:
- GV triển khai công tác trọng tâm tuần 13.
- GV phát động phong trào thi đua học tốt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
- 3 tổ thống nhất kế hoạch trang trí lớp học.
- Lớp thông qua KH của từng tổ và bổ sung ý kiến.
- GV bổ sung, nhắc nhở cả lớp thực hiện kế hoạch đã đề ra và khắc phục những tồn tại của tuần 12.
- Lớp chuẩn bị nội dung chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
- Nhắc HS tiếp tục ôn tập và chuẩn bị bài của tuần sau.
............................*****.............................
Luyện toán
Luyện tập nhân số thập phân
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về nhân số thập phân với 10; 100; 1000; ... nhân 1 STP với 1 STP
- Biết nhân số thập phân với 10; 100; 1000; ... nhân 1 STP với 1 STP.
- Giải được các bài toán có liên quan đến nhân STP.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Củng cố về nhân một số thập phân với 10; 100; 1000;
- GV nhận xét cho điểm
HĐ2: Luyện tập về nhân nhẩm:
 Bài 1 trang 70 VBT. BT yêu cầu gì?
- Muốn nhân số thập phân với 10; 100; 1000; ... ta làm thế nào?
HĐ3: Luyện tập nhân số thập phân với 1 STN và nhân STP với STP
Bài 2 trang 71. HS đọc yêu cầu BT.
 - Yêu cầu 2 - 3 HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép nhân.
- Nêu cách nhân một số thập phân với 1 số tự nhiên? 
 GV lưu ý cách thực hiện đối với phép nhân có chữ số tận cùng bằng 0
Bài 1 trang 72. BT yêu cầu gì?
- HD HS nhận xét bổ sung bài.
- Cho 2- 3 HS nêu lại cách làm 
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra bài của nhau.
Bài tập 2 trang 72: BT yêu cầu gì?
- Cho HS trao đổi theo cặp làm vào vở.
- GV cho HS nhận xét.
- Muốn nhân số thập phân với 1 STP ta làm thế nào?
HĐ 4: Luyện tập về giải toán:
Bài tập 3 trang 71: 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán cần tìm gì?
- GV cho HS làm vào vở.
- Cho 1 số em dưới lớp nêu bài giải, lớp nhận xét.
- Yêu cầu HS nêu cách trình bày khác.
Bài tập 3 trang 72 :- Cho 1 HS đọc đề.
- HD HS tìm hiểu bài toán, trao đổi nhóm đôi làm vào vở.
- Mời 1 HS nêu cách làm bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét. 
- Yêu cầu HS đặt lời giải theo cách khác.
HĐ 5: Củng cố và hoàn thiện bài học:
- Nhận xét quá trình vận dụng làm bài của lớp.
- Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài sau. 
- HS nêu quy tắc nhân 1 STP với 10; 100; 1000;
 - em khác nhắc lại
- HS nêu yêu cầu BT và tự làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nêu kết quả, lớp nhận xét, chữa bài.
- HS nêu
- Đặt tính rồi tính.
- Cả lớp làm bài vào vở, 4 em lên bảng làm bài. Lớp nhận xét chữa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu BT: Đặt tính rồi tính.
- Cả lớp làm vào vở, 3 HS lên bảng làm bài. 3,8
 8,4
 15 2
 30 4
 31,92
- Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
a
b
a x b
b x a
2,5
4,6
2,5x4,6=
...
3,05
2,8
5,14
0,32
- HS nêu cách làm, 2 em lên bảng làm.
- 1 số em nêu ... 
- HS đọc đề bài, lớp đọc thầm
- 2 giờ đầu, mỗi giờ đi được 11,2 km
4 giờ sau, mỗi giờ đi được 10,52 km.
- Người đó đã đi tất cả bao nhiêu km?
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- Lớp chữa bài, nhận xét.
- HS đọc đề bài và tìm hiểu đề.
- Cả lớp trao đổi theo cặp làm bài vào vở, 1 em lên bảng giải.
Bài giải:
Chiều dài vườn hoa là: 18,5x5 = 92,5(m)
Diện tích vườn hoa là:
18,5 x 92,5 = 1711,25 (m2)
 Đáp số: 1711,25 m2

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11, 12 - 5a.doc