. Mục tiêu.
1. Kiến thức: - Giúp HS củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân. Củng cố về giải toán có lời văn liên quan đến đại lượng tỉ lệ.
2. Kĩ năng: - HS vận dụng tính chất nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân trong thực hành tính.
3. Thái độ: - HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.
Tuần 13 Thứ hai ngày23 tháng 11 năm 2009 Tiết 1. Chào cờ LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT Tiết 2. Toán. Tiết 61. LUYỆN TẬP CHUNG (trang 61) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Giúp HS củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân. Củng cố về giải toán có lời văn liên quan đến đại lượng tỉ lệ. 2. Kĩ năng: - HS vận dụng tính chất nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân trong thực hành tính. 3. Thái độ: - HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học. - GV: - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài 4a (62) - HS: III. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức (1’): Hát, sĩ sô: /7 2. Kiểm tra bài cũ (2’) HS làm lại bài 3 của giờ trước. GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập. - 1HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS làm bài. - 3HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở. GV nhận xét, chữa bài. - 1HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS làm bài. - 3HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở. GV nhận xét, chữa bài. - 1HS đọc đầu bài trong SGK, cả lớp đọc thầm. - GV hướng dẫn HS làm bài. - 1HS nêu tóm tắt bài toán. GV ghi bảng. - 1HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở. GV nhận xét, chữa bài. - 1HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS làm bài. - 2HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở. - GV mở bảng phụ đã kẻ sẵn đáp án treo lên bảng nhận xét, chữa bài. (1’) (29’) Bài 1(61) Đặt tính rồi tính. + 375,86 29,05 404,91 - 80,475 26,827 107,302 x 48,16 34 19264 14448 1637,44 Bài 2(61) Tính nhẩm. a,78,29 x 10 = 782,9 b, 0,68 x 10 = 68 78,29 x 0,1 = 7,829 0,68 x 0,1 = 0,068 c, 265,307 x 100 = 2653,07 265,307 x 0,01 = 2,65307 Bài 3(62) Tóm tắt 5 kg : 38 500 đồng. 3,5 kg : đồng? Bài giải Mua 1ki-lô-gam đường hết số tiền là: 38 500 : 5 = 7700 (đồng) Mua 3,5 kg đường cùng loại hết số tiền là: 7700 x 3,5 = 26 950 (đồng) Mua 3,5 kg phải trả ít hơn mua 5 kg đường cùng loại là: 38 500 – 26 950 = 11 550 (đồng) Đáp số: 11 550 đồng. Bài 4(62) Tính và so sánh giá trị của (a + b) x c và a x c + b x c. * Nhận xét: (a + b) x c = a x c + b x c. 4. Củng cố (1’) - GV hệ thống lại bài. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò (1’) - Về nhà ôn bài, xem tước bài “ Luyện tập chung” Tiết 3. Âm nhạc. GV BỘ MÔN LÊN LỚP Tiết 4. Tập đọc Tiết 25. NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON (trang 124) Nguyễn Thị Cẩm Châu I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - HS hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi 2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; nhanh và hồi hộp ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng. 3. Thái độ: - Yêu quý và bảo vệ rừng giữ cho không khí khỏi bị ô nhiễm. II. Đồ dùng dạy học. - GV: - Bảng phụ ghi sẵn đoạn 2 đoạn đầu để hướng dẫn HS luyện đọc. - HS: III. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức ( 1’). 2. Kiểm tra bài cũ ( 2’). - 1HS đọc thuộc lòng bài thơ “ Hành trình của bầy ong” - GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. a, Luyện đọc. - 1HS khá đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm. - GV hướng dẫn HS chia đoạn. - HS chia đoạn. - GV hướng dẫn HS đoạc đúng các câu hỏi, câu cảm - GV ghi bảng các từ HS dễ đọc sai. - HS tiếp nối nhau đọc 3 phần của bài. - GV theo dõi, uốn nắn cách đọc cho HS. - 1 HS đọc chú giải SGK. Cả lớp đọc thầm. - HS luyện đọc theo nhóm đôi, GV đi đến các nhóm giúp đỡ HS yếu đoc bài. - 1 HS đọc lại toàn bài, cả lớp đọc thầm. - GV đọc toàn bài 1 lượt, HS theo dõi vào SGK. b, Tìm hiểu bài. - HS đọc thầm toàn bài và trả lời các câu hỏi: CH: Thoạt tiên thấy các dấu chân người lớn hằn trên đất, bạn nhỏ thắc mắc thế nào? CH: Lần theo dấu chân, bạn nhỏ đã nhìn thấy những gi? CH: Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh, dũng cảm? - HS trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi sau: CH: Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ? CH: Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì? CH: Nêu nội dung chình của bài? - HS trả lời theo ý hiểu của mình. - GV nhận xét, ghi bảng. c, Hướng dẫn đọc diễn cảm. - GV mở bảng phụ đã ghi sẵn 2 phần đầu của bài treo lên bảng, hướng dẫn HS luyện đọc. - HS nhìn bảng phụ đọc bài. - HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - GV nhận xét cách đọc của từng HS. (1’) (29’) (10’) (10’) (9’) - Bài chia làm 3 phần: + Phần 1: Từ đầu ... đến “ra bìa rừng chưa?”. + Phần 2: Tiếp theo ... đến “bắt bọn trộm, thu lại gỗ” + Phần 3: Phần còn lại. - Rô bốt, ngoan cố, còng tay. . + Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào + Hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài; bọn trộm bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ vào buổi tối. + Những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh: Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng gọi điện báo công an. + Những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người dũng cảm: Chạy đi gọi điện thoại bắt bọn trộm gỗ. + Vì bạn yêu rừng, sợ rừng bị phá. + Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung. * Nội dung: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. 4. Củng cố (1’). - HS nhìn bảng đọc lại nội dung chính của bài. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò (1’). - Về nhà đọc lại bài, xem trước bài “ Trồng rừng ngập mặn” Tiết 5. Khoa học. Tiết 25. NHÔM (trang 52) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Sau bài học HS biết kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng làm bằng nhôm. Nêu tính chất và nguồn gôc của nhôm. Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoạc hợp kim của nhôm cs trong gia đình. 2. Kĩ năng: - Quan sát và phát hiện một vài tính chất của nhôm. 3. Thái độ: - Giáo dục hS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học. - GV: - Thìa nhôm, mâm nhôm. - HS: III. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức (1’). 2. Kiểm tra bài cũ ( 1’). - Kể tên một số đồ dùng làm bằng đồng mà em biết? ( Mâm đồng, các nhạc cụ làm bằng đồng như kèn, chiêng, hoạc chế tạo vũ khí, đúc tượng, ) 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Làm việc với các thông tin, tranh ảnh đồ vật sưu tầm được. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm - HS các nhóm kể tên các đồ dùng làm bằng nhôm. Thư kí của nhóm ghi lại. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 3: Làm việc với vật thật. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm - HS làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng: Quan sát các đồ dùng làm bằng nhôm đã sưu tầm được, mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của các đồ dùng làm bằng nhôm. - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. các nhóm còn lại bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 4: Làm việc với SGK. - HS đọc các thông tin trong SGK và ghi ra nháp theo chỉ dẫn ở mục thực hành ở trang 53 SGK. - HS tiếp nối nhau trình bày bài của mình trước lớp. - GV nhận xét, kết luận. (1’) (10’) (10’) (10’) * Kết luận: Nhôm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất ô tô, máy bay, tàu thủy, * Kết luận: Các đồ dùng làm bằng nhôm đều nhẹ có màu sáng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng. * Kết luận: Nhôm là kim loại dễ bị a – xít ăn mòn. 4. Củng cố (1’). - GV hệ thống lại bài. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò (1’). - Về nhà ôn bài, xem trước bài “ Đá vôi” Tiết 6. Kĩ thuật. Tiết 13 CẮT, KHÂU, THÊU TÚI XÁCH TAY ĐƠN GIẢN ( tiết 2) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - HS thực hành cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản. 2. Kĩ năng: - Thực hành theo đúng quy trình GV đã hướng dẫn. 3. Thái độ: - Yêu thích sản phẩm mình làm ra. II. Đồ dùng dạy học. - GV: - Dụng cụ cắt, khâu, thêu lớp 5. - HS: III. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức (1’). 2. Kiểm tra bài cũ (1’). - HS nhắc lại nội dung của bài trước. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Thực hàn cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản. - GV kiểm tra sản phẩm HS đo cắt ở giờ trước. - GV nhận xét và nêu thời gian thực hành. - HS thực hành vẽ mẫu thêu lên vải. - HS thực hành thêu, trang trí, khâu các bộ phận của túi xách tay. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập của HS. - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm - GV nhắc lại các yêu cầu của sản phẩm. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS theo các mức sau: hoàn thành (A), chưa hoàn thành (B), hoàn thành trước thời gian quy định, sản phẩm đẹp, đảm bảo kĩ thuật được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+). (1’) (20’) (10’) + Giống nhau: Cùng phải chuẩn bị gạo, nước sạch, rá và chậu để vo gạo. + Khác nhau về dụng cụ và nguồn cung cấp nhiệt khi nấu cơm. 4. Củng cố (1’). - GV hệ thống lại bài. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò (1’). - Về nhà xem lại bài, chuẩn bị cho giờ sau “ Thực hành cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản” * Tự rút kinh nghiệm sau buổi dạy: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2009 Tiết 1. Tiếng Anh. GV BỘ MÔN LÊN LỚP Tiết 2. Toán. Tiết 62. LUYỆN TẬP CHUNG ( trang 62) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức:- Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân. Củng cố về giải toán có lời văn liên quan đến đại lượng tỉ lệ. 2. Kĩ năng: - Vận dụng tính chất nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân trong thực hành tính. 3. Thái độ:- Yêu thích môn học, ham tìm hiểu về toán học. II. Đồ dùng dạy học. - GV: - Phiếu bài tập (bài tập 3) - HS: III. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức (1’): Hát, sĩ số: .../ 7. 2. Kiểm tra bài cũ. (2’): HS làm lại bài 2 của giờ trước. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập. - HS nêu yêu cầu của bài. - GV Hướng dẫn HS làm bài. - 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét, sửa cách đọc cho HS. - HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS làm bài. - 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét, chữa bài. - HS n ... vào vở và nêu nhận xét. - GV nhận xét, ghi bảng. - HS đầu bài trong SGK, cả lớp đọc thầm. - 1HS nêu tóm tắt đầu bài. - GV hướng dẫn HS làm bài. - 1HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét, chữa bài. ( 1’) (10’) (18’) Ví dụ1: 213,8 : 10 = ? 213,8 10 * Nếu ta chuyển dấu 13 21,38 phẩy của số 213,8 sang 38 bên trái một chữ số ta 80 cũng được 21,38. 213,8 : 10 = 21,38 Ví dụ 2: 89,13 : 100 = ? 89,13 100 * Nếu ta chuyển dấu 9 13 0,8913 phẩy của số 89,13 130 sang bên trái hai chữ 300 ta cũng được 0,8913 0 89,13 : 100 = 0,8913 * Quy tắc: Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái lần lượt môt, hai, ba, ... chữ số. Bài 1(66) Tính nhẩm. a, 43,2 : 10 = 4,32 0,65 : 10 = 0,065 23,7 ; 10 = 2,37 2,07 : 10 = 0,207 b, 432,9 : 100 = 4,329; 2,23 : 100 = 0,0223 13,96 : 1000 = 0,01396 999,8 : 1000 = 0,9998 Bài 2(66) Tính nhẩm rồi so sánh kết quả a, 12,9 : 10 và 12,9 x 0,1 12,9 : 10 = 1,29 12, 9 x 0,1 = 1,29 b, 123,4 : 100 và 123,4 x 0,01 123,4 : 100 = 0,1234 123,4 x 0,01 = 0,1234 * Nhận xét: Khi ta chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, chính là ta lấy số đó nhân với 0,1; 0,01; 0,001, bài 3(66) Tóm tắt Có : 537,25 tấn gạo Lấy ra : số gạo Còn lại : tấn gạo? Bài giải Số gạo lấy ra là: 537,25 : 10 = 53,725 (tấn) Số gạo còn lạ trong kho là: 537,25 – 53,275 = 483,525 (tấn) Đáp số: 483,525 tấn gạo 4. Củng cố ( 1’). - GV hệ thống lại bài. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò ( 1’). - Về nhà ôn lại bài, xem trước bài “ Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân” Tiết 2. khoa học. Tiết 26. ĐÁ VÔI (trang 54) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Sau bài học HS biết kể tên một số vùng núi đá vôi, hang động của chúng ta. Nêu một số tính chất của đá vôi. Nêu ích lợi của đá vôi. 2. Kĩ năng: - Quan sát, nhận biết dá vôi. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học thích tìm hiểu khoa học. II. Đồ dùng dạy học. - GV: - Mẫu đá vôi, giấm chua. - HS: - Sưu tầm tranh ảnh về các dãy núi đá vôi. III. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức (1’). 2. Kiểm tra bài cũ (3’): Nêu một số tính chất của nhôm? ( Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ hơn sắt, có thể kéo thành sợi hoặc dát mỏng. Nhôm không bị gỉ tuy nhiên bị a – xít ăn mòn. Nhôm có tính dẫn nhiệt, dẫn điện) 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được. - GV chia nhóm và phát bảng nhóm và hướng dẫn các nhóm làm việc. - HS làm việc theo nhóm như GV đã hướng dẫn. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 3: Làm việc với mẫu vật thật hoặc quan sát hình. - GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm thực hành theo hướng dẫn trang 55 SGK và ghi kết quả làm việc ra giấy. - GV quan sát hướng dẫn các nhóm thực hành. - Đai diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp - GV nhận xét, kết luận. (1’) (12’) (17’) * Kết luận: Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi ... làm phấn viết ... * Kết luận: Đá vôi khoongc]ngs lắm. Dưới tác dụng của a – xít thì đá vôi bị sùi bọt. 4. Củng cố (1’). - GV hệ thống lại bài. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò (1’). - Về nhà ôn bài, xem trước bài “ Gốm xây dựng: Gạch, ngói”. Tiết 3. Luyện từ và câu Tiết 26. LUYÊN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ ( trang 131). I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Luyện tập sử dụng các cặp qun hệ từ. 2. Kĩ năng: - Nhận biết các cặp quan hệ từ trong câu và tác dụng của chúng. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học, thích tìm hiểu về từ nhiều nghĩa. II. Đồ dùng dạy học. - GV: - Bảng phụ ghi nội dung đoạn văn ở bài tập 2 và bài tập 3(131 – 132) - HS: III. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 2’) - HS đọc kết quả bài tập 3 ở giờ trước. - GV nhận xét, chữa bài. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập. - HS đọc yêu cầu của bài tập, đoc cả hai đoạn văn trong SGK - GV hướng dẫn HS làm bài. - HS làm bài vào vở và đọc kết quả trước lớp. - GV nhận xét, chữa bài. - GV mở bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ở ý a treo lên bảng. - HS nhìn bảng phụ đọc yêu cầu của bài, đọc cả đoạn văn. - GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài. - HS làm bài trên bảng nhóm theo nhóm đôi. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - GV cùng các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. - GV mở bảng phụ đã ghi săn nội dung 2 đoạn văn ở bài 3 treo lên bảng. - HS nêu yêu cầu của bài tập, đọc cả các đoạn văn. - GV hướng dẫn HS làm bài. - HS làm bài theo nhóm đôi, đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp. - GV mở bảng phụ ghi sẵn lời giải treo lên bảng và chữa bài. ( 1’) ( 30’) Bài 1(131) Tím các cặp quan hệ từ trong mỗi đoạn văn. + Các cặp quan hệ từ: - Câu a: nhờ ... mà. - Câu b: không những ... mà còn. Bài 2( 131) Hãy chuyển mỗi cặp quan hệ từ trong đoạn văn thành một câu sử dụng các cặp quan hệ từ vì ... nên hoặc chẳng những ... mà ... a, Mấy năm qua, vì chúng ta đã làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để người dân thấy rõ ... nên ven biển các tỉnh như ... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn. Bài 3(132) Hai đoạn văn sau có gì khác nhau? Đoạn nào hay hơn? Vì sao? + So với đoạn a, đoạn b có thêm một số quan hệ từ và cặp quan hệ từ ở các câu sau: - Câu 6: Vì vậy, Mai ... - Câu 7: Cũng vì vậy, cô bé ... - Câu 8: Vì chẳng kịp ... nên cô bé ... + Đoạn a hay hơn đoạn b. Vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 ở đoạn b làm cho câu văn nặng nề. * Kết luận: Cần sử dụng các quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ. Việc sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ các cặp quan hệ từ sẽ gây tác dụng ngược lại, như đoạn b – bài tập 3. 4. Củng cố ( 1’). - GV hệ thống lại bài. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò ( 1’) - Về nhà ôn bài, xem trước bài “ Ôn tập về từ loại”. Tiết 4. Tập làm văn. Tiết 26. LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI ( trang 132). ( Tả ngoại hình) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về đoạn văn. HS viết được đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có. 2. Kĩ năng: - Viết được đoạn văn dựa vào dàn ý đã có. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học. - GV: - Bảng phụ viết đề bài; gợi ý 4, dàn bài văn tả một người em thường gặp. - HS: III. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức ( 1’). 2. Kiểm tra bài cũ (1’): - HS trình bày dàn ý bài văn tả một người mà em thường gặp. GV nhận xét cho điểm. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập. - GV mở bảng phụ đã ghi sẵn đề bài treo lên bảng. - HS đọc đề bài trên bảng lớp. - 4HS tiếp nối nhau đọc 4 gợi ý trong SGK. - 1HS đọc gợi ý 4 trên bảng phụ. - GV nhắc nhở HS trước khi làm bài. - HS xem lại phần tả ngoại hình nhân vật trong dàn ý, kết quả quan sát, viết đoạn văn; viết xong tự kiểm tra theo gợi ý 4. - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn trước lớp. GV cùng HS cả lớp nhận xét, cho điểm những đoạn văn viết có ý riêng, ý mới, những đoạn văn hay. (1’) (30’) Đề bài: Dựa theo dàn ý đã lập trong bài trước, hãy viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp. 4. Củng cố (1’). - GV hệ thống lại bài. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò (1’). - Về nhà xem lại bài, chuẩn bị làm bài viết “ Luyện tập làm biên bản cuộc họp” Tiết 5. Đạo đức. Tiết 13. TÔN TRỌNG PHỤ NỮ ( trang 22) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Học xong bài này, HS biết cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần phải tôn trọng phụ nữ. Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái. 2. Kĩ năng: - Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày. 3. Thái độ: - Có ý thức giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày. II. Đồ dùng dạy học. - GV: - Thẻ màu dùng cho hoạt động 3, tiết 1. - HS : - Tranh, ảnh, các bài thơ, bài hát nói về người phụ nữ Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức (1’). 2. Kiểm tra bài cũ (1’). - HS nêu lại nội dung ghi nhớ của bài trước. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin trang 22 SGK. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Mỗi nhóm quan sát, chuẩn bị giới thiệu một bức tranh trong SGK. - HS các nhóm chuẩn bị - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - HS thảo luận theo các gợi ý sau: CH: Em hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết? CH: Tại sao những người phụ nữ là những người đáng kin hs trọng? - HS tiếp nối nhau trình bày ý kiến của mình, cả lớp bổ sung. - 2HS đọc ghi nhớ trong SGK. Hoạt động 3: Thực hành. - 1HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài cá nhân. - HS tiếp nối nhau trình bày trước lớp, cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV kết luận. - HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS cách bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ. - GV phát cho mỗi HS 3 thẻ màu xanh, đỏ, vàng. - GV nêu từng tình huống của bài tập. - HS dùng thẻ màu để bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành. - GV nhận xét, kết luận. (1’) (10’) (20’) * Kết luận: Bà Nguyễn Thị Định, ... thể thao kinh tế. Bài 1(24) Trong các việc làm sau đây, việc làm nào của các bạn nam thể hiện sự tôn trọng phụ nữ? * Kết luận: Các việc làm thể hiện sự tôn trọng phụ nữ là: (a), (b). Các việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ là: (c), (d). Bài 2(24) Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào? * Kết luận: Tán thành với các ý kiến (a), (d). + Không tán thành với các ý kiến (b), (c), (đ), vì các ý kiến này thể hiện sự thiếu quan tâm đến phụ nữ. 4. Củng cố (1’). - GV hệ thống lại bài. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò (1’). - Về nhà ôn bài, chuẩn bị cho tiết 2. Tiết 6. Giáo dục ngoài giờ. SINH HOẠT LỚP I. Nhận xét các hoạt động trong tuần. 1. Đạo đức. - Nhìn chung các em ngoan lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết nội bộ tốt. - Bên cạnh đó vẫn còn một số em hay nói tục trong các giờ ra chơi. 2. Học tập. - Đa số các em đã có ý thức học bài và làm bài ở nhà. 3. Lao động. - Các em tham gia đầy đủ các buổi lao động do trường tổ chức. 4. Các hoạt động khác. - Các em tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường và Đội phát động. II. Phương hướng tuần tới. - Phát huy những ưu điểm đã đạt được trong tuần 13. - Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. * Tự rút kinh nhiệm sau buổi dạy:
Tài liệu đính kèm: