Giáo án Lớp 5 - Tuần 11 (tiếp theo)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 11 (tiếp theo)

. MỤC TIÊU:

 Ôn tập kiến thức về:

- Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.

- Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/AIDS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 G: Hệ thống câu hỏi:

1. Tuổi dậy thì có đặc điểm gì?

2. Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nam giới.

3. Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nữ giới.

 

doc 4 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 11 (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009
Khoa học
Tiết 21: 
Ôn tập: con người và sức khoẻ ( tiếp)
I. Mục tiêu:
	Ôn tập kiến thức về:
Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/AIDS.
II. Đồ dùng dạy học:
	G: Hệ thống câu hỏi:
Tuổi dậy thì có đặc điểm gì?
Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nam giới.
Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nữ giới.
Cơ thể người được hình thành như thế nào?
Người phụ nữ có vai trò như thế nào trong xã hội? Gia đình?
Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt rét.
Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm não.
Nguyên nhân và cách phòng tránh HIV/AIDS.
Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm gan A.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ : 5’
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 1’
 2. Hướng dẫn ôn tập: 24’
- Tuổi dậy thì là lứa tuổi mà cơ thể có sự biến đổi mạnh mẽ về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và các mối quan hệ xã hội.
........................
- Bệnh viêm gan A:
+ Nguyên nhân: Do vi rút viêm gan A, lây qua đường tiêu hoá.
+ Cách phòng: Ăn chín, uống sôi; rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện; đi đại tiện đúng nơi quy định.
 3. Củng cố, dặn dò: 5’
Cbị: Mây, tre , song.
H: Nêu cách phòng tránh viêm gan A
= > H+G: Nhận xét, đánh giá.
G: giới thiệu trực tiếp
G: giao việc – gợi ý – Giao câu hỏi cho 2 nhóm
H: Thảo luận nhóm ( 10’)
H: Thi ( Nhóm này hỏi- nhóm kia trả lời)
H: Nhận xét => G: làm trọng tài, chấm điểm.
( Mỗi lần trả lời đúng được 10 điểm, sai bị trừ 2 điểm) 
H: Cộng điểm + Phân nhóm thắng, thua
G: Nhận xét, tuyên dương những học sinh tích cực, có vốn hiểu biết và học bài.
G: Nhận xét chung, dặn học sinh xem lại bài và chuẩn bị bài sau. 
Thứ tư ngày 4 tháng 11 năm 2009
Khoa học
Tiết 22: Mây, tre, song
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, học sinh có khả năng:
	- Kể được tên một số đồ dùng làm từ mây, tre, song.
	- Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song.
	- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng.
II. Đồ dùng dạy học:
Thông tin và hình trang 46,47 SGK
G: + Phiếu học tập (3nhóm)
 + Đồ dùng bằng mây, tre, song: rổ, rá, làn...
H: VBT
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Nội dung bài: 30’
 a. Đặc điểm, công dụng của tre, mây, song: 
Tre
Mây, song
Đặc điểm
- Cây mọc đứng, thân rỗng, gồm nhiều đốt
- cứng, có tính đàn hồi.
- Cây leo, thân gỗ, không phân nhánh, hình trụ.
- dẻo có tính đàn hồi.
Công dụng
Làm nhà và các đồ dùng trong gia đình.
- đan lát làm đồ mĩ nghệ.
- làm dây buộc, làm bàn ghế.
b. Một số đồ dùng bằng tre, mây, song và cách bảo quản: 
...
 3. Củng cố, dặn dò: 4’
Sắt, gang, thép
G: Giới thiệu qua tranh chủ đề.
H: các nhóm quan sát tranh H1,2,3 SGK làm bài tập trong VBT
- Đại diện trình bày đặc điểm và công dụng của tre, mây, song
=> nhận xét, bổ sung.
H: Thảo luận N2 
+ Nêu tên các loại đồ dùng và vật liệu làm ra có trong H4,5,6,7 trang 47.
H: đại diện trình bày - Nhận xét, bổ sung
G: chốt.
G: Nhận xét chung tiết học .
Dặn học sinh chuẩn bị bài sau .
Thứ năm ngày 5 tháng 11 năm 2009
Lịch sử
Tiết 11 
Ôn tập: Hơn tám mươi năm
chống thực dân pháp xâm lược và đô hộ
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, học sinh nắm được những mốc thời gian và những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945:
+ Năm 1858: thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
+ Nửa cuối thế kỉ XIX: phong trào chống Pháp của Trương Định và Phong trào Cần Vương.
+ Đầu thế kỉ XX: Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu.
+ Ngày 3/2/1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
+ Ngày 19/8/1945: khỏi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
+ Ngày 2/9/1945: Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.
II. Đồ dùng dạy học:
	G: + Bản đồ hành chính Việt Nam .
	 + Bảng thống kê các sự kiện lịch sử đã học
	H: VBT
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Hướng dẫn ôn tập: 
 a. Những sự kiện lịch sử từ 1858-1945 20’
Thòi gian
Sự kiện ls
Năm 1858
Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
Nửa cuối thế kỉ XIX
Phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương.
Đầu thế kỉ XX
Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu.
3/2/1930
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
19/8/1945
Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
2/9/1945
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.
b. ý nghĩa lịch sử : 10’
 - 3/2/1930: ...
 - 1945: ...
3. Củng cố, dặn dò: 4’
Vượt qua tình thế hiểm nghèo
G: giới thiệu trực tiếp
H: đọc thầm bảng thống kê
G: chia lớp thành 2 nhóm 
H: 1 nhóm đặt câu hỏi- 1 nhóm trả lời
G: chốt, nhấn mạnh.
G: treo bảng thống kê đã hoàn chỉnh.
2H đọc lại – 2 em lên chỉ vị trí Hà Nội nơi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
G: vẽ trục thời gian như sách giáo khoa + Nêu câu hỏi 4 SGK
2H nêu sự kiên lịch sử ứng với mốc thời gian
H+G: nhấn mạnh
H: Nêu ý nghĩa lịch sử của 2 sự kiện 1930 và 1945
=> G: Nhận xét, đánh giá.
H: đọc lại bảng thống kê.
G: Nhận xét chung tiết học.
Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Địa lý
 	Tiết 11: Lâm nghiệp và thủy sản
I. Mục tiêu:
+ Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta.
+ Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và vùng phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản.
II. Đồ dùng: 
Một số tranh ảnh.
III. Họat động dạy học.
A- Kiểm tra: 4’
 B- Bài mới.
1- Giới thiệu bài 1’
2- Nội dung. 26’
a. Lâm nghiệp.
- Lâm nghiệp: Trồng và bảo vệ rừng khai thác gỗ và lâm sản khác.
- Phân bổ chủ yếu ở vùng núi và trung du
b. Ngành thủy sản.
- Điều kiện phát triển: 
 + Vùng biển rộng.
 + Có nhiều hải sản.
 + Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
 + Người dân có kinh nghiệm.
 + Nhu cầu về thủy sản tăng.
- Ngành thủy sản phân bố chủ yếu ở BĐ, ven biển.
3. Củng cố,dặn dò: 5’
Công nghiệp
- 2H: Kể tên 1 số cây trồng ở nước ta;
H: Bổ sung => G: Cho điểm.
- G: Dùng một số tranh ảnh giới thiệu.
- H: Quan sát H1, đọc bài trả lời câu hỏi.
+ Kể tên các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp?
+ Dựa vào bảng số liệu SGK nêu nhận xét sự thay đổi diện tích của rừng nước ta. Sự phân bổ của ngành lâm nghiệp.
- H: Liên hệ cần làm gì để bảo vệ S rừng?
-1H:Đọc mục 2 SGK. H Thảo luận theo nhóm.
+ Điều kiện để phát triển ngành thủy sản.
- H: Trình bày nối tiếp nội dung.
- G: Kết luận chung.
- Dựa vào biểu đồ H4, H5. - So sánh sản lượng thủy sản năm 1990 và 2003.
+ Kể tên những thủy sản được nuôi nhiều ở nước ta?
- H: Đọc nội dung chính SGK
 G: Nhận xét chung, dặn học sinh xem lại bài và chuẩn bị bài sau. 
Chuyên môn kí duyệt:
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docCM 11LOP 5doc.doc