Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần lễ 01

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần lễ 01

Tập đọc: (Tiết 1) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

I/ Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:

- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.

- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài.

II/ Đồ dùng dạy – học: Tranh minh hoạ SGK (HĐ1)

 Bảng phụ chép sẵn câu văn cần luyện đọc. (HĐ2)

III/ Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động 1: Giới thiệu 5 chủ điểm SGK và nói rõ nội dung từng chủ điểm.

- HS đọc lại tên 5 chủ điểm.

- Giới thiệu chủ điểm đầu tiên: Thương người như thể thương thân.

- Giới thiệu bài – Giới thiệu bằng tranh.

 

doc 113 trang Người đăng hang30 Lượt xem 386Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần lễ 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1
 Thứ 2 ngày 17 tháng 8 năm 2009
Tập đọc: (Tiết 1) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I/ Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn). 
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.
- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài.
II/ Đồ dùng dạy – học: Tranh minh hoạ SGK (HĐ1)
 Bảng phụ chép sẵn câu văn cần luyện đọc. (HĐ2)
III/ Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động 1: Giới thiệu 5 chủ điểm SGK và nói rõ nội dung từng chủ điểm.
- HS đọc lại tên 5 chủ điểm.
- Giới thiệu chủ điểm đầu tiên: Thương người như thể thương thân.
- Giới thiệu bài – Giới thiệu bằng tranh.
Hoạt động 2: HD HS luyện đọc
- GV chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Một hôm  bay được xa
+ Đoạn 2: Tôi đến gần  ăn thịt em
+ Đoạn 3: Tôi xoè cả hai tay  của bọn nhện
- HS nối tiếp đọc từng đoạn của bài (2 - 3 lượt), GV kết hợp sửa sai cách đọc cho HS.
- GV đưa câu văn dài – HD HS luyện đọc câu dài.
- 1 HS đọc chú giải – GV giúp HS hiểu các từ ngữ khó trong bài.
- HS luyện đọc theo cặp – 2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài – HD qua cách đọc.
Hoạt động 3: HD tìm hiểu bài
- GV yêu cầu HS tìm hiểu các nhân vật có trong truyện.
- HS đọc thầm đoạn 1 – trả lời câu hỏi 1/SGK.
- HS đọc thầm đoạn 2 – trả lời câu hỏi 2/SGK.
- HS đọc thầm đoạn 3 – trả lời câu hỏi 3/SGK.
- 1 HS đọc to toàn bài – trả lời câu hỏi 4/SGK.
- HS nêu nội dung chính của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm
- HS đọc từng đoạn, tìm giọng đọc phù hợp cho mỗi đoạn và từng nhân vật.
- HS luyện đọc theo cặp và đọc phân vai.
- HS thi đọc phân vai trước lớp – Nhận xét, đánh giá.
C. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại nội dung chính của bài.
- GV GD HS, nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị bài sau.
Khoa học: (Tiết 1) Con người cần gì để sống?
 (GDBVMT)
I/ Mục đích, yêu cầu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp để sống.
- Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ có con người mới cần trong cuộc sống.
II/ Đồ dùng dạy – học: Tranh minh hoạ SGK (HĐ2+3)
 VBT (HĐ3)
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Động não
- GV đặt vấn đề và yêu cầu HS: Kể ra những thứ các em thường dùng hàng ngày để duy trì sự sống?
- HS QS tranh và dựa vào thực tế nêu kết quả - nhận xét.
- GV kết luận: Cũng như các sinh vật khác, con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp từ môi trường để sống. Đây là mối quan hệ giữa con người với MT. Ngoài ra, con người còn cần có ĐK về vật chất và ĐK về tinh thần. 
Hoạt động 3: HD HS làm bài tập.
Bài 1 (VBT): HS nêu yêu cầu của bài tập. 
- HS thảo luận theo nhóm yêu cầu BT (Kết hợp QS tranh trong SGK).
- Đại diện nhóm trình bày kết quả - HS, GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4: Trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác”.
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi.
- HS tiến hành chơi.
- HS, GV nhận xét, đánh giá kết quả cuộc chơi.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị bài sau. 
Toán : (Tiết 1) Ôn tập các số đến 100 000 
I/ Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
- Đọc, viết được các số đến 100 000.
- Biết phân tích cấu tạo số.
II/ Đồ dùng dạy – học: Bảng phụ chép sẵn BT2 (HĐ2)
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: HD HS làm BT
Bài 1 (VBT): HS nêu yêu cầu của bài tập. 
- 2HS lên bảng làm, lớp làm vào VBT.
- HS, GV nhận xét, củng cố cách viết các số trong phạm vi 100 000.
Bài 2 (VBT): GV đưa bảng phụ - HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm vào VBT – 1 em lên bảng làm. 
- HS, GV nhận xét, củng cố về cấu tạo số, đọc số, viết số.
Bài 3 (VBT): HS nêu yêu cầu của bài tập - Nhận xét mẫu.
- HS tự làm vào VBT – Nêu miệng kết quả - Giải thích cách làm.
- HS, GV nhận xét, củng cố cách phân tích cấu tạo số.
Bài 4 (VBT): HS đọc yêu cầu BT – Tìm hiểu yêu cầu đề.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào VBT.
- HS, GV nhận xét, củng cố cách tính chu vi của một hình.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV củng cố kiến thức toàn bài.
- Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị bài sau. 
Đạo đức: (Tiết 1) Trung thực trong học tập (Tiết 1)
I/ Mục đích, yêu cầu: Giúp HS :
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
- Có tháI độ và có hành vi trung thực trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy – học: Tranh minh hoạ SGK(HĐ2)
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
- GV đưa tranh minh hoạ các tình huống trong SGK – HS QS tranh đọc tình huống.
- HS thảo luận nhóm đôi giải quyết tình huống (trả lời câu hỏi 1,2/SGK)
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận – Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Cần phải trung thực trong học tập, khi mắc lỗi ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi.
- HS nêu ghi nhớ SGK – HS đọc ghi nhớ (3 em)
Hoạt động 2: Trò chơi “Đúng – sai”
Bài tập 1: HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “đúng – sai”.
- GV chia lớp thành các nhóm, nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi.
- HS tiến hành chơi – Nhận xét.
- GV kết luận về những việc làm đúng thể hiện sự trung thực.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ.
Bài tập 2: HS nêu yêu cầu của bài tập
- GV lần lượt nêu các ý kiến – HS bày tỏ thái độ của mình bằng cách giơ thẻ màu (theo qui định).
- GV nhận xét, kết luận về biểu hiện tính trung thực trong học tập.
Hoạt động nối tiếp: 
- HS đọc lại ghi nhớ SGK: 2 em
- HS liên hệ bản thân.
- GV chốt lại nội dung bài học.
- Dặn dò tìm 3 hành vi thể hiện sự trung thực và 3 hành vi thể hiện sự không trung thực trong học tập.
 Thứ 3 ngày 18 tháng 8 năm 2009
Tập đọc: (Tiết 2) Mẹ ốm
I/ Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài thơ. Bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 
- Hiểu nội dung của bài thơ: Tình cảm yêu thương sâu sắc, tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ đối với người mẹ bị ốm.
- HTL bài thơ.
II/ Đồ dùng dạy – học: Tranh minh hoạ SGK (HĐ1)
 Bảng phụ chép các câu văn cần luyện đọc. (HĐ 2)
III/ Các hoạt động dạy – học: 
A. Bài cũ: 2 HS đọc bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”.
 ? Nêu nội dung chính của bài?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài – Giới thiệu bằng tranh
Hoạt động 2: HD HS luyện đọc
- HS nối tiếp đọc 7 khổ thơ (2 - 3 lượt) - GV sửa sai cách đọc cho HS.
- GV đưa bảng phụ – HD HS cách ngắt nhịp một số câu thơ.
- HS đọc chú giải – GV giải thích thêm để HS hiểu.
- HS luyện đọc theo cặp – 2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm bài thơ – HD cách đọc.
Hoạt động 3: HD tìm hiểu bài
- HS đọc thầm khổ thơ 1, 2 – trả lời câu hỏi 1/SGK
- HS đọc thầm khổ thơ 3 – trả lời câu hỏi 2/SGK
- HS đọc thầm bài thơ - trả lời câu hỏi 3/SGK
- GV giảng cụm từ: lặn trong đời mẹ.
- HS nêu nội dung chính của bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với người mẹ. 
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm - HTL
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ, tìm giọng đọc phù hợp cho mỗi khổ thơ và cả bài thơ.
- GV đọc mẫu khổ thơ 4, 5 (trên bảng phụ) – HS nghe
- HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5 theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp – Nhận xét.
- HS nhẩm và HTL từng khổ thơ và cả bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- HS, GV nhận xét, đánh giá.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV liên hệ GD HS
- Nhận xét tiết học, dặn dò HTL bài thơ và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu: (Tiết 1) Cấu tạo của tiếng.
I/ Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
- Nắm được cấu tạo 3phần của tiếng: Âm đầu, vần và thanh – ND ghi nhớ.
- Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu.
II/ Đồ dùng dạy – học: Bảng phụ chép sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng (HĐ2)
 Bảng phụ chép sẵn bài tập 1 (phần luyện tập) (HĐ3)
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: HD HS tìm hiểu cấu tạo của tiếng.
- HS nối tiếp nhau đọc 4 yêu cầu của phần nhận xét.
- HS thảo luận, suy nghĩ trả lời lần lượt các yêu cầu của bài tập.
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
- HS rút ra ghi nhớ – HS đọc ghi nhớ SGK (3 em)
- GV đưa sơ đồ kẻ sẵn, củng cố kiến thức cho HS.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1 (VBT): HS nêu yêu cầu của bài tập. 
- HS làm bài vào VBT - 1 em lên bảng làm
- HS, GV nhận xét củng cố cấu tạo của tiếng.
Bài 2 (VBT): HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS thảo luận nhóm đôi – Nêu kết quả giải đố.
- GV nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV chốt kiến thức toàn bài.
- Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị bài sau.
Toán : (Tiết 2) Ôn tập các số đến 100 000 (tiếp)
I/ Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân (chia) số có đến 5 chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Biết so sánh, xếp thứ tự các số đến 100 000.
- Luyện tập về bài toán thống kê số liệu.
II/ Đồ dùng dạy – học: Bảng phụ chép sẵn BT2, 5 (VBT) (HĐ 2)
III/ Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ: 
- 2 HS lên bảng viết số thành tổng các chục, trăm, nghìn
 23067 =.; 95370 =. 
- GV nhận xét, củng cố cách viết cấu tạo thập phân của số.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện tập
- GV tổ chức cho HS “Tính nhẩm truyền”
- GV đọc phép tính – HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
- Nhận xét, củng cố cách tính nhẩm.
Bài 1 (VBT): HS nêu yêu cầu của bài tập.
– 4HS lên bảng làm, lớp làm vào VBT.
- HS, GV nhận xét, củng cố cách cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000.
Bài 2 (VBT): GV đưa bảng phụ - HS nêu yêu cầu của bài tập. 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- HS tiến hành chơi – Nhận xét, đánh giá kết quả chơi.
Bài 3 (VBT): HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm vào VBT – nêu kết quả, giải thích cách làm.
- HS, GV nhận xét, củng cố cách so sánh các số đến 100 000.
Bài 4 (VBT): Tiến hành tương tự BT3
- HS, GV nhận xét, củng cố kiến thức như BT3.
Bài 5 (VBT): GV đưa bảng phụ - HS nêu yêu cầu của bài tập.
– HS lên bảng làm, lớp làm vào VBT.
- HS, GV nhận xét, củng cố cách đọc, xử lí số liệu trong bảng thống kê.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV củng cố kiến thức toàn bài.
- Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị bài sau.
Lịch sử: (Tiết 1) Môn Lịch sử và Địa lí.
I/ Mục đíc ...  cao độ.
- GV giới thiệu bài hát, giai điệu.
- GV treo bản đồ và chỉ cho HS thấy vị trí của vùng đất Tây Nguyên.
Hoạt động 2: Dạy hát.
- GV hát mẫu - HS theo dõi - đọc lời ca.
- GV tập cho HS hát từng câu, từng đoạn, cả bài (theo kiểu móc xích).
- HS tập hát theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
- HS hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay.
Hoạt động 3: Kể chuyện âm nhạc.
- GV kể chuyện Tiếng hát Đào Thị Huệ – HS nghe
- HS thảo luận, nêu ý nghĩa câu chuyện.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- HS hát lại bài Bạn ơi lắng nghe.
- Nhận xét tiết học, dặn dò ôn lại ở nhà.
Âm nhạc: (Tiết 5) Ôn tập bài hát : Bạn ơi lắng nghe
 Giới thiệu hình nốt trắng; Bài tập tiết tấu.
I/ Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
Hát thuộc và từng nhóm trình diễn bài hát “Bạn ơi lắng nghe” với một số động tác phụ hoạ trước lớp. Biết thể hiện giá trị độ dài của nốt trắng.
Biết bài “Bạn ơi lắng nghe” là dân ca của dân tộc Ba-na (Tây Nguyên). 
II/ Đồ dùng dạy – học: Bảng phụ chép BT tiết tấu (HĐ2) 
III/ Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Cả lớp hát đồng thanh bài “Bạn ới lắng nghe”, kết hợp vỗ tay theo nhịp, theo phách.
? Bài hát “Bạn ới lắng nghe”là dân ca của dân tộc nào?
Hoạt động 2: Ôn bài hát, múa phụ hoạ.
GV bắt nhịp – cả lớp hát – GV theo dõi sửa sai.
HS tập hát theo tổ, cá nhân.
GV vừa hát vừa múa phụ hoạ - HS QS.
HS thực hành hát, múa phụ hoạ: cả lớp, tổ, cá nhân.
HS các tổ thi trình diễn trước lớp.
NHận xét, tuyên dương tổ trình diễn tốt.
Hoạt động 3: Giới thiệu hình nốt trắng – BT tiết tấu.
GV viết bảng và giới thiệu hình nốt trắng, độ dài của nốt trắng.
HS tập viết nốt trắng.
GV đưa bảng phụ – HS QS BT tiết tấu.
GV đọc mẫu BT tiết tấu – HS nghe.
HS tập đọc BT tiết tấu: cả lớp, tổ, cá nhân – GV theo dõi sửa sai.
GV ghép câu hát với BT tiết tấu.
HS thực hành ghép lời ca – GV theo dõi, sửa sai.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- HS hát lại bài “Bạn ơi lắng nghe”
- Nhận xét tiết học, dặn dò ôn lại ở nhà.
Khoa học : (Tiết 7) Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? 
I/ Mục đích, yêu cầu: Sau bài học, HS có thể :
- Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
- Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ và ăn ít, ăn hạn chế.
II/ Đồ dùng dạy – học: Tranh minh hoạ SGK (HĐ2)
 Mô hình tháp dinh dưỡng cân đối (HĐ2)
 Các tấm phiếu ghi tên thức ăn, sưu tầm các đồ chơi nhựa về các loại thức ăn như tôm, cua, cá, gà(HĐ3)
III/ Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ: ? Nêu vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ? Kể tên các loại thức ăn có chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ?
- HS, GV nhận xét, củng cố kiến thức.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi 1/SGK
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, lớp nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận như SGK.
Hoạt động 2: HD HS tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối.
- HS QS tranh minh hoạ SGK/17, trả lời câu hỏi 2/SGK.
- HS nêu kết quả, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV đưa mô hình tháp dinh dưỡng cân đối, nhưng chưa điền về mức độ ăn – HS lên bảng trình bày các nhóm thức ăn và mức độ ăn dựa vào mô hình tháp dinh dưỡng.
- HS, GV nhận xét, sửa sai và kết luận về tháp dinh dưỡng cân đối.
Hoạt động 3: Trò chơi Đi chợ.
- GV nêu tên trò chơi, HD HS cách chơi.
+ GV chia lớp thành 3 nhóm - Đưa các tấm phiếu ghi tên các thức ăn (hoặc các đồ chơi nhựa), các nhóm thảo luận và lựa chọn những thức ăn, đồ uống cần thiết, phù hợp với mỗi bữa ăn hàng ngày và có lợi cho sức khoẻ.
- Các nhóm trình bày những thức ăn mua được và giải thích lí do.
- HS, GV nhận xét, tuyên dương đội chơi tốt.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- HS đọc mục Bạn cần biết trong SGK.
- GV liên hệ GD HS.
- Dặn dò thực hiện như bài học, ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Khoa học : (Tiết 8) Tại sao cần ăn phối hợpđạm động vật 
 và đạm thực vật? 
I/ Mục đích, yêu cầu: Sau bài học, HS có thể :
- Giải thích được lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
- Nêu ích lợi của việc ăn cá.
- Có ý thức ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
II/ Đồ dùng dạy – học: Tranh minh hoạ SGK (HĐ1)
 Phiếu học tập HĐ2)
III/ Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ: ? Vì sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn? Trình bày về tháp dinh dưỡng cân đối?
- HS, GV nhận xét, củng cố kiến thức.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Trò chơi Thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm.
- GV HD HS cách chơi, luật chơi.
- HS tiến hành chơi : viết tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm trên bảng.
- HS, GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
- HS nêu tên các thức ăn mà mình hay ăn.
Hoạt động 2: HD HS tìm hiểu lí do tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
- HS đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất đạm vừa nêu và chỉ ra món ăn nào chứa đạm động vật, món ăn nào chứa đạm thực vật.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau:
+ Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
+ Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
+ Tại sao chúng ta nên ăn cá trong các bữa ăn?
- HS thảo luận và ghi kết quả vào phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả - Nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS đọc mục Bạn cần biết SGK (3em).
- HS kể tên một số món ăn vừa cung cấp đạm động vật, vừa cung cấp đạm thực vật.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV liên hệ GD HS.
- Dặn dò thực hiện như bài học, ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Khoa học : (Tiết 9) Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn. 
I/ Mục đích, yêu cầu: Sau bài học, HS có thể :
- Giải thích được lí do cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
- Nói về ích lợi của muối i-ốt.
- Nêu tác hại của thói quen ăn mặn.
II/ Đồ dùng dạy – học: Tranh minh hoạ SGK (HĐ3)
 Sưu tầm tranh ảnh, thông tin quảng cáo về các thực phẩm có chứa i-ốt. (HĐ3)
III/ Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ: ? Vì sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
 Kể tên các món ăn vừa cung cấp đạm động vật, vừa cung cấp đạm thực vật?
- HS, GV nhận xét, củng cố kiến thức.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Trò chơi Thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất béo.
- GV HD HS cách chơi : Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử ra một số thành viên tham gia chơi (chơi tiếp sức): kể tên các món ăn chứa nhiều chất béo.
- HS tiến hành chơi : viết tên các thức ăn chứa nhiều chất béo trên bảng.
- HS, GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
- HS nêu tên các thức ăn mà mình hay ăn.
Hoạt động 2: HD HS tìm hiểu lí do tại sao cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
- HS đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất béo vừa nêu và chỉ ra món ăn nào chứa chất béo có nguồn gốc động vật, món ăn nào chứa chất béo có nguồn gốc thực vật.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau:
+ Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
- HS thảo luận và ghi kết quả vào phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả - Nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS đọc mục Bạn cần biết SGK/20 (3em)
- HS kể tên một số món ăn vừa cung cấp chất béo động vật, vừa cung cấp chất béo thực vật.
Hoạt động 3: Thảo luận về ích lợi của muối i-ốt và tác hại của ăn mặn.
- HS QS tranh SGK và thảo luận 2 câu hỏi SGK/21.
- HS nêu kết quả thảo luận – nhận xét, kết luận như SGK.
- HS trình bày tranh, ảnh sưu tầm được về các thực phẩm có chứa i-ốt.
- HS đọc mục Bạn cần biết SGK/21.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV liên hệ GD HS.
- Dặn dò thực hiện như bài học, ôn bài và chuẩn bị bài sau
Kĩ thuật: (Tiết 5) Khâu thường (Tiếp)
I/ Mục đích, yêu cầu: Giúp HS: 
- Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim và đặc điểm của mũi khâu, đường khâu thường.
- HS biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.
- Luyện tính kiên trì, khéo léo cho HS.
II/ Đồ dùng dạy – học: Tranh qui trình khâu thường (HĐ2)
 Bộ đồ dùng kĩ thuật (HĐ2)
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài – Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: HS thực hành khâu thường.
- HS nhắc lại về kĩ thuật khâu thường
- 1 HS lên thực hiện một vài mũi khâu thường – Nhận xét 
- GV đưa tranh qui trình – HS nhắc lại các bước khâu thường
- HS thực hành khâu thường – GV QS giúp đỡ HS còn lúng túng.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập của HS
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá.
- HS tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn theo các tiêu chuẩn trên.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị bài sau.
Khoa học : (Tiết 10) Ăn nhiều rau quả chín. 
 Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
 (GDBVMT)
I/ Mục đích, yêu cầu: Sau bài học, HS có thể :
- Giải thích được lí do vì sao cần ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
- Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.
- Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
II/ Đồ dùng dạy – học: Tranh minh hoạ SGK (HĐ1)
 Sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối (HĐ1)
 Sưu tầm rau, quả (cả loại tươi và loại héo); một số đồ hộp hoặc vỏ đồ hộp (HĐ3)
III/ Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ: ? Vì sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
- Kể tên các món ăn vừa cung cấp chất béo động vật, vừa cung cấp chất béo thực vật?
- HS, GV nhận xét, củng cố kiến thức.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu lí do cần ăn nhiều rau và quả chín.
GV yêu cầu HS QS sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối và nhận xét xem các loại rau và quả chín được khuyên dùng với liều lượng như thế nào trong một tháng đối với người lớn.
HS nêu nhận xét.
HS QS tranh SGK/22 và trả lời các câu hỏi:
+ Kể tên các loại rau, quả các em vẫn ăn hàng ngày.
+ Nêu ích lợi của việc ăn rau, quả.
HS nêu kết quả.
HS, GV nhận xét, kết luận như SGK/22
Hoạt động 2: HD HS xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn.
HS QS tranh SGK/23 và đọc mục “Bạn cần biết” – thảo luận câu hỏi 1 SGK/23.
Đại diện nhóm trình bày kết quả.
GV nhận xét, phân tích rõ các ý mục “Bạn cần biết” để HS hiểu.
Hoạt động 3: Thảo luận về các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
GV chia lớp thành 3 nhóm – giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
Các nhóm thảo luận – Trình bày kết quả (mang theo những vật đã chuẩn bị để giới thiệu và minh hoạ cho ý kiến của mình).
HS, Gv nhận xét, kết luận
HS đọc mục “Bạn cần biết” SGK/23.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV liên hệ GD HS 
- Dặn dò thực hiện như bài học, ôn bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an(13).doc