Giáo án Lớp 5 - Tuần 11 - Trường tiểu học Nam Thành - Vũ Thị Hạnh

Giáo án Lớp 5 - Tuần 11 - Trường tiểu học Nam Thành - Vũ Thị Hạnh

I. Mục tiêu: Giúp hs

 - Kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân; sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.

 - So sánh các số thập phân; giải các bài toán với các số thập phân.

II. Các hoạt động dạy học

 

doc 100 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 931Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 11 - Trường tiểu học Nam Thành - Vũ Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11.
 Ngày lập kế hoạch bài dạy: 22,23-10-2010
 Ngày dạy: 
 Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 51: Luyện tập.
i. Mục tiêu: Giúp hs
 - Kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân; sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
 - So sánh các số thập phân; giải các bài toán với các số thập phân.
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài.
2. HD làm bài tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
*MT: Hs biết đặt tính và tính được tổng của nhiều số thập phân.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân vào bảng con.
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài tập 2: Tình bằng cách thuận tiện nhất.
*MT: Hs biết áp dụng tính chất của phép cộng để tính nhanh giá trị biểu thức.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Tổ chức cho hs làm vào vở, 3 hs lên bảng giải.
- Chữa bài dưới lớp, trên bảng.
- Nhận xét.
+Nêu lại cách tính của em?
* Bài tập 3:Điền dấu >; <; =
*MT: Hs biết tính tổng các số thập phân, so sánh và điền kết quả.
- Để điền được dấu >, <. = trước tiên cần làm gì?
- Hs làm bài vào vở, chữa bài.
* Bài tập 4:Giải bài toán.
*MT: Hs giải được bài toán liên quan đến cộng các số thập phân.
- Gọi hs đọc đề bài.
- 1 hs lên bảng giải lớp làm và vở
- Chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- VN làm bài ở vở BT, chuẩn bị bài sau.
- Hs theo dõi.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs làm bài vào bảng con.
a. 15,32 b. 27,05
 + 41,69 + 9,38
 8,44 11,23
 65,45 47,66
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs giải bài vào vở, 3 hs lên bảng giải.
a. 4,68 + 6,03 + 3,97 
= 4,68 + ( 6,03 + 3,97 )
= 4,68 + 10 = 14,68
b. 6,9 + 8,4 + 3,1 +0,2
= ( 6,9 + 3,1 ) + ( 8,4 + 0,2 )
= 10 + 8,6 = 18,6
- Vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp để giải.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs giải bài vào vở, 2 hs lên bảng giải.
3,6 + 5,8 > 8,9 5,7 + 8,9 > 14,5
 9,4 14,6
7,56 0,08 + 0,4
 7,6 0,12
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs giải bài vào vở, chữa bài.
 Bài giải.
Ngày thứ hai dệt:
 28,4 + 2,2 = 30,6 ( m )
Ngày thứ ba dệt:
 30,6 + 1,5 = 32,1 ( m )
Cả ba ngày dệt:
 28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 ( m)
 Đáp số: 91,1 m.
Tập đọc
Tiết 21: chuyện một khu vườn nhỏ.
I.Mục tiêu:
1.Đọc lưu loát trôi chảy, diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật ( cô bé Thu hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi ) và nội dung bài văn.
2.Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
II.Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài đọc ở sgk.
III.Các hoạt động dạy học:
*Giới thiệu chủ điểm " Giữ lấy màu xanh"
1.Giới thiệu bài:
- Giới thiệu tranh ở sgk:
+Tranh vẽ gì?
2.Luyện đọc +tìm hiểu bài:
a.Tổ chức cho hs đọc bài , luyện đọc từ khó , đọc chú giải.
- Gv đọc mẫu.
b.Tìm hiểu bài:
- Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
- Mỗi cây trên ban công nhà Thu có gì đặc biệt?
- Vì sao thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn bào ngay cho Hằng biết?
- Em hiểu thế nào là" Đất lành chim đậu"?
+Gv kết luận: sgv.
- Nêu nội dung chính của bài?
c.Đọc diễn cảm:
- HD đọc từng đoạn.
- HD + đọc mẫu phân vai.
- Tổ chức cho hs thi đọc.
3.Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- VN học bài ,chuẩn bị bài sau.
- Hs quan sát nêu nội dung tranh.
- 1 hs đọc cả bài.
- Đọc đoạn nối tiếp trước lớp.
Lần 1 : Đọc + đọc từ khó.
Lần 2: Đọc + đọc chú giải.
- Đọc bài theo cặp.
- 1 hs đọc cả bài.
- Ngắm cây, nghe ông kể chuyện về từng loài cây.
- Cây quỳnh lá dày, giữ nước; cây ti- gôn thò những cái râu...
- Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình là vườn.
- Nơi tốt lành, thanh bình sữ có chim về đậu.
- Hs nêu(mục I).
- Hs thực hành đọc 3 đoạn.
- Đọc phân vai theo nhóm.
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm.
Chính tả
Tiết 11: Nghe - viết : luật bảo vệ môi trường.
I.Mục tiêu:
1.Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả :" Luật bảo vệ môi trường".
2.Ôn lại cách viết các từ ngữ chứa tiếng có âm đầu l /n hoặc âm cuối ng / ngh.
II.Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi từng cặp chữ ở bài tập 2.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài.
2.HS nghe - viết:
- Gv đọc bài viết.
+Nội dung điều 3? Khoản 3...?
- HD viết từ khó: Gv đọc từng từ cho hs 
+GV lưu ý cách trình bày.
luyện viết vào bảng con.
- Đọc cho hs viết bài.
- Đọc cho hs soát bài.
- Thu chấm 5 - 7 bài.
3.HD làm bài tập:
Bài 2: Tìm tiếng ghép với tiếng có chứa l/n đã cho thành từ có nghĩa.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Tổ chức cho hs bốc thăm, đọc cặp ghi tiếng; tìm tiếng ghép với tiếng đã cho thành một từ có nghĩa.
- Gv cùng cả lớp chữa bài, nhận xét.
Bài 3:Thi tìm nhanh. 
- Tổ chức cho hs làm bài theo nhóm vào phiếu học tập.
- Gọi hs trình bày kết quả.
- Gv chữa bài, nhận xét.
4.Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài , chuẩn bị bài sau.
- Hs theo dõi.
- Hs theo dõi,đọc thầm .
- Điều 3 khoản 3 giải thích thế nào là luật bảo vệ môi trường.
- 2 hs lên bảng viết, lớp luyện viết vào bảng con.
- Hs viết bài vào vở.
- Đổi vở cho bạn soát bài theo cặp.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs lên bốc thăm, đọc cặp tiếng đã cho
sau đó tìm tiếng ghép được với tiếng đó thành một cặp từ có nghĩa và đọc kết quả.
Ví dụ: nắm tay / nhiều quả lắm
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs làm bài vào bảng nhóm, đại diện nhóm treo bảng chữa bài.
- Từ láy có âm đầu là: nô nức, náo nức, núng nính, nai nịt, nết na, nắng nôi....
- Từ gợi tả âm thanh có âm cuối ng: loong coong; đùng đoàng; quang quác, ông ổng, ăng ẳng, ùng ục, sang sảng...
Khoa học :
Tiết 21: ôn tập: con người và sức khoẻ ( tiết 2 ).
i.mục tiêu :
Sau bài học hs có khả năng:
- Vẽ hoặc viết sơ đồ phòng tránh bệnh viêm gan A; nhiễm HIV / AIDS . Vẽ tranh vận động phòng tránh sử dụng chất gây nghiện; phòng tránh bị xâm hại; HIV / AIDS ; tai nạn giao thông.
II. Đồ dùng dạy học :
- Sơ đồ trang 43 sgk.
- Bảng phụ cho 3 nhóm vẽ sơ đồ.
III.Các hoạt động dạy học:
- Giới thiệu bài .
1 HĐ1: Trò chơi: " Ai đúng, ai nhanh.
*MT: Vẽ hoặc viết sơ đồ phòng tránh bệnh viêm gan A; nhiễm HIV / AIDS .
* Cách tiến hành :
+HD tham khảo sơ đồ ở sgk.
+Chia nhóm yêu cầu vẽ hoặc viết sơ đồ phòng tránh bệnh viêm gan A; nhiễm HIV / AIDS .
- Gọi các nhóm treo bảng, trình bày kết quả.
 +GV kết luận: sgv
2 HĐ2: Thực hành vẽ tranh vận động.
*MT : Vẽ tranh vận động phòng tránh sử dụng chất gây nghiện; phòng tránh bị xâm hại; HIV / AIDS ; tai nạn giao thông.
* Cách tiến hành :
+Giới thiệu tranh H1; H2 ; H3 sgk. 
- Nêu nội dung em định vẽ?
+Tổ chức cho hs vẽ tranh theo nhóm.
- Gọi hs trình bày, giới thiệu nội dung, ý nghĩa của tranh.
- Gv nhận xét, khen ngợi.
4. Củng cố dặn dò :
- Hệ thống tiết học .
-VN học bài . CB bài sau .
- Hs theo dõi.
- Quan sát hình vẽ ở sgk.
- Nhóm 6 hs thảo luận, vẽ sơ đồ vào bảng phụ.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, thuyết minh sơ đồ.
- Quan sát, nêu nội dung từng hình
- Hs nêu.
- Nhóm 6 hs vẽ 1 tranh.
- Đại diện nhóm treo tranh, trình bày ý tưởng của nhóm.
Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2007 .
Thể dục :
Bài 21: động tác toàn thân - trò chơi " chạy nhanh theo số" 
I.Mục tiêu :
- Ôn 4 động tác vươn thở và tay, chân, vặn mình . Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
- Học động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác.
- Chơi trò chơi ''Chạy nhanh theo số''. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động, nhiệt tình.
II. Địa điểm phương tiện .
- Vệ sinh an toàn sân tập .
- CB còi , kẻ sân chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp .
A. Phần mở đầu :
- Phổ biến nội dung giờ học .
Khởi động :
- Chạy nhẹ thành 1 vòng tròn quanh sân tập .
- Xoay khớp tay,chân ,đầu gối ,hông ,vai 
- Kiểm tra 2 - 4 em về 4 động tác đã học.
B. Phần cơ bản :
1.Ôn 4 động tác vươn thở và tay, chân, vặn mình.
- Tập dưới sự điều khiển của cán sự thể dục.
- Gv uốn nắn, sửa sai.
2.Học động tác toàn thân.
- Gv nêu tên động tác.
- Gv tập mẫu, phân tích động tác.
- Tập mẫu, HD hs tập theo.
- Gv hô cho hs tự tập.
3.Ôn 5 động tác đã học.
- Gv chia tổ, yêu cầu hs tập luyện liên hoàn cả 5 động tác.
- Các tổ báo cáo kết quả luyện tập.
4. Chơi trò chơi: "Chạy nhanh theo số".
- GV nêu tên trò chơi , cách chơi , luật chơi .
- Hs chơi thử .
- Tiến hành chơi chính thức .
C. Phần kết thúc :
- Đi chậm , thả lỏng , hít thở sâu .
- Hệ thống bài học .
- VN ôn các động tác đã học trong bài. 
6' - 10'
1'
1'
1' - 2'
1' - 2'
18' - 22'
2-> 3lần
1 lần
 2 lần
 2 lần
2-3 lần
1 lần
4' - 5' 
4' - 6' 
1'- 2' 
1' 
1'
* * * * * *
 * * * * * * *
* * * * * *
*
* * * *
 * * * *
* * * *
 * * * *
T1 T2 T3
* * *
* * *
* * *
* * *
- HS chú ý cách chơi .
- HS tiến hành chơi trò chơi .
* * * * * *
 * * * * * * *
* * * * * *
Toán :
Tiết 52: trừ hai số thập phân.
i.mục tiêu :
Giúp hs :
- Biết thực hiện phép trừ hai số thập phân.
- Bước đầu có kĩ năng trừ hai số thập phân; vận dụng kĩ năng đó trong giải bài toán có nội dung thực tế liên quan đến trừ hai số thập phân.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài.
2.HD thực hiện trừ hai số thập phân.
a.Gv nêu bài toán : sgk.
- Muốn tính độ dài đoạn thẳng BC ta làm ntn?
- Nêu phép tính?
+Đây là phép trừ hai số thập phân.
- Hãy thực hiện phép tính 4,29 m - 1,84m?
+Gợi ý: đổi thành đơn vị đo cm rồi thực hiện)
- Gọi hs nêu kết quả tính.
- Vậy 4,29 - 1,84 bằng bao nhiêu?
b.HD kĩ thuật tính:
+Gv HD đặt tính.
- Gọi hs đặt tính và tính kết quả.
- So sánh kết quả ở cột dọc với kết quả ở hàng ngang?
- Hãy đặt tính và thực hiện tính phép tính 429 - 184?
- So sánh, tìm điểm giống và khác nhau giữa hai phép tính?
- Nhận xét dấu phẩy ở số bị trừ, số trừ và hiệu của phép trừ hai số thập phân?
c.Ví dụ 2:
- Gv nêu ví dụ.
+Lưu ý: đặt tính thẳng hàng, thẳng cột.
d.Ghi nhớ:
- Nêu cách trừ hai số thập phân?
- Gọi hs nêu ghi nhớ ở sgk.
3. Hướng dẫn thực hành :
* Bài 1: Tính.
MT: Hs biết vận dụng quy tắc trừ hai số thập phân để tính.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Tổ chức cho hs làm bài vào bảng con.
+Nêu cách thực hiện phép tính của em?
- Gv nhận xét .
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
MT: Củng cố kĩ năng đặt tính và tính phép tính trừ hai số thập phân
+ Cho hs giải bài vào vở .
- Chữa bài nhận xét .
Bài 3: Giải bài toán.
MT: Hs biết giải bài toán có nội dung thực tế liên quan đến trừ hai số thập phân.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Tổ chức cho hs làm bài vào vở. 
- Chữa bài, nhận xét.
3.Củng cố dặn dò :
- Hệ thống nội dung bài học .
-VN học bài ,CB bài sau .
- Hs theo dõi.
- 1 hs đọc bài toán ở bảng phụ.
- Lấy độ dài dường gấp khúc ABCD trừ đi độ dài đoạn AB.
- 4,2 ...  ở đâu?
+Các dân tộc ít người sống ở đâu?
- Gv kết luận: sgv.
2.HĐ2: Làm việc cả lớp.
+Mật độ dân số là gì?
+Đọc bảng số liệu về mật độ dân số ở Châu á?
+So sánh mật độ dân số của nước ta với các nước khác trong bảng?
- Gv kết luận: sgv.
3.HĐ3: Làm việc cá nhân.
- Dân số nước ta tập trung đông đúc ở vùng nào?
- Dân số nước ta tập trung thưa thớt ở vùng nào?
- Phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm gì?
- Dân cư phân bố không đều có ảnh hưởng gì tới cuộc sống?
- Đảng và nhà nước có kế hoạch khắc phục ntn?
- Dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn? Vì sao?
+Gv: Các nước giàu dân cư chủ yếu sống ở thành thị vì....
+Gv kết luận: sgv.
4.HĐ4: củng cố dặn dò:
- Hệ thống kiến thức bài.
- Về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- Thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nhà ở, việc làm...
- Sinh đẻ có kế hoạch...
- Hs theo dõi
- Nhóm 2 hs quan sát, trả lời câu hỏi.
- Hs nêu kết quả + chỉ bản đồ.
- Nước ta có 54 dân tộc.
- Dân tộc Kinh, chủ yếu sống ở đồng bằng.
- Sống ở những vùng núi, cao nguyên.
- Số dân trung bình trên 1 km2 đất tự nhiên.
- 2 hs đọc.
- Việt Nam có mật độ dân số cao nhất ( cao hơn cả Trung Quốc, Lào, Cam - pu - chia).
+Quan sát lược đồ mật độ dân số.
- Thành phố, thủ đô, đồng bằng.
- Vùng núi, vùng cao nguyên.
- Dân cư phân bố không đều.
- Đồng bằng đất chật, người đông, thừa lao động. Miền núi thiếu lao động...
- Điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng để phát triển kinh tế.
- Chủ yếu sống ở nông thôn, vì làm nghề nông.
Khoa học.
Tiết 18: phòng tránh bị xâm hại.
i.mục tiêu :
Sau bài học hs có thể:
- Nêu một số tình huống có khả năng dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
- Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
- Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ sự giúp đỡ khi bản thân bị xâm hại.
 II. Đồ dùng dạy học :
- Hình và thông tin trang 38; 39 sgk.
- Một số tình huống để đóng vai.
III.Các hoạt động dạy học:
A.Khởi động:
- Chơi trò chơi " Chanh chua, cua cắp".
- Gv HD cách chơi: sgk.
- Tổ chức cho hs cả lớp cùng chơi.
+Qua trò chơi, em rút ra được điều gì?
- Giới thiệu bài.
1.HĐ1: Quan sát và thảo luận.
*MT: Hs nêu một số tình huống có khả năng dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
*Cách tiến hành:
+Tổ chức thảo luận nhóm.
+Gọi các nhóm trình bày kết quả.
- Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại?
- Làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?
*Gv kết luận: sgv.
2.HĐ2: Đóng vai " ứng phó với nguy cơ bị xâm hại".
*MT:Giúp hs :
- Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
- Nêu được các quy tắc an toàn cá nhân. 
*Cách tiến hành:
- GV giao tình huống, yêu cầu hs chuẩn bị đóng vai.
- Tổ chức cho hs làm việc theo nhóm.
- Gọi hs trình diễn kết quả ứng xử của nhóm..
*Gv kết luận: sgv,
3. HĐ3: Bàn tay tin cậy.
*MT: Giúp hs biết liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ sự giúp đỡ khi bản thân bị xâm hại.
*Cách tiến hành:
- Tổ chức cho hs làm việc cá nhân.
- Tổ chức cho hs trao đổi theo cặp.
- Gọi một số hs trình bày trước lớp.
- Gv nhận xét.
4.Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Hs theo dõi.
- Hs chơi trò chơi.
- Phản xạ nhanh trước những nguy cơ, tình huống xảy ra
- Hs theo dõi.
- Nhóm 6 hs quan sat H1, 2, 3 sgk thảo luận theo nội dung phiếu, nêu đáp án.
- Đi đường vắng một mình.
ở trong phòng kín với người lạ
Đi nhờ xe người lạ...
- Hs nêu ở mục " Bạn cần biết".
- Nhóm trưởng lên nhận tình huống.
- Nhóm 6 hs đóng vai.
N1: Phải làm gì khi có người lạ tặng quà cho mình?
N2: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà?
N3: Làm gì khi có người lạ trêu ghẹo, gây cho mình những hành động khó chịu, bối rối...
- Các nhóm lên thể hiện cách ứng xử của nhóm mình.
- Vẽ bàn tay, ghi tên những người tin cậy của mình vào các ngón và lòng bàn tay.
- Nhóm 2 hs trao đổi " Bàn tay tin cậy " với bạn.
- Một số hs nói về bàn tay tin cậy của mình.
Thứ sáu ngày 26 tháng 1 năm 2007.
âm nhạc.
Tiết9 : học hát: những bông hoa, những bài ca.
i.mục tiêu .
- Hs hát thuộc lời ca, đúng sắc thái và giai điệu của bài: " Những bông hoa, những bài ca".
- Qua bài hát, giáo dục cho các em thêm kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo.
II. Đồ dùng dạy học :
- Nhạc cụ gõ: thanh phách , mõ , thanh la, trống.
- Cb vài động tác múa phụ hoạ.
- Hát thuộc bài hát.
III. Các HĐ dạy học:
1 Phần mở đầu:
- Giới thiệu bài.
2.Phần hoạt động.
a.HD học bài hát.
- Gv hát mẫu cả bài.
- HD đọc lời ca.
- HD hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên.
b.HD gõ đệm kết hợp hát.
- GV làm mẫu, hs thực hiện theo.
- Gv HD động tác phụ hoạ , múa mẫu.
- Tổ chức cho hs thực hành.
3 Phần kết thúc:
- Hs thực hành hát + gõ đệm cá nhân.
+Em còn biết bài hát nào nói về lòng biết ơn các thầy cô giáo?
- Gv nhận xét giờ học.
- VN học bài , CB bài sau.
- Hs theo dõi.
- Hs theo dõi.
- Hs đọc lời ca:
Lần 1: đọc chính tả lời ca
Lần 2: đọc lời ca theo tiết tấu.
- Lớp hát từng câu đến hết bài.
- Hát theo dãy+gõ đệm 2 lần.
- Hs theo dõi.
- Hs hát kết hợp múa vận động phụ hoạ.
- 2 hs thực hành.
- Cô giáo em...
Tập làm văn.
Tiết 18: luyện tập thuyết trình, tranh luận.
I.Mục tiêu :Giúp hs:
- Bước đầu biết mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận. 
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng lớp viết đề bài.
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1.
III.Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ :
- Gọi hs chữa bài 3 tiết trước.
- Gv nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài .
2.HD làm bài tập.
Bài 1:Mở rộng thêm lí lẽ để tranh luận.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Tổ chức cho hs đọc thầm bài văn, xác định vấn đề cần tranh luận:
+Nêu ý kiến của từng nhân vật?
- Tổ chức cho hs đóng vai, thảo luận nhóm.
- Mời hs lên tranh luận trước lớp.
+Gv ghi những ý kiến hay lên bảng, khen ngợi hs.
Bài 2: Thuyết trình tranh luận.
+Lưu ý hs nắm chắc đề bài.
- Tổ chức cho hs làm việc cá nhân.
- Tổ chức cho hs lên bảng thi đua thuyết trình.
+Gv nhận xét.
3. Củng cố dặn dò :
+Nêu điều kiện cần để thuyết trình, tranh luận?
- Nhận xét tiết học .
- VN học bài , CB bài sau .
- 1 hs chữa lại bài.
- Hs theo dõi.
- 1 hs đọc đề bài.
- 1 hs đọc to đoạn văn, lớp đọc thầm.Nêu ý kiến:
- Đất: Cây cần đất nhất...
Nước: Cây cần nước nhất...
Không khí:Cây cần không khí nhất...
ánh sáng:Cây cần ánh sáng nhất...
- Hs đóng vai, tập thuyết trình, tranh luận trong nhóm.
- Cử đại diện nhóm bốc thăm, chọn vai lên thi tranh luận trước lớp.
- Kết luận: Cây cần cả 4 điều kiện, yếu tố trên.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs thầm suy nghĩ, tìm dẫn chứng và lí lẽ để thuyết trình.
- 2 --> 3 hs lên thi tranh luận, nêu ý kiến của mình.
- 2 hs nêu.
Toán :
Tiết 45: luyện tập chung.
I. Mục tiêu :
Giúp hs :
- Giúp hs luyện tập, củng cố cách viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân.
II.Các hoạt động dạy học.
1.Giới thiệu bài.
2.HD làm bài tập:
Bài 1:Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là mét.
- Gọi hs đọc đề bài.
+Nêu cách làm em đã biết?
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân .
- Chữa bài,nhận xét.
Bài 2:Viết số đo thích hợp vào chỗ trống.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Tổ chức cho hs làm bài vào vở ,chữa bài.
- Chữa bài,nhận xét.
Bài 3:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Tổ chức cho hs làm bài vào vở ,chữa bài.
- Chữa bài,nhận xét.
Bài 4:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Tổ chức cho hs làm bài vào vở ,chữa bài.
- Chữa bài,nhận xét.
Bài 5:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Tổ chức cho hs làm bài vào vở ,chữa bài.
- Chữa bài,nhận xét.
3.Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- CB bài sau.
- Hs theo dõi.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs giải bài vào vở, 4 hs lên bảng giải.
 3 m 6 dm = 3,6 m
4 dm = 0,4 m
34 m 5cm = 34,05 m
345 cm = 3,45 m
- 2 hs đọc và nêu lại cách giải.
- Hs đọc đề bài.
- Hs giải bài vào vở, chữa bài.
Đơn vị đo là tấn
Đơn vị đo là kg.
3,2 tấn
0,502 tấn
2,5 tấn
0,021 tấn
3200 kg
502 kg
2500 kg
21 kg
- Hs đọc đề bài.
- Hs giải bài vào vở, chữa bài.
42 dm 4 cm = 42,4 dm
56 cm 9 mm = 56,9 cm
26 m 2 cm = 26,05 m
- Hs đọc đề bài.
- Hs giải bài vào vở, chữa bài.
 3 kg 5 g = 3,005 kg
30 g = 0,03 kg
1103 g = 1,103 kg
- Hs đọc đề bài.
- Hs quan sát cân và nêu kết quả:
Túi cam cân nặng: 
a. 1 kg 800 g = 1,8 kg
b. 1 kg 800 g = 1800 g.
đạo đức:
Tiết 9: tình bạn ( tiết 1 ).
I. Mục tiêu : Học xong bài này, hs biết:
- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
- Thân ái, đoàn kết với bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bài hát " Lớp chúng ta đoàn kết " của nhạc sĩ Mộng Lân.
- Đồ dùng để hoá trang đóng vai truyện " Đôi bạn ".
III. Các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài.
1.HĐ1: Thảo luận cả lớp.
*MT:Hs biết dược ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em 
*Cách tiến hành:
- Bài hát nói lên điều gì?
- Lớp ta có vui như vậy không? 
- Điều gì sẽ xảy ra khi xung quanh ta không có bạn?
- Trẻ em có quyền kết giao bạn bè không? Em biết điều đó ở đâu?
*Gv kết luận: sgv.
2.HĐ2: Tìm hiểu truyện" Đôi bạn".
*MT: Hs hiểu: Bạn bè cần đoàn kết, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn.
*Cách tiến hành:
+Gv kể chuyện " Đôi bạn ".
- Nhận xét về hành động của bạn bỏ chạy thoát thân?
- Qua câu chuyện, em rút ra điều gì đối với bạn?
+ GV kết luận : sgv.
3.HĐ3: Làm bài tập 2 sgk.
*MT: Hs biết cách ứng xử trong các tình huống có liên quan đến bạn bè.
*Cách tiến hành:
- Tổ chức cho hs thảo luận cặp.
- Gọi hs nêu cách ứng xử của mình và giải thích lí do.
- Gv kết luận: sgv.
4.Củng cố dặn dò:
+Nêu những biểu hiện của tình bạn đẹp?
+Nêu những tình bạn đẹp của lớp, của trường ta mà em biết?
- Nhận xét tiết học.
- Về chuẩn bị bài sau.
- Hs theo dõi.
- Cả lớp hát bài " Lớp chúng ta kết đoàn".
- Một lớp học đoàn kết, thương yêu gắn bó với nhau...
- Hs liên hệ.
- Không có người chia sẻ, buồn phiền...
- Trẻ em có quyền kết giao bạn bè> Em biết qua công ước Quốc tế Quyền trẻ em.
- Hs theo dõi.
- Nhóm 3 hs đóng vai theo nội dung chuyện.
- Hèn nhát.
- Giúp đỡ nhau, đoàn kết......
- Nhóm 2 hs thảo luận.
- Hs nêu:
THa: Chúc mừng bạn...
THb: An ủi, động viên bạn...
THc: Bênh vực bạn...
THd: Khuyên ngăn bạn...
THđ: Hiểu ý tốt của bạn...
THe: Nhờ bạn bè, thầy cô...
- Giúp đỡ nhau, đoàn kết...
- Hs nêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5(112).doc