Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 (tiết 6)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 (tiết 6)

Mục tiêu :

- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.

- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trong người già, yêu thương em nhỏ.

- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.

 

doc 33 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1164Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 (tiết 6)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 15 tháng 11 năm 2010
ĐẠO ĐỨC:
Bài 13: KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (tiết 2)
I. Mục tiêu : 
- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trong người già, yêu thương em nhỏ.
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Đồ dùng để đóng vai. Phiếu bài tập. 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Kiểm tra bài cũ: 
+ Vì sao chúng ta phải kính trọng người già, yêu quý em nhỏ ? 
+ Chúng ta cần thể hiện lòng kính già, yêu trả như thế nào ? 
- HS trả lời 
* Hoạt động 1: Đóng vai để xử lý tình huống 
- GV tổ chức HS hoạt động nhóm đóng vai xử lý các tình huống ở bài tập 2: 
- GV theo dõi 
- Kết luận: Khi gặp người già em cần nói năng chào hỏi lễ phép. Khi gặp em nhỏ các em phải nhường nhịn, giúp đỡ. 
- HS thảo luận nhóm tìm cách ứng xử để đóng vai 
Tổ 1: Tình huống a
Tổ 2 : Tình huống b
Tổ 3: Tình huống c
- HS tiến hành đóng vai xử lý tình huống.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét 
* Hoạt động 2: Làm bài tập 3-4/SGK
- GV phát phiếu học tập có ghi bài tập 3,4.
- GV theo dõi 
- GV kết luận: Nêu lại các đáp án chính xác.
- HS thảo luận nhóm rồi điền vào phiếu bài tập: 
Ngày 1 tháng 6 
Ngày 1 tháng 10 
b, d
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- HS lắng nghe
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về truyền thống “Kính già, yêu trẻ”.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận tìm các phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện "Kính già, yêu trẻ" của dân tộc ta. 
- Kết luận: Đó là những phong tục, tập quán tốt đẹp, chúng ta cần tiếp tục giữ gìn và phát huy. 
* Củng cố, dặn dò:
- Chúng ta cần làm gì khi gặp trẻ em và người lớn tuổi ?
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học.
- huẩn bị tiết học sau: 
- HS thảo luận nhóm 
+ Người già luôn được chào hỏi, kính trọng 
+ Con cháu luôn quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ
+ Tổ chức lễ thượng thọ của ông bà, cha mẹ
+ Trẻ em được mừng tuổi, tặng quà mỗi dịp lễ, Tết. 
- Các nhóm khác bổ sung
- HS lắng nghe.
- 2, 3 hs trả lời. 
- 2, 3 hs đọc.
Toán 
Tiết 61 : Luyện tập chung
I. Mục tiêu
 Giúp HS :
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân các phân số thập phân.
- Biết nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.
- Giáo dục HS yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy – học
 - Bảng số trong bài tập 4a, viết sẵn trên bảng phụ.
 - HTTC : cá nhân, lớp, nhóm . 
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới:
2.1.Giới thiệu bài : 
- GV giới và ghi tựa bài lên bảng. 
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
* Tính :
a.8,6 x ( 19,4 + 1,3) 
= 8,6 x 20,7
= 178,02
b. 54,3 – 7,2 x 2,4
= 54,3 – 17,2
= 37,02
- HS nghe.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) b) c) 
 48,16
 375,86 80,475 3,4 
 + 29,05 - 26,827 19264
 404,91 53,648 14448 
 163,744 
- GV gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV yêu cầu 3 HS vừa lên bảng nêu cách tính của mình.
- GVnhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi :
+ Muốn nhân một số thập phân với 10,100,1000,... ta làm như thế nào ?
+ Muốn nhân một số với 0,1 ; 0,01 ; 0,001,... ta làm thế nào ?
- GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc trên để thực hiện nhân nhẩm.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
Bài 4:
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS tự tính phần a.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.
+ Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức :
(a+b) c và a c + b c khi
a = 2,4 ; b = 3,8 ; c= 1,2
+ Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức 
a+b) c và a c + b c khi 
a = 6,5 ; b = 2,7 ; c= 1,2
- Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của hai biểu thức (a+b) c và a c + b c như thế nào so với nhau ?
- GV viết lên bảng :
(a+b) c = a c+ b c
- GV yêu cầu HS nêu quy tắc nhân một tổng các số tự nhiên với một số tự nhiên.
- GV hỏi : Quy tắc trên có đúng với các số thập phân không ? Hãy giải thích ý kiến của em.
- GV kết luận : Khi có một tổng các số thập phân với một số thập phân , ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau.
b) (HS khá, giỏi)
- GV yêu cầu HS vận dụng quy tắc vừa học để làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
3 Củng cố – dặn dò:
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính và kết quả tính.
- 3 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS Trả lời :
+ Muốn nhân một số thập phân với 
10,100,1000,... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một,hai,ba...chữ số 0.
+ Muốn nhân nhẩm một số thập phân với 
0,1 ; 0,01 ; 0,001 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một,hai, ba...chữ số 0.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 78,29 10 = 782,9
b) 78,29 0,1 = 7,829
b) 265,307 100 = 26530,7
265,307 0,01 = 2,65307
- 1 HS nhận xét bài của bạn, HS cả lớp theo dõi bổ xung ý kiến.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau và bằng 7,44.
+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau và bằng 7,36.
- Giá trị của hai biểu thức này bằng nhau.
- 1 HS nêu trước lớp.
- HS nêu : Quy tắc trên cũng đúng với các số thập phân vì trong bài toán trên khi thay các chữ bằng các số thập phân ta cũng luôn có
(a + b) c = a c + b c.
- HS nghe và ghi nhớ quy tắc ngay tại lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a.	9,3 6,7 + 9,3 3,3,
 = 9,3 (6,7 + 3,3)
 = 9,3 10 = 93
b. 7,8 0,35 + 0,35 2,2(trên chuẩn)
 = (7,8 + 2,2) 0,35
 = 10 0,35 = 3,5
- HS chú ý để thực hiện.
LỊCH SỬ:
Bài 13: "THÀ HI SINH TẤT CẢ CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC"
I. Mục tiêu: 
- Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp:
+ Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập, nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.
+ Rạng sáng ngày 19/12/1946 ta quyết định toàn quốc kháng chiến.
+ Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc.
II. Đồ dùng dạy -học: 
- Các hình minh họa trong SGK. 
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1./ Kiểm tra bài cũ.
.+ Vì sao nói: Ngay sau cách mạng Tháng Tám nước ta ở trong tình thế "Nghìn cân treo sợi tóc".
+ N.dân ta đã làm gì để chống lại "giặc đói" và "giặc dốt" ?
-Trả lời câu hỏi.
-Theo dõi, nhận xét bổ sung
2./ Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 1: Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta
+ Sau ngày cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp đã có hành động gì?
+ Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì?
+ Trước hoàn cảnh đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta phải làm gì?
- Đánh chiếm Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng.
- Gửi tối hậu thư .
- Xâm lược nước ta một lần nữa.
- Cầm súng đứng lên chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Hoạt động 2: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh 
+ Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến vào khi nào?
+ Ngày 20-12-1946 có sự kiện gì xảy ra?
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì? Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện điều đó rõ nhất?
- Giáo viên mở rộng thêm.
- Đêm 18 rạng sáng 19-12-1946
- Đài TNVN phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 
- 1 HS đọc lời kêu gọi của Bác Hồ. Cho thấy tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của nhân dân ta.Câu: Chúng ta thà hy sinh.
Hoạt động 3:"Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"
+ Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.
+ ở các địa phương nhân dân đã kháng chiến với tinh thần như thế nào?
- Đàm thoại:
+ Quan sát hình 1 và cho biết hình chụp cảnh gì?
+ Hình minh họa chụp cảnh gì? Cảnh này thể hiện điều gì?
+ Ở các địa phương, nhân dân đã chiến đấu với tinh thần như thế nào?
* Kết luận: Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, cả dân tộc Việt Nam đã đứng lên kháng chiến với tinh thần "Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ".
- Đọc SGK, quan sát hình minh họa
- Học sinh làm việc theo nhóm
- 3 học sinh thi thuật lại.
- Cả lớp bổ sung ý kiến và bình chọn bạn thuật lại đúng, hay nhất.
- Cảnh ở phố Mai Hắc Đế (HN), nhân dân dùng giường, tủ, bàn, ghế dựng chiến lũy để ngăn cản quân Pháp 
- Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.
- Một số học sinh trình bày.
- HS liên hệ về cuộc chiến đấu của nhân dân quê hương em trong những ngày toàn quốc kháng chiến.
3. Cñng cè, dÆn dß:
+ GV chèt l¹i c¸c néi dung HS cÇn nhí
+ Nªu c¶m nghÜ cña em vÒ nh÷ng ngµy ®Çu toµn quèc kh¸ng chiÕn.
- HS hÖ thèng l¹i c¸c kiÕn thøc võa häc.
- 2, 3 hs trả lời.
+ Tæng kÕt giê häc, chuÈn bÞ bµi sau
Thứ ba, ngày 16 tháng 11 năm 2010
Tập đọc.
Bài 25: Người gác rừng tí hon.
Theo Nguyễn Thị Cẩm Châu
I. Mục tiêu 
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến biến các sự việc.
- Hiểu nội dung bài: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
- Trả lời được các câu hỏi 1,2,3b.
- Giáo dục HS ý thức giữ rừng và bảo vệ rừng .
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn, câu văn cần hướng dẫn luyện đọc.
- HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc thuộc bài thơ: Hành trình của bầy ong 
H: Em hiểu câu thơ: Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào. ntn? 
H; Hai dòng thơ cuối bài tác giả muốn nói đến điều gì về công việc của bầy ong?
H: Nội dung chính của bài thơ là gì?
- GV nhận xét và ghi điểm 
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh
GV: Bảo vệ môi trường không chỉ là việc làm của người lớn mà trẻ em cũng rất tích cực tham gia. Bài tập đọc người gác rừng tí hon sẽ kể cho các  ... chính
dung chính đã học trong chương 1.
- HS nhắc lại cách đính khuy, thêu dấu nhân và những nội dung đã học trong phần nấu ăn.
- Nhận xét và tóm tắt những nội dung HS vừa nêu. 
Hoạt động 2. HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành
- GV nêu mục đích, yêu cầu làm sản phẩm tự chọn: 
+ Củng cố những kiến thức, kĩ năng về khâu, thêu đã học.
+ Mỗi HS sẽ hoàn thành một sản phẩm.
- Chia nhóm và phân công vị trí làm việc của các nhóm.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm và phân công nhiệm vụ chuẩn bị ( nếu chọn nội dung nấu ăn).
- GV ghi tên sản phẩm các nhóm đã chọn và kết luận hoạt động 2.
3./ Củng cố – dặn dò 
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. 
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị dụng cu, vật liệu để giờ sau thực hành “Cắt, khâu, thêu tự chọn”
đã học trong chương 1.
- HS nhắc lại cách đính khuy, thêu dấu nhân và những nội dung đã học .
- Hs chú ý nghe.
- Chí lớp thành 3 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm tự suy nghĩ, thảo luận để tìm ra các sản phẩm cần làm.
- Các nhóm trình bày sản phẩm tự chọn và những dự định công việc sẽ tiến hành.
Luyện từ và câu.
Bài 26: Luyện tập về quan hệ từ
I. Mục tiêu 
- Nhận biết được các cặp quan hệ từ theo yêu cầu của BT1.
- Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp(BT2); bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh hai đoạn văn(BT3).
- HS khá, giỏi nêu được tác dụng của quan hệ từ(BT3).
II. Đồ dùng dạy học
 - Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp.
 - HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn viết về đề tài bảo vệ môi trường.
- Nhận xét cho điểm
 B. Bài mới :
 1. Giới thiệu bài 
 2. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1:
- Gọi HS đọc đề.
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS lên làm
- GV cùng cả lớp nhận xét 
- 3 HS đọc
- HS đọc yêu cầu
- Hs tự làm bài
- HS lên bảng làm bài
+ Cặp quan hệ từ nhờ.... mà biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả:
a) Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương , môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng.
+ Cặp quan hệ từ không những....mà còn biểu thị quan hệ tăng tiến.
b) Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển , cung cấp đủ giống không những cho hàng ngàn đầm cua ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở các vùng lân cận.
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- H: Mỗi đoạn văn a và b đều có mấy câu?
- H: Yêu cầu của bài tập là gì?
HS tự làm bài tập 
- Gọi HS lên bảng làm bài 
- GV cùng cả lớp nhận xét 
- HS đọc
- Mỗi đọan văn đều có 2 câu
- Yêu cầu bài là chuyển 2 câu văn đó thành 1 câu trong đó có sử dụng quan hệ từ vì...nên, hoặc chẳng những....mà còn
- 2 HS lên bảng làm
a) Mấy năm qua vì chúng ta làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều nên ở ven biển các tỉnh như... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.
b) chẳng những ở ven biển các tỉnh như bến tre, trà vinh ... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn mà rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ngoài biển...
Bài tập 3(hs khá, giỏi)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS thảo luận. 
- Gọi HS trả lời
H: 2 đoạn văn có gì khác nhau?
H: Đoạn văn nào hay hơn? Vì sao?
H: khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý những gì?
KL: Chúng ta cần sử dụng các quan hệ từ đúng lúc , đúng chỗ. Nếu không sẽ làm cho câu văn thêm rườm rà , khó hiểu nặng nề hơn.
3. Củng cố - dặn dò:
- Hãy nêu các cặp quan hệ từ mà em biết ?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết học sau:
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận
- HS trả lời
+ So với đoạn a , đoạn b có thêm một số quan hệ từ và cặp quan hệ từ một số câu sau: Câu 6: Vì vây...
Câu 7: Cũng vì vậy
Câu 8: vì...nên
+ Đoạn a hay hơn vì các cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 làm câu văn thêm rườm rà.
- Khi sử dụng quan hệ từ cần sử dụng đúng lúc đúng chỗ đúng mục đích.
- HS chú ý lắng nghe và ghi lại.
- 2, 3 hs trả lời, gv và hs bổ sung.
Tập làm văn .
Bài 26: Luyện tập tả người ( tả ngoại hình)
I. Mục tiêu
- Viết đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV chuẩn bị 1 dàn ý hoàn chỉnh.
 - HS chuẩn bị dàn ý tả một người mà em thường gặp.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ:
- Chấm dàn ý bài văn tả người mà em thường gặp
- Nhận xét bài làm của HS
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài
- Nêu mục đích yêu cầu bài
 2. Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- Gọi HS đọc gợi ý
- Yêu cầu HS đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý.
- GV đọc dàn ý của mình để hs theo dõi, dựa vào đó để tự mình lập dàn ý. 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV theo dõi, uốn nắn những em yếu. 
- Gọi HS đọc đoạn văn mình viết 
- GV chú ý sửa lỗi diễn đạt , dùng từ
- Nhận xét cho điểm HS
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn chưa đạt và xem lại hình thức trình bày một lá đơn
- 5 HS mang vở cho GV chấm
- HS chú ý nghe.
- HS đọc yêu cầu bài 
- HS đọc gợi ý(SGK)
- HS đọc
- HS tự làm bài 
- HS đọc bài mình viết
VD : Em rất yêu quý bạn Tuấn. Tuấn bằng tuổi em nhưng cậu ta bé hơn chúng bạn cùng lứa một chút. Cách ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng làm cho vóc dáng của cậu cứng cáp hơn. Mái tóc cắt ngắn để lộ vầng trán thông minh và khuân mặt khôi ngô, tuấn tú. Đôi mắt Tuấn sáng ngời, ẩn dưới đôi chân mày đen nhánh. Tuấn gây được cảm tình với mọi người ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi cái miệng rất có duyên của cậu .
- HS chú ý theo dõi, rút kinh nghiệm.
Toán 
Tiết 65: Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,....
I. Mục tiêu
 Giúp HS :
- Biết và vận dụng được quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...và vận dụng để giải bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng :
Bảng phụ ghi VD 1 .
SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới:
2.1.Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu : Trong tiết học này chúng ta cùng học cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...
2.2.Hướng dẫn thực hiện chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...
a) Ví dụ 1
- GV treo bảng phụ yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 213,8 : 10.
- GV nhận xét phép tính của HS, sau đó hướng dẫn các em nhận xét để tìm quy tắc nhân một số thập phân với 10.
+ Em hãy nêu rõ số bị chia, số chia, trong phép chia 213,8 : 10 = 21,38.
+ Em có nhận xét gì về số chia 213,38 và thương 21,38.
+ Như vậy khi cần tìm thương 213,8 : 10 không cần thực hiện phép tính ta có thể viết ngay thương như thế nào ?
b) Ví dụ 2
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính 89,13 : 100.
- GV hướng dẫn phép tính của HS, sau đó hướng dẫn HS nhận xét để tìm ra quy tắc chia một số thập phân cho 100.
+ Em hãy nêu rõ số bị chia, số chia, thương của phép chia 89,13 : 100 = 0,8913.
+ Em có nhận xét gì về số bị chia 89,13 và thương 0,8913 ?
+ Như vậy khi cần tìm thương 89,13 không cần thực hiện phép chia ta có thể viết ngay thương như thế nào ?
c) Quy tắc chia một số thập phân với 10,100,1000....
- GV hỏi : Qua ví dụ trên bạn nào cho biết:
+ Khi muốn chia một số thập phân cho 10 ta có thể làm như thế nào ?
+ Khi muốn chia số thập phân cho 100 ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho 10,100,1000,....
2.3.Luyện tập – thực hành
Bài 1(cá nhân)
- GV yêu cầu HS tính nhẩm.
- GV theo dõi và nhận xét bài làm của HS.
Bài 2(nhóm)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi 1 HS yêu cầu nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV hỏi : Em có nhận xét gì về cách làm khi chia một số thập phân cho 10 và nhân một số thập phân với 0,1 ?
- Gv hỏi : Em có nhận xét gì về cách làm khi chia một số thập phân cho 100 và nhân một số thập phân với 0,01 ?
Bài 3(lớp)
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Gv nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
* Tính :
a. 40,8 : 12 – 2,03
= 3,4 – 2,03
 = 1,37
b. 6,72 : 7 + 2,15
 = 0,96 + 2,15
 = 3,11
- HS nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
 213,8 10 
 13
 38 21,38
 80
 0
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
- HS nêu : 
* Số bị chia là 213,8
* Số chia là 10
* Thương là 21,38
+ Nếu chuyển dấu phẩy của 213,8 sang bên trái một chữ số thì ta được số 21,38.
+ Chuyển dấu phẩy của 21,38 sang bên trái một chữ số thì ta được số thương của 213,8 : 10 = 21,38
- 1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 89,13 100
 9 13
 130 0,8913
 300 
 0 
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
+ HS nêu : 
* Số bị chia là 89,13
* Số chia là 100
* Thương là 0,8913
+ Nếu chuyển dấu phẩy của 89,13 sang bên trái hai chữ số thì ta được số 0,8913.
+ Chuyển dấu phẩy của 89,13 sang bên trái hai chữ số thì ta được số thương của 89,13 : 100 = 0,8913.
+ Khi muốn chia một số thập phân cho 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một chữ số.
+ Khi muốn chia một số thập phân cho 100 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái hai chữ số.
- 3 đến 4 HS nêu trước lớp, HS cả lớp học thuộc quy tắc ngay tại lớp.
- HS tính nhẩm, sau đó tiếp nối nhau đọc kết quả trước lớp, mỗi HS làm 2 phép tính.
- 2 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 12,9 : 10 = 12,9 0,1
 1,29 1,29
b) 123,4 : 100 = 123,4 0,01
 1,234 1,234
- HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 4 HS lần lượt nêu trước lớp, mỗi HS nêu 2 phép tính của mình.
- Khi thực hiện chia một số thập phân cho 10 hay nhân một số thập phân với 0,1 ta đều chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang bên trái một chữ số.
- Khi thực hiện chia một số thập phân cho 100 hay nhân một số thập phân với 0,01 ta đều chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang bên trái hai chữ số.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cảlớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số tấn gạo đã lấy đi là :
537,25 : 10 = 53,725 (tấn)
Số tấn gạo còn lại trong kho là :
537,25 – 53,725 = 483,525 (tấn)
Đáp số : 483,525 (tấn)
- HS chú ý để thực hiện.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN.
I.Ưu điểm
II.Khuyết điểm.
III. Phương hướng khắc phục ở tuần tới.
KÍ DUYỆT
	 Tuần: 13
Tổ trưởng: Nhận xét, duyệt. 
Ban giám hiệu duyệt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13.doc