Giáo án lớp 5 - Tuần 11 năm 2007

Giáo án lớp 5 - Tuần 11 năm 2007

I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về :

- Kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân , sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.

- So sánh các số thập phân, giải bài toán về các số thập phân.

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1062Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 11 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11: 
 Thứ 2 ngày 12 tháng 11 năm 2007
Toán : luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về :
- Kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân , sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- So sánh các số thập phân, giải bài toán về các số thập phân.
II. Các HĐ DH chủ yếu:
GV:
HS:
- Giao BT tại lớp: 1, 2, 3, 4 trang 52- SGK.
BT1: Yêu cầu bài tập?
Củng cố cách đặt tính và thực hiện tính.
BT2: H: Yêu cầu bài toán?
Nhắc HS cần vận dụng tính các tính chất của phép cộng để tính.
BT3: H: Yêu cầu bài toán?
BT4: H: Bài toán cho biết gì ?
H: Bài toán hỏi ta điều gì?
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Giao BTVN.
- Làm BT vào vở.
Đ: Tính.
- 2 em lên chữa BT:
a. 15,32 b. 27,05
 +41,69 + 9,38
 8,44 11,23
 65,45 47,66
 Đ: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- 2 em lên chữa bài:
a. 4,68 + 6,03 + 3,97 = 4,68 + 10 
 = 14,68.
b. 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2 = ( 6,9 + 3,1) + (8,4 + 0,2 ) = 10 +8,6 = 18,6.
- HS nêu cách làm. 
Đ: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- 2 em lên chữa bài:
 3,6 + 5,8 > 8,9 ; 7,56 < 7,6 .
 5,7 + 8,8 = 14,5 ; 0,5 > 0,48 .
Đ: Một người thợ dệt ngày thứ nhất dệt được 28,4 m vải, ngày thứ hai dệt nhiều hơn ngày thứ nhất 2,2 m vải, ngày thứ ba dệt nhiều hơn ngày thứ hai 1,5 m vải. 
Đ: Cả ba ngày người đod dệt được bao nhiêu mét vải.
- 1 em lên giải BT:
 Số mét vải người đó dệt trong ngày thứ hai là: 28,4 + 2,2 = 30,6 ( m )
 Số mét vải người đó dệaitrong ngày thứ ba là: 30,6 + 1,5 = 32,1 ( m )
 Số mét vải người đó dệt trong cả ba ngày là: 28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1(m)
 Đ/S : 91,1 m vải. 
 Thứ 3 ngày 13 tháng 11 năm 2007
Tập làm văn: trả bài văn tả cảnh
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Biết rút kinh nghiệm về các mặt bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt , cách trình bày, chính tả.
2. Có khả năng phát hiện và sửa lỗi trong bài làm của mình, của bạn; nhận biết ưu điểm của những bài văn hay; viết lại được một đoạn trong bài cho hay hơn.
II. DDDH:
- Bảng phụ.
III. Các HĐ DH chủ yếu:
GV:
HS:
1. Giới thiệu bài:
Nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Nhận xét về kết quả bài làm của HS.
a. Nhận xét về kết quả bài làm:
- Nêu những ưu điểm chính về các mặt:
yêu cầu đề bài, bố cục bài, diễn đạt , chữ viết, cách trình bày...( đọc một số đạon văn tiêu biểu).
- Những thiếu xót, hạn chế về các mặt nói trên( minh hoạ bằng một vài dẫn chứng cụ thể).
b. Thông báo điểm số cụ thể.
3. Hướng dẫn HS chữa bài.
a. Hướng dẫn chữa lỗi chung.
- Chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
- Giúp HS chữa bài trên bảng.
b. Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài.
- Theo dõi , kiểm tra HS làm việc.
c. Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay.
- Đọc những đoạn văn hay, bài văn hay có sáng tạo.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.Yêu cầu về nhà viết lại bài văn cho hay hơn.
- HS đọc đề bài trên bảng.
- Nhắc lại yêu cầu đề bài:
+ Tả ngôi nhà nhỏ gắn bó với em.
- HS chú ý nghe.
- Ghi vào vở những đạon văn hay, những bài văn hay.
- Chú ý nghe điểm.
- Quan sát.
- Một số HS lên chữa lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
- Trao đổi về bài chữa trên bảng.
- Đọc lời nhận xét của thầy ( cô ) giáo,quan sát , sửa lỗi trong bài viết của mình.Đổi bài cho nhau để sửa lỗi.
- Chú ý nghe.
- Mỗi HS chọn cho mình một đoạn văn cho hay hơn.
Một số HS đọc trước lớp.
Khoa học: ôn tập: con người và sức khoẻ (tiết 2)
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Vẽ hoặc viết sơ đồ cách phòng tránh : bệnh sốt rét , bệnh sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiếm HIV/ AIDS.
II. Các DDDH:
- Giấy khổ to và bút dạ.
III. Các HĐ DH chủ yếu:
GV:
HS:
HĐ3( 25 phút) : Thực hành vẽ tranh vận động.
H: Nêu nội dung từng hình?
GV: Đó là những hành động rất đáng được tuyên dương.
Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động.
HĐ4( 5 phút): Đánh giá, nhận xét.
Cùng HS đánh giá , nhận xét các bức tranh.
- Dặn HS về nhà nói với bố mẹ những điều đã học.
- Quan sát các hình 2,3 trang 44- SGK.
Đ: + Tranh hình 2: Một bạn HS tự nguyện chơi với bạn không may bị nhiễm HIV/ AIDS.
+ Tranh hình 3: Các bạn cùng bỏ thuốc lá vào thùng rác.
- Các nhóm thảo luận tìm nội dung cho bức tranh của nhóm mình và phân công nhau cùng vẽ.
- Đại diện từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.
 ....................................***....................................
Toán : trừ hai số thập phân
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân.
- Bước đầu có kĩ năng trừ hai số thập phân và vận dụng kĩ năng đó trong giải bài toán có nội dung thực tế.
II. Các HĐ DH chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: HS lên chữa BT 3 trong VBT trang 63.
B. Bài mới:
GV:
HS:
HĐ1( 9 - 10 phút): Hướng dẫn HS tự tìm cách thực hiện trừ hai số thập phân.
H: Muốn biết đoạn thẳng BC dài bao nhiêu mét ta làm phép tính gì?
- Hướng dẫn thực hiện tính:
 Ta có: 4,29 m = 429 cm 429
 1,84 m = 184 cm 184
 245 ( cm)
 = 2,45 ( m)
- Hướng dẫn HS đặt tính và tính:
 4,29 
 1,84
 2,45 ( m)
H: Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm thế nào?
HĐ2( 20 phút): Luyện tập.
- Giao BT tại lớp: 1, 2, 3 trang 54 - SGK.
BT1: Yêu cầu bài tập?
Củng cố cách thực hiện tính.
BT2: H: Yêu cầu bài toán?
Củng cố cách đặt tính và thực hiện tính.
BT3: Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán hỏi ta điều gì?
* Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách trừ hai số thập phân.
- Giao BTVN.
- HS nêu VD1 trong SGK.
Đ: Ta phải thực hiện phép tính trừ:
 4,29 - 1,84 = ? ( m) 
- HS quan sát và nhận xét.
VD2 : HS lên thực hiện tính:
 45,8 - 19,26 = ?
Đ: ( HS tự rút ra nhận xét )
- Làm BT vào vở.
Đ: Tính.
- 3 em lên chữa bài:
a. 68,4 b. 46,8	c. 50,81 
 25,7
 42,7
Đ: Đặt tính rồi tính.
- 3 em lên chữa bài:
a. 72,1 b. 5,12 
 30,4 
 41,7
Đ: Một thùng đựng 28,75 kg đường. Người ta lấy từ thùng đó ra 10,5 kg đường, sau đó lại lấy ra 8 kg đường nữa.
Đ: Trong thùng còn lại bao nhiêu kg đường.
- 1 em lên giải bài toán:
 Số kg đường còn lại sau khi lấy ra 10,5 kg đường là:
 28,75 - 10,5 = 18,25 ( kg)
 Số kg đường còn lại trong thùng là:
 18,25 - 8 = 10,25 ( kg ) 
 Đ / S: 10,25 kg đường.
 .......................................***..................................
Chính tả : luật bảo vệ môi trường
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài “Luật bảo vệ môi trường”
2.Ôn lại cách viết những từ ngữ chứa tiếng có âm cuối n / ng.
II. Các HĐ DH chủ yếu :
	GV:
HS:
A. Kiểm tra bài cũ :
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết.
- GV đọc mẫu một lần.
H: Nội dung Điều 3, khoản 3 , Luật Bảo vệ môi trường nói gì?
Hướng dẫn HS viết đúng chính tả.
- GV đọc toàn bài.
- Đọc toàn bài lần cuối.
3. Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
- Giao BT tại lớp: BT 2b 3 trang 104 trong SGK.
BT2 : Hướng dẫn HS làm việc vào VBT
Gọi HS lên làm trên bảng phụ.
BT3: H: Yêu cầu bài tập ?
- GV chia lớp làm 2 nhóm . Giao nhiệm vụ cho các nhóm ( cùng làm BT 3)
* Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Thu vở về chấm.
- HS viết những tiếng chứa ia / iê trong một số tục ngữ, thành ngữ.
Nêu quy tắc đánh dấu thanh.
- Chú ý nghe.
Đ: Điều 3 khoản 3 giải thích thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường?
- 2 em lên bảng viết một số chữ khó.
- HS viết bài vào vở.
- Đổi vở cho nhau để soát lại bài.
- Làm BT vào VBT.
Đ: Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm cuối n hoặc ng. Hãy tìm những từ ngữ chứa các tiếng đó.
- Các nhóm thảo luận rồi cử đại diện lên báo cáo kết quả:
thuyền, khuyên.
Đ: Thi tìm nhanh.
- Các nhóm thảo luận rồi cử đại diện lên báo cáo: mỗi nhóm 1 câu.
- Làm vào VBT.
 Thứ 4 ngày 14 tháng 11 năm 2007
Tập đọc: tiếng vọng
I. Mục đích, yêucầu:
1. Đọc lưu loát và diễn cảm bài thơ bằng giọng nhẹ nhàng , trầm buồn, bộc lộ cảm xúc xót thương, ân hận trước cái chết thương tâm của chú chim sẻ nhỏ.
2. Cảm nhận được tâm trạng ân hận , day dứt của tác giả: vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ. hiểu được điều tác giả muốn nói: Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta.
II, DDDH:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các HĐ DH chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Chuyện một khu vườn nhỏ, trả lời các câu hỏi về bài đọc.
B. Dạy bài mới.
GV:
HS:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- Kết hợp sửa lỗi cho HS về giọng đọc và cách ngắt , nghỉ hơi.
- GV dọc toàn bài thơ một lượt- giọng nhẹ nhàng , trầm buồn ; bộc lộ cảm xúc day dứt , xót thương, ân hận.
b. Tìm hiểu bài.
H: Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào?
H: Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ?
H: Những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả?
H: Em hãy đặt tên khác cho bài thơ?
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét cách đọc bài thơ.
- Dặn HS về nhà HTL.
- Một HS khá , giỏi đọc toàn bài thơ.
- HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một số HS đọc toàn bài.
- Chú ý nghe.
Đ: Chim sẻ chết trong cơn bão. Xác nó lạnh ngắt , lại bị mèo tha đi. Sẻ chết trong tổ để lại mấy qủa trứng...
Đ: Trong đêm mưa bão, nghe cánh chim đập cửa, nằm trong chăn ấm, tác giả không muốn dậy mở cửa cho chim sẻ tránh mưa.
Đ: Những quả trứng không có mẹ ấp ủ .
Đ: Cái chết của con sẻ nhỏ.....
- HS đọc diễn cảm toàn bài thơ:
+ Luyện đọc theo cặp.
+ Luyện đọc trước lớp.
Một , hai em HTL toàn bài.
 ....................................***....................................
Luyện từ và câu: đại từ xưng hô
I. Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là đại từ xưng hô.
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn.
- Sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong đoạn văn hay trong lời nói hằng ngày.
II. Các HĐ DH chủ yếu:
GV:
HS:
1. Giới thiệu bài.
2. Các HDDH: 
HĐ1( 13 - 14 phút) : Tìm hiểu nội dung
Bài1: Đoạn văn gòm có những nhân vật nào?
H: Các nhân vật làm gì?
H: Những từ nào được in đậm trong đoạn văn?
H: những từ đó dùng để làm gì?
H: Những từ nào chỉ người nghe?
H: Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới?
GV: Những từ in đậm trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô.
BT2: H: Theo em , cách xưng hô của mỗi nhân vật trong đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào?
BT3: H: Yêu cầu bài tập?
Chưa lớp làm 4 nhóm .Mỗi nhóm làm 1 trường hợp.
3. Phần Ghi nhớ.
4. Luyện tập.
- Giao BT tại lớp: 1, 2 trang 106- SGK.
BT1: H: Yêu cầu bài tập?
Nhắc HS chú ý: cần tìmn những câu có đại từ xưng hô trong đoạn văn, sau đó tìm đại từ xưng hô trong từng câu.
BT2: H: Yê ... : Hãy nêu những điểm mà em thấy mình còn phải cố gắng hơn để xứng đáng là HS lớp 5.
Câu 3: Tự đánh giá về những việc làm của mình từ đầu năm học tới nay?
Câu 4: Hãy kể lại cho các bạn trong nhóm cùng nghe về một tấm gươngCó chí thì nên”mà em biết.
* Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn tập.
- Làm việc trên phiếu.
Câu 1: HS lớp 5 cần có những việc làm sau đây:
a. Thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy.
b. Thực hiện đúng nội quy của trường , lớp.
c. Tích cực tham gia các hoạt động của trường , lớp.
Câu 2: ( HS tự liên hệ đến bản thân về những việc mình đã làm và chưa làm được)
Câu 4 : Thực hành kể trong tổ, nhóm.
- Chuẩn bị bài sau: Kính già , yêu trẻ.
 ...................................***.................................
Toán : luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về :
- Kĩ năng cộng , trừ hai số thập phân.
- Tính giá trị của biểu thức số, tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Vận dụng tính chất của phép cộng, phép trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II. Các HĐ DH chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên chữa BT 4 trong SGK.
B. Luyện tập.
GV:
HS:
- Giao BT ở lớp: 1,2,3, 4 trang 55.
BT1: H: Yêu cầu bài toán?
* Củng cố cách cộng , trừ các số thập phân.
BT2: Yêu cầu bài toán?
* Củng cố cách tìm số bị trừ , số hạng chưa biết.
BT3: Yêu cầu bài toán?
BT4: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài toán.
* BTVN: BT5 trong SGK.
- Làm BT vào vở.
Đ: Tính.
- 3 em lên chữa bài:
a. 605,26	b. 800,56 
 217,3 384,48
 822,56 416,08
- HS nêu cách thực hiện tính.
Đ: Tìm x.
- 2 em lên chữa bài:
 a, x - 5,2 = 1,9 + 3,8 
 x - 5,2 = 5,7
 x = 5,7 + 5,2
 x = 10,9
b. x + 2,7 = 8,7 + 4,9
 x + 2,7 = 13,6
 x = 13,6 - 2,7 
 x = 10,9
- HS nêu cách làm.
Đ: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- 2 em lên chữa bài:
 a. 12,45 + 6,98 + 7,55 = 20 + 6,98 
 = 26,98.
 b. 42,37 - 28,73 - 11,27 = 42,37 - 
 ( 18,73 + 11,27) = 42,37 - 40 = 2,37.
BT4: 1 em đọc đề bài.
- 1 em tóm tắt bài toán và giải:
 Quãng đường người đi xe đạp đi trong giờ thứ hai là: 13,25 - 1,5 = 11,75( km)
 Quãng đường người đi xe đạp đi trong giờ thứ ba là: 36 - ( 13,25 + 11,75) 
 = 11(km)
 Đ/ S: 11 km.
Địa lí: lâm nghiệp và thuỷ sản
I. Mục tiêu: Học xong bài này , HS :
- Biết dựa vào sơ đồ , biểu đồ để tìm hiểu về các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản của nước ta.
- Biết được các hoạt động chính trong lâm nghiệp , thuỷ sản.
- Nêu được tình hình phát triển và phân bố của lâm nghịêp , thuỷ sản.
- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng, không đồng tình với hành vi phá hoại cây xanh, phá hoại rừng và nguồn lợi thuỷ sản.
II. DDDH:
- Tranh , ảnh về trồng và bảo vệ rừng , khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
- Bản đồ kinh tế Việt Nam.
III. Các HĐ DH chủ yếu:
GV:
 HS:
HĐ1( 16 - 17 phút): Lâm nghiệp.
H: Kể tên các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp?
H: Em hãy nêu nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng của nước ta?
Giải thích thêm để HS hiểu: Tổng diện tích rừng = diện tích rừng tự nhiên + diện tích rừng trồng.
H: Tại sao có giai đoạn diện tích rừng lại giảm , có giai đoạn diện tích rừng tăng?
H: Hoạt động trồng rừng , khai thác rừng có ở những đâu?
HĐ2( 10 phút): Ngành thuỷ sản.
H: Kể tên một số loài thuỷ sản mà em biết?
Nước ta có điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thuỷ sản?
H: Hãy so sánh sản lượng thuỷ sản của năm 1990 và năm 2003 ?
H: Hãy kể tên các loại thuỷ sản đang được nuôi nhiều ở nước ta?
* Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Quan sát hình 1 - SGK.
Đ: + Trồng và bảo vệ rừng.
+ Khai thác gỗ và lâm sản khác.
- Quan sát bảng số liệu trong SGK.
Đ: Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng bị giảm nhưng đến năm 2004 , diện tích rừng tăng.
Đ: Diện tích rừng bị giảm do khai thác bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy.
Về sau, diện tích rừng tăng do Nhà nước, nhân dân tích cực trồng và bảo vệ rừng.
Đ: Chủ yếu ở miền núi, trung du và một phần ở ven biển.
- Quan sát tranh ảnh về trồng và bảo vệ rừng.
Đ: cá, tôm ,cua, ốc, mực,...
Đ: vùng biển rộng có nhièu hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc,...
- Quan sát hình 4 - SGK.
Đ: Sản lượng thuỷ sản ngày càng tăng, trong đó snr lượng nuôi trồng nhiều hơn sản lượng đánh bắt.
Đ: cá, tôm,...
Được phân bố chủ yếu ở vùng ven biển và nơi có nhiều sông, hồ...
- Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK.
 .....................................***...............................
Thứ 6 ngày 16 tháng 11 năm 2007
Tập làm văn: luyện tập làm đơn
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Củng cố kiến thức về cách viết đơn.
2. Viết được một lá đơn ( kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng , thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
II. Các HĐ DH chủ yếu:
GV:
 HS:
1. Giới thiệu bài.
Nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn HS viết đơn.
- Hướng dẫn HS cần lưu ý một số điểm trong khi viết đơn.
+ Đơn viết theo UBND hoặc công ty cây xanh ở địa phương.
+ Đơn viết theo đề 2: UBND hoặc công an xã.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học.
- Yêu cầu HS quan sát một người trong gia đình , chuẩn bị cho tiết TLV sau.
- Đọc đề bài trên bảng.
- HS đọc yêu cầu của BT.
- HS đọc mẫu đơn đã ghi trên bảng.
- Trao đổi về cách viết đơn.
- Một số HS nói về đề bài các em đã chọn.
- HS viết đơn vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc lá đơn.
Cả lớp nhận xét.
 .....................................***.................................
. 
Toán: Nhân một số thập phân 
với một số tự nhiên.
I. Mục tiêu:
- Nắm được quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Bước đầu hiểu được ý nghĩa của phép nhân một STP với một STN.
II. Các HĐ DH chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ : HS lên chữa BT 4 trong VBT.
B. Dạy bài mới.
GV:
HS:
HĐ1( 8 - 9 phút): Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
Yêu cầu HS tóm tắt VD1.
- Hướng dẫn HS đổi đơn vị đo để phép tính giải bài toán trở thành phép nhân 2 số tự nhiên.
- Hướng dẫn HS thực hiện nhân:
 1,2 
 3
 3,6
H: Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm thế nào?
Nhắc HS cần lưu ý 3 thao tác trong khi thực hiện: nhân , đếm và tách.
HĐ2( 15 phút): Thực hành.
- Giao BT tại lớp: 1, 2 , 3 trang 56 .
BT1: H: Yêu cầu bài toán?
BT2: Yêu cầu bài toán?
Củng cố cách nhân.
BT3: H: Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán hỏi ta điều gì?
* Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách thực hiện tính.
- Giao BT về nhà.
- 1 HS lên tóm tắt VD1.
Nêu phép tính giải bài toán: 1,2 x 3 = ?
- HS đổi: 1,2 m = 12 dm
 12 x 3 = 36 dm = 3,6 m
- HS quan sát.
Đ: ( HS tự nêu)
- HS thực hiện: 0,46 x 12 = ?
- Làm BT vào vở.
Đ: Đặt tính rồi tính.
- Một số em lên chữa bài.Nêu cách làm.
Cả lớp chú ý nhận xét.
Đ: Viết số thích hợp vào ô trống.
- 3 em cùng lên chữa bài.
Đ: Một ô tô mỗi giờ đi được 42,6 km.
Đ: Trong 4 giờ ô tô đó đi được bao nhiêu ki- lô - mét.
- 1 em lên giải bài toán:
 Trong 4 giờ ô tô đi được quãng đường:
 42,6 x 4 = 170,4 ( km)
 Đ/ S: 170,4 km.
Kĩ THUậT
Bài 13
Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
(1 Tiết)
I - Mục tiêu
HS cần phải:
- Nêu đợc tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- BIết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Có ý thức giúp gia đình .
II - Đồ dùng dạy học
- Một số bát, đũa và dụng cụ, nước rửa bát (chén).
- Tranh ảnh minh hoạ theo nội dung SGK 
- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS
III- Các hoạt động dạy – học 
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
 Nhân dân ta có câu” Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” . Điều đó cho thấy là muốn có được bữa cơm ngon, hấp dẫn thì không chỉ cần chế biến món ăn ngon mà còn phải biết cách làm cho dụng cụ ăn uống sạch sẽ, khô ráo.
Hoạt động 1. Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
- HS nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng (đã học ở bài 7).
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1(SGK) và đặt câu hỏi để HS nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau bữa ăn. GV nêu vấn đề: Nếu như dụng cụ nấu ăn, bát, đũa không được rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ như thế nào?
- Nhận xét và tóm tắt nội dung của hoạt động 1: Bát, đũa, thìa, đĩa sau khi được sử dụng để ăn uống nhất thiết phải được cọ rửa sạch sẽ, không để lưu cữu qua bữa sau hoặc qua đêm. Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống không những làm cho các dụng cụ đó sạch sẽ, khô ráo, ngăn chặn được vi trùng gây bệnh mà còn có tác dụng bảo quản, giữ cho các dụng cụ không bị hoen rỉ.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách rửa sạch dụng nấu ăn và ăn uông.
- HS mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình.
- Hướng dẫn HS quan sát hình, đọc nội dung mục 2(SGK) và đặt câu hỏi để yêu cầu HS so sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát được trình bày trong SGK .
- Nhận xét và hướng dẫn HS các bước rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống theo nội dung SGK . GV lưu ý HS một số điểm sau:
+ Trớc khi rửa bát cần dồn hết thức ăn, cơm còn lại trên bát đĩa vào một chỗ. Sau đó tráng qua một lợt bằng nước sạch tất cả dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
+ Không rửa cốt (li) uống nớc cùng với bát, đĩa, thìa, dĩa,để tránh làm cốc có mùi mỡ hoặc mùi thức ăn.
+Nên dùng nước rửa bát để rửa sạch mỡ và mùi thức ăn trên bát, đĩa. Về mùa đông, nên hoà nớc rửa bát vào nớc ấm để rửa cho sạch mỡ. Có thể dùng nớc vo gạo để rửa bát cũng rất sạch.
+ Dụng cụ nấu ăn và ăn uống phải được rửa hai lần bằng nước sạch. Có thể rửa bát vào chậu, cũng có thể rửa trực tiếp dưới vòi nước. Dùng miếng rửa bát hoặc xơ mớp khô, búi rửa bát cọ sạch cả mặt trong và mặt ngoài của dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
+ úp từng dụng cụ ăn uống đã rửa sạch vào rổ cho ráo nước rồi mới úp vào chạn. Nếu trời nắng, nên phơi rổ úp bát dưới nắng cho khô ráo.
Nếu chuẩn bị được một số bát, đĩa, dụng cụ và nước rửa bát, GV thực hiện một số thao tác minh hoạ cho HS hiểu rõ hơn cách thực hiện.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình rửa bát.
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Dựa vào mục tiêu, nội dung chính của bài kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- HS báo cáo kết quả tự đánh gia. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
IV – nhận xét – dặn dò
- GV nhận xét ý thức học tập của HS.
- GV động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình rửa bát sau bữa ăn.
- Dặn dò HS về nhà học bài, xem lại các bài đa học trong chương(từ bài 1 đến bài 13) và chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để giờ sau học bài “Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn”.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 11 B1.doc