Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 (tiết 2)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 (tiết 2)

. Mục tiêu :

- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và trong xã hội.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.

- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày.

 

doc 32 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1088Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai, ngày 29 tháng 11 năm 2010
Đạo đức.
Bài 15:TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (tiết 2)
I. Mục tiêu : 
- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và trong xã hội.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học : 
- GV: Phiếu học tập 
- HS : thẻ màu 
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Kiểm tra bài cũ: 
- Vì sao chúng ta cần tôn trọng phụ nữ ? 
- Chúng ta cần thể hiện thái độ tôn trọng phụ nữ như thế nào ? 
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống 
- GV tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm 4 để nêu cách xử lí mỗi tình huống. 
- GV theo dõi. 
- Kết luận: 
+ Chọn trưởng nhóm phụ trách Sao cần xem xét khả năng của bạn chứ không nên chọn vì lí do là bạn trai. 
+ Mọi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. 
* Hoạt động 2: (10’) Làm bài tập 4, SGK 
- GV phát phiếu học tập và nêu yêu cầu 
- GV theo dõi 
- GV kết luận : nêu các đáp án đúng. 
* Củng cố - dặn dò:
- Người phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình và trong xã hội. Họ xứng đáng được mọi người tôn trọng. 
- Chuẩn bị bài 8 
- Nhận xét tiết học 
- HS trả lời 
- HS thảo luận theo nhóm. 
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- Các nhoám khác trao đổi, nhận xét 
- HS lắng nghe 
- HS làm việc theo nhóm: đánh dấu X vào các ô trống các câu : a, b, d, đ 
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- HS chú ý lắng nghe.
Toán .
Tiết 71: Luyện tập
I.Mục tiêu
 Giúp HS :
Biết chia một số thập phân cho một số thập phân.
Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng :
GV : SGK, bảng phụ ghi sẵn BT 1.
HS : SGK, vở ghi .
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới:
2.1.Giới thiệu bài : Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về chia mốt số thập phân cho một số thập phân.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(3 nhóm)
- GV treo bảng phụ, cho HS nêu yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài cho HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu 4 HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2( cá nhân)
- GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 ( lớp)
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- Bài toán cho ta biết gì ? Yc làm gì ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Muốn tính được 5,32 kg có tất cả là bao nhiêu lít dầu ta làm ntn ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò.
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
* Tính :
a. 28,5 : 2,5 = 11,4
b. 29,5 : 2,36 = 12,5
- HS nghe.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 4 HS lần lượt nêu trước lớp như phần ví dụ của tiết 70, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến.
Kết quả tính đúng là :
a) 17,55 : 3,9 = 4,5
b) 0,603 : 0,009 = 6,7
c) 0,3068 : 0,26 = 1,18
- 1 HS nêu : Bài tập yêu cầu chúng ta tìm .
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a) 1,8 = 72
 = 72 : 18
 = 40
- HS nhận xét bài làm của bạn cả cách làm và các kết quả tính.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
* Tóm tắt : 3,925 kg : 5,2 lít 
 5,32 kg :  lít ?
- HS cả lớp làm bài vào vở, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài, HS cả lớp theo dõi bổ xung ý kiến.
Bài giải
1l dầu hoả nặng là :
3,952 = 0,76 (kg)
Số lít dầu hỏa có là :
5,32 : 0,76 = 7 (l)
 Đáp số : 7lít .
- HS chú ý để thực hiện
LỊCH SỬ:
Bài 15: CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU ĐÔNG 1950
I. Mục tiêu: 
- Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ:
+ Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
+ Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê.
+ Mất Đông Khê, địch rút quân khỏi Cao Bằng theo Đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên chiếm lại Đông Khê.
+ Sau bao nhiêu ngày giao tranh quyết liệt quân Pháp trên đường số 4 phải rút chạy.
+ Chiến dịc Biên giới thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc được củng dố và mở rộng.
- Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đông đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu. 
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
- Chấm tròn làm bằng bìa đỏ, đen
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới:
- Thuật lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
- Nêu ý nghĩa thắng lợi Việt Bắc thu - đông 1947
- 2 hs trả lời.
Hoạt động 1: Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
- Dùng lược đồ vùng Bắc Bộ sau đó giới thiệu:
- HS theo dõi.
+ Các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc
+ Từ 1948 đến giữa năm 1950 ta mở một loạt các chiến dịch quân sự và giành được nhiều thắng lợi. Trong tình hình đó, thực dân Pháp âm mưu cô lập căn cứ địa Việt Bắc:
- Chúng khoát chặt biên giới Việt - Trung
- Tập trung lực lượng lớn ở Đông Bắc.
- Nếu để Pháp tiếp tục khóa chặt biên giới Việt - Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta?
- Căn cứ địa Việt Bắc bị cô lập
- Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì?
- Phá tan âm mưu khóa chặt biên giới.
Giáo viên nêu: Trước âm mưu cô lập Việt Bắc, khóa chặt biên giới Việt - Trung của địch, Đảng và Chính phủ ta đã quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 nhằm mục đích tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới
Hoạt động 2: Diễn biến, kết quả chiến dịch biên giới thu - đông 1950.
- GV treo lược đồ lên bảng.
- Trận Đông Khê. Ngày 16-9-1950 ta nổ súng tấn công Đông Khê. Địch ra sức cố thủ. Với tinh thần quyết thắng, bộ đội ta đã anh dũng chiến đấu. Sáng 18-9-1950 quân ta chiếm được cứ điểm Đông Khê.
- Học sinh thảo luận nhóm.
+ Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào? Hãy thuật lại trận đánh đó?
+ Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch?
- Pháp bị cô lập, chúng buộc phải rút khỏi Cao Bằng, theo đường số 4. Sau nhiều ngày giao tranh, quân địch ở đường số 4 phải rút chạy.
+ Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch v.v... Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
- 3 nhóm học sinh thi trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 trên lược đồ.
- 3 nhóm cử đại diện trình bày.
- Em có biết vì sao ta lại chọn Đông Khê là trận mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 không?
- Học sinh trao đổi.
GVchỉ vào lược đồ: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tầm quan trọng của Đông Khê như sau: Ta đánh vào Đông Khê là đánh vào nơi quân địch tương đối yếu, nhưng lại là vị trí rất quan trọng. Mất Đông Khê, địch buộc phải cho quân đi ứng cứu, ta có cơ hội thuận lợi để tiêu diệt chúng.
Hoạt động 3: ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950
Y/c hs thảo luận cặp đôi: Nêu điểm khác nhau chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. Điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta như thế nào so với những ngày đầu kháng chiến?
- Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ta chủ động mở và tấn công địch. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 địch tấn công ta, ta đánh lại và giành chiến thắng.
- Quân đội ta đã lớn mạnh và trưởng thành.
+ Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 có tác động thế nào đến địch? Mô tả những điều em thấy trong hình 3.
- Địch thiệt hại nặng nề. Hàng nghìn tên tù binh mệt mỏi. Trông chúng thật thảm hại.
KL: Thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 tạo một chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đưa kháng chiến vào giai đoạn mới, giai đoạn nắm quyền chủ động tấn công, phản công trên chiến trường Bắc Bộ.
Hoạt động 4: Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Yêu cầu: Xem hình 1 và nói rõ suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Học sinh nêu.
+ Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta?
- Học sinh nêu.
3. Củng cố, dặn dò
TK: Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 với trận đánh Đông Khê nổi tiếng đã đi vào lịch sử chống Pháp xâm lược như một trang sử hào hùng của dân tộc ta. Tấm gương La Văn Cầu mãi mãi soi sáng cho mọi thế hệ trẻ Việt Nam, mãi mãi là niềm kiêu hãnh cho mọi người Việt Nam trong sự nghiệp giữ nước vĩ đại.
- HS chú ý lắng nghe.
- Nhận xét tiết học: Chuẩn bị bài sau
Thứ ba, ngày 30 tháng 11 năm 2010
Tập đọc .
Bài 29: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
Theo Hà Đình Cẩn 
I. Mục tiêu
 - Phát âm đúng tên người dân dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.
 - Hiểu nội dung bài: người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành .
 - Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.
 - Giáo dục HS ý thức tôn trọng thầy giáo cô giáo .
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ trang 114 SGK
 - Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Hạt gạo làng ta.
H: Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
H: Vì sao tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng?
H: Bài thơ cho em hiểu điều gì?
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả cảnh vẽ trong tranh
 GV: Người dân miền núi nước ta rất ham học. Họ muốn mang cái chữ về bản để xoá đói giảm nghèo, lạc hậu. Bài tập đọc Buôn Chư lênh đón cô giáo phản ánh lòng ham muốn đó. Các em cùng học bài để hiểu những biểu hiện của sự ham muốn đó.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
 a) Luyện đọc
- GV đọc toàn bài( Đọc với giọng kể chuyên : trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức trang trọng; vui hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ)
- GV chia đoạn: 4 đoạn
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
- GV ch ...  để HS thảo luận đạt kết quả.
- GV bổ sung và giải thích, minh họa một số lợi ích chủ yếu của việc nuôi gà theo nội dung SGK.
Hoạt động 2. Đánh giá kết quả học tập
- GV dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp với sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Hs chú ý lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm về lợi ích của việc nuôi gà. 
- HS tìm thông tin: Đọc SGK, quan sát các hình ảnh trong bài học và liên hệ với thực tiễn nuôi gà ở gia đình, địa phương. 
- Chia nhóm thảo luận và chia nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận, thư ký của nhóm ghi chép lại ý kiến của bạn vào giấy.
- Thời gian thảo luận (15 phút).
- Các nhóm về vị trí được phân công và thảo luận nhóm.
- Đại diện từng nhóm lần lượt lên bảng trình bày kết qủa thảo luận của nhóm. Các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Hãy đánh dấu chéo vào ở câu trả lời đúng:
- Lợi ích của việc nuôi gà là:
 Cung cấp thịt và trứng làm thực phẩm.
 Cung cấp chất bột đường.
 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
 Đem lại nguồn thu nhập cho người chăn nuôi.
 Làm thức ăn cho vật nuôi.
 Làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp.
 Cung cấp phân bón cho cây trồng.
 Xuất khẩu.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
 2. Củng cố – dặn dò 
- GV nhận xét tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS. 
- Hướng dẫn HS đọc trước bài “Chuồng nuôi và dụng cụ nuôi gà”.
- HS làm bài tập. GV nêu đáp án để HS đối chiếu, đánh giá kết bài tập của mình.
- HS báo cáo kết quả làm bài tập.
Thứ sáu, ngày 03 tháng 12 năm 2010
Luyện từ và câu .
Bài 30: Tổng kết vốn từ.
I. Mục tiêu
- Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1, BT2. Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT3( chọn 3 trong số 5 ý a,b,c,,d,e).
- Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.
- Giáo dục HS yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy học 
Bảng lớp viết sẵn bài tập 1.
SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS lên đặt câu với các từ có tiếng phúc ?
- Nhận xét câu đặt của HS
 B. Bài mới.
 1. Giới thiệu bài 
 2. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1(nhóm)
- GV treo bảng phụ gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- HS hoạt động nhóm 
- Gọi đại diện nhóm trình bày trên bảng phụ.
- Gv nhận xét kết luận lời giải đúng
- 3 HS đặt câu 
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày
+ Người thân trong gia đình : cha mẹ, chú dì, ông bà, cụ, thím, mợ, cô bác, cậu, anh, ..
+Những người gần gũi em trong trường học: thầy cô, bạn bè, bạn thân, ...
+ các nghề nghiệp khác nhau: công nhân, nông dân, kĩ sư, bác sĩ...
+ các dân tộc trên đất nước ta: ba na, Ê Đê, tày, nùng, thái, Hơ mông...
Bài tập 2( nhóm đôi)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Gọi HS nêu thành ngữ tục ngữ tìm được , Gv ghi bảng
- Nhận xét khen ngợi hS 
- Yêu cầu lớp viết vào vở 
- HS đọc yêu cầu
- HS nêu 
VD:
a) Tục ngữ nói về quan hệ gia đình
 + Chị ngã em nâng
 + Anh em như thể chân tay, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
 + Công cha như núi thái sơn..
 + con có cha như nhà có nóc
 + Con hơn cha là nhà có phúc
 + Cá không ăn muỗi cá ươn..
b) Tục ngữ nói về quan hệ thầy trò
 + Không thầy đố mày làm nên
 + Muốn sang thì bắc cầu kiều
 + Kính thầy yêu bạn
c) Tục ngữ thành ngữ nói về quan hệ bạn bè
 + Học thầy không tày học bạn
 + Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
 + Một cây làm chẳng nên non.. 
Bài tập 3(nhóm)
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận nhóm
- HS đọc
- HS thảo luận nhóm
VD: 
* Miêu tả mái tóc : đen nhánh, đen mượt, hoa râm, ,uối tiêu, óng ả, như rễ tre
* Miêu tả đôi mắt: một mí, bồ câu, đen láy, lanh lợi, gian sảo, soi mói, mờ đục, lờ đờ..
* Miêu tả khuôn mặt: trái xoan, thanh tú, nhẹ nhõm, vuông vức, phúc hậu, bầu bĩnh...
* Miêu tả làn da: trắng trẻo, nõn nà, ngăm ngăm, mịn màng,
Bài 4: ( lớp)
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài tập 
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình
- GV nhận xét 
 3. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 3 HS đọc 
Tập làm văn .
Bài 30: Luyện tập tả người ( tả hoạt động)
I. Mục tiêu
- Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc em bé ở tuổi tập nói tập đi(BT1).
- Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người (BT2).
- Giáo dục HS yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ ghi dàn ý.
 - SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
- chấm đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.
- Nhận xét ý thức học bài ở nhà 
 B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập 
 Bài 1( lớp)
- 3 HS mang vở lên chấm
- Gọi HS đọc yêu cầu bài và gợi ý của bài 
- Yêu cầu HS tự làm bài
- HS đọc 
- HS tự lập dàn bài 
GV treo bảng phụ để gợi ý cho hs.
+ mở bài 
- Giới thiệu em bé định tả, em bé đó là trai hay gái? tên là gì? mấy tuổi? con ai? bé có nét gì ngộ nghĩnh đáng yêu
+ thân bài:
Tả bao quat về hình dáng của em bé
+ thân hình bé như thế nào?
+ mái tóc
+ khuôn mặt
+ tay chân
Tả hoạt động của em bé: nhận xét chung về em bé, em thích nhất lúc bé làm gì?em hãy tả những hoạt động của em bé: khóc, cười, tập nói, tập đi, đòi ăn, chơi đồ chơi làm nũng mẹ, xem phim hoạt hình...
- Kết bài
Nêu cảm nghĩ của mình về em bé
- Gọi HS đọc dàn bài của mình.
- GV nhận xét chỉnh sửa và ghi điểm
 Bài 2( cá nhân)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài
- Gọi HS đọc bài của mình
- GV nhận xét ghi điểm
 3. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn, chuẩn bị bài cho tiết kiểm tra viết.
- HS đọc bài của mình
- HS đọc
- HS làm bài 
- HS đọc bài viết của mình
Toán .
Tiết 75: Giải toán về tỉ số phần trăm.
I. Mục tiêu
 Giúp HS :
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Vận dụng để giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Giáo dục HS yêu thích môn học .
II. Đồ dùng :
 - GV : SGK, Bảng phụ ghi BT 1, 2.
 - HS : SGK, Vở ghi .
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới:
2.1.Giới thiệu bài : Trong tiết học toán này chúng ta cùng học cách tìm tỉ số phần trăm của hai số và vận dụng để giải các bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm của hai số.
2.2.Hướng dẫn giải toán về tỉ số phần trăm.
a) Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600
- GV nêu bài toán ví dụ : Trường Tiếu học Vạn Thọ có 600 học sinh, trong đó có 315 học sinh nữ, Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường.
- GV yêu cầu HS thực hiện :
+ Viết tỉ số giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường.
+ Hãy tìm thương 315 : 600
+ Hãy nhân 0,525 với 100 rồi lại chia cho 100.
+ Hãy viết 52,5 : 100 thành tỉ số phần trăm.
- GV nêu : Các bước trên chính là các bước chúng ta đi tìm tỉ số phần trăm giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường.
Vậy tỉ số phần trăm giữa số HS nữ và số học sinh toàn trường là 52,5%.
- Ta có thể viết gọn các bước tính trên như sau :
315 : 600 = 0,525 = 52,5%
- GV hỏi : Em hãy nêu lại các bước tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600.
b) Hướng dẫn giải bài toán về tìm tỉ số 
phần trăm.
- GV nêu bài toán : Trong 80kg nước biển có 2,8 kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển.
- GV giải thích : Có 80kg nước biển, khi lượng nước bốc hơi hết thì người ta thu được 2,8 kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS.
2.3.Luyện tập – thực hành
Bài 1(cá nhân)
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc đề bài mẫu và tự làm bài.
- GV gọi HS đọc các tỉ số phần trăm vừa biết được.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 2(nhóm)
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài trong bảng phụ.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- GV nhắc HS : Trong bài tập trên, khi thương của hai số các em đều chỉ thu được thương gần đúng. Trong cuộ sống, hầu hết các trường hợp để tính tỉ số phần trăm của hai số đều chỉ tìm được thương gần đúng. Thông thường các em chỉ cần lấy đến 4 chữ số ở phần thập phân là được.
Bài 3(cá nhân)
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Muốn biết số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp chúng ta phải làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
* Viết thành tỉ số phần trăm :
a. b. 
- HS nghe.
- HS làm và nêu kết quả của từng bước.
+ Tỉ số giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường là 315 : 600
+ 315 : 600 = 0,525
+ 0,525 100 : 100 = 52,5 : 100
+ 52,5%.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi, bổ xung ý kiến và thống nhất các bước làm như sau :
+ Tìm thương của 315 và 600.
+ Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải.
- HS nghe và tóm tắt bài toán.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là :
2,8 : 80 = 0,035
0,035 = 3,5%
Đáp số : 3,5 %
- HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình.
- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
0,57 = 57%
0,3 = 30%
0,234 = 23,4%
1,35 = 135%
- HS nêu : Bài tập yêu cầu chúng ta tính tỉ số phần trăm của hai số.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 19 và 30
19 : 30 = 0,633 ...= 63,33%
b) 45 và 61
45 : 61 = 0,7377 .... = 73,77%
- HS theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra bài của mình.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS : Chúng ra phải tính tỉ số phần trăm giữa số học sinh nữ và số học sinh cả lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh cả lớp là :
13 : 25 = 0,52
0,52 = 52%
 Đáp số : 52%
- 1 HS nhận xét bài bạn làm.
- HS theo dõi để thực hiện.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN.
I.Ưu điểm
II.Khuyết điểm.
III. Phương hướng khắc phục ở tuần tới.
KÍ DUYỆT
	 Tuần: 15
Tổ trưởng: Nhận xét, duyệt. 
Ban giám hiệu duyệt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15.doc