Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 (tiết 7)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 (tiết 7)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức;

- Hiểu ý nghĩa của bài văn : Ca ngợi tài năng tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.

2. Kĩ năng.

- Đọc lưu loát diễm cảm bài với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi.

 

doc 30 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 (tiết 7)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
Tiết 2:
Tập đọc
Đ31: 
Thầy thuốc như mẹ hiền (153)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức;
- Hiểu ý nghĩa của bài văn : Ca ngợi tài năng tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn ông.
2. Kĩ năng.
- Đọc lưu loát diễm cảm bài với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi. 
3. Thái độ:
- Giáo dục Hs thêm yêu quý cây thuốc, thầy thuốc.
II. Đồ dùng dậy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
III. Các hoạt động dậy học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiến thức bài cũ:
- Sĩ số, hát.
- Đọc thuộc lòng bài thơ về ngôi nhà đang xây.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Trả lời câu hỏi về nội dung
- GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Luyện đọc :
- Đọc toàn bài
- 1 HS đọc 
- Tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc: nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: từ đầu đến gạo củi
+ Đoạn 2: Tiếp đến càng hối hận
+ Đoạn 3: còn lại
- GV sửa lỗi phát âm cho HS
- 3 HS / 1 lần
- Hướng dẫn cách ngắt câu
- Giải nghĩa từ khó.
- 3 HS đọc lần 2
- Đọc cặp đôi 
- 2HS đọc cả bài.
- GV đọc cả bài
- HS chú ý nghe.
3.3.. Tìm hiểu bài
- 1 HS đọc đoạn 1
- Lớp đọc thầm
- Hải Thượng Lãn ông là một người ntn?
_ Là một thấy thuốc guầu lòng nhân ái không màng danh lợi 
- Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn ông trong việc chữa bệnh cho con người thuyền chài.
- Lãn ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, ông tự đến thăm bệnh cho đứa bé.
- Trời nóng nực các mụn mả hôi tanh không ngăn được tấm lòng nhân ái của ông, ông ân cần chăm sóc đứa bé cả tháng trời đến khi khỏi bệnh, không ngại khổ ngại bệnh. Ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.
- ý đoạn 1 nói lên điều gì?
- ý 1: Lòng nhân ái của Hải Thượng Lãn ông.
- HS đọc thầm đoạn 2
- Lớp đọc thầm
- Điều gì thể hiện lòng nhân ái
- Lãn ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. Điều đó chứng tỏ rằng ông là một thầy thuốc có trách nhiệm và lương tâm.
- ý đoạn 2 nói lên điều gì?
- ý 2: Lương tâm và trách nhiệm của người thầy thuốc.
- Đọc theo cặp đoạn 3
- Đọc cặp đôi
- Vì sao có thể nói Lãn ông là một người không màng đến danh lợi?
- Ông được vua cúa nhiều lần vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử chức ngự y nhưng ông đã khéo từ chối. Ông có hai câu thơ tỏ rõ ý chí của mình.
- Em hiểu nội dung hai câu thơ mới bài ntn?
- Công danh là vật ngoài thân, nhẹ như không chẳng đúng coi trọng tấm lòng nhân nghĩa mới quý, đáng giữ mãi không đổi.
- ý đoạn 3 nói lên điều gì?
- ý 3 ông không màng danh lợi chăm chỉ làm việc nghĩa.
- Bài văn cho em biết điều gì?
- Bài văn ca ngợi tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn ông.
3.4.. Đọc diễn cảm
- Đọc nối tiếp bài
- 3 HS đọc
- Bài này đọc với giọng ntn?
- Đọc diễn cảm toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng, nhấn mạnh những từ ngữ nói về tình cảm người bệnh và sự tận tuỵ và lòng nhân hậu của Hải Thượng Lãn ông.
- Đọc diễn cảm đoạn 1
- HS đọc thầm
- GV HD đọc và gạch chân những từ cần nhấn giọng
- Giàu lòng nhân ái, danh lơi, năng, nhà, nghèo không có tiền nóng nực, nhỏ hẹp, mụn mủ, mùi hôi tanh, nồng nặc ngại khổ, ân cần chăm sóc, không lấy tiền.
- GV đọc mẫu
- HS nghe
- Gọi 1 HS đọc
- 1 HS đọc
- Luyện đọc theo cặp
- Đọc theo cặp đôi
- Thi đọc diễn cảm
- Cá nhân thi đọc, nhẩm thi đọc
- Bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Tuỳ HS chọn
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương và ghi điểm cho HS đọc tốt.
4. Củng cố :
- Nêu nội dung bài
- Nhận xét tiết học 
5. Dăn dò:
 - Về nhà đọc bài nhiều và chuẩn bị bài sau
_________________________________________
 Tiết 3 Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS
1. Kiến thức:
- Biết tính tỉ số phần trăm của hai số.
- Làm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm (cộng và trừ) hai tỉ số phần trăm, nhân và chia tỉ số phần trăm với một số tự nhiên.
2. Kĩ năng:
- ứng dụng vào giải toán
3.Thái độ:
- Giáo dục HS thêm cố gắng học Toán.
II. Các hoạt động dậy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm ntn? Ví dụ?
- 2 HS nêu, lớp nhận xét 
- GV nhận xét ghi điểm
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Luyện tập
Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- Tổ chức HS trao đổi mẫu
- 1 HS trao đổi cặp theo mẫu SGK/ 76
- Nêu cách thực hiện
- HS thực hiện nh thực hiện phé tính với số tự nhiên rồi viết ký hiệu phần trăm vào sau 
- Lưu ý: Đây là làm tính với tỉ số phần trăm cùng một đại lượng
- HS theo dõi
- Yêu cầu HS làm bảng con
- Lớp làm bảng còn lần lượt 4 em lên bảng làm
- GV cùng HS nhận xét chốt bài đúng
a. 27,5% + 38% = 65,5%
b. 30% - 16% = 14%
c. 14,2% x 4 = 56,8%
d. 216% : 8 = 27%
Bài 2:
- HS đọc
- Tổ chức HS trao đổi bài
- Muốn tính số phần trăm đã thực hiện đến hết tháng 9 ta làm ntn?
- HS nêu
- Muốn tính số phần trăm vượt mức kế hoạch cả năm ta làm ntn?
- Tính số phần trăm của thôn thực hiện cả năm. Sau tính số phần trăm vượt mức.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Lớp làm bài vào vở
- 2 HS lên bảng chữa bài
Bài giải
a. Theo kế hoạch cả năm , thôn Hoà An đã thực hiện được lế hoạch là:
18:20 = 0,9 = 90%
b. Đến hế năm, thôn Hoà An đã thực hiện kế hoạch là
23,5:20=1,175=117,5%
c. Thôn Hoà AN đã vượt mức kế hoạch
117,5% - 100% = 17,5%
Đáp số: a. Đạt 90%
 b. Thực hiện 117,5%
 c. Vượt mức 17,5%
- GV cùng HS NHận xét, chốt đúng
Bài 3:
- 2 HS đọc đề bài
- Nêu cách làm bài?
- 1 số HS nêu, lớp nhận xét
- GV chốt lại cách làm bài?
- Lớp làm bài, 1 HS chữa bài
- GV thu vở chấm một số bài nhận xét
Bài làm
a. Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiến vốn.
52500:42000 =1,25 = 125%
b. Tìm tỉ số phần trăm của tiến bán rau và tiền vốn là 125% nghĩa là coi tiến vốn là 100% thì tiến bán rau là 125%. Do đó số tiến phần trăm tiến lãi là:
125% - 100% = 25%
Đáp số: a. 125%
 b. 25%
3. Củng cố 
- Muốn cộng trừ 2 tỉ số phần trăm ta làn ntn?
- Nhận xét tiết học.
4. Dăn dò:
- Về nhà học và chuẩn bị bài sau
Tiết 4:
Lịch sử
Đ 16: 
Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới
I. Mục tiêu
1. Kiến thức;
- Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh.
2. Kĩ năng:
- Kể được đại hôi II của Đảng, đại hôi Chiến sĩ thi đua, nhân dân hăng hái sản xuất, giáo dục được đẩy mạnh.
3. Thái độ:
- gáo dục HS thêm yêu nước, yêu truyền thống dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học
- ảnh các anh hùng tại đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc (5/1952)
- ảnh tư liệu về hậu phương ta sau chiến thắng biên giới.
III. Các hoạt động dạy – học: 
1. Kiểm tra bài cũ
- Hãy tường thuật trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch biên giới thu đông 1950
- 2 HS lên bảng trả lời, lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung
- Chiến thắng biên giới thu đông 1950 có tác động ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta. 
- GV nhận xét, cho điểm. 
- 2HS lên bảng trả lời, lớn nhận xét, trao đổi, bổ sung 
 2.-Bài mới: 
 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Hoạt động 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng
- Quan sát hình 1 SGK nêu hình chung cảnh gì ? 
- Nêu nhiệm vụ cơ bản của đại hội ? 
- Để thực hiện nhiệm vụ trên cần có điều kiện gì ? 
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng (2 -1951)
- Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. 
+ Cần: 
- Phát triển tinh thần yêu nước
- Đẩy mạnh thi đua
- Chia ruộng đất cho nông dân. 
 2.3. Hoạt động 2: Sự lớn mạnh sau chiến dịch biên giới
- Tổ chức HS trao đổi nhanh
- Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới về mặt kinh tế, văn hoá, giáo dục
- Theo em vì sao hậu phương có thể phát triển như thế ? 
- Sự phát triển vững mạnh của hậu phương có tác động thế nào đến tiền tuyến ?
- Việc các chiến sỹ bộ đội tham gia giúp dân cấy lúa trong kháng chiến chống Pháp nói lên điều gì ? 
2.4. Hoạt động 3: Đại hội anh hùng và thi đua lần thứ nhất. 
- Đại hội chiến sỹ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào ? 
- Đại hội nhằm mục đích gì ? 
- Kể tên các anh hùng được đại hội bầu chọn ? 
- Nhóm hoạt động trả lời
- Sự lớn mạnh của hậu phương
+ Đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm. 
+ Các trường đại học tích cực đào tạo cán bộ cho kháng chiến . Học sinh vừa tích cực học tập vừ tham gia sản xuất
- Xây dựng được xưởng công binh nghiên cứu và chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến. 
- Vì Đảng lãnh đạo đúng đắn, phát động phong trào thi đua yêu nước
- Vì nhân dân có tinh thần yêu nước cao
- Tiền tuyến được chi viện đầy đủ sức người, sức của có sức mạnh chiến đấu cao. 
- Cho thấy tình cảm gắn bó quân dân và cũng nói lên tầm quan trọng của sản xuất trong kháng chiến. Chúng ta đẩy mạnh sản xuất để đảm bảo cung cấp cho tiền tuyến. 
- Đại hội chiến sỹ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức vào ngày 1/5/1952
- Đại hội nhằm tổng kết, biểu dương những thành tích của phong trào thi đua yêu nước của các tập thể và cá nhân cho thắng lợi của cuộc kháng chiến. 
1. Anh hùng Cù Chính Lan
2. Anh hùng La Văn Cầu
3. Anh hùng Nguyễn Quốc Tự 
4. Anh hùng Nguyễn Thị Chiên 
5. Anh hùng Ngô Gia Khảm
- Kể về những chiến công của một trong 7 anh hùng trên 
7. Anh hùng Hoàng Hanh
- HS kể
- Gọi HS đọc nội dung bài
3. Củng cố : 
- GV nhận xét tiết học.
4. Dăn dò:
- về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
________________________________________________________
Tiết 5
Khoa học
Đ31: 
Chất dẻo
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Biết được nguồn gốc và tính chất của chất dẻo.
- Biết cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
2. Kĩ năng:
- Nêu được một số đồ dùng bằng chất dẻo và đặc điểm của chúng.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức bảo quản đồ dùng bằng chất dẻo.
II. Đồ dùng
- Tranh SGK
III. Các hoạt động dậy học.
1. Kiểm tra bài cũ.
Hãy nêu tính chất của cao su
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời.
- Cao su thường được sử dùng để làm gì?
- Lớp nhận xét, trao đổi
- Khi sử dụng đồ dùng bằng cao su chúng ta cần lưu ý điều gì?
- Khi sử dụng đồ dùng bằng cao su chúng ta cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét cho điểm 
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hoạt động 1: Quan sát 
* Mục tiêu giúp HS nói về được hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát một số đồ dùng làm bằng nhựa được dem đến lớp kết hợp quan sát hình trong SGK để tìm hiểu về tính chất của chúng
Bước 2: Làm việc cả lớp GV yêu cầu HS trình bày (mang theo vật mẫu cụ thể)
- Đại diện nhóm trình bày 
- Các nhóm khác nghe và nhận xét
- H1: các ống nhựa cứng, chịu được sức nén, các mảng luồn dây điện thường không cứng lắm, không  ...  xét, chấm điểm
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
2.2. HĐ1: Cả lớp.
 - GV nêu yêu cầu: kể tên những giống gà mà em biết?
 - GV bổ sung - kết luận.
2.3. HĐ2: Nhóm
 - GV nêu cách tiến hành.
 - GV giao nhiệm vụ, phát phiếu. GV quan sát giúp đỡ các nhóm.
 - YC báo cáo kết quả.
 - GV nhận xét , kết luận: 
 - YC đọc nội dung bài học. 
3. Củng cố
 - Hệ thống bài.
 - Nhận xét tiết học.
 4. Dặn dò: - Dặn về nhà chuẩn bị bài : Thức ăn nuôi gà.
- HS nêu
- HS lắng nghe.
- HS nghe, kể tên những giống gà mà em biết.
- HS nghe
 - Nhóm trưởng điều khiển thảo luận ghi vào phiếu đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta..
- Đại diện báo cáo- nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc.
- 1 HS nhắc lại
Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010
Tiết 1
Tập làm văn
Đ32
Làm biên bản một vụ việc
i. mục tiêu
1. Kiến thức:
- Phân biệt sự giống nhau, khác nhau về nội dung và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp với biên bản vụ việc.
2. Kĩ năng:
- Lập được biên bản về một vụ việc.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức viết biên bản đúng thể thuéc, đúng nội dung. 
II. đồ dùng dạy học
- VBT, Bảng phụ cho 1 HS làm BT1
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
- Sĩ số, hát
- Gọi học sinh đọc đoạn văn tả hoạt động của một em bé.
- Nhận xét cho điểm từng học sinh
- 3 học sinh đọc nối tiếp nhau đọc thành tiếng
3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu bài 
3.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- 2 học sinh đọc thành tiếng cả lớp nghe
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp trả lời câu hỏi của bài
- 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi
- Trình bày
- Đại diện các nhóm nêu
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, chốt đúng
Sự giống nhau
Sự khác nhau
- Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng
- Biên bản cuộc họp có báo cáo phát biểu
- Phần mở đầu: Có tên biên bản có quốc hiệu, tiêu ngữ
- Biên bản một vụ việc có lời khai của những người có mặt
- Phần chính: Cùng có ghi 
+ Thời gian
+ Địa điểm
+ Thành phần có mặt
+ Nội dung sự việc
- Phần kết: Cùng có ghi
+ Ghi tên
+ Chữ ký của người có trách nhiệm
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và gợi ý bài tập
+ 2 học sinh nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp
- Gợi ý học sinh dựa vào biên bản về việc mèo vằn ăn hối lộ của nhà chuột và phần gợi ý trong SGK để làm bài
- HS làm vào VBT
- Trình bày
- 1 số học sinh nê
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, tuyên dương học sinh có văn bản viết tốt
 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lào Cai, ngày 22 tháng 12 năm 2006
Biên bản về việc bệnh nhân trốn viện
Hồi 8 giờ sáng ngày 22 tháng 12 năm 2006 chúng tôi gồm những người sau đây lập biên bản về việc bệnh nhân Quàng Văn ún trốn viện.
- Bác sỹ và y tá trực
Bác sỹ: Lê Quang trưởng ca trực
Bác sỹ: Võ Tuấn Phát
Y tá: Tạ Quang Hạnh
Các bệnh nhân cùng phòng 15 Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Sửu
- Bệnh nhân Quàng Văn ún đang theo dõi chờ mổ sỏi thận, Bác sỹ Quang phát hiện vắng mặt bệnh nhân ún vào lúc 21 giờ ngày 21-12-2006. Sáu và anh Sửu cho biết bệnh nhân đã rời phòng từ lúc 19 giờ.
- 22 giờ 30 phút, vẫn chưa tìm thấy ún. Bác sỹ Phát và ý tá Hạnh kiểm tra tủ cá nhân thì thấy trống không. Anh Sáu bảo: "Ông ún lần đầu tiên đến bệnh viện, nghe nói mổ là rất sợ".
- Dự đoán: Ông ún sợ mổ đã trốn viện
Kính xin ban lãnh đạo bệnh viện có biện pháp khẩn cấp tìm ông ún thuyết phục trở lại điều trị.
Đại diện Bác sỹ - y tá
Lê Quang
Đại diện các bệnh nhân cùng phòng
Nguyễn Văn Sáu
4. Củng cố 
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò
- Dặn dò về nhà hoàn thành biên bản và chuẩn bị bài sau
Tiết 2
Toán
Đ80
Luyện tập
i. mục tiêu
1. kiến thức:
- Giúp học sinh ôn lại 3 dạng cơ bản về tỉ số phần trăm.
- Tính tỉ số phần trăm của 2 số.
- Tính một số phần trăm của một số.
- Tính một số biết 1số phần trăm của nó
2. Kĩ năng:
- áp dụng vào để giải toán
II. hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Tính tỉ số phần trăm của 2 số sau
52 và 60
30 và 95
- Giáo viên nhận xét chung, ghi điểm
2. Bài mới 
2.1. Giới thiệu bài 
2.2. Luyện tập
Bài 1: 
- 2 học sinh đọc đề
- Muốn tính tỉ số phần trăm của hai số ta làm như thế nào?
- Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta tìm thương của 2 số. 
- Nhân thương đó với 100 và viết thêm ký hiệu phần trăm vào bên phải tích tìm được.
VD: 2,8 : 80 = 0,035 x 100 = 3,5%
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào nháp
- Lớp làm bài vào nháp, 2 học sinh chữa bài
Bài giải
a. Tìm tỉ số phần trăm của 37 và 42 là:
37 : 24 = 0,8809
0,8809 = 88,09%
b. Tỉ số phần trăm sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là:
126 : 1200 = 0,105
0,105 = 10,5%
Đáp số: a. 88,09%
 b. 10,5%
Bài 2:
- 1 học sinh đọc đề bài
- Lớp làm nháp, trao đổi cả lớp
- Muốn tìm 30% của 47 ta làm như thế nào?
- Chữa bài muốn tìm 30% của 47 ta lấy 47 x 30 rồi chia cho 100
- Yêu cầu học sinh tự làm bài và chữa bài
- 1 học sinh lên bảng làm
Bài giải
a. 30% của 47 là:
97 x 30 : 100 = 29,1
b. Số tiền lãi của cửa hàng
6000000 x 15 : 100 = 9000000 (đồng)
Đáp số: a. 29,1
 b. 9000000 đồng
Bài 3
- 2 học sinh đọc đầu bài 
- Muốn tìm 1 số biết 30% của nó là 72 ta làm như thế nào?
- Học sinh nêu (lấy 72 nhân với 100 và chia cho 30)
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Lớp làm bài vào vở
- 2 học sinh chữa bài
- Giáo viên thu chấm 1 số bài, nhận xét
Bài giải
a. Số đó là:
72 x 100 : 30 = 240
b. Trước khi bán cửa hàng có số gạo là
420 x 100 : 10,5 = 4000 (kg) = 4 (tấn)
Đáp số: a. 240 kg
 b. 4 tấn
3. Củng cố 
- Nêu 3 dạng cơ bản về tỉ số phần trăm
- Nhận xét tiết học.
4. Dăn dò:
- về nhà đọc bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau
Tiết 3
Địa lý
Đ16
Ôn tập
i. mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết hệ thống các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
2. Kĩ năng:
- Xác định được trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước ta.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS thêm yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạt học
- bản đồ Việt Nam
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Thương mại gồm các hoạt động nào?
- 3 học sinh lần lượt lên bảng trả lời
- Thương mại có vai trò gì ?
- Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở nước ta.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới 
2.1. Giới thiệu bài 
2.2. Ôn tập
- Giáo viên chia thành các nhóm nhỏ yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi SGK 
- Nhóm 4 hoạt động. Đại diện lần lượt trả lời
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
- Nước ta có 54 dân tộc
- Kể tên các dân tộc sống trên đất nước ta.
- Kinh, H'mông, mường, thái, nùng, mún, êđê,  
- Dân tộc nào có dân số đông nhất, chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
 - Dân tộc kinh có số dân đông nhất, sống tập trung ở đồng bằng ven biển, các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi 
? Trong các câu sau đây câu nào sai SFK (trang 101)
+ Câu đúng b, c, d
+ Câu sai c, e
2.3. Kể tên các sân bay quốc tế
- ở nước ta những thành phố nào có cảng biển lớn nhất nước ta?
- Các thành phố vừa là trung tâm công nghiệp lớn vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước là: 
TP HCM, Hà Nội. Những thành phố có cảng biển lớn là Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố HCM
2.4. Chỉ trên bản đồ Việt Nam đường Bắc Nam - quốc lộ 1A
- Học sinh chỉ bản đồ
- Giáo viên nhận xét, chốt lại
3. Củng cố 
- Giáo viên hệ thống kiến thức toàn bài
4. Dặn dò
- Về nhà ôn tập
Tiết 1:
 Đạo đức 
Đ16: 
Hợp tác với những người xung quanh (tiết 1)
I.Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
2. Kĩ năng:
- Nêu được một số biểu hiện về hợip tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, trường.
3. Thái độ:
- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.
II. Chuẩn bị
- Thẻ mầu cho hoạt động 3
III. Các hoạt động dậy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Hát đọc thơ, kể chuyện về một người phụ nữ mà em quý trọng
- 2,3 HS thực hiện
- GV nhận xét đánh giá
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hoạt động 1: tìm hiểu tình huống
* Cách tiến hành
- Tổ chức HS trao đổi theo nhóm 4
- Nhóm 4 thảo luận quan sát tranh và trả lời 2 câu hỏi cuối bài
- Trình bày
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét
- GV nhận xét, chốt ý
* Kết luận: Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung: Thì người giữ cây, người làm đất, người rào cây để trồng được cây ngay thẳng cần biết phối hợp nhau. Đó là một biểu hiện của hợp tác với ngứng người xung quanh.
2.3. Hoạt động 2: Làm bài tập 1/26
* Cách tiến hành
- Tổ chức HS thảo luận theo cặp
* GV kết luận: việc làm thể hiện sự hợp tác với người xung quanh là a, c, d, đ
- Từng cặp trao đổi thảo luận
- Đại diện nhóm nêu, lớp nhận xét, trao đổi.
- HS nêu các việc làm đó
2.4. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ – BT3
* Cách tiến hành
- GV nêu ý kiến lần lượt ở Bt3
- Tổ chức HS trao đổi, thảo luận, chốt ý sau mỗi ý kiến
- HS lắng nghe và tự mình thể hiện ý kiến bằng thẻ màu
2.5. Hoạt động nối tiếp
- GV Liên hệ: Cần hợp tác với những người xung quanhntrong việc sửt dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng điện.
+ Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền việc sử dung tiết kiệm, hiệu quả năng lượng ở trường, lớp và cộng đồng.
- Đọc nội dung ghi nhớ
- Nhận xét tiết học, về nhà thực hiện hợp tác với mọi người xung quanh để làm mọi công việc.
- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
________________________________________________________
Tiết 4
Sinh hoạt lớp
Đ16
Nhận xét tuần 16
i. mục tiêu
- Học sinh nhận ra những ưu điểm và tìm lại trong mọi hoạt động ở tuần 16
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc.
II. Lên lớp
1.Nhận xét chung
- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao.
- Đi học đúng giờ
- Thực hiện nề nếp của trường lớp tốt.
- Vệ sinh lớp học thân thể sạch sẽ.
- Khen: ...................................................................................................................
Tồn tại:
- 1 số em ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu.
- Lười học bài và làm bài.
- Đi học còn quên đồ dùng.
Chê: ........................................................................................................................
2. Phương hướng tuần 17 
- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần16.
- Tiếp tục rèn chữ viết và bồi dưỡng học sinh. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16.doc