I/ MỤC TIÊU:
-Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
-BTcần làm: 1(a), 2(a), 3
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng con, bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tuần 17 Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010 Toán Tiết 81: luyện tập chung I/ mục tiêu: -Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. -BTcần làm: 1(a), 2(a), 3 II/ Đồ dùng dạy học: Bảng con, bảng phụ. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: -Muốn tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào? -Muốn tìm số phần trăm của một số ta làm thế nào? 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2.2-Luyện tập: *Bài tập 1 (a): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. - GV hướng dẫn HS cách làm. - Cho HS làm vào bảng con. - GV nhận xét. *Bài tập 2 (a): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Mời một HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào nháp. -Mời 1 HS làm vào bảng phụ sau đó đính bảng lên để chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 3 (79): -Mời 1 HS đọc đề bài. - GV cho HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số và cách tìm một số % của một số. Y/C HS khá giỏi tự làm bài, GV h dẫn thêm cho HS yếu về cách làm. - Cho HS làm vào vở. -Mời 2 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. 3-Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập. 2 HS nôi tiếp nhau nêu. Lắng nghe. 1 HS nêu yêu cầu: Tính *Kết quả: 5,16 1 HS nêu yêu cầu: Tính *Bài giải: (131,4 - 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2 = 50,6 : 2,3 + 43,8 = 22 + 43,68 = 65,68 1 HS đọc đề bài *Bài giải: a) Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là: 15875 -15625 = 250 (người) Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là: 250 : 15625 = 0,016 0,016 = 1,6% b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là: 15875 x 1,6 : 100 = 254 (người) Cuối năm 2002 số dân của phường đó là: 15875 + 254 = 16129 (người) Đáp số: a) 1,6% ; b) 16129 người Tập đọc Tiết 31: ngu công xã Trịnh Tường I/ mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn . - Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù , sáng tạo với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK). - GD cho HS các KN: Hợp tác, đảm nhận trách nhiệm, ra quyết định, tư duy sáng tạo. II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK(phóng to), bảng phụ viết sẵn đoạn 1. III/ Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Thầy cúng đi bệnh viện. 2- Dạy bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: - Mời 1 HS giỏi đọc. - Chia đoạn. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó( 3lần). - HS luyện đọc trong nhóm. - Nhóm luyện đọc trước lớp. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b)Tìm hiểu bài: - Cho HS đọc đoạn 1: +Ông Lìn làm thế nào để đưa nước về thôn? +) Rút ý 1: - Cho HS đọc đoạn 2: +Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thé nào? +)Rút ý 2: - Cho HS đọc đoạn 3: +Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ nguồn nước? +Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? +)Rút ý3: -Nội dung chính của bài là gì? - GV chốt ý đúng, ghi bảng. - Cho 1-2 HS đọc lại. c)Hướng dẫn đọc diễn cảm: -Mời HS nối tiếp đọc bài. - Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. - Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 trong nhóm. -Thi đọc diễn cảm. - Cả lớp và GV nhận xét. 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về đọc lại bài và học bài. 2 HS đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi. Lắng nghe. 1 HS giỏi đọc. -Đoạn 1: Từ đầu đến vỡ thêm đất hoang trồng lúa. -Đoạn 2: Tiếp cho đến như trước nữa. -Đoạn 3: Đoạn còn lại. -Tìm nguồn nước, đào mương dẫn nước từ 1.Ông Lìn đào mương dẫn nước từ rừng về. -Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước ; không làm nương nên không còn hịên tượng 2.Tập quán canh tác và cuộc sống của người dân ở thôn Phìn Ngan thay đổi. - Ông hướng dẫn cho bà con trồng cây Thảo quả. - Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu. 3.Trồng cây thảo quả để bảo vệ nguồn nước. -HS nêu. -HS đọc. -HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn. -HS luyện đọc diễn cảm. -HS thi đọc. chính tả( nghe-viết): Tiết 16: Người mẹ của 51 đứa con I/ mục tiêu: -Nghe và viết đúng bài chính tả Người mẹ của 51 đứa con.Trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi(BT1) - Làm được BT2. - GD cho HS các KN: Lắng nghe/ hợp tác/ quản lí thời gian. II/ Đồ dùng dạy học: -Một vài tờ phiếu khổ to viết mô hình cấu tạo vần ch HS làm bài tập 2. III/ Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ. HS làm bài 2 trong tiết Chính tả trước. 2.Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2-Hướng dẫn HS nghe -viết: - GV Đọc bài viết. +Mẹ Nguyễn Thị Phú có tấm lòng nhân hậu như thế nào? - Cho HS đọc thầm lại bài. - GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: 51, Lý Sơn, Quảng Ngãi, 35 năm, bươn chải, - Em hãy nêu cách trình bày bài? - GV đọc từng câu (ý) cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài. - GV thu một số bài để chấm. - Nhận xét chung. 2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. * Bài tập 2 (166): a) Mời một HS nêu yêu cầu. -GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. -GV cho HS làm bài vào vở, một vài HS làm bài vào giấy khổ to. -Mời những HS làm vào giấy khổ to lên dán trên bảng lớp và trình bày. -Các HS khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét, chốt lời giải đúng. b) Mời 1 HS đọc đề bài. - Cho HS trao đổi nhóm 4. - Mời đại diện một số nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - GV: Trong thơ lục bát, tiếng thứ sáu của dòng sáu bắt vần với tiếng thứ sáu của dòng 8. - Cho 1-2 HS nhắc lại. 3-Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. -Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai. - HS theo dõi SGK. -Mẹ đã cưu mang nuôi dưỡng 51 đứa trẻ mồ côi. - HS viết bảng con. - HS viết bài. - HS soát bài. -HS làm bài vào vở. -HS trình bày. -HS nhận xét. *Lời giải: Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi. Buổi chiều GVchuyên dạy Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2010 Toán- địa lý GV chuyên dạy Luyện từ và câu Tiết 31: ôn tập về từ và cấu tạo từ I/ mục tiêu: -Tìm và phân loại được từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm , từ trái nghĩa theo yêu cầu của các BT trong SGK. - GD cho HS các KN: Hợp tác, đảm nhận trách nhiệm,tư duy. II/ Đồ dùng dạy học: Giấy khổ to ghi những nội dung ghi nhớ của bài. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: HS làm bài tập 3 trong tiết LTVC trước. 2- Dạy bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập. *Bài tập 1 (166): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Trong Tiếng Việt có những kiểu cấu tạo từ như thế nào? - GV dán tờ phiếu ghi nội dung ghi nhớ, mời một HS đọc. - Cho HS làm bài theo nhóm 7. -Mời đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. *Bài tập 2(167): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm? - GV dán tờ phiếu ghi nội dung ghi nhớ, mời một HS đọc. - Cho HS trao đổi nhóm 2 -Mời đại diện các nhóm HS trình bày. - Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chốt lời giải đúng. *Bài tập 3 (167): -Mời 1 HS đọc yêu cầu và đoạn văn. - Cho HS làm bài theo tổ. -Mời đại diện các tổ trình bày. - Các tổ khác nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét,chốt lời giải đúng. *Bài tập 4 (167): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -HS suy nghĩ, làm bài tập vào vở. -HS nối tiếp nhau đọc câu thành ngữ, tục ngữ vừa hoàn chỉnh. - Cả lớp và GV nhận xét. 3-Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ -Dặn HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập. 1 HS nêu yêu cầu *Lời giải : Từ đơn Từ ghép Từ láy Từ ở trong khổ thơ Hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn, Cha con, mặt trời, chắc nịch rực rỡ, lênh khênh Từ tìm thêm VD: nhà, cây, hoa, VD: trái đất, hoa hồng, VD: đu đủ, lao xao,... 1 HS nêu yêu cầu *Lời giải: a) Đánh trong các từ ngữ phần a là một từ nhiều nghĩa. b) Trong veo trong vắt, trong xanh là những từ đồng âm. c) Đậu trong các từ phần c là những từ đồng âm với nhau. 1 HS đọc yêu cầu và đoạn văn *Lời giải: a)-Các từ đồng nghĩa với tinh ranh là tinh nghịch, tinh khôn, ranh mãnh, ranh ma,.. -Các từ đồng nghĩa với dâng là tặng, hiến, nộp, biếu, đưa, -Các từ đồng nghĩa với êm đềm là êm ả, êm ái, b)-Không thể thay từ tinh ranh bằng từ *Lời giải: Có mới nới cũ. / Xấu gỗ, tốt nước sơn. / Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu. Tập làm văn Tiết 31: ôn tập về viết đơn I/ mục tiêu: - Củng cố hiểu biết về cách điền vào giấy tờ in sẵn và làm đơn. Cụ thể: +Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn. +Viết được một lá đơn theo yêu cầu. - GD cho HS các KN: Tư duy/ giao tiếp/ hợp tác. II/ Đồ dùng dạy học: Phiếu phô tô mẫu đơn xin học. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: HS đọc lại biên bản về việc cụ Un trốn viện. 2-Dạy bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: 2.2-Hướng dẫn HS lài tập: *Bài tập 1 (170): -Mời một HS đọc yêu cầu. - GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung BT 1. -Mời 1 HS đọc đơn. - GV Cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn. -GV phát phiếu HT, cho HS làm bài. - Mời một số HS đọc đơn. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (170): - Mời một HS đọc yêu cầu. - GV Cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn. +Đầu tiên ghi gì trên lá đơn? +Tên của đơn là gì? +Nơi nhận đơn viết như thế nào? +Nội dung đơn bao gồm nhưng mục nào? - GV nhắc HS: Trình bày lý do viết đơn sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục - Cho HS viết đơn vào vở. -HS nối tiếp nhau đọc lá đơn. - Cả lớp và GV nhận xét về nội dung và cách trình bày lá đơn. 3-Củng cố, dặn dò: -HS đọc. -HS làm bài vào phiếu học tập. -HS đọc đơn. - Quốc hiệu, tiêu ngữ. -Đơn xin học môn tự chọn. -Kính gửi: Thầy hiệu trưởng trường Tiểu học Phố Ràng I. -Nội dung đơn bao gồm: +Giới tiệu bản thân. +Trình bày lí do làm đơn. +Lời hứa. Lời cảm ơn. +Chữ kí của HS và phụ huynh. -HS viết vào vở. -HS đọc. Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2010 Sáng Hội khỏe phù đổng Buổi chiều GVchuyên dạy Thứ năm ngày 23 thỏng 12 năm 2010 Toán Tiết 83: giới thiệu máy tính bỏ túi I/ mục tiêu: Bước đầu biết sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, chuyển một phân số thành số thập phân. Làm được các BT: 1,2,3. II/ Đồ dùng dạy học: Máy tính bỏ túi (Mỗi HS một cái) III/ Các hoạt động dạy học: 1-Giới thiệu bà ... nêu mục tiêu của tiết học. 2-Nội dung bài mới: 2.1-Kiến thức: a)VD1: Tính tỉ số phần trăm của 7 và 40. - Cho HS nêu cách tính theo quy tắc: +Tìm thương của 7 và 40. +Nhân thương đó với 100 - GV hướng dẫn: Bước thứ 1 có thể sử dụng máy tính bỏ túi. Sau đó cho HS tính và suy ra kết quả. b)VD 2: Tính 34% của 56 -Mời 1 HS nêu cách tính - Cho HS tính theo nhóm 4. -HS nêu kết quả, GV ghi bảng. Sau đó nói: ta có thể thay thế 34 : 100 bằng 34%. Do đó ta có thể ấn phím như nêu trong SGK. c)VD 3: Tìm một số biết 65% của nó bằng 78 -Mời 1 HS nêu cách tính. - GV gợi ý cách ấn các phím để tính. 2.2-Thực hành: *Bài tập 1 (83): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho từng cặp HS thực hành, một em bấm máy tính , một em ghi vào nháp. Sau đó đổi lại để KT kết quả. - Mời một số HS nêu kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (84): (Các bước thực hiện tương tự như bài tập 1) *Bài tập 3 (84): -Mời 1 HS đọc đề bài. - Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải. - Cho HS làm bài vào vở. -Mời 3 HS trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét. 3-Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học. -HS nêu cách tính. -HS sử dụng máy tính để tính theo sự hướng dẫn của GV. -HS nêu: 56 x 34 : 100 -HS thực hiện bằng máy tính theo nhóm 4. - HS nêu: 78 : 65 x 100 -HS thực hiện bằng máy tính theo nhóm 2. *Kết quả: -An Hà: 50,8% -An Hải: 50,86% -An Dương: 49,86% -An Sơn: 49,56% *Kết quả: 103,5kg 86,25kg 75,9kg 60,72kg *Kết quả: 30 000 : 0,6 x 100 = 5 000 000 60 000 : 0,6 x 100 = 10 000 000 90 000 : 0,6 x 100 = 15 000 000 Kể chuyện Kể chuyện đã nghe đã đọc I/ mục tiêu: - Chọn được một chuyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng , đủ ý. -Biết trao đổi với bạn bè về nội dung ý nghĩa của câu chuyện. - HS khá ,giỏi tìm được truyện ngoài SGK ; kể truyện một cách hồn nhiên sinh động . II/ Đồ dùng dạy học: Một số truyện, sách, báo liên quan. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: HS kể lại chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình. 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2-Hướng dẫn HS kể chuyện: a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề: -Mời một HS đọc yêu cầu của đề. -GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp ) -Mời 2 HS đọc gợi ý 1, 2,3 trong SGK. -GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. -Cho HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện sẽ kể. -Cho HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện. b) HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung câu truyện. -Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện . -GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự. Với những truyện dài, các em chỉ cần kể 1-2 đoạn. -Cho HS thi kể chuyện trước lớp: +Đại diện các nhóm lên thi kể. +Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện. -Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn: +Bạn tìm được chuyện hay nhất. +Bạn kể chuyện hay nhất. +Bạn hiểu chuyện nhất. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. -Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân nghe. 2-3 HS kể. -HS đọc đề. Kể một câu truyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. -HS đọc. -HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể. -HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. -HS thi kể chuyện trước lớp. -Trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. Đạo đức Tiết 17: Hợp tác với những người xung quanh (tiết 2) I/ mục tiêu: Như đã nêu ở tiết 1. II/ Đồ dùng dạy học: Đồ dùng để đóng tiểu phẩm. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ của bài . 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2.2-Hoạt động 1: Làm bài tập 3, SGK. *Mục tiêu: HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh. *Cách tiến hành: - GV cho HS trao đổi nhóm 2 - Các nhóm thảo luận. - Mời đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: SGV-Tr. 41. - HS thảo luận theo hướng dẫn của GV. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhận xét. 2.3-Hoạt động 2: Xử lí tình huống bài tập 4 SGK *Mục tiêu: HS nhận biết xử lí một số tình huống liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh. *Cách tiến hành: -Mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1. - Cho HS thảo luận nhóm 4. - Mời đại diện các nhóm HS trình bày. - GV kết luận: SGV-Tr. 41. 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1. HS thảo luận nhóm 4. Cử đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 2.4-Hoạt động 3: Làm bài tập 5-SGK. *Mục tiêu: HS biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong các công việc hằng ngày. *Cách tiến hành: - Mời một HS nêu yêu cầu. - Cho HS tự làm bài tập. -Yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh. - Mời một số HS trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong một số việc. - Các HS khác nhận xét, góp ý cho bạn. - GV kết luận:... -HS làm bài cá nhân. -HS trao đổi với bạn bên cạnh. -HS trình bày. 3-Củng cố, dặn dò: -Mời 1-2 HS đọc phần ghi nhớ. - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau. Ban giám hiệu duyệt Tập làm văn Tiết 32: Trả bài văn tả người I/ mục tiêu: - Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày) - Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng. - GD cho HS các KN: Lắng nghe tích cực/ tư duy phê phán/ giao tiếp. II/ Đồ dùng dạy học: -Bảng lớp ghi đầu bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2-Nhận xét về kết quả làm bài của HS. GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để: a) Nêu nhậnn xét về kết quả làm bài: -Những ưu điểm chính: +Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục. +Một số em diễn đạt tốt. +Một số em chữ viết, cách trình bày đẹp. -Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế. b) Thông báo điểm. 2.3-Hướng dẫn HS chữa lỗi: a) Hướng dẫn chữa lỗi chung: -GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng -Mời HS lên chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp. -HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng. b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài: -HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi. -Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi. -GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc. c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay: + GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay. + Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. - Viết lại một đoạn văn trong bài làm: + Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại. + Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại. 3- Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài được điểm cao. Dặn HS về ôn tập. -HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân. -HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên nhân, chữa lại. -HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi. -HS đổi bài soát lỗi. -HS nghe. -HS trao đổi, thảo luận. -HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng. -Một số HS trình bày. SINH HOạT KIểM ĐIểM TUầN 17 I.Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần qua. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: - Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ. Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp. Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp . Về học tập: Về đạo đức: Về duy trì nề nếp: Về các hoạt động khác * Tuyên dương: * Phê bình: . III. Đề ra phương hướng tuần tới: - Khắc phục nhược điểm của tuần trước. - Thực hiện nghiêm túc các nội qui của lớp, trường. - Đi học đầy đủ, đúng giờ, nghỉ học phải có lí do chính đáng. - Học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Trong lớp tích cực học tập, phát biểu ý kiến. - Thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp. - Tham gia thi giải toán qua mạng. - Vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân sạch sẽ - Tham gia thực hiện an toàn giao thông. IV. Sinh hoạt văn nghệ: Các tổ tham gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ. *************************************************************************** Lịch sử Bài 17: Ôn tập cuối kì I I/ mục tiêu: - Giúp HS Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.( Ví dụ: Phong trào chống pháp của Trương Định ; Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời; khởi nghĩa giành chính quuyền ở Hà Nội; chiến dịch Việt Bắc) II/ Đồ dùng dạy học: Thông tin về các anh hùng trong Đại hội Chiến sĩ Thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của bài 16. 2-Bài mới: 2.1-Giới thệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2.2-Ôn tập: -Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta khi nào? -Ngày, tháng năm nào Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? -Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày tháng năm nào? Nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? -Nêu ngày, tháng, năm Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội? Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945? -Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập vào ngày nào? -Nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập là gì? -Tìm hiểu thông tin về các anh hùng trong đại hội Chiến sĩ Thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc? 3-Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc học sinh về ôn tập để giờ sau kiểm tra. 1 - 9 - 1858 5 - 6 - 1911 3 - 2 -1930 -Từ đây CMVN có Đảng lãnh đạo từng bước đi đến thắng lợi cuối cùng. 19 - 8 - 1945 -Phá bỏ hai tầng xiềng xích nô lệ, lật nhào chế độ phong kiến. Mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. -TL : 2 - 9 - 1945 -Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
Tài liệu đính kèm: