Giáo án Lớp 5 - Tuần 11 tháng 11 năm 2010

Giáo án Lớp 5 - Tuần 11 tháng 11 năm 2010

Mục tiêu :

 1, Luyện đọc : Đọc lưu loát , diễn cảm bài văn , phù hợp với tâm lí nhân vật (Giọng bé Thu hồn nhiên , nhí nhảnh , giọng ông hiền từ , chậm rãi) và nội dung bài văn .

 2, Từ ngữ : Săm soi , cầu viện , .

 3, Nội dung : Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu trong bài . Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh .

 

doc 29 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 932Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 11 tháng 11 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ hai ngày 01 tháng 11 năm 2010
Tập đọc :
Chuyện một khu vườn nhỏ
I- Mục tiêu : 
 1, Luyện đọc : Đọc lưu loát , diễn cảm bài văn , phù hợp với tâm lí nhân vật (Giọng bé Thu hồn nhiên , nhí nhảnh , giọng ông hiền từ , chậm rãi) và nội dung bài văn .
 2, Từ ngữ : Săm soi , cầu viện , ...
 3, Nội dung : Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu trong bài . Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh .
II- Đồ dùng dạy - học :
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc , phiếu học tập của H .
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
A, KT bài cũ (3’)
B, GT chủ điểm (2’)
C, Bài mới 
1, GT bài (1’)
2, HD luyện đọc và tìm hiểu nội dung .
a, Luyện đọc (8’)
b, Tìm hiểu nội dung (12’)
* Tâm sự của bé Thu .
* Vẻ đẹp và đặc điểm của mỗi loại cây .
* Niềm vui của bé Thu .
c, Luyện đọc diễn cảm (10’)
* Luyện đọc trong nhóm .
* Thi đọc diễn cảm .
3, Củng cố , dặn dò (4’) 
- Y/c H đọc thuộc lòng 1 đoạn thơ em thích.
- Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì ? Nội dung chủ điểm muốn nói gì 
(Cho H quan sát tranh minh hoạ cho chủ điểm và nêu)
- G treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ? Bài học “Chuyện ... nhỏ” sẽ cho thấy điều đó .
- Gọi 1 hoc sinh khá đọc toàn bài:
? Bài này chia làm mấy đoạn?
- Y/c 3 H nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt) . G sửa lỗi phát âm , ngắt giọng cho H .
- yêu cầu hoc sinh tìm từ khó và luyện đọc từ khó.
- Y/c H đọc chú giải và giải nghĩa 1 số từ ngữ khó 
- Y/c H luyện đọc theo cặp .
- Y/c H đọc toàn bài .
- G đọc mẫu , y/c H nêu cách đọc .
+ G chia nhóm 4 , y/c H đọc bài , trao đổi , thảo luận 1 số câu hỏi .
- H1 : Bé Thu ra ban công để làm gì ?
+ H2 : Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có gì nổi bật ? 
- G ghi bảng các từ ngữ : 
+ Cây quỳnh : lá dày ....
- Y/c H thảo luận nhóm 4 nêu :
+ H3 : Bạn Thu chưa vui điều gì ? 
- Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết ?
+ Em hiểu “Đất lành chim đậu” là như thế nào ?
+ Em có nhận xét gì về 2 ông cháu bé Thu ?
- Gọi H đọc bài .
+ Nội dung bài nói gì ? 
- Gọi 3 H nối tiếp nhau đọc từng đoạn , y/c H nêu cách đọc .
- G treo bảng phụ có đoạn văn cần luyện đọc , đọc mẫu . Y/c H luyện đọc theo cặp .
- Tổ chức cho H thi đọc diễn cảm .
- Y/c H bình chọn bạn đọc hay .
- Tổ chức cho H luyện đọc theo vai .
- G nhận xét , khen những H đọc diễn cảm .
- G nhận xét tiết học , tuyên dương những H tích cực học tập .
- Về luyện đọc thêm . Chuẩn bị bài sau.
- 2 H đọc thuộc 1 đoạn thơ em thích .
- H quan sát tranh minh hoạ cho chủ điểm và nêu nội dung của chủ điểm.
- H nêu : Chủ điểm “Giữ lấy màu xanh” 
- Nội dung : Nói về nhiệm vụ bảo vệ môi trường sống xung quanh .
- H quan sát tranh nêu : Bức tranh vẽ cảnh 3 ông cháu đang trò chuyện trên 1 ban công có rất nhiều cây xanh .
- Nhắc lại tên bài , mở Sgk , vở . 
- 1 hoc sinh khá đọc toàn bài.
- Chia làm 3 đoạn:
+ Đ1 : Bé Thu rất khoái ... từng loại cây .
+ Đ2 : Cây quỳnh lá dày ... không phải là vườn .
+ Đ3 : Phần còn lại .
- 3 hoc sinh đọc theo trình tự
- Tìm từ khó: Săm soi, khoái và luyện đọc từ khó.
- 1 H đọc và kết hợp nêu nghĩa 1 số từ ngữ khó .
- 2 H ngồi cùng bạn luyện đọc theo cặp (2 vòng) .
- 1 H đọc to cả bài .
- H theo dõi G đọc , nêu cách đọc 
+ 4 H về 1 nhóm , cùng đọc thầm thảo luận và trả lời câu hỏi :
+ Bé Thu thích ra ban công để ngắm nhìn cây cối , nghe ông kể chuyện về từng loại cây trồng ở ban công . 
- H nêu : Cây quỳnh lá dày , giữ được nước . Cây hoa ti-gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu . Cây hoa giấy bị vòi hoa ti-gôn quấn nhiều vòng . 
Cây Đa ấn Độ ... đỏ hồng .
+ 4 H 1 nhóm , thảo luận hình 3 Sgk , trả lời :
- Thu chưa vui vì bạn Hằng ở nhà dưới bảo ban công nhà Thu không phải là vườn .
- Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn .
- Có nghĩa là nơi tốt đẹp , thanh bình sẽ có chim về đậu , sẽ có người tìm đến để sinh sống , làm ăn , ....
- 2 ông cháu bé Thu rất yêu thiên nhiên , cây cối , chim chóc đ chăm sóc cây tỉ mỉ .
- Đọc bài.
* Nội dung : Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu trong bài . Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh .
- 3 H nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài .
- Theo dõi G đọc , tìm cách đọc đoạn văn . 2 H cùng bàn luyện đọc đoạn văn cho nhau nghe .
- 3 đ 5 H thi đọc diễn cảm .
- H bình chọn bạn đọc hay nhất .
- H luyện đọc theo vai .
- H lắng nghe .
- Lắng nghe.
Toán :
Luyện tập
I- Mục tiêu : Giúp H củng cố về :
- Kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân .
- Sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất .
- So sánh các số thập phân , giải bài tập với các số thập phân .
II- Đồ dùng dạy - học :
- Bảng phụ , bảng nhóm .
III- Các hoạt động dạy học : 
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
1, KT bài cũ (3’)
2, GT bài (2’)
3, Thực hành luyện tập (32’)
* Bài 1 : Sgk 
Củng cố cách tính tổng nhiều STP .
* Bài 2 : Sgk 
Củng cố tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng .
* Bài 3 : Sgk 
Củng cố cách so sánh STP .
* Bài 4 : Sgk 
Giải toán liên quan đến tổng nhiều số thập phân
4, Củng cố , dặn dò (3’)
- Gọi H lên tính nhanh :
8,7 + 5,89 + 1,3 = ? 
- Gọi H nhận xét.
- Nhận xét, ghi điểm 
“Luyện tập”
- Y/c 2 H làm bảng nhóm , lớp làm vở bài tập , chữa bài .
- Y/c 2 H làm bảng nhóm , lớp làm vở bài tập , chữa bài .
- Gọi H nhận xét bài bạn .
- Y/c H nêu cách làm , tự làm và đổi vở kiểm tra chéo .
- Y/c H làm tương tự với các phần còn lại .
- Y/c H thảo luận nhóm 4 , chữa bài .
- Nhắc lại cách cộng 2 số thập phân .
- G nhận xét giờ học , tuyên dương những H tích cực học tập . 
- Chuẩn bị bài sau .
- 1 H lên bảng làm bài : 
8,7 + 5,89 + 1,3 = 8,7 + 1,3 + 5,89 = ( 8,7 + 1,3 ) + 5,89 = 10 + 5,89 = 15,89 .
- 1 H nhận xét .
- Mở Sgk , vở ghi , nháp , vở bài tập 
* Bài 1 : 2 H làm bảng nhóm , lớp làm vở bài tập , chữa bài .
a, H đặt tính , tính và nêu kết quả : 65,45 .
b, Kết quả : 47,66 
* Bài 2 : 2 H làm bảng nhóm , lớp làm vở bài tập , chữa bài , các H khác nhận xét , sửa bài (Nếu sai) .
a, 4,68 + 6,03 + 3,97 =
 = 4,68 + 10 = 14,68 .
b, 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2 
 = 6,9 + 3,1 + + 8,4 + 0,2 
 = 10 + 8,6 = 18,6
c, 3,49 + 5,7 + 1,51 
 =3,49 + 1,51 + 5,7 = 5 +5,7 =10,7
d, 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8 
= (4,2 + 6,8) + (3,5 + 4,5) 
= 11 + 8 = 19 
* Bài 3 : H tự làm bài , đổi vở kiểm tra chéo .
3,6 + 5,8 > 8,9 8,7 + 8,9 > 14,5
7,56 0,08 + 0,4 
- Các phần còn lại H làm tương tự.
* Bài 4 : H thảo luận nhóm 4 , chữa bài . 1 H tóm tắt , 1 H nêu các bước giải bài tập .
Ngày thứ 2 dệt được :
28,4 + 2,2 = 30,6 ( m )
Ngày thứ 3 dệt được :
30,6 + 1,5 = 32,1 ( m )
Cả 3 ngày dệt được :
28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 ( m )
Đáp số : 91,1 m
- Lắng nghe. 
Đạo đức :
Thực hành giữa học kì I
I- Mục tiêu : 
- Cho H thực hành 1 số tình huống đạo đức hay gặp trong thực tế có nội dung như 1 số bài đạo đức các em đã học .
- Giúp H biến những tình huống đạo đức thành những hành vi , chuẩn mực đạo đức .
- Vận dụng thực hành tốt , hình thành nhân cách cho H .
II- Tài liệu - phương tiện :
- Chuẩn bị 1 số phiếu học tập có ghi sẵn các tình huống đạo đức .
III- Các hoạt động dạy - học : 
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
1, KT bài cũ (5’)
2, GT bài (2’)
3, Hướng dẫn thực hành 1 số chuẩn mực, hành vi đạo đức (30’)
a, Hệ thống kiến thức
b, Xử lí các tình huống đạo đức .
* Đóng vai
4, Củng cố , dặn dò (3’) 
- Y/cầu H nêu 1 số bài học đạo đức đã học .
- Gọi H nhận xét , G cho điểm những H trả lời đúng .
“ Thực hành ...... kì I ”
- Cho H thực hành 1 số chuẩn mực , hành vi đạo đức .
- Kể tên những hành vi đạo đức em đã học trong 10 tuần đâu?
- Là HS lớp 5, em cần làm gì?
- Trong cuộc sống, mọi người cần có thái độ như thế nào đối cvới việc làm của mình?
- Em hiểu thế nào về cụm từ có chí thì nên ?
- Với “tổ tiên”, con người cần có thái độ như thế nào?
- Với bạn bè cần có thái độ như thế nào?
- Cho H xử lí 1 số tình huống đạo đức .
+ T/h1: Em nhìn thấy 1 học sinh lớp dưới vứt rác ra sân trường . Thấy vậy em sẽ làm gì ? 
+ T/h2 : Em thấy 1 H lớp dưới đánh nhau . Em sẽ làm gì ?
+ T/h3 : Nếu chẳng may bạn em bị người khác bắt nạt , em sẽ làm gì ?
+ T/h4 : Bạn em bị kẻ xấu rủ rê , lôi kéo vào những việc làm không tốt . Thấy vậy em sẽ làm gì ?
+ T/h5 : Bạn đang có sự hiểu lầm và giận em . Em sẽ làm gì ? 
- G mời 1 nhóm lên thực hành đóng vai về những việc làm có trách nhiệm và những việc làm vô trách nhiệm ... (mỗi nhóm 5 em) .
 - Về học bài . Thực hành những chuẩn mực đạo đức .
- Chuẩn bị bài sau .
- 2 H lên bảng nêu bài học đạo đức .
- 1 H nhận xét .
- H mở Sgk , vở bài tập .
- H thực hành theo nhóm 4 đến 6 H .
- Kể tên các hành vi.
- Chăm ngoan, học giỏi, xứng đáng là Hs lớp 5.
- Suy nghĩ trước khi hành động và chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
- Nếu có niềm tin và cố gắng thì sẽ thành công.
- Biết ơn, giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.
- Đòan kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
- H xử lí 1 số tình huống đạo đức 
- Em sẽ lại gần , nhặt mẩu giấy đó lên và nói với em H đó rằng : Em không được vứt rác bừa bãi ra sân trường mà phải biết giữ vệ sinh chung , cần phải bỏ rác vào hố rác , thùng rác đã quy định .
- Em lại gần , y/c những H đó không được đánh nhau nữa . Phân tích cho các em hiểu không nên đánh nhau , làm như vậy là vi phạm về đạo đức học sinh ....
+ Nếu chẳng may ... bắt nạt , em sẽ bênh vực bạn , can ngăn không cho người đó đánh bạn , báo cho cô giáo hoặc người lớn biết ....
- Em sẽ khuyên ngăn bạn hoặc nhờ người lớn khuyên ngăn bạn để bạn tránh xa những việc làm không tốt .
- Nếu bạn ... giận em , em sẽ gặp bạn , giải thích cho bạn hiểu ...
- Thực hành đóng vai
Thứ ba ngày 02 tháng 11 năm 2010
Chính tả :
Luật bảo vệ môi trường
I- Mục tiêu : 
- Nghe - viết chính xác , đẹp 1 đoạn trong “Luật bảo vệ môi trường”. Biết trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm đầu l/n hoặc âm cuối n/ng .
- Rèn tính cẩn thận , chịu khó khi viết bài .
II- Đồ dùng dạy - học :
- Thẻ chữ ghi các tiếng : Lắm / nắm , lấm / nấm , lương / nương , lửa / nửa hoặc trăn / trăng , dân / dâng , răn / răng , ....
III- Các hoạt động dạy học : 
1, KT bài cũ (3’)
2, GT bài (2’)
3, Hướng dẫn H nghe, viết chính tả.
a, Tìm hiểu nội dung (3’)
b, Hướng dẫn viết từ khó (5’)
c, Viết chính tả (13’)
d, Soát ... - Lắng nghe
Thể dục:
Động tác toàn thân
Chơi trò chơi: Chạy nhanh theo số
I – Mục tiêu:
- Học động tác vặn mình. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Chơi trò chơi “Ai nhanh hơn và khéo hơn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi nhiệt tình chủ động.
II – Chuẩn bị:
- Một chiếc còi, bóng và kẻ sân chơi.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
1 .Mở đầu:
(2')
2 .Cơ bản:
* Khởi động: (3phút)
* Kiểm tra bài cũ: (5')
* Bài mới: (18')
a) Ôn 4 động tác. 
b) Học động tác toàn thân.
c) Ôn năm động tác.
d) Chơi trò chơi: (4 đ 5 phút).
- Trò chơi: Ai nhanh và khéo hơn.
*Thả lỏng: (3')
3 .Kết thúc: (3')
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ dạy.
- Chơi trò chơi: Đứng ngồi theo hiệu lệnh.
- Đi thường hít thở sâu và xoay các khớp.
! Thực hiện bốn động tác TDTK đã học.
- Nhận xét, cho điểm.
- GV hô mẫu lần 1.
! Cán sự vừa hô vừa tập mẫu cho học sinh.
- GV quan sát sửa sai cho học sinh.
- GV nêu tên động tác.
- Làm mẫu, phân tích động tác.
- Lần đầu GV thực hiện chậm từng nhịp.
- Hô chậm cho học sinh tập. Sau mỗi lần tập GV đều uốn nắn, sửa động tác sai của HS.
- Lần 1 GV hô.
! Chia tổ tự tập luyện.
! Báo cáo kết quả luyện tập của các nhóm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
! Chơi trò chơi: Chạy nhanh theo số.
! Chơi thử.
! Chơi thật.
- Giáo viên tuyên dương.
! CS điều khiển.
- GV quan sát, nhận xét.
! Hát và vỗ tay theo nhịp.
? Hôm nay chúng ta học nội
 dung gì? Được chơi trò chơi gì?
- Giao bài tập về nhà.
- Nhận xét buổi học.
- Tập hợp lớp, báo cáo.
x x x x
x
x x x x
- Nhận nhiệm vụ, yêu cầu giờ dạy.
- Cả lớp thực hiện.
- Vài học sinh thực hiện.
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- Cả lớp tập.
x x x x
x
x x x x
x x x x
x
x x x x 
- Lớp quan sát và thực hiện.
x x x x
x
x x x x
 - Cả lớp tập kết hợp 5 động tác.
- Tự tập dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng.
- Từng nhóm tập báo cáo kết quả luyện tập.
- Nghe lại luật chơi do GV hướng dẫn.
- Học sinh chơi thử.
- Chơi thật.
- Lớp tập các động tác thả lỏng.
- Học sinh trả lời
Thứ sáu ngày 05 tháng 11 năm 2010
Mĩ thuật
(Gv bộ môn dạy)
Âm nhạc
( Gv bộ môn dạy)
Toán :
Nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên
I- Mục tiêu : Giúp H :
- Biết nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên .
- Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên .
- Biết giải bài toán có phép nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên .
II- Đồ dùng dạy hoc :
- Bảng phụ , bảng nhóm .
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
1, KT bài cũ (3’)
2, GT bài (2’)
3, Hình thành quy tắc nhân 1 số thập phân với 1stn (17’)
a, Ví dụ 1 : Sgk
+ Hình thành phép nhân .
+ Đi tìm kết quả .
+ Giới thiệu kĩ thuật tính .
b, Ví dụ 2 : Sgk 
0,46 x 12 = ? 
c, Quy tắc : Sgk
4, Thực hành luyện tập (16’)
* Bài 1 : Sgk
Củng cố quy tắc nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên .
* Bài 2 : Sgk
* Bài 3 : Sgk 
Củng cố nhân STP với STN .
5, Củng cố , dặn dò (2’)
- Chấm vở bài tập của 5 H và nhận xét bài làm của H.
“Nhân 1 STP với 1 STN”
- Y/c H nêu tóm tắt bài toán ở ví dụ 1 sau đó nêu hướng giải bài tập đó .
- Gọi H nêu cách tính chu vi tam giác ABC :
? 3 cạnh của tam giác có gì đặc biệt ?
? Ngoài cách tính tổng 3 cạnh còn cách tính nào khác?
- G chỉ vào 1,2m x 3 và nói đây là phép nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên .
- Y/c cả lớp suy nghĩ để tìm kết quả của 1,2m x 3 .
- Gợi ý H : Chuyển 1,2m về số đo có đơn vị là số tự nhiên và làm tính bình thường . Y/c H nêu rõ cách tính .
- G nghe H trình bày và viết cách làm lên bảng (Như phần bài học Sgk) 
Vậy 1,2m x 3 = ? m .
- Y/c H đối chiếu kết quả 2 phép nhân 12 x 3 = 36dm và 1,2 x 3 = 3,6m từ đó ta thấy được cách thực hiện phép nhân 1,2 x 3 (G viết đồng thời 2 phép tính) 
- Y/c H rút ra cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên .
- G nêu ví dụ 2 và y/c H vận dụng nhận xét ở ví dụ 1 để tính .
- G nhận xét cách tính của H.
- Y/c H nêu cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên 
- G nhấn mạnh 3 thao tác nhân , đếm , tách .
- Gọi hoc sinh nêu quy tắc tính trong sgk
- Y/c H tự làm bài 1 , chữa bài (3 H làm bảng nhóm) .
- G treo bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2 y/c H tự làm bài , chữa bài .
- Y/c H tự làm bài , đổi vở kiểm tra chéo .
- G cho H nhắc lại quy tắc nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên .
- G nhận xét tiết học . Về hoàn thành nốt bài tập . Chuẩn bị bài sau .
- 5 H mang vở bài tập lên chấm .
- Nhận vở chữa bài (Nếu sai) .
- Mở Sgk , vở ghi , vở bài tập .
- 1 H nêu tóm tắt bài toán .
- 1 H nêu : Chu vi của hình tam giác ABC bằng tổng độ dài 3 cạnh : 1,2 + 1,2 + 1,2 = ? (m) 
- H nêu : 3 cạnh của tam giác đều bằng nhau .
- H chỉ và nêu : 1,2m x 3 = ? m
- H lắng nghe .
- 1 H nêu trước lớp , cả lớp theo dõi và nhận xét . 
VD : 1,2m = 12dm 
12 x 3 = 36 (dm) = 3,6 (m) 
- H nhắc lại cách làm bài .
- H nêu 1,2m x 3 = 3,6 (m) 
- H tự đối chiếu kết quả của phép nhân 12 x 3 = 36 dm và 1,2 x 3 = 3,6 m đTừ đó thấy được cách thực hiện phép nhân 1,2 x 3 . Chẳng hạn : 
 1,2 
 x 3 
 3,6 ( m)
Vậy 1,2 x 3 = 3,6 ( m )
- H rút ra cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên .
* 1 H lên bảng thực hiện phép nhân , lớp làm vở nháp .
 0,46 
 x 12
 92 
 46
 5,52
- 3 H cầm Sgk đọc quy tắc , H dưới lớp đọc thầm để thuộc bài tại lớp .
- H lắng nghe .
* Bài 1 : 3 H làm bảng nhóm , lớp làm vở bài tập , chữa bài .
a, 2,5 x 7 = 17,5 
b, 4,18 x 5 = 20,90 
c, 0,256 x 8 = 2,048 
d, Kết quả : 102 
* Bài 2 : H quan sát bảng phụ , tự làm bài và chữa bài .
- Nhắc lại cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên .
* Bài 3 : H tự làm , đổi vở kiểm tra chéo .
Trong 4 giờ ô tô đi được quãng đường là : 
42,6 x 4 = 170,4 (km)
Đáp số : 170,4 km
- Lắng nghe. 
Tập làm văn :
Luyện tập làm đơn
I- Mục tiêu : 
 - Củng cố kiến thức về cách viết đơn .
 - Viết được 1 lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức , ngắn ngọn , rõ ràng , nêu được lí do kiến nghị , thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết .
 - Thực hành viết đơn kiến nghị về nội dung cho trước .
II- Đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ viết sẵn các y/c trong mẫu đơn , phiếu học tập có in sẵn mẫu đơn đủ dùng cho H trong lớp .
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
1, KT bài cũ (3’)
2, GT bài (2’)
3, Hướng dẫn H viết đơn .
a, Tìm hiểu đề bài (7’)
b, Xây dựng mẫu đơn (10’)
- Tiêu ngữ 
- Tên đơn
- Nơi gửi đơn 
- Lý do viết đơn
c, Thực hành viết đơn (15’)
3, Củng cố , dặn dò (3’) 
- G chấm bài H về nhà viết lại bài giờ trước .
- Nhận xét bài của H .
- Trong tiết tập làm văn ở tuần 6 các em đã luyện tập viết đơn xin tham gia đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam .... môi trường .
- Gọi H đọc đề bài , y/c H lớp đọc thầm .
- Cho H quan sát tranh minh hoạ 2 đề bài và mô tả lại những gì vẽ trong tranh 
- Trước tình trạng mà 2 bức tranh mô tả em hãy giúp bác trưởng thôn (hoặc tổ trưởng dân phố) làm đơn kiến nghị để các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết .
? Hãy nêu những quy định bắt buộc khi viết đơn .
- G ghi lên bảng những ý H phát biểu .
+ Tên của đơn là gì ? 
+ Nơi nhận đơn (em viết những gì) ?
+ Người viết đơn ở đây là ai ? Em là người viết đơn tại sao không viết tên em ? 
+ Phần lí do viết đơn em viết những gì ? 
- Em hãy nêu lí do viết đơn cho 1 trong 2 đề bài trên .
- G nhận xét , sửa chữa cho từng H .
- G treo bảng phụ có ghi sẵn mẫu đơn (phát mẫu đơn in sẵn) . 
- Gợi ý cho H chọn 1 trong 2 đề để viết .
- Gọi H trình bày đơn vừa viết .
- G nhận xét , sửa và cho điểm những H viết đạt y/c
 - G nhận xét tiết học . Về đọc đơn cho bố mẹ nghe .
- H viết chưa đạt về nhà viết lại . Chuẩn bị bài sau .
- Những H về nhà viết lại bài mang bài lên chấm .
- Tự rút kinh nghiệm về bài của mình .
- H lắng nghe .
- Nhắc lại tên bài , mở Sgk , vở ghi , vở bài tập .
- 2 H nối tiếp nhau đọc từng đề bài , cả lớp đọc thầm .
- H quan sát tranh và nêu :
+ Tranh 1 : Tranh vẽ cảnh gió bão ở 1 khu phố . Có rất nhiều cành cây to gãy , gần sát vào đường dây điện rất nguy hiểm .
+ Tranh 2 : Vẽ cảnh bà con đang rất sợ hãi khi chứng kiến cảnh dùng thuốc nổ đánh cá làm chết cả cá con và ô nhiễm môi trường.
+ Khi viết đơn phải trình bày đúng quy định : Quốc hiệu , tiêu ngữ , tên của đơn , tên người viết, chức vụ , lí do viết đơn , chữ kí .
- Đơn kiến nghị , đề nghị .
- H nối tiếp nhau nêu :
+ Kính gửi công ty cây xanh phường ... thành phố ....
- UBND xã .... huyện ... tỉnh ....
+ Người viết đơn phải là bác trưởng thôn (hoặc tổ trưởng dân phố) .
+ Phải viết đầy đủ , rõ ràng về tình hình thực tế , những tác động xấu đã , đang , sẽ xảy ra đối với con người và môi trường sống ở đây và hướng giải quyết .
- 2 H nối tiếp nhau trình bày : 
VD : Hiện nay ở phố ... , đoạn đường từ tổ dân phố cụm 1 đến cụm 9 có rất nhiều cành cây vướng vào đường dây điện .... chúng tôi đề nghị công ti cây xanh xần cho tỉa cành sớm đề phòng xảy ra tai nạn .
- H thực hành viết đơn vào vở : chú ý lời lẽ , dùng từ ngữ , dấu câu cho đúng , nội dung rõ ràng ngắn gọn .
- 3 đ 5 H đứng tại chỗ đọc đơn của mình vừa viết .
- Cả lớp theo dõi nhận xét .
- Lắng nghe.
* Ký duyệt của Ban Giám Hiệu:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11.doc