Giáo án lớp 5 tuần 17 - Trường Tiểu học Thị trấn Ân Thi

Giáo án lớp 5 tuần 17 - Trường Tiểu học Thị trấn Ân Thi

 TẬP ĐỌC

NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG

I. Mục đích yêu cầu.

- Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn.

- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.

- Giáo dục học sinh chịu khó, có tinh thần vượt khó.

II.Các hoạt động dạy-học.

1.KTBC: Gọi hs lên bảng đọc và trả lời câu hỏi bài:Thầy cúng đi bệnh viện.

-Câu chuyện muốn nói lên điều gì ?

-Nhận xét ghi điểm.

2.Bài mới. -Giới thiệu bài- ghi đầu bài.

 

doc 35 trang Người đăng nkhien Lượt xem 961Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 tuần 17 - Trường Tiểu học Thị trấn Ân Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17 Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010
 TẬP ĐỌC
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. Mục đích yêu cầu.
- Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn.
- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
- Giáo dục học sinh chịu khó, có tinh thần vượt khó.
II.Các hoạt động dạy-học.
1.KTBC: Gọi hs lên bảng đọc và trả lời câu hỏi bài:Thầy cúng đi bệnh viện.
-Câu chuyện muốn nói lên điều gì ?
-Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới. -Giới thiệu bài- ghi đầu bài.
Hoạt đông GV
Hoạt động HS
HĐ 1: Luyện đọc
- Gọi 1 hs khá, giỏi đọc bài văn
-Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?
- Gọi hs đọc nối tiếp theo đoạn.
- Hướng dẫn học sinh phát âm đúng.
- Giúp hs hiểu nghĩa một số từ.
- Giúp hs ngắt những câu dài.
- Cho hs luyện đọc theo cặp.
+ Hướng dẫn hs đọc toàn bài, đọc diễn cảm bài văn.
HĐ 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
- Cho hs đọc thầm phần 1 và trả lời câu hỏi:
H: Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn ?
H: Ý đoạn này nói lên điều gì ?
-Cho hs đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
H: Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
+ Ý đoạn này nói gì?
- Cho hs đọc thầm phần 3, trả lời câu hỏi:
H: Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ nguồn nước ?
- Ý đoạn này nói lên điều gì ?
H: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
-Gọi 1 hs đọc toàn bài.
H: Bài văn muốn nói lên điều gì ?
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm.
- Gọi 3 hs đọc nối tiếp 3 đoạn, tìm giọng đọc.
- Nhận xét, ghi điểm.
* GV đọc diễn cảm đoạn 1, hướng dẫn đọc.
- Gọi hs thi đọc diễn cảm đoạn 1.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố.
- Giáo dục hs có quyết tâm và vượt khó trong học tập, yêu quý những thành quả lao động và lao động sáng tạo.
4. Dặn dò.
-Học bài và chuẩn bị bài sau: Ca dao về lao động sản xuất.
1 hs đọc
- Có thể chia làm 3 phần:
Phần 1: từ đầu đến vỡ thêm đất hoang để trồng lúa.
Phần 2: từ con nước nhỏ đến như trước nữa.
Phần 3: phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
+ Phát âm đúng: Trịnh Tường, Bát Xát, ngoằn ngoèo, Phù Lìn, suốt,
- HS đọc phần chú giải.
- HS ngắt những câu dài.
- Luyện đọc cặp, sửa lỗi cho nhau.
1 hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước, cùng vợ con đào suốt một năm trời đợc gần 4 cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.
*Ý 1: Ông Lìn đã tìm ra nguồn nước.
1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước; không làm nương nên không còn nạn phá rừng. Về đời sống nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.
*Ý 2: Cuộc sống của dân làng thay đổi.
-HS đọc thầm trả lời.
-Ông hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả.
*Ý 3: Ông Lìn đã nghĩ ra cách để giữ rừng bảo vệ nguồn nước.
- HS thảo luận trả lời:Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó
*Nội dung: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
3 hs đọc nối tiếp 3 đoạn, tìm giọng đọc.
- Lắng nghe.
3; 4 hs thi đọc diễn cảm đoạn 1.
- Cả lớp bình chọn bạn đọc hay, diễn cảm nhất.
 TOÁN
	 LUYỆN TẬP CHUNG. 
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Ôn lại phép chia số thập phân. Tiếp tục củng cố các bài toán cơ bản về giải toán về tỉ số phần trăm.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Bài 1b, 1c, 2b, 4:HSKG
2. Kĩ năng: 	- Rèn học sinh giải bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm nhanh, chính xác.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC:
-Gọi 1 hs lên bảng làm bài toán sau:
+ Tính tỉ số phần trăm của hai số 37 và 42.
2. Bài mới. - Giới thiệu bài- ghi đầu bài: Luyện tập chung.
Bài 1. Gọi hs đọc đề.
-Cho hs làm bài vào vở, gọi 3 em lên bảng sửa bài.
- Cho hs nhắc lại cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên, chia một số TP cho một số TP
-Nhận xét, ghi điểm.
*Bài 2. Gọi hs đọc đề.
*Hướng dẫn: đặt tính rồi tính ở vở nháp, ghi kết quả vào vở
-Cho hs làm bài vào vở, gọi 2 em lên bảng làm.
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3. Gọi hs đọc bài toán, tìm hiểu đề bài.
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì ?
- Cho hs làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng làm.
3.Củng cố.
- Muốn chia một số thập phân cho một số TN ta làm thế nào?
-Muốn chia một số thập phân cho một số TP ta làm thế nào?
4.Dặn dò.
-Về nhà làm bài ở vở BTT, chuẩn bị bài: Luyện tập chung( tiếp theo).
 1 hs lên bảng làm.
- Lớp nhận xét.
Bài 1. Tính:
a.216,72 :42 b. 1:12,5
216,72 42 10 12,5
 6 7 5,16 10 0,08
 2 52 100
 0 0
Bài 2. Tính:
a. (131,4 - 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2=
 50,6 : 2,3 + 43,68 = 65,68
Bài 3. Bài giải
a. Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là:
15875 - 15625 = 250 (người)
Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
250 : 15625 = 0,016
0,016 = 1,6%
b. Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
15875 x 1,6 : 100 = 254 (người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
15875 + 254 = 16129 (người)
 Đáp số: a) 1,6%; b) 16129 người.
ĐẠO ĐỨC
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH
(tiết 2)
 I. Mục đích yêu cầu : 
- HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
- Biết xử lí một số tình huống liên quan đến việc hợp tác với người xung quanh.
- Biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong công việc hằng ngày.
- Học sinh có những hành vi, việc làm cụ thể, thiết thực trong việc hợp tác giải quyết công việc của trường, của lớp, của gia đình và cộng đồng.
- Giáo dục hs sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy cô, những người trong gia đình, những người ở cộng đồng dân cư.
II. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KT Bài cũ: 
Tại sao cần phải hợp tác với mọi người xung quanh ?
Như thế nào là hợp tác với mọi người?
Kể về việc hợp tác của mình với người khác?
2.Bài mới: Hợp tác với những người xung quanh (tiết 2).
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi làm bài tập 3 (SGK).
Yêu cầu từng cặp học sinh thảo luận làm bài tập 3, đưa ra ý kiến.
*GV Kết luận: Tán thành với ý kiến a, không tán thành ý kiến b .
* Hoạt động 2: Làm bài tập 4/ SGK.
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 *Gv Kết luận: 
a) Trong khi thực hiện công việc chung, cần phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau.
b) Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào, tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi.
*Hoạt động 3: bài tập 5/ SGK.
- Yêu cầu hs tự làm bài cá nhân bài tập 5/ SGK.
- GV gọi 1 số em nêu kết quả bài làm: 
Kể những nội dung công việc mà em có thể hợp tác với người khác, nêu tên người em đã hợp tác, cách thức hợp tác.
- GV nhận xét về những dự kiến của HS 
3. Củng cố 
Hợp tác với người xung quanh có lợi gì ?
Hãy nêu một số việc mà em đã hợp tác với người xung quanh rồi.
4. Dặn dò.
-Thực hành bài học vào cuộc sống. 
2 học sinh trả lời.
- Thảo luận nhóm đôi và đưa ra kết quả:
+ Việc làm của các bạn Tâm , Nga, Hoan trong tình huống A là đúng.
+ Việc làm của bạn Longtrong tình huống B là chưa đúng.
- Thảo luận nhóm 4 xử lí các tình huống, đưa ra ý kiến. Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận:
a) Trong khi thực hiện công việc chung, cần phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau.
b) Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào, tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi.
- Hs làm bài tâp 5 cá nhân
- Kể những nội dung công việc mà em có thể hợp tác với người khác, nêu tên người em đã hợp tác, cách thức hợp tác.
(Tự liên hệ để làm)
Một số em nêu kết quả trước lớp.
Nhận xét, bổ sung.
- 2 hs trả lời
 KHOA HỌC
ÔN TẬP HỌC KÌ 1
I. Mục đích yêu cầu: Giúp hs củng cố và hệ thống kiến thức về:
- Đặc điểm giới tính
- Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
- Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã họ
- Giaó dục học sinh yêu thích tìm hiểu khoa học. Biết cách phòng bệnh và giữ gìn sức khỏe.
II. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KT bài cũ: 
Kể tên một số loại tơ sợi ?
Nêu đặc điểm nổi bật làm ra từ các loại tơ sợi?
2.Bài mới: Giới thiệu bài:-Ôn tập và kiểm tra HKI.
 Bước 1: Làm việc cá nhân. 
Từng học sinh làm các bài tập trang 68 SGK và ghi lại kết quả làm việc vào phiếu học tập theo mẫu.
Phiếu học tập
Câu 1. Trong các bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS , bệnh nào lây qua cả đường sinh sản và đường máu?
Câu 2:Đọc yêu cầu của bài tập và hoàn thành vào bảng sau:
Thực hiện theo HD trong hình
Phòng tránh được bệnh
Giải thích
H1. Nằm màn
- Sốt xuất huyết
- Sốt rét
- Viêm não
- Những bệnh đó lây do muỗi đốt
người bệnh, hoặc động vật mang bệnh, rồi đốt người lành và truyền vi-rút gây bệnh sang người lành.
H2. Rửa sạch tay (Trước khi ăn và sau khi đi đại tiện)
- Viêm gan A
- Giun
- Các bệnh đó lây qua đường tiêu hóa. Bàn tay bẩn có nhiều mầm bệnh, nếu cầm vào thức ăn sẽ đưa mầm bệnh trực tiếp vào miệng
H3. Uống nước đã đun sôi để nguội
- Viêm gan A; Giun
- Các bệnh đường tiêu hóa khác.
- Nước lã chứa nhiều mầm bệnh, trứng, giun và các bệnh đường tiêu hóa khác. Vì vậy cần uống nước đã đun sôi.
H4. Ăn chín
- Viêm gan A
- Giun
-Các bệnh đường tiêu
 hóa khác(ỉa chảy, tả,)
- Trong thức ăn sống hoặc thức ăn ôi thiu, hoặc thức ăn bị ruồi gián, chuột bò vào chứa nhiều mầm bệnh.Vì vậy, cần ăn thức ăn chín sạch.
-Giáo viên gọi lần lượt một số học sinh nêu kết quả và chữa bài.
2 Hs trả lời.
- Học sinh làm các bài tập trang 68 SGK và ghi lại kết quả làm việc vào phiếu
-Một số em nêu kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bước 2: Chữa bài tập.
*Hoạt động 2: Thực hành.
1.Gv cho hs thảo luận nhóm chọn 3 vật liệu đã học và hoàn thành vào bảng sau:
- Gọi đại diện một số nhóm nêu kết quả,cho các nhóm khác nhận xét bổ sung.
2. GV nêu lần lượt từng câu hỏi, các đáp án cho hs chọn câu trả lời đúng , nêu kết quả :
- Cho lớp nhận xét, chốt lại ý đúng.
*Hoạt động 3: Trò chơi đoán chữ 
- GV hướng dẫn hs cách chơi, luật chơi, cho hs chơi theo nhóm: 
- Gv lần lượt nêu câu hỏi, các nhóm nhanh chóng nêu luôn đáp án hoặc nói tên một chữ cái như chữ T. Khi đó gv nói có2 chữ T, người chơi nói tiếp: chữ H, gv nói có 2 chữ H,.
- Nhóm nào ... dọc, lắng nghe.
- Hs chạy chậm thành một hàng dọc.
- Xoay các khớp chân, tay, vai, hông.
- Hs chơi trò chơi : Mèo đuổi chuột.
- 5 em lên bảng tập các động tác do gv yêu cầu.
- Lớp ôn đi đều vòng phải, vòng trái - HS ôn dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- HS thay nhau điều khiển cho các bạn tập
- HS tập thi đua giữa các tổ
- HS chơi trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”
- HS khởi động.
-Hs chơi thử, sau đó chơi chính thức.
- HS đi vừa đi vừa hít thở sâu
- Hệ thống bài
- Lắng nghe.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 17
I. Mục đích yêu cầu
- Đánh giá kết quả học tập, sinh hoạt tuần 17
- Đề ra biện pháp khắc phục và lên kế hoạch tuần 18.
II. Các hoạt động lên lớp.
1. Ổn định tổ chức
2. Sinh hoạt lớp
- Gọi lớp trưởng lên nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp
- Gọi các tổ trưởng, tổ phó có ý kiến bổ sung.
- GV nhận xét:
a. Đạo đức: Các em đã có tiến bộ hơn tuần trước, đoàn kết hơn, biết nghe lời cô và bố mẹ. Có ý thức học tập tốt hơn.
b. Học tập: Một số em có ý thức học tập tốt, ngoan, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Tồn tại: Còn có em lười học : một số em chữ còn xấu, viết cẩu thả, có em ngồi trong lớp chưa chú ý nghe giảng. 
c. Các công tác khác: Thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ, bảo quản tốt cơ sở vật chất của nhà trường.
- Tồn tại: một số em đi học còn quên khăn quàng, quần áo còn bẩn, vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ.
* Tuyên dương một số em tích cực học tập và lao động
3. Kế hoạch tuần 18.
a. Đạo đức: Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong lớp.
- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
b. Học tập: Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- Nâng cao ý thức rèn chữ viết.
- Thi đua học tập giữa các tổ, nhóm học tập
- Chuẩn bị tốt nội dung các bài học
- Khắc phục tồn tại ở tuần 17.
- 15 phút đầu giờ kiểm tra bảng cửu chương (kiểm tra theo cặp)
- Vừa học vừa ôn để chuẩn bị thi tốt cuối học kì 1.
c. Các công tác khác: tham gia đầy đủ các buổi lao động do Đội phân công, đóng
góp các khoản tiền do trường quy định, tiếp tục chăm bón cây xanh.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục đích yêu cầu: 
- Chọn đúng câu chuyện theo yêu cầu đề bài. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
- Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe và đã được đọc về những người biết sống đẹp, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác
- Biết trao đổi với các bạn về nội dụng, ý nghĩa câu chuyện.
- Góp phần nhỏ bé giúp đỡ, đồng bào bị thiên tai, những người có hoàn cảnh khó khăn, chống lạc hậu.
II. Chuẩn bị: 
- Học sinh sưu tầm những mẫu chuyện về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui cho người khác.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTbài cũ: 
Gọi 2 học sinh lần lượt kể lại chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia .
Giáo viên nhận xét , cho điểm 
2.Bài mới: “Kể chuyện đã nghe, đã đọc. 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề.
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài có thể là chuyện : Phần thưởng, Nhà ảo thuật , Chuỗi ngọc lam
*Hoạt động 2: Lập dàn ý cho câu chuyện định kể.
- Giáo viên cho hs lập dàn ý câu chuyện 
- Gv gợi ý :
Mở bài:
+ Giới thiệu nhân vật hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
+ Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện (Tả cảnh kết hợp hoạt động của từng nhân vật).
+ Kết thúc: Nêu kết quả của câu chuyện. 
Nhận xét về nhân vật.
Hoạt động 3: Học sinh kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cho hs tập kể theo cặp, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Cho hs thi kể trước lớp, gv theo dõi, cho lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay nhất.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố.
- Cho hs nhắc lại nội dung bài học
- Giáo dục hs: Góp sức nhỏ bé của mình đem lại niềm vui cho mọi người
4.Dặn dò. 
Chuẩn bị bài: “Ôn tập ”.
*Nhận xét tiết học. 
2 học sinh lần lượt kể lại chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia .
Cả lớp nhận xét.
- 1 học sinh đọc đề bài.
* Đề bài : Kể lại một câu chuyện em đã đọc hay đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui , hạnh phúc cho người khác
-Học sinh phân tích đề bài .Xác định dạng kể.
Đọc gợi ý .
Học sinh lần lượt nêu đề tài câu chuyện đã chọn.
- Học sinh lập dàn ý cho câu chuyện.
- Học sinh lần lượt giới thiệu trước lớp dàn ý câu chuyện em chọn.
Cả lớp nhận xét.
- Hs tập kể theo cặp, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
Học sinh lần lượt thi kể chuyện.
- Lớp trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
- Hs nhắc lại nội dung bài học
THỂ DỤC
Bài 33: ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, 
TRÒ CHƠI CHẠY TIẾP SỨC THEO VÒNG TRÒN
I. Mục đích yêu cầu.
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
- Học trò chơi “ Chạy tiếp sức theo vòng tròn”. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi theo đúng quy định.
- Giáo dục hs tính kỉ luật trong khi chơi.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Trên sân trường, chuẩn bị 2-4 vòng tròn có bán kính 4-5 m cho hs chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Phần mở đầu : 8’
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
- Cho hs chạy chậm xung quanh sân tập - - Cho hs giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp.
- Cho hs ôn các động tác: Tay, chân , vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục, mỗi động tác 2X8 nhịp.
- Cho học sinh chơi trò chơi “Tìm nhạc trưởng” .
2. Phần cơ bản:20’
- Cho hs ôn đi đều vòng phải, vòng trái.
+ Chia tổ cho hs tập luyện theo tổ .
+ Cho cả lớp cùng thực hiện
+ Cho hs thi đua giữac các tổ, tổ nào có người tập sai tổ đó bị phạt.
- Dạy trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”
+ Chia số hs trong lớp thành nhiều đội, mỗi đội 10 người, mỗi đội lại chia làm 3 nhóm A,B,C đứng thành 3 hàng dọc quay mặt vào tâm, nhóm A nhiều hơn 1 người.
+ Cách chơi: Khi có lệnh, người số 4 của nhóm A chạy nhanh theo đường vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) vòng qua đằng sau nhóm B, lên đứng ở đầu hàng. Lúc này nhóm B có 4 người, người cuối cùng phải nhanh chóng chạy sang nhóm C, người dư ra của nhóm C cũng chạy tương tự như vậy sang nhóm A. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến hết, đội nào xong trước ít phạm quy, đội đó thắng cuộc.
+ Những trường hợp phạm quy: 
- Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi bạn chạy trước đứng vào vị trí quy định
- Không chạy theo đường kẻ của vòng tròn.
- Không chạy vòng qua phía sau người đứng cuối của hàng tiếp theo.
- Cho hs chơi.
3.Phần kết thúc: 5’
- Cho hs tập một số động tác thả lỏng tích cực, hít thở sâu 1’
- Cho hs đứng tại chỗ vỗ tay và hát 
- GV cùng hs hệ thống bài 
- Nhận xét, đánh giá kết quả bài học
- Giao bài tập về nhà: Ôn các nội dung đội hình đội ngũ đã học.
- Lắng nghe
- HS chạy.
- Hs giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp
- Hs ôn các động tác: Tay, chân , vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục, mỗi động tác 2X8 nhịp.
- HS chơi
-HS ôn đi đều vòng phải, vòng trái:8’
+ Hs tập luyện theo tổ 
+ Tập cả lớp.
- Thi đua giữa các tổ.
- Lắng nghe: Học trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”
+
- HS chơi trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”
- Tập một số động tác thả lỏng tích cực, hít thở sâu
- Hs đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Lắng nghe.
.
KĨ THUẬT
THỨC ĂN NUÔI GÀ
I. Mục đích yêu cầu:
- Hs cần phải: 
- Liệt kê được tên một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng nuôi gà.
- Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà.
- Giáo dục hs biết cách chăm sóc gà trong gia đình.
II.Đồ dùng dạy học : 
- Tranh minh họa SGK
- Một số mẫu thức ăn nuôi gà.
II. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ :
- Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta ?
- Nêu đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta ?
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới : Giới thiệu bài : Ghi đầu bài
*Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà:
- Hướng dẫn hs đọc mục1 SGK và hỏi:
+ Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại, sinh trưởng và phát triển ?
+ Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu ?
+ Hãy nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà ?
*Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại thức ăn tác dụng, sử dụng từng loại thức ăn nuôi gànuôi gà .
- Hãy kể tên các loại thức ăn nuôi gà?
- Gv ghi lên bảng các thức ăn của gà.
- Thức ăn của gà được chia làm mấy nhóm ? Hãy kể tên các loại thức ăn ?
- Cho hs thảo luận theo cặp và trả lời, cho lớp nhận xét, bổ sung.
- Hãy nêu tác dụng và cách sử dụng các loại thức ăn
- Cho hs thảo luận nhóm và trả lời, mỗi nhóm một loại thức ăn.
- Cho các nhóm lần lượt nêu kết quả thảo luận. Cho lớp nhận xét.
- Gv kết luận lại.
3.Củng cố .
- Cho hs nêu lại tên một số thức ăn dùng để nuôi gà?
- Kể tên các nhóm thức ăn, tác dụng của từng nhóm thức ăn ? 
- Gv hệ thống lại bài.
4.Dặn do.
-Hs về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
*Nhận xét tiết học.
2 Hs trả lời 
Lớp nhận xét
- Đọc thông tin và trả lời :
+ Nước, không khí, ánh sáng và các chất dinh dưỡng.
+ Từ nhiều loại thức ăn khác nhau: tận dụng các thức ăn dư thừa của con người, lấy từ các loại nông sản trồng trọt, các loại thức ăn có sẵn trong thiên nhiên 
+ Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng để duy trì và phát triển cơ thể của gà. 
- Như lúa, ngô, khoai, đỗ, sắn, ốc,tép, rau, các loại côn trùng khác. 
- Thức ăn của gà được chia làm5 nhóm:
+ Nhóm thức ăn cung cấp chất bột đường, nhóm thức ăn cung cấp chất đạm, nhóm thức ăn cung cấp chât khoáng, nhóm thức ăn cung cấp vi ta min và thức ăn tổng hợp 
+ Chất bột đường có tác dụng cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống hàng ngày của gà và chuyển hóa thành chất béo tích lũy trong thịt, trứng gà.
Thức ăn này có trong hạt củ của cây lương thực, hoa màu, để nguyên hạt cho gà ăn: gạo, đậu, mì
+ Nhóm thức ăn cung cấp chất đạm là rất cần thiết duy trì hoạt động sống và tạo thịt trứng , làm gà nhanh lớn, đẻ nhiều và to trứng . Có nhiều trong các loại côn trùng, động vật và các loại họ đậu, có thể cho ăn nguyên hạt, con, hoặc chế biến: đậu, châu chấu, giun, cá
+ Thức ăn cung cấp chất khoáng có tác dụng hình thành xương và vỏ trứng. Thức ăn này có trong các vỏ sò,hến tôm, trứng, người ta lấy nguyên liệu này để sấy khô và xay bột cho gà ăn: ốc, tôm, cua, 
+ Thức ăn cung cấp vi- ta -min : Có tác dụng cần thiết với sức khỏe, sự sinh trưởng và sinh sản của gà. Thức ăn có trong gạo cám, thịt, cá, cỏ tươi..
+ Thức ăn tổng hợp : Có tác dụng bổ sung các chất dinh dưỡng tổng hợp cho gà: cám tổng hợp. 
- 2 hs trả lời 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 17-L5-281.doc