Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 (tiết 1)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 (tiết 1)

- Mục đích yêu cầu

 1-Biết đọc đúng,trôi chảy, lưu loát toàn bài, diễn cảm toàn bài với giọng hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ồg Phàn Phù Lìn.

 2-Hiểu được ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.

 

doc 31 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1085Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 17
Thứ haiiii ngày 25 tháng 12 năm 2006
 Tiết 1 Chào cờ
 Tiết 2 Tập đọc 
 Ngu Công xã Trịnh Tường	
I - Mục đích yêu cầu 
 1-Biết đọc đúng,trôi chảy, lưu loát toàn bài, diễn cảm toàn bài với giọng hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ồg Phàn Phù Lìn.
 2-Hiểu được ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
II-Đồ dùng dạy học 	
 -Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
 III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A- Kiểm tra bài cũ 
 -2 HS đọc lại bài Thầy cúng đi bệnh viện, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-2 HS đọc bài, lớp KT nhóm đôi. 
B-Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài : (GV nêu MĐYC bài) 
2- HD HS luyện đọc 
-1 HS nêu tên chủ điểm đang học. 
a)Luyện đọc:GV cùng HS giỏi nối nhau đọc toàn bộ bài văn.
- HS cả lớp theo dõi, đọc thầm.
-Chia bài làm 4 đoạn:
+Đoạn 1: Từ đầu đến vỡ thêm đất hoang trồng lúa.
+Đoạn 2: Tiếp đến như trước nữa. 
+Đoạn 3: Phần còn lại.
-Cần chú ý HS đọc đúng.
-Lần 1:Từng tốp HS nối nhau đọc 4 đoạn,sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi.
-Lần 2:HS đọc theo cặp cả bài,kết hợp giải nghĩa từ, đọc chú giải..
-Kết hợp giải nghĩa các từ được chú giải. Có thể giải thích thêm một số từ HS chưa hiểu. 
-HS nêu những từ chưa hiểu.
3-Tìm hiểu bài
- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm , thảo luận ,tìm hiểu nội dung theo câu hỏi SGK.
- GV chốt câu trả lời đúng
-Nội dung bài tập đọc nói lên điều gì?
4-HD đọc diễn cảm:HD HS tìm giọng đọc phù hợp với từng đoạn.
-Chọn đọc diễn cảm đoạn 1 
-Yêu cầu 3 HS đọc phân vai, tìm cách đọc hay.
-Chú ý HS nhấn mạnh các từ ngữ như ngỡ ngàng, ngoằn ngoèo, con nước ông Lìn, không tin, cả tháng, suốt một năm trời, bốn cây số,...
+Đọc mẫu
-Trưởng nhóm điều khiển nhóm đọc , phát biểu.
-Cán sự điều khiển lớp chốt câu trả lời đúng.
-HS nối tiếp nêu.
-2-4 HS phát biểu:Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó, sáng tạo.
-Từng tốp đọc.
+HS luyện đọc theo nhóm.
-1tốp HS nối tiếp đọc diễn cảm toàn bài.
-HS bình chọn nhóm bạn đọc hay nhất.
3-Củng cố, dặn dò
-Mời 1 HS nêu ý nghĩa truyện.
-GV liên hệ thực tế: Kể về một tấm gương chống lại đói nghèo, lạc hậu mà em biết ở địa phương em.
-GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tốt, về nhà luyện đọc. 
-2-3 HS nêu.
	–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 3 Toán
 (Tiết 81) Luyện tập chung (Tr.79)
A . Mục tiêu: 
 Giúp HS :
-Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân.
-Rèn kĩ nănggiải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
B. Đồ dùng dạy- học:
-Bảng nhóm
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ : KT cách tính phần trăm của 2 số,cách tính một số phần trăm của một số, cachs tính một số biết một số phần trăm của số đó.
-3HS lên bảng, HS cả lớp đổi chéo VBTT kiểm tra
2-Bài mới
a) Giới thiệu :(GV nêu MĐYC)
-1HS nhắc lại
c) HD HS luyện tập.
*Bài 1:
-Cho HS đặt tính rồi tính vào vở nháp. Ghi kết quả vào vở
-Kết quả:a)5,16; b)0,08; c)2,6
-3 HS làm bảng nhóm, HS cả lớp làm vào vở.
-HS cả lớp chữa bảng của bạn, sửa chữa bài của mình.
*Bài 2 :Tổ chức tương tự bài 1. 
Kết quả: a)65,68; b)1,5275 
Cho HS làm bài cá nhân.
-2 HS làm bảng nhóm, HS cả lớp làm
 vào vở.
-Chữa bài trên bảng.HS cả lớp tự sửa bài của mình.
*Bài 3:
-Cho HS đọc đề toán. GV ghi tóm tắt lên bảng.Cả lớp làm vào vở. 1 HS làm vào bảng nhóm.
-GV theo dõi, nhận xét.
HS tự giác làm bài.
-Chữa bài trên bảng, dưới lớp đổi chéo vở, chữa bài
 Bài giải
a)Từ cuối năm 2000 đến cuối 2001 số người tăng thêm là:
 15875 - 15625 = 250 ( người)
Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
 250 : 15625 = 0,016
 0,016 = 1,6%
b)Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
 15875 x 1,6 : 100 = 254 ( người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
 15875 +254 = 16129 ( người)
 Đáp số: a)1,6%
 b)16 129 người
*Bài 4: Cho HS làmbài cá nhân
Khoanh vào C) là đáp án đúng.
-HS làm bài vào vở.
3-Củng cố dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS ôn lại dạng bài vừa luyện tập.
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 4 Lịch sử 
 Ôn tập học kì I
A. Mục tiêu:
-Giúp HS hệ thống các sự kiện lịch sử trong thời kì từ 1858 đến 1950.
-Rèn kĩ năng tóm tắt các dữ liệu lịch sử trong giai đoạn này.
 B. Đồ dùng dạy- học:
-Phiếu học tập của HS.
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ
-Nêu tình hình của hậu phương sau chiến dịch Biên giới thu- đông 1950? 
-2,3 HS kể.Lớp nhận xét, bổ sung.
2-Bài mới
*Hoạt động 1: (Làm việc nhóm 4)
-GV giới thiệu bài và nêu nhiệm vụ học tập cho HS.phát phiếu học tập cho HS.
-HS nhận nhiệm vụ học tập.Hoạt động nhóm 4.
	Nội dung phiếu học tập
thời gian
Sự kiện lịch sử
Nhân vật tiêu biểu
-
-
-
*Hoạt động 2: Cho các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình về một giai đoạn thời gian mà mình chọn.Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.GV đóng vai trò là trọng tài, giải đáp thắc mắc, tranh cãi của HS.Chú ý HS trình bày tập trung vào 2 giai đoạn: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược & đô hộ( 1858- 1945);
Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống TD Pháp(1945- 1954)
3-Củng cố dặn dò: Về nhà tìm hiểu thêm lịch sử địa phương trong những giai đoạn này.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 5 Đạo đức 
 Hợp tác với những người xung quanh
I-Mục tiêu:
 Học xong bài này HS biết :
-Cách thức hợp tác với những người xung quanh& ỹ nghĩa của việc hợp tác.
-Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, trong sinh hoạt hằng ngày.
-Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh & không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.
II-Đồ dùng học tập:
-Phiếu hoạt động cá nhân cho hoạt động3.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ: Nêu cách em hợp tác với bạn bè trong học tập.
-2-3 HS lên bảng kể.
2-Bài mới:
*Hoạt động 1: Làm bài tập 3SGK 
-GV YC các nhóm đôi thảo luận làm BT. 
-Các nhóm thảo luận, chuẩn bị.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: 
+Việc làm của bạn Tâm, Nga, Hoan trong tình huống a là đúng. 
+Việc làm của bạn Long trong tình huống b là chưa đúng. 
*Hoạt động 2: Xử lí tình huống(BT 4 SGK)
-GV YC HS thảo luận nhóm để làm bài tập 4.
-HS làm việc nhóm đôi. 
-Một số HS được chỉ định trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: 
a)Trong khi thực hiện công việc chung, cần phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau.
b)Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào, tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi. 
-2,3 HS nhắc lại.
*Hoạt động 3:Làm bài tập 5, SGK. 
-HS làm việc cá nhân vào phiếu.
-Cho HS lập kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong cá công việc hằng ngày. 
-GV nhận xét về những dự kiến của HS.
-HS làm xong trao đổi với bạn bên cạnh.
Các bạn có thể góp ý kiến cho bạn của mình về kế hoạch đó.
3-Củng cố dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học.Cho HS liên hệ bản thân.
-HS nêu trước lớp.
	––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 6 Luyện Tiếng việt 	
 Luyện tập làm biên bản một vụ việc 
I- Mục đích yêu cầu 
-Củng cố kĩ năng làm biên bản vụ việc. 
II- Đồ dùng dạy học
-Bảng phụ.
III-Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-Kiểm tra bài cũ
-Cho HS trình bày sự khác nhau của biên bản cuộc họp với biên bản một vụ việc. 
-2 HS lên bảng.
-HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
2-Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC(Làm biên bản vụ việc trong lớp có một nhóm bạn trốn không tham gia nhặt rác đầu giờ học) 
2- Hướng dẫn HS làm bài tập 
-HS xác định nhiệm vụ học tập
a)HD tìm hiểu đề bài.
-Cho HS đọc & nêu YC đề bài.
+Đề bài YC viết gì? 
+Về vụ việc gì? 
+Biên bản này cần có những nội dụng gì?
+Thành phần có thể có những ai?
-HS nối tiếp nêu. 
b)HS thực hành làm bài.
-GV giúp đỡ HS yếu & HS khuyết tật tập đọc.
-1 HS làm vào bảng phụ,cả lớp làm vào vở .
-Cho HS chữa bài trên bảng phụ.
-Cho một số HS đọc bài của mình, GV nhận xét, cho điểm.
-HS nhận xét về hình thức biên bản, nội dung, dùng từ ngữ, viết câu văn.
-2,3 HS đọc.Lớp nhận xét, bổ sung.
3-Củng cố dặn dò
-Nhận xét chung tiết học
-Về nhà hoàn chỉnh nếu bài viết chưa đạt.
	–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 7 Tựhọc
 Hoàn thành các bài tập trong ngày
I - Mục tiêu :
 HS hoàn thành các bài tập trong ngày, nắm vững kiến thức đã học .
II- Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- YC HS nhắc lại các môn học trong ngày 
2- HS tự hoàn thành bài tập các môn học
-GV giúp đỡ HS yếu nếu cần.
-GV chữa nốt bài ôn tập lịch sử nếu còn nội dung.
-HS khuyết tật: HD tập đọc.
3-Củng cố : Cho HS nhắc lại nội dung chính đã học trong ngàyvà những kiến thức cần ghi nhớ.
-HS nối tiếp nhau nêu
+TĐ: Ngu Công xã Trịnh Tường
+Toán:Luyện tập chung. 
+LS : Ôn tập học kì I 
+ĐĐ: Hợp tác với những người xung quanh 
+Luyện tiếng việt:Luyện tập viết biên bản vụ việc.
-HS nêu những vấn đề cần GV giúp đỡ.
- HS tự học
-HS có thể trao đổi nhóm đôi để kiểm tra bài của nhau.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Thứ ba ngày 26 tháng 12 năm 2006
 Tiết 1 thể dục
Trò chơi : Chạy tiếp xúc theo vòng tròn
A . Mục tiêu: Giúp HS 
-Ôn đi đều vòn phải, vòng trái.YC biết & thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác.
-Học trò chơi "Chạy tiếp xúc theo theo vòng tròn".YC biết cách chơi & bước đầu biết tham gia chơi theo đúng quy định.
 B. Địa điểm ,phương tiện .
 - Địa điểm :Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập , đảm bảo an toàn khi tập .
 - Phương tiện : Chuẩn bị còi, kẻ sân trò chơi,chuẩn bị 2-4 vòng tròn bán kính 4-5 m cho trò chơi.
C. Nội dung và phương pháp lên lớp 
Nội dung
Lượng vận động
Phương pháp
I-Phần mở đầu
6-10 phút
-GV nhận lớp, phổ biến yêu cầu bài học.
2-3 phút
-Đội hình hai hàng ngang
-GV phổ biến
-Chạy thành một hàng dọc quanh sân tập.
1-2 vòng
-Cán sự điều khiển khởi động
-Khởi động các khớp.
2 phút
-Khởi động trò chơi:Kết bạn
-Kiểm tra bài cũ.
1 phút
-GV làm trọng tài.
-2 nhóm HS tập động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân, nhảy, thăng bằng.
II-Phần cơ bản
18-22 phút
1)Ôn đi đều vòng phải, vòng trái
8-10 lần
Mỗi lần 2x8nhịp
-Đội hình 4 hàng ngang
-Chia tổ tập luyện khoản ...  về một con đường an toàn ở quê em, cảnh đi xe đạp dúng quy định,... ) 
-HS nối tiếp trình bày.Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
-HS thực hành. 
-Một số HS được chỉ định gắn bài của mình lên bảng.Cả lớp nhận xét, đánh giá, bình chọn tranh đẹp nhất, có ý nghĩa nhất.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Thứ sáu ngày 22 tháng 12 năm 2006
 Tiết 1 Thể dục
	 Đi đều vòng phải vòng trái - 
 Trò chơi"Chạy tiếp sức theo vòng tròn"
A . Mục tiêu: Giúp HS: 
-ôn động tác vòng phải vòng trái.YC biết & thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác. 
-Chơi trò chơi "Chạy tiếp sức theo vòng tròn".YC tham gia chơi chủ động, nhiệt tình, an toàn.
 B. Địa điểm ,phương tiện .
 - Địa điểm :Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập , đảm bảo an toàn khi tập .
 - Phương tiện : Chuẩn bị còi, kẻ sân để tổ chức trò chơi. 
C. Nội dung và phương pháp lên lớp 
Nội dung
Lượng vận động
Phương pháp
I-Phần mở đầu
6-10 phút
-GV nhận lớp, phổ biến yêu cầu bài học.
-Đội hình hai hàng ngang
-GV phổ biến
-Khởi động các khớp.
2 phút
-GV chạy trước dẫn đường.
Cán sự điều khiển khởi động.Đứng thành 3-4 hàng ngang hoặc vòng tròn thực hiện các động tác khởi động các khớp.
-Khởi động trò chơi:Tìm người chỉ huy 
2 phút
-GV làm trọng tài.
II-Phần cơ bản
18-22 phút
1-ôn đi đều vòng phải vòng trái 
5- 8 phút
-Cả lớp tập đồng loạt theo đội hình hàng dọc.
+Lần 1:Cán sự hô, cả lớp tập.
+Lần2Chia tổ, phân công vị trí tập.
+Lần 3:Từng tổ báo cáo kết quả tập trước lớp.
+Lần 4:Cử ban giám khảo thi đua tập xem tổ nào tập thành thạo, đẹp nhất.
-GV sửa sai cho HS.
2-Chơi trò chơi "Chạy tiếp sức theo vòng tròn". 
7-9 phút
-GV nêu tên trò chơi, cho HS nhắc lại cách chơi có kết hợp 1,2 tổ HS chơi thử.GV trực tiếp điều khiển trò chơi.Chơi phân thua thắng bại 1-2 lần.
III-Phần kết thúc
4-6 phút
-GV nhận xét phần kiểm tra.
-GV HD cho HS thả lỏng
2 phút
-HS thực hiện động tác thả lỏng cơ bắp,rũ chân tay, gập thân lắc vai.
-GV cùng HS hệ thống bài: Nhắc lại các động tác đã học.
2 phút
-HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi của GV.
-GV nhận xét đánh giá bài học, dặn về nhà ôn luyện bài thể dục phát triển chung.
1-2 phút
-1 HS nhắc lại bài tập về nhà
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 2 : Toán
Tiết 85: Hình tam giác (tr. 85)
I- Mục tiêu 
 Giúp HS biết:
-Nhận biết đặc điểm của hình tam giác có 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc.
-Phân loại 3 dạng hình tam giác ( Phân loại theo góc)
-Nhận biết đáy & chiều cao( tương ứng) của hình tam giác.
III- Đồ dùng dạy học:
-Các dạng tam giác như SGK.
-Ê- ke.
III-Các hoạt động day học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
1- Bài cũ : Kiểm tra ê- ke của HS. 
 Lớp kiểm tra trong bàn. 
2- Bài mới
a)Giới thiệu bài(Nêu MĐYC)
-HS xác định nhiệm vụ của tiết học.
b)Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác
-Tổ chức làm việc cả lớp
-HS chỉ ra 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc của hình tam giác.
-HS viết tên 3 góc 3 cạnh của hình tam giác.
c)Giới thiệu 3 dạng hình tam giác(theo góc)
-GV giới thiệu đặc điểm:
+Hình tam giác có 3 góc nhọn.
+Hình tam giác có một góc tù & 2 góc nhọn.
+Hình tam giác có một góc vuông & 2 góc nhọn.
-HS nhận dạng, tìm ra những tam giác theo từng dạng( góc) trong tập hợp nhiều hình học( Theo các hình tam giác do GV vẽ lên bảng. 
d) Giới thiệu đáy & đường cao ( tương ứng)
-GV giới thiệu tam giác ABC, nêu tên đáy (BC) & đường cao tương ứng(AH).Độ dài đoạn thẳng từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là chiều cao của hình tam giác.
-HS nhận biết đường cao của tam giác( dùng ê- ke) trong các trường hợp khác nhau.
e) Thực hành
+Bài 1: HS viết tên 3 góc & 3 cạnh của mỗi tam giác(như SGK)
+Bài 2: HS chỉ ra đường cao tương ứng với đáy vẽ trong mỗi hình.
+Bài 3:HD HS đếm số ô vuông & số nửa ô vuông.
-HS làm cá nhân, sau đó chữa bài trước lớp, cả lớp nhận xét, bổ sung.
3-Củng cố, dặn dò: Nhắc lại nội dung đã học. 
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 3 : Tập làm văn
 Trả bài văn tả người
I- Mục đích , yêu cầu 
-Nắm được bài văn tả người theo đề đã cho : bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
-Biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy cô YC trong bài viết của mình, tự viết lại một đoạn văn( hoặc cả bài ) cho hay hơn.
II- Đồ dùng dạy học
-Bảng phụ viết 4 đề bài của tiết kiểm tra viết( Tả người) ở tuần 16, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, đoạn, ý,... trong bài làm của HS, cần sửa chung trước lớp.
III-Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-Kiểm tra bài cũ
-GV kiểm tra vở, chấm điểm đơn xin được học môn học tự chọn của 1-3 HS.
2-Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC
2- GV nhận xét chung về kết quả làm bài của HS.
-HS xác định nhiệm vụ học tập
a) Nhận xét về kết quả làm bài của HS
-GV mở bảng phụ đã viết sẵn 4 đề bài của tiết KT, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý ,... của HS.
-Nhận xét chung về bài làm của cả lớp:
+Những ưu điểm chính:
+Những thiếu sót, hạn chế:
b)Thông báo điểm cụ thể
3-HD HS chữa bài
-GV trả bài cho HS 
a)HD chữa lỗi chung
-Một số HS lên bảng chữa từng lỗi.Cả lớp tự chữa trên nháp.
-HS cả lớp trao đổi về bài trên bảng.
-GV chữa lại bằng phấn màu.
b) HD từng HS sửa lỗi trong bài:
-GV theo dõi HS làm việc
-HS đọc lời nhận xét của cô, phát hiện thêm lỗi sai trong bài làm của mình & sửa lỗi.Đổi bài cho bạn bên cạnh để soát lỗi.
c)HD học tập những đoạn văn hay, bài văn hay
-GV đọc bài của .............................................có ý sáng tạo.
-HS trao đổi tìm ra cài hay, cái đẹp,cái đáng học tập của đoạn văn.
3-Củng cố dặn dò
-Nhận xét chung tiết học
-Về nhà viết lại đoạn chưa hay
-Chuẩn bị tiết ôn tập HKI .
 	––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 4: Khoa học
 Ôn tập 
I-Mục tiêu : 
-Gúp HS hệ thống hoá kiến thức khoa học học kì I. 
II- Đồ dùng dạy - học
-Phiếu học tập cá nhân.
III-Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ:
-Cho HS nhắc lại tên các bài khoa học đã học trong học kì I.
-1 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi, bổ sung.
2-Bài mới:
a)Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập
-Tổ chức cho HS làm việc với phiếu học tập cá nhân.
-HS làm bài cá nhân.
-Đổi phiếu trong nhóm đôi, chữa bài cho nhau.
	Phiếu học tập
Câu 1.Trong các bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS, bệnh nào lây qua cả đường sinh sản & đường máu?
.............................................................................................................................
Câu 2.Đọc YC mục quan sát tr.68 & hoàn thành bảng sau:
Các bệnh
Tác hại
Cách phòng tránh
Câu 3:Ghi vào bảng theo mẫu:
Số TT
Tên vật liệu
Đặc điểm/ tính chất
Công dụng
1
2
3
b)Hoạt động 2:Trò chơi Đoán chữ
-Tổ chức cho HS chơi theo nhóm 4
-Luật chơi:Quản trò đọc câu thứ nhất: Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là gì?, người chơi có thể trả lời ngay đáp án hoặc nói tên một chữ cái như T.Khi đó quản trò nói: Có hai chữ T,...
(Các đáp án: Sự thụ tinh, Bào thai, Dậy thì, Vị thành niên, Trưởng thành, Già, Sốt rét, Sốt xuất huyết, Viêm não, Viêm gan A)
-HS chơi theo nhóm.Nhóm nào trả lời được nhiều nhóm đó thắng.
-HS các nhóm có thể sáng tạo thêm các đố khác.
3-Củng cố- dặn dò: 
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò HS ghi nhớ kiến thức, áp dụng kiến thức vào thực tế.
 Tiết 5: Luyện Tiếng việt
 Ôn văn tả người
I- Mục tiêu : 
-Giúp HS rèn kĩ năng làm một bài văn tả người hoàn chỉnh. 
II-Chuẩn bị: Bảng phụ
II- Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ;
-Cho HS nhắc lại dàn bài bài văn tả người. 
2-HD HS luyện tập 
-3 HS nhắc lại
-GV giới thiệu đề bài:
Mỗi ngày đến trường em được gặp & chơi với các bạn của mình.Em hãy tả lại một người bạn thân nhất của em. 
-Một vài HS đọc đề bài, xác định YC đề bài.(Tả một người bạn thân nhất của mình)
-Cho HS nêu những dự kiến mình sẽ viết trong bài văn.
-Lưu ý HS khắc phục những lỗi mà trong trả bài đã nêu.
-Một số HS nêu, cả lớp nhận xét.(Tả hình dáng, tính nết, tả đặc điểm nổi bật khi bạn tham gia trò chơi hay học bài; hoặc kể một số kỉ niệm đặc biệt giữa em & bạn ấy,...)
3-HS thực hành 
-HS viết bài.
-GV giúp đỡ HS yếu, HS khuyết tật.
-1 HS làm bài vào bảng phụ, cả lớp chữa bài trên bảng phụ, đổi chéo bài tự góp ý sửa chữa cho nhau
4-Củng cố, dặn dò:
-HS nào chưa hoàn thành về nhà hoàn thành nốt, có thể viết lại đoạn mà bạn đã góp ý.
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 6:Luyện Mĩ thuật
 Luyện vẽ tranh đề tài: Đề tài tự chọn 
 I-Mục tiêu 
-HS luyện vẽ tranh dề tài với đề tai tự chọn. 
II- Chuẩn bị 
- HS : -SGK
 -Vở thực hành 
	 -Bút, tẩy, chì vẽ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-HS kiểm tra chéo trong bàn
2- Bài mới
a)Giới thiệu bài(GV nêu MĐYC)
-HS nhắc lại đề bài
b)Hoạt động 1:Cách vẽ
-GV tổ chức cho HS nêu lại cách vẽ tranh đè tài. 
-Với HS yếu & HS khuyết tật, GV gợi ý đề tài có thể chọn vẽ như vẽ cảnh chúng em đang chơi trên sân trường; cảnh sum họp đầm ấm ở gia đình em, hoặc cảnh chúng em đang học bài,...
-Một số HS nhắc lại cách vẽ. (Đã học ở tuần trước)
Sau đó HS nối tiếp nêu dề tài mà mình sẽ chọn để vẽ.
d)Hoạt động 3: Thực hành
-Tổ chức cho HS thực hành cá nhân,GV giúp đỡ và HS khuyết tật
-HS vẽ cá nhân vào vở. 
-GV & HS chọn một số bài gợi ý HS nhận xét, xếp loại.
-GV nhận xét chung, chọn một số bài đẹp để làm đồ dùng dậy học.
-HS tham gia đánh gía bài của bạn.
3-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét chung tiết học và khen ngợi những HS tích cực, vẽ đẹp.
 Tiết 7 : Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động trong tuần 17
I - Mục tiêu 
 Giúp HS thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân và của cả lớp trong tuần.
 HS nắm được kế hoạch hoạt động tuần 18 
II- Hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Lớp trưởng báo cáo tình hình thi đua của lớp trong tuần.
2-Chi đội trưởng báo cáo tình hình hoạt động đội của toàn chi đội.
3-GV nhận xét hoạt động của lớp:
*Về ưu điểm: 
*Về khuyết điểm: 
5-Phương hướng hoạt động tuần 18:
-Nghỉ tết dương lịch an toàn.
-Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động học tập, ôn tập chuẩn bị kiểm tra CKI.
-Tiếp tục ôn luyện cờ vua.
-Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8-3 & 26-3
5- Lớp sinh hoạt văn nghệ
-HS cả lớp bổ sung 
-HS cả lớp bổ sung
-Vài HS nêu kế hoạch hoạt động của mình trong tuần 18
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • docT. Tuan 17.doc