Tập đọc - Tiết 33
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I- MỤC TIÊU
- Biết đọc nhấn giọng những từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn.
- Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
- Học sinh có ý thức biết học tập những cái hay, cái mới để cải thiện cuộc sống.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC .
- Tranh minh họa bài học SGK.
- Tranh cây và thảo quả, nếu có.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tuần 17 Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010 Tập đọc - Tiết 33 Ngu công xã Trịnh Tường I- Mục tiêu - Biết đọc nhấn giọng những từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn. - Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. - Học sinh có ý thức biết học tập những cái hay, cái mới để cải thiện cuộc sống. II- Đồ dùng dạy học . - Tranh minh họa bài học SGK. - Tranh cây và thảo quả, nếu có. III- Các hoạt động dạy học Thời gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung 3’ 35’ 2’ A- Kiểm tra bài cũ HS đọc lại bài thầy cúng đi bệnh viện, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. B - Dạy bài mới 1. Giơí thiệu bài 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài - 1 HS khá, giỏi đọc cả bài. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. GV giúp HS đọc đúng và hiểu nghĩa những từ ngữ mới và khó trong bài; giải nghĩa thêm các từ tập quán, canh tác - HS luyện đọc theo cặp.1-2 em khá đọc toàn bài.GV đọc diễn cảm bài. HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: - Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào ?Đại diện trả lời từng câu hỏi trước lớp. Tích hợp: GV liên hệ: Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống tốt đẹp. - HS, GV bổ sung , tóm tắt ý đúng. - Luyện đọc kĩ đoạn 1 . Chú ý nhấn giọng các từ : ngỡ ngàng, ngoèo, vắt ngang, con nước ông Lìn, cả tháng, không tin, suốt một năm trời, bốn cây số, xuyên đổi, vận động, mở rộng, vỡ thêm. a) Luỵện đọc Có thể chia bài làm 3 phần để luyện đọc: + Phần 1 : Từ đầu đến vỡ thêm đất hoang trồng lúa. + Phần 2 : Từ con nước nhớ đến như trước nữa. + Phần 3 : Phần còn lại. b) Tìm hiểu bài - Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về thôn ? - Ông Lìn đã nhĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước ? - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - Đọc toàn bài. 3. Củng cố: - HS nhắc lại ý nghĩa của bài văn. - GV nhận xét tiết học. Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010 Toán - Tiết 82 Luyện tập chung I- Mục tiêu :Giúp HS : - Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính. - Ôn tập chuyển đổi đơn vị đo diện tích. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. II - Các hoạt động dạy học chủ yếu Thời gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung 5’ 30’ 3’ A- Kiểm tra bài cũ : Chữa bài tập về nhà. B. Bài mới - GV nêu các BT cần luyện tập trong tiết. HD HS làm lần lượt từng bài rồi chữa bài. Hướng dẫn HS thực hiện một trong hai cách : - HS làm bài vào vở, sau đó chữa bài trên bảng lớp.Đổi bài để kiểm tra kết quả lẫn nhau. -HS thực hiện theo các quy tắc đã học. 2 HS làm trên bảng lớp, nx - - HS khá, giỏi nêu cách làm và làm bài C. Củng cố, dặn dò: GV hệ thống bài, nhấn mạnh nội dung ghi nhớ. Dặn dò về nhà. Chuẩn bị bài sau:Giới thiệu máy tính bỏ túi. Bài 1: Cách 1 : Chuyển phần phân số cả hỗn số thành phân số thập phân rồi viết số thập phân tương ứng. Ví dụ : Cách 2 : Thực hiện phép chia tử số của phân số cho mẫu số. Vì 1 : 2 = 0,5 nên Bài 2 Bài3 : Đáp số : 25 % lượng nước trong hồ. Bài 4 : Đáp số : Khoanh vào D. Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2010 Kể chuyện - Tiết 17 Kể chuyện đã nghe, đã đọc I- Mục đích, yêu cầu 1. Rèn kĩ năng nói: - Biết tìm và kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người biét sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. - Biết trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 2. Rèn kĩ năng nghe : chăm chú nghe lời bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn. 3. Học sinh có ý thức rèn kĩ năng nghe, nói. II- Đồ dùng dạy học - Một số sách, truyện, bài báo liên quan GV và HS sưu tầm được. - Bảng lớp viết đề bài. III- Các hoạt động dạy học Thời gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung 5’ 30’ 5’ A- Kiểm tra bài cũ HS kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình. B- Dạy bài mới - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của đề bài. Chú ý những từ ngữ quan trọng trong đề bài : - GV kiểm tra việc HS tìm truyện. - Một số em giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể. - HS kể chuyện theo cặp, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. GV gợi ý HS kể một số chuyện như trồng cây gây rừng, quét dọn vệ sinh đường phố. Hoặc những câu chuyện Bác Hồ với nhân và các cháu thiếu nhi. - HS thi kể chuyện trước lớp. - Cả lớp và GV bình chọn người kể chuyện hay nhất. 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS kể chuyện Đề bài : Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui , hạnh phúc cho người khác. C. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn về nhà kể lại câu chuyện các em vừa kể ở lớp cho người thân cùng nghe. Tập làm văn- Tiết 17 Ôn luyện về viết đơn I- Mục đích, yêu cầu Củng cố hiểu biết về cách điền vào giấy tờ in sẵn và làm đơn . Cụ thể: - Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn . - Biết viết một lá đơn theo yêu cầu. - Học sinh có ý thức vận dụng bài học vào thực tế cuộc sống. II- Đồ dùng dạy hoc - Vở bài tập TV 5 tập 1 để HS làm bài tập 1. III, Các kĩ năng sống cơ bản: - Ra quyết định/ giải quyết vấn đề. - Hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành biên bản vụ việc. IV- Các hoạt động dạy học Thời gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung 5’ 30’ 5’ A- Kiểm tra bài cũ HS đọc lại biên bản về việc cụ ún trốn viện (tiết TLV trước) B - Dạy bài mới - Giúp HS nắm vững yêu cầu của BT 1 . Tổ chức cho HS làm việc và báo cáo kết qủa trước lớp. HS, GV nx bổ sung, tuyên dương em viết đúng, đủ, và hay. - GV giúp đỡ em còn chậm hơn. - GV có thể đọc một lá đơn xin học để làm mẫu cho các em tham khảo. HS đọc yêu cầu của bài tập GV giúp HS nắm vững y/c của BT Làm việc cá nhân: viết đơn theo y/c.Trình bày trước lớp. HS, GV nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh lá đơn. 1. Giới thiệu bài : SGV 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1 Bài tập 2 : C. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học . - Dặn HS ghi nhớ các mẫu đơn để viết đúng thể thức khi cần thiết. Thứ năm ngày 16 tháng 12 năm 2010 Toán- Tiết 84 Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm I- Mục tiêu: Giúp học sinh - Ôn tập các bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm, kết hợp rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. II- Đồ dùng dạy- học - Máy tính bỏ túi cho các nhóm học sinh III- Các hoạt động dạy học Thời gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung 5’ 30’ 5’ A. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách khởi động máy tính bỏ túi B. Dạy học bài mới: - Học sinh nêu cách tính theo quy tắc. - Giáo viên hướng dẫn bước 1 có thể sử dụng máy tính bỏ túi: Học sinh tự tính và nêu kết quả. - 1 Học sinh nêu cách tính theo quy tắc. - Các nhóm thực hiện tính. - Giáo viên hướng dẫn học sinh thay 34:100 bằng 34%. Hướng dẫn học sinh ấn phím trên máy tính. - Hướng dẫn tương tự . Học sinh thực hành theo nhóm đôi 1 em bấm máy, một em ghi vào bảng, sau đó đổi lại. Kiểm tra lại kết quả. - Nêu yêu cầu của bài? - HS làm bài rồi chữa bài. - Muốn tìm một số khi biết một số phần trăm của nó ta làm thế nào? C. Củng cố- dặn dò - Giáo viên chốt ý: Nhờ máy tính bỏ túi ta tính được rất nhanh - Giáo viên nhận xét tiết học. a)Tính tỉ số phần trăm của 7và 40 + Bước 1: Tìm thương + Bước 2: nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải. b) Tính 34% của 56 c) Tìm một số biết 65% của nó bằng 78 d) Thực hành Bài 1, bài 2: Bài 3: Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010 Toán – tiết 85 Hình tam giác I - Mục tiêu: - Nhận biết đặc điểm của hình tam giác có: ba cạnh, ba đỉnh, ba góc. - Phân biệt ba dạng hình tam giác . - Nhận biết đáy và đường cao. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. II- Đồ dùng dạy học: Các dạng hình tam giác. Ê ke III- Các hoạt động- dạy học: Thời gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung 5’ 30’ 4’ A- Kiểm tra bài cũ Chữa bài tập về nhà B- Dạy học bài mới - Học sinh chỉ ra ba cạnh, ba đỉnh , ba góc của hình tam giác. - Học sinh tự viết tên các yếu tố của hình tam giác. - Học sinh nhận dạng, tìm ra những hình tam giác theo từng dạng. - Có mấy dạng hình tam giác? - Học sinh yếu nhắc lại. - Học sinh tập nhận biết chiều cao của hình tam giác trong các trường hợp: sách giáo khoa . - Học sinh tự làm bài . - Chữa bài trên bảng lớp . - Học sinh yếu nhắc lại . - Học sinh cả lớp làm bài . - Giáo viên hướng dẫn học sinh đếm số ô vuông và nửa ô vuông. - Chữa bàin trên bảng lớp. - Giáo viên chốt lại ý đúng. C- Củng cố- Dặn dò Giáo viên cùng Học sinh hệ thống bài . Học sinh chuẩn bị bài tiếp theo. 1. Giới thiệu bài 2.Các hoạt động. a)Giới thiệu đặc điểm hình tam giác b) Giới thiệu ba dạng hình tam giác: c) Giới thiệu đáy và chiều cao. - Nêu tên đáy và chiều cao của hình tam giác ABC. - Thế nào là chiều cao của hình tam giác? d) Thực hành Bài 1 - Nêu yêu cầu bài tập . Bài 2 : Hướng dẫn tương tự bài 1. Bài 3 : Sinh hoạt Tổng kết tuần 17 I. Mục tiêu: - HS biết đánh giá và rút kinh nghiệm về đạo đức và học tập của tuần 17 và triển khai công việc tuần 18. II. Các hoạt động: 1. Đánh giá công tác tuần 17: -Về đạo đức: - Về chuyên cần: - Về học tập: - Về lao động: - Về vệ sinh: 2. Triển khai công việc tuần 18: -Về đạo đức:. - Về chuyên cần: .. - Về học tập: - Về lao động: .. - Về vệ sinh:. -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Nhận xét của BGH
Tài liệu đính kèm: