Giáo án lớp 5 tuần 18 - Trường Tiểu học Thị trấn Ân Thi

Giáo án lớp 5 tuần 18 - Trường Tiểu học Thị trấn Ân Thi

 TẬP ĐỌC

ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I

(Tiết 1)

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiểm tra lấy điểm đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu.

2. Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh.

3. Biết nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc. Nêu dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét đó.

II. Đồ dùng dạy học.

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL từ tuần 11 đến tuần 17 để HS bốc thăm.

- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng thống kê ở bài tập 2.

 

doc 18 trang Người đăng nkhien Lượt xem 844Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 5 tuần 18 - Trường Tiểu học Thị trấn Ân Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 18 Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2010
 TẬP ĐỌC
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
(Tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiểm tra lấy điểm đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu.
2. Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
3. Biết nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc. Nêu dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét đó.
II. Đồ dùng dạy học.
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL từ tuần 11 đến tuần 17 để HS bốc thăm.
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng thống kê ở bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Ôn tập
* Bài tập 1: Kiểm tra tập đọc và HTL 
(Kiểm tra khoảng 1/5 số HS trong lớp)
* GV yêu cầu HS lần lượt lên bốc thăm chọn bài.
- GV đặt câu hỏi về đoạn, bài HS vừa đọc.
- GV ghi điểm
* Bài tập 2: Lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh
* Bài tập 3: GV yêu cầu HS nêu nhận xét về bạn nhỏ và tìm dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét đó.
3. Củng cố, dặn dò.
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc; HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài : Ca dao về lao động sản xuất.
- Hs lắng nghe.
- HS đọc theo yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS làm việc theo nhóm và báo cáo kết quả.
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
2
3
4
5
- HS lần lượt nêu nhận xét của mình.
- HS khác nhận xét.
 TOÁN
DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu.
Giúp học sinh:
- Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- Bài 2: HSKG
II. Đồ dùng dạy học.
- GV chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau, khác màu, bằng bìa.
- HS chuẩn bị 2 hình tam giác nhỏ khác màu, bằng bìa, kéo.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ.
Nêu tên đường cao, đáy tương ứng của hình tam giác sau:
 B
 H
 A C
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi đề
2. Bài giảng.
a. Cắt hình tam giác và ghép thành hình chữ nhật
GV hướng dẫn HS:
+ Vẽ một đường cao lên 2 hình tam giác đó (từ 1 hướng đỉnh).
+ Cắt theo đường cao của 1 hình tam giác, được hai mảnh tam giác ghi là 1,2.
+ Ghép hai mảnh 1,2 vào hình còn lại để thành một hình chữ nhật ABCD.
b. So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép.
 Hướng dẫn HS só sánh như SGK.
c. Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác.
GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc và công thức như trong SGK.
3. Thực hành.
Bài 1: cho hs làm và chữa bài
Bài 2: hướng dẫn tương tự (lưu ý hs đổi ra cùng 1 đơn vị đo rồi mới tính)
C. Củng cố, dặn dò.
Cho hs nhắc lại quy tắc tính diện tích hình tam giác.
GV tổng kết tiết học, dặn hs về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
1hs lên bảng chỉ.
Hs khác nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
- HS so sánh theo hướng dẫn của GV.
- HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
- HS nêu yêu cầu bài tập. 2 HS lên bảng làm. Cả lớp làm bài vào vở và nhận xét bài làm của bạn. Kết quả:
a. 24 cm2 ; b. 1,38 dm2
- HS nêu yêu cầu bài tập. 2 HS lên bảng làm. Cả lớp làm bài vào vở và nhận xét bài làm của bạn. Kết quả:
a. 6 m2 (hoặc 600 dm2); b. 221 m2
2hs nhắc lại.
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH HỌC KÌ I
I. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố kiến thức đã học ở các bài đạo đức trước.
- Làm một số bài tập trắc nghiệm .
- Thảo luận để giải quyết một số tình huống.
II. Tài liệu và phương tiện
- GV chuẩn bị 6 bảng phụ để HS thảo luận nhóm.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ
B.Bài mới.
1.Giới thiệu bài
2.GV phát phiếu học tập cho các nhóm làm việc.
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng và tuyên dương những nhóm có bài làm đúng nhất.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn hs chuẩn bị cho bài sau.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
A/ Hãy khoanh tròn vào chữ đặt dưới câu trả lời đúng:
1. Theo em, những hành động, việc làm nào dưới đây thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ. 
a. Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người già.
b. Đọc truyện cho em nhỏ nghe.
c. Quát nạt em nhỏ.
2. Trong những tổ chức dưới đây, tổ chức nào dành riêng cho trẻ em?
a. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
b. Hội người cao tuổi.
c. Sao nhi đồng.
d. Hội cựu chiến binh.
B/. Em sẽ làm gì trong các tình huống sau đây?
a. Bạn em bị bắt nạt.
b. Bạn em có chuyện buồn.
c. Bạn em có chuyện vui.
d. Bạn em phê bình em khi em mắc khuyết điểm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
KHOA HỌC
SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
I. Mục tiêu.
Sau bài học, hs biết:
- Phân biệt được 3 thể của chất.
- Nêu một số điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
- Kể tên mốt số chất ở thể lỏng, thể rắn, thể khí.
- Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
II. Đồ dùng dạy học.
- Hình trong sgk.
- Bộ phiếu ghi tên một số chất để tổ chức chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Giảng bài.
* Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức “phân biệt 3 thể của chất”
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn cách chơi.
- GV và một số HS kiểm tra lại từng tấm phiếu xem đã đúng chưa.
*Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 73 và nói về sự chuyển thể của nước.
- GV nhận xét và kết luận : 
+ Hình 1: nước ở thể lỏng
+ Hình 2: nước đá chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
+ Hình 3: nước bốc hơi chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
*Hoạt động 3: Trò chơi “ai nhanh, ai đúng”
- GV nêu yêu cầu của trò chơi : kể một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí và một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
2 Hs trả lời câu hỏi 2 và 3 của bài trước.
1 hs đọc phần ghi nhớ.
- Các đội cư đại diện lên chơi : lần lượt từng người tham gia chơi của mỗi đội lên dán các tấm phiếu mình rút được vào cột tương ứng.
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
Cát trắng
cồn
Hơi nước
đường
dầu ăn
Ô- xi
Nhôm
nước
Ni - tơ
nước đá
xăng
muối
- Hs làm việc theo nhóm 6
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Hs làm việc theo nhóm 2
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Hs đọc ghi nhớ .
Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2010
 CHÍNH TẢ
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
(Tiết 2)
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc và HTL.
2. Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc và HTL thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người.
3. Biết thể hiện cảm nhận về cái hay của những câu thơ đã được học.
II. Đồ dùng dạy học.
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL từ tuần 11 đến tuần 17 để HS bốc thăm.
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng thống kê ở bài tập 2.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài.
2. Ôn tập
*Bài tập 1: Kiểm tra tập đọc và HTL 
(Kiểm tra khoảng 1/5 số HS trong lớp)
*GV yêu cầu HS lần lượt lên bốc thăm chọn bài.
- GV đặt câu hỏi về đoạn, bài HS vừa đọc.
- GV ghi điểm
*Bài tập 2: Lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người.
*Bài tập 3: GV yêu cầu HS nêu nhận xét về những câu thơ hay thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người.
3. Củng cố, dặn dò.
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc; HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
- Hs lắng nghe.
- HS đọc theo yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS làm việc theo nhóm và báo cáo kết quả.
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
..
.
2
.
.
..
3
..
.
4
5
- HS lần lượt nêu nhận xét của mình.
- HS khác nhận xét.
 TOÁN
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu.
Giúp học sinh:
- Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác.
- Giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác vuông
- Bài tập 4: HSKG
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập
3. Luyện tập - thực hành.
Bài 1: GV yêu cầu hs tự làm bài sau đó cho hs chữa bài.
Bài 2: GV hướng dẫn HS quan sát từng hình tam giác vuông và chỉ ra đáy và chiều cao tương ứng
Bài 3 :GV hướng dẫn HS quan sát hình tam giác vuông và hướng dẫn HS giải
Bài 4: GV hướng dẫn HS giải tương tự bài 3
Gv chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò.
GV tổng kết tiết học, dặn hs về nhà làm lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
2hs lên bảng làm bài tập làm thêm ở nhà.
- Hs khác nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
 2 HS lên bảng làm.
- HS cả lớp làm bài vào vở và nhận xét bài làm của bạn:
a. 30,5 x 12 : 2 = 183 (dm2)
b. 16dm = 1,6m; 1,6 x 5,3 : 2 = 4,24 (m2)
- HS quan sát từng hình tam giác vuông và chỉ ra đáy và chiều cao tương ứng.
1hs đọc đề bài trước lớp sau đó hs làm bài vào vở.
-một HS lên bảng làm
-Hs khác nhận xét.
 Bài giải
a. S hình tam giác vuông ABC:
4 x 3 : 2 = 6 (cm2)
b. S hình tam giác vuông DEG:
5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2)
- HS làm bài vào vở.
1hs lên bảng làm.
- HS khác nhận xét
.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
(Tiết 3)
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc và HTL.
2. Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
II. Đồ dùng dạy học.
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL từ tuần 11 đến tuần 17 để HS bốc thăm.
- Một vài tờ giấy khổ to, băng dích, bút dạ để HS các nhóm lập bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài.
2. Ôn tập
*Bài tập 1: Kiểm tra tập đọc và HTL 
(Kiểm tra khoảng 1/5 số HS trong lớp)
*GV yêu cầu HS lần lượt lên bốc thăm chọn bài.
- GV đặt câu hỏi về đoạn, bài HS vừa đọc.
- GV ghi điểm
*Bài tập 2: lập bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
3. Củng cố, dặn dò.
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục hoàn thành bài tập 2 vào vở.
- Hs lắng nghe.
- HS đọc theo yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS làm việc theo nhóm và báo cáo kết quả.
Sinh quyển
(môi trường động, thực vật)
Thuỷ quyển
(môi trường nước)
Khí quyển
(môi trường không khí
Các sự vật trong môi trường
Những hành động bảo vệ môi trường
LỊCH SỬ
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
(Nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá do tổ chuyên môn thống nhất)
Thứ tư ngày 29 tháng 12 năm 2010
 TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu.
Giúp học sinh ôn ... i diện các nhóm trình bày sản phẩm của mình.
- Cần có các chất như : Mắm, hạt tiêu, mì chính 
- Các nhóm khác nhận xét.
- Hs làm việc theo nhóm 4 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS thảo luận và nêu kết quả:
+ Hình 1: làm lắng
+ Hình 2 : sảy
+ Hình 3: lọc
- HS thực hành theo nhóm 4
- Hs đọc ghi nhớ .
 Thứ năm ngày 30 tháng 12 năm 2010
 TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
(Tiết 6)
I. Mục đích, yên cầu.
1.Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc và HTL.
2. Ôn luyện tổng hợp để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm.
II. Đồ dùng dạy học.
- Một số tờ phiếu viết các câu hỏi a, b, c, d của bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài.
2. Ôn tập
*Bài tập 1: Kiểm tra tập đọc và HTL 
(Kiểm tra khoảng 1/5 số HS trong lớp)
*GV yêu cầu HS lần lượt lên bốc thăm chọn bài.
- GV đặt câu hỏi về đoạn, bài HS vừa đọc.
- GV ghi điểm
*Bài tập 2: Đọc và trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS đọc bài Chiều biên giới.
- H: Tìm trong bài thơ một từ đồng nghĩa với từ biên cương.
- H: Trong khổ thơ 1, các từ đầu và ngọn được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?
- H: Có những đại từ xưng hô nào được dùng trong bài thơ ?
3. Củng cố, dặn dò.
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh và viết vào vở câu văn miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra cho em.
- Hs lắng nghe.
- HS đọc theo yêu cầu.
- HS trả lời.
- 2HS đọc bài.
- Biên giới
- Nghĩa chuyển
- em và ta.
TOÁN
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I.
(Nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá do tổ chuyên môn thống nhất)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I.
(Nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá do tổ chuyên môn thống nhất)
Thứ sáu ngày 31 tháng 12 năm 2010
 TẬP LÀM VĂN
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I.
(Nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá do tổ chuyên môn thống nhất)
 TOÁN
HÌNH THANG
I. Mục tiêu.
Giúp học sinh:
- Hình thành được biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học.
- Biết vẽ hình để rèn kĩ năng nhận dạng hình thang và một số đặc điểm của hình thang.
- BT 3:HSKG
II. Đồ dùng dạy học.
- Sử dụng bộ đồ dùng dạy học toán lớp 5
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ.
- GV nhận xét bài kiểm tra định kì.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2.Giảng bài
a. Hình thành biểu tượng về hình thang.
- GV cho HS quan sát hình vẽ “cái thang” trong SGK, nhận ra những hình ảnh của hình thang sau đó cho HS quan sát hình vẽ hình thang ABCD trong SGK và trên bảng.
b. Nhận biết một số đặc điểm của hình thang.
- GV yêu cầu HS quan sát mô hình lắp ghép và hình vẽ hình thang và đặt câu hỏi:
+ Có mấy cạnh ?
+ Có hai cạnh nào song song với nhau ?
- GV kết luận về đặc điểm cảu hình thang.
3. Thực hành.
Bài 1: Nhằm củng cố biểu tượng hình thang
- GV yêu cầu HS tự làm bài, rồi đổi vở cho nhau kiểm tra chéo.
- GV chữa bài.
Bài 2: Nhằm giúp HS củng cố nhận biết đặc điểm của hình thang.
(Tiến hành tương tự bài tập 1)
Bài 3 : GV kiểm tra thao tác vẽ hình thang của HS và chỉnh sửa những sai sót.
Bài 4 : GV giới thiệu về hình thang vuông.
3. Củng cố, dặn dò.
GV tổng kết tiết học, dặn hs về nhà ôn lại bài.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS quan sát.
- Có 4 cạnh.
- Có hai cạnh đối diện song song với nhau.
- Một số HS lên bảng chỉ vào hình thang và nhắc lại đặc điểm của chúng.
- HS làm bài.
- HS vẽ hình thang.
- HS nhận xét về đặc điểm của hình thang vuông.
 ĐỊA LÍ
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
(Nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá do tổ chuyên môn thống nhất)
 THỂ DỤC
SƠ KẾT HỌC KÌ I
I. Mục tiêu.
- Sơ kết học kì I. Yêu cầu hệ thống được những kiến thức, kĩ năng đã học, những ưu khuyết điểm trong học tập để cố gắng phấn đấu trong học kì II.
- Trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện.
- Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện : Kẻ sân chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Phần mở đầu: 6-10 phút.
- GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện : 1-2 phút.
2. Phần cơ bản : 18-22 phút.
a. Sơ kết học kì I : 10 –12 phút.
- GV cùng HS hệ thống lại những kiến thức, kĩ năng đã học trong học kì I : Ôn tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số, dàn hàng, dồn hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ.......
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của từng tổ và của từng HS:
+ Hoàn thành tốt (A+):
+ Hoàn thành (A):
+ Chưa hoàn thành (B):
b. Chơi trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn” : 7-8 phút.
3. Phần kết thúc: 4-6 phút.
- Cho hs hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- GV nhận xét, đánh giờ học.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông : 1-2 phút.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát một bài hát: 1-2 phút.
- Một số HS thực hiện lại các động tác đã học.
- Cho hs cả lớp cùng tham gia chơi.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 18
I. Mục đích yêu cầu
- Đánh giá kết quả học tập, sinh hoạt tuần 18 và cả học kì I
- Đề ra biện pháp khắc phục và lên kế hoạch tuần 19
II. Các hoạt động lên lớp.
1. Ổn định tổ chức
2. Sinh hoạt lớp
- Gọi lớp trưởng lên nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp
- Gọi các tổ trưởng, tổ phó có ý kiến bổ sung.
- GV nhận xét:
a. Đạo đức: Các em đã có tiến bộ hơn tuần trước, đoàn kết hơn, biết nghe lời cô và bố mẹ. Có ý thức học tập tốt hơn.
b. Học tập: Một số em có ý thức học tập tốt, ngoan, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Tồn tại: Còn có em lười học : một số em chữ còn xấu, viết cẩu thả, có em ngồi trong lớp chưa chú ý nghe giảng. 
c. Các công tác khác: Thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ, bảo quản tốt cơ sở vật chất của nhà trường.
- Tồn tại: một số em đi học còn quên khăn quàng, quần áo còn bẩn, vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ.
* Tuyên dương một số em tích cực học tập và lao động
3. Kế hoạch tuần 19.
a. Đạo đức: Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong lớp.
- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
b. Học tập: Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- Nâng cao ý thức rèn chữ viết.
- Thi đua học tập giữa các tổ, nhóm học tập
- Chuẩn bị tốt nội dung các bài học
- Thực hiện 15 phút đầu giờ kiểm tra bảng cửu chương (kiểm tra theo cặp)
c. Các công tác khác: Tham gia đầy đủ các buổi lao động do Đội phân công, đóng
góp các khoản tiền do trường quy định, tiếp tục chăm bón cây xanh.
..
THỂ DỤC
BÀI 35 : ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, 
ĐỔI CHÂN KHI ĐI ĐỀU SAI NHỊP.
TRÒ CHƠI “CHẠY TIẾP SỨC THEO VÒNG TRÒN”
I. Mục tiêu.
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái và đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia vào trò chơi một cách chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện.
- Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện : Kẻ sân chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt đọng của học sinh
1. Phần mở đầu: 6-10 phút.
- GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện : 1-2 phút.
- Kiểm tra bài cũ : 1-2 phút.
2. Phần cơ bản : 18-22 phút.
a. Ôn đi đều vòng phải, vòng trái và đổi chân khi đi đều sai nhịp : 12 – 16 phút.
b. Chơi trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn” : 5-6 phút.
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi.
3. Phần kết thúc: 4-6 phút.
- Cho hs hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- GV cùng học sinh hệ thống bài ; 1-2 phút.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông ; 1-2 phút.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát một bài hát: 1-2 phút.
- HS ôn theo tổ : 8 – 10 phút
- Các tổ thi đi đều theo 2 hàng dọc : 5 – 6 phút.
- Cho hs cả lớp cùng tham gia chơi.
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
(Tiết 5)
I. Mục đích, yêu cầu.
Củng cố kĩ năng viết thư : biết viết một lá thư gửi người thân ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em.
II. Đồ dùng dạy học.
Giấy viết thư.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Viết thư
- GV lưu ý HS : cần viết chân thực, kể đúng những thành tích và cố gắng của em trong học kỳ I vừa qua, thể hiện được tình cảm với người thân.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà xem lại những kiến thức về từ nhiều nghĩa.
- 2HS đọc đề bài và phần gợi ý, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS viết thư
- HS nối tiếp nhau đọc lá thư đã viết.
- HS khác nhận xét và bình bầu người viết thư hay nhất.
.
KĨ THUẬT
THỨC ĂN NUÔI GÀ ( T2)
I/ MỤC TIÊU:
HS cần phải:
- Liệt kê được tên một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong nuôi gà.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh minh hoạ một số thức ăn dùng để nuôi gà.
- Một số mẫu thức ăn (lúa, ngô, tấm, ...)
- Phiếu học tập để đánh giá kết quả học tập của HS.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của Hs.
A. KIỂM TRA :
H: Em hãy nêu một số loại thức ăn nuôi gà?
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài:Ghi đề bài 
2. Tìm hiểu bài:
Hoạt động 4: Trình bày tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vita min, thức ăn tổng hợp
H: Nêu các thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vita min, thức ăn tổng hợp?
- GV kết luận : Khi nuôi gà cần sử dụng nhiều loại thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gà. Có những loại thức ăn gà cần được ăn với lượng nhiều như thức ăn cung cấp chất đường bột, chất đạm....
Hoạt động 5 : Đánh giá kết quả học tập
- GV dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp với một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS.
C. Củng cố, dặn dò.
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học.
2HS trả lời
Nhắc lại đề bài
- HS thảo luận theo nhóm 4:
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
+ Thức ăn chứa chất đạm: Cá, giun, châu chấu...
+ Thức ăn chứa chất khoáng: vỏ sò, vỏ ốc, vỏ trứng...
+ Thức ăn chứa chất vi ta min : có trong các loại rau
+ Thức ăn tổng hợp có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết , phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của gà...
- Các nhóm khác nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18-L5-295.doc