Giáo án Lớp 5 - Tuần 18 - Trường Tiểu học Xuân Phương - Nguyễn Tấn Trí

Giáo án Lớp 5 - Tuần 18 - Trường Tiểu học Xuân Phương - Nguyễn Tấn Trí

I. Mục tiêu: v Học xong bài này, học sinh biết

• Đọc trôi chảy, lưu loát bài TĐ đã học. Tốc độ 110 tiếng/1phút. Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh. Biết nhận xét về nhân vật trong bai. BT3.

o HS Khá-Giỏi :đọc diễn cảm bài thơ, bài văn. Nhận biết được 1 số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

II. Chuẩn bị: + GV: Giấy khổ to. + HS: Bài soạn.

 

doc 24 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 875Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 18 - Trường Tiểu học Xuân Phương - Nguyễn Tấn Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Ngày
Môn
Tên bài dạy
Thứ 2
20/12
Chào cờ
Tập đọc
 Toán 
Âm nhạc
Lịch sử
-Tập trung học sinh
-Ôn tập Tiết 1
-Diện tích hình tam giác
-Tập biễu diễn 2 bài hát;Những bông hoa những bài ca,Ước mơ .Ôn tập TĐN số4 (Thu Hương)
-Kiểm tra CK1
Thứ 3
21./12
Đạo đức
 Toán 
Thể dục 
Luyện từ & câu
Kể chuyện
-Thực hành kĩ năng CK1
-Luyện tập
-Bài 36 (Quốc Hùng)
-Ôn tậpTiết 2
-Ôn tậpTiết 3
Thứ 4
22./12
Tập đọc
 Mĩ thuật
 Toán
Tập làm văn
Khoa học 
-Ôn tậpTiết 4
-Vẽ trang trí: Trang trí hình chữ nhật (Cô Quý)
-Luyện tập chung
-Ôn tậpTiết 5
-Sự chuyển thể của chất
Thứ 5
23./12
Luyện từ & câu
Thể dục
 Toán
Chính tả
 Địa lí
-Ôn tậpTiết 6
-Bài 37 (Quốc Hùng)
-Kiểm tra cuối HK I
-Ôn tậpTiết 7
-Kiểm tra HK1
Thứ 6
24./12
Tập Làm văn
 Toán
Kĩ thuật
 Khoa học
 Sinh hoạt
-Kiểm tra cuối HK1
-Hình thang
-Thức ăn nuôi gà
-Hỗn hợp
-Nhận xét, đánh giá học tập tuần qua
Ngày dạy: Thứ hai 20/12/2010 Tập đọc	
 ÔN TẬP ( Tiết 1 )
Mục tiêu: v Học xong bài này, học sinh biết
Đọc trôi chảy, lưu loát bài TĐ đã học. Tốc độ 110 tiếng/1phút. Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh. Biết nhận xét về nhân vật trong bai. BT3. 
HS Khá-Giỏi :đọc diễn cảm bài thơ, bài văn. Nhận biết được 1 số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
II. Chuẩn bị: + GV: Giấy khổ to. + HS: Bài soạn.
III. Các hoạt động:
1. Bài cũ: 
2. Giới thiệu bài mới: Ôn tập tiết 1.
3. Phát triển các hoạt động: 
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
HTĐB
12’
8’
7’
3’
v	Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc.
Giáo viên chọn một số đoạn văn, đoạn thơ thuộc các chủ điểm đã học.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Giữ lấy màu xanh”.
KNS: Rèn luyện kĩ năng hợp tác làm việc của nhóm để hoàn thành bảng thống kê
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên nhắc học sinh chú ý yêu cầu lập bảng thống kê.
Giáo viên chia nhóm, cho học sinh thảo luận nhóm.
Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh nêu nhận xét về nhân vật Mai (truyện “Vườn chim” của Vũ Lê Mai). 
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét về nhân vật Mai.
Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Giáo viên nhận xét – Tuyên dương.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh lần lượt đọc trước lớp những đoạn văn, đoạn thơ khác nhau.
Hoạt động nhóm, lớp.
1 học sinh đọc yêu cầu.
® Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc theo nhóm 
– Nhóm nào xong dán kết quả lên bảng.
Đại diện nhóm lên trình bày.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh làm bài.
Học sinh trình bày.
Dự kiến: Mai rất yêu, rất tự hào về đàn chim và vườn chim. Bạn ghét những kẻ muốn hại đàn chim . Chi tiết minh họa:
+ Mai khoe tổ chim bạn làm.
+ Khiếp hãi khi thấy chú Tâm định bắn chim, Mai đã phản ứng rất nhanh: xua tay và hô to cho đàn chim bay đi, rồi quay ngoắt không thèm nhìn chú Tâm.
® Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc diễn cảm.
Học sinh nhận xét.
Ưu tiên HS yếu
5. HĐNT: (1’)
Về nhà rèn đọc diễn cảm.
Chuẩn bị: “Ôn tập”.
- Nhận xét tiết học 
Ngày dạy: Thứ hai 20/12/2010 	 Toán
Tiết 86 : DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu: v Học xong bài này, học sinh biết
Biết tính diện tích hình tam giác. 
BT: 1
II. Chuẩn bị:+ GV:	2 hình tam giác bằng nhau. + HS: 2 hình tam giác, kéo.
III. Các hoạt động:
1. Bài cũ: Hình tam giác.
2. Giới thiệu bài mới: Diện tích hình tam giác.
3. Phát triển các hoạt động: 
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
HTĐB
16’
14’
4’
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh cách tính diện tích hình tam giác.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính diện tích hình tam giác.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cắt hình.
Giáo viên hướng dẫn học sinh ghép hình.
Giáo viên so sánh đối chiếu các yếu tố hình học.
Yêu cầu học sinh nhận xét
Giáo viên chốt lại: 
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết vận dụng cách tính diện tích hình tam giác.
	* Bài 1
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích tam giác.
	* Bài 2
Giáo viên lưu ý học sinh bài a) 
+	Đổi đơn vị đo để độ dài đáy và chiều cao có cùng một đơn vị đo
+ Sau đó tính diện tích hình tam giác 
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Học sinh nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh thực hành cắt hình tam giác – cắt theo đường cao ® tam giác 1 và 2.
 A
 C H B
Học sinh ghép hình 1 và 2 vào hình tam giác còn lại ® EDCB
Vẽ đường cao AH.
Đáy BC bằng chiều dài hình chữ nhật EDCB
Chiều cao CD bằng chiều rộng hình chữ nhật.
® diện tích hình tam giác như thế nào so với diện tích hình chữ nhật (gấp đôi) hoặc diện tích hình chữ nhật bằng tổng diện tích ba hình tam giác.
+ SABC = Tổng S 3 hình (1 và 2)
+ SABC = Tổng S 2 hình tam giác 
Vậy Shcn = BC ´ BE
Vậy	vì Shcn gấp đôi Stg
	 BC là đáy; AH là cao
Nêu quy tắc tính Stg 
– Nêu công thức.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh sửa bài a, b
1 học sinh giải trên bảng.
Hoạt động cá nhân.
3 học sinh nhắc lại.
Ưu tiên HS yếu
HS yếu trình bày công thức
5. HĐNT: (1’) 
Làm bài nhà: bài1
Chuẩn bị: “Luyện tập”
- Nhận xét tiết học 
Ngày dạy: Thứ hai 20/12/2010 	Lịch sử
Tiết 18: ÔN TẬP : kiểm tra định kì cuối HK1.
Mục tiêu:v Học xong bài này, học sinh biết
Hệ thống lại những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến trước chiến dịch ĐBP năm 1954.
II. Chuẩn bị:+ GV: Bản đồ hành chính VN. Lược đồ phóng to. Tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ, phiếu học tập.
+ HS: Chuẩn bị bài. Tư liệu về chiến dịch.
III. Các hoạt động:
	1. Bài cũ: 
2.Giới thiệu bài mới: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 
4. Phát triển các hoạt động: 
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
HTĐB
18’
7’
5’
v	Hoạt động 1: PT chống Pháp của Trương Định.
Giáo viên nêu tình hình Pháp xâm lược nước ta 
ĐBP thuộc tỉnh nào? Ở đâu? Có địa hình thế nào?
Tại sao Pháp gọi đây là “Pháo đài khổng lồ”.
Mục đích của Pháp xây dựng pháo đài ĐBP?.
Trước tình hình như thế, ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nêu diễn biến sơ lược về chiến dịch Điện Biên Phủ?
+ 3 Đợt tấn công của bộ đội ta.
+ Chiến thắng ĐBP có thể ví với những chiến thắng nào trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc?
+ Chiến thắng có ảnh hưởng như thế nào ® Rút ra ý nghĩa lịch sử.
Chiến thắng ĐBP và hiệp định Giơ-ne-vơ đã chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (7-5-1954), đã kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp, phá tan cách đô hộ của thực dân Pháp, hòa bình được lập lại.
v	Hoạt động 2: Đảng Cộng Sản VN ra đời..
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập theo nhóm.
N1: Chỉ ra những chứng cứ để khẳng định rằng “tập đoàn cứ điểm ĐBP” là “pháo đài” kiên cố nhất của Pháp tại chiến trường Đông Dương.
N2: Tóm tắt những mốc thời gian quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
N3: Nêu những sự kiện tiêu biểu, những nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
N4: Nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch ĐBP
v	Hoạt động 3: Cuộc KN giành chính quyền ở HN
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ?
Nêu 1 số câu thơ về chiến thắng Điện Biên.
Hoạt động lớp, nhóm.
- Học sinh đọc SGK và thảo luận nhóm đôi.
Thuộc tỉnh Lai Châu, đó là 1 thung lũng được bao quanh bởi rừng núi.
- Pháp tập trung xây dựng tại đây 1 tập đoàn cứ điểm với đầy đủ trang bị vũ khí hiện đại.
Thu hút lực lượng quân sự của ta tới đây để tiêu diệt, đồng thời coi đây là các chốt để án ngữ ở Bắc Đông Dương.
Học sinh thảo luận theo nhóm bàn.
® 1 vài nhóm nêu (có chỉ lược đồ).
® Các nhóm nhận xét + bổ sung.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh lập lại (3 lần).
Hoạt động nhóm (4 nhóm).
Các nhóm thảo luận ® đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
® Các nhóm khác nhận xét 
Hoạt động lớp.
Thi đua theo 2 dãy.
Ưu tiên HS yếu
Ưu tiên HS yếu
5. HĐNT: (1’)
	 - Chuẩn bị: Kiểm tra định kỳ cuối HK1
 - Nhận xét tiết học
Ngày dạy: Thứ BA 21/12/2010 	Đạo đức
THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HKI
Ngày dạy: Thứ ba 21/12/2010 	Toán
Tiết 87 : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: v Học xong bài này, học sinh biết
Biết: Tính diện tích hình tam giác. Tính diện tích hình tam giác vuông biết độ dài hai cạnh góc vuông.
BT: 1,2,3.
II. Chuẩn bị	+ Bảng phụ, phấn màu, 
III. Các hoạt động:
1. Bài cũ: “Diện tích hình tam giác “.
2. Giới thiệu bài mới: Luyện tập.
3. Phát triển các hoạt động: 
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
HTĐB
10’
20’
4’
v	Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức tính diện tích tam giác.
Nêu quy tắc và công thức tính diện tích tam giác.
Muốn tìm diện tích tam giác ta cần biết gì?
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
v	Hoạt động 2: Luyện tập.
 * Bài 2:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
Tìm và chỉ ra đáy và chiều cao tương ứng.
	* Bài 3:
Học sinh thảo luận nhóm đôi để tìm cách tính S tam giác vuông.
Giáo viên chốt ý: Muốn tìm diện tích hình tam giác vuông ta lấy 2 cạnh góc vuông nhân với nhau rồi chia 2.
	v	Hoạt động 3: Củng cố.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác vuông, tam giác không vuông?
Hoạt động cá nhân.
Học sinh nhắc lại nối tiếp.
Học sinh trả lời.
Hoạt động lớp.
Học sinh đọc đề.
Học sinh giải vào vở.
Học sinh sửa bài miệng.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh đọc đề
Học sinh vẽ hình vào vở và tìm chiều cao.
Học sinh nêu nhận xét.
Học sinh nêu quy tắc?
5 học sinh nhắc lại?
HS làm bài tập 3 vào vở.
Ưu tiên HS yếu
5. HĐNT: (1’) 
Về nhà ôn lại kiến thức về hình tam giác.
Chuẩn bị: “ Luyện tập chung”
- Nhận xét tiết học 
Ngày dạy: Thứ ba 21/12/2010 	Tập đọc
Tiết 36 : ÔN TẬP tiết 2.
Mục tiêu: v Học xong bài này, học sinh biết
Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở Tiết 1. 
Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm vì hạnh phúc con người. 
Biết trình bày cảm nhận về cái hay của 1 số câu thơ BT3
II. Chuẩn bị: + GV: Giấy khổ to.+ HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động:
1. Bài cũ: 
Học sinh đọc một vài đọan văn.
Học sinh tự đọc câu hỏi – Học sinh trả lời.
2. Giới thiệu bài mới: Ôn tập tiết 2.
3. Phát triển các hoạt động: 
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
HTĐB
12’
8’
7’
3’
v	Hoạt động 1 Kiểm tra tập đọc.
	Bài 1:
Giáo viên chọn một số đoạn văn, đoạn thơ thuộc các chủ điểm đã học.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Vì hạnh phúc con người”.
Thảo luận nhóm.
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên chia nhóm, cho HS thảo luận nhóm.
KNS: Rèn luyện kĩ năng hợp tá ... ả lời câu hỏi.
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên nhắc học sinh chú ý yêu cầu đề bài.
Giáo viên cho học sinh lên bảng làm bài cá nhân.
Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Hoạt động lớp.
Học sinh lần lượt đọc trước lớp những đoạn văn, đoạn thơ khác nhau.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh đọc yêu cầu bài.
Học sinh làm việc cá nhân.
Học sinh trả lời các câu hỏi ý a và d trên nháp, đánh dấu x (bằng bút chì mờ) vào ô trống sau câu trả lời đúng (ý b và c).
Học sinh lần lượt trả lời từng câu hỏi.
Cả lớp đọc thầm.
Cả lớp nhận xét.
Dự kiến: Từ đồng nghĩa với từ biên cương là từ biên giới.
Trong khổ thơ 1, từ đầu và từ ngọn được dùng theo nghĩa chuyển.
Có 2 đại từ xưng hô được dùng trong bài.
Hình ảnh và câu thơ: Lúa lượn bậc thang mây gợi ra, trên những thửa ruộng bậc thang lẫn trong mây, lúa nhấp nhô uốn lượn như làn sóng.
5. HĐNT: (1’) 
Về nhà rèn đọc diễn cảm.
Chuẩn bị: “Kiểm tra”.
- Nhận xét tiết học
Ngày dạy: Thứ năm 23/12/2010	 Tiếng việt
KIỂM TRA CUỐI HKI
Ngày dạy: Thứ năm 23/12/2010	 Toán
KIỂM TRA CUỐI HKI
Tập trung vào kiểm tra: Xác định giá trị theo vị trí của các chữ số trong số thập phân. Kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân. Giải bài toán liên quan đến tính diện tích hình tam giác.
Ngày dạy: Thứ sáu 24/12/2010	 Toán
Tiết 90 : HÌNH THANG
I. Mục tiêu: v Học xong bài này, học sinh biết
Có biểu tượng về hình thang. Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học. Nhận biết hình thang vuông. 
BT: 1,2,3.
II. Chuẩn bị:+ GV:Bảng phụ, hình vuông, hình bình hành, hình thoi.+ HS: 2 tờ giấy thủ công, kéo.
III. Các hoạt động:
1. Bài cũ: Giáo viên nhận xét bài kiểm tra. Học sinh làm lại một vài bài dễ làm sai.
2. Giới thiệu bài mới: Hình thang.
3. Phát triển các hoạt động: 
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
HTĐB
15’
15’
5’
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hình thành biểu tượng về hình thang.
Giáo viên vẽ hình thang ABCD.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết một số đặc điểm của hình thang.
Giáo viên đặt câu hỏi.
+ Hình thang có những cạnh nào?
+ Hai cạnh nào song song?
Giáo viên chốt.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân biệt hình thang với một số hình đã học, rèn kỹ năng nhận dạng hình thang và thể hiện một số đặc điểm của hình thang.
 * Bài 1:
Giáo viên chữa bài – kết luận.
	*Bài 2:
Giáo viên chốt: Hình thang có 2 cạnh đối diện song song.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Nêu lại đặc điểm của hình thang.
Hoạt động cá nhân, lớp.
HS quan sát hình vẽ trong SGK sau đó dùng kéo cắt hình tam giác.
Học sinh quan sát cách vẽ.
 lắp ghép với mô hình hình thang.
Vẽ biểu diễn hình thang.
Lần lượt từng nhóm lên vẽ và nêu đặc điểm hình thang.
Lần lượt học sinh lên bảng chỉ vào hình và trình bày.
Hoạt động lớp, nhóm đôi
Học sinh đổi vở để kiểm tra chéo.
Học sinh làm bài, cả lớp nhận xét.
Học sinh nêu kết quả.
Học sinh vẽ hình thang.
HS nhận xét đặc điểm hình thang vuông
1 cạnh bên vuông góc với hai cạnh đáy.
Có 2 góc vuông, Chiều cao hình thang vuông là cạnh bên vuông góc với hai đáy.
Đọc ghi nhớ.
Thực hành ghép hình trên các mẫu vật bằng bìa cứng.
 Hoạt động cá nhân.
HS nhắc lại đặc điểm của hình thang.
Ưu tiên HS yếu
5. HĐNT: (1’) 
Chuẩn bị: “Diện tích hình thang”.
Dặn học sinh xem trước bài ở nhà.
Nhận xét tiết học 
Ngày dạy: Thứ sáu 24/12/2010	 Kĩ thuật
THỨC ĂN NUÔI GÀ (tt)
I. Mục tiêu : v Học xong bài này, học sinh biết
Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà.
Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
II. Đồ dùng dạy học :
	- Tranh ảnh minh họa một số loại thức ăn chủ yếu để nuôi gà .
	- Một số mẫu thức ăn nuôi gà .
	- Phiếu học tập .
	- Phiếu đánh giá kết quả học tập .
III. Hoạt động dạy học : 
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : Thức ăn nuôi gà .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : Thức ăn nuôi gà (tt) .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 	
 4. Phát triển các hoạt động: (30’)
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
HTĐB
20’
5’
3’
Hoạt động 1 : Trình bày tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm , chất khoáng , , vi-ta-min , thức ăn tổng hợp .
MT : Giúp HS nắm tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm , chất khoáng , , vi-ta-min , thức ăn tổng hợp .
- Nêu tóm tắt tác dụng , cách sử dụng từng loại thức ăn theo SGK ; chú ý liên hệ thực tiễn , yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK .
- Nêu khái niệm và tác dụng của thức ăn hỗn hợp , nhấn mạnh : Thức ăn hỗn hợp gồm nhiều loại thức ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết , phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng lứa tuổi gà . Vì vậy , nuôi gà bằng thức ăn này giúp gà lớn nhanh , đẻ nhiều .
- Kết luận : Khi nuôi gà cần sử dụng nhiều loại thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gà . Có những loại thức ăn gà cần nhiều nhưng cũng có loại chỉ cần ít . Nguồn thức ăn cho gà rất phong phú , có thể cho ăn thức ăn tự nhiên , cũng có thể cho ăn thức ăn chế biến tùy từng loại thức ăn và điều kiện nuôi 
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập .
MT : Giúp HS đánh giá được kết quả học tập của mình và của bạn .
- Dựa vào câu hỏi cuối bài , kết hợp dùng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS .
- Nêu đáp án để HS đối chiếu , đánh giá kết quả làm bài của mình .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS .
Hoạt động 3: Củng cố 
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có nhận thức ban đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà 
Hoạt động lớp , nhóm .
- Nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1 .
- Đại diện các nhóm còn lại lần lượt lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình .
- Các nhóm khác nhận xét .
Hoạt động lớp .
- Làm bài tập .
- Báo cáo kết quả tự đánh giá .
 5. Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS chuẩn bị các loại thức ăn nuôi gà để thực hành trong bài sau .
Ngày dạy: Thứ sáu 24/12/2010 Khoa học
Tiết 36 : HỖN HỢP
I. Mục tiêu: v Học xong bài này, học sinh biết
Nêu được 1 số ví dụ về hỗn hợp. Thực hành tách các chất ra khỏi 1 số hỗn hợp ( tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng.
II. Chuẩn bị: 	Giáo viên: - Hình vẽ trong SGK trang 75 .- Chuẩn bị: Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, bát nhỏ, thìa nhỏ. Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước, phễu, giấy lọc, bông thấm nước đủ dùng cho các nhóm. Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước), li (cốc) đựng nước, thìa đủ dùng cho các nhóm. Muối hoặc đường có lẫn đất, sạn. - Học sinh : SGK. 
III. Các hoạt động:
1. Bài cũ: Sự chuyển thể của chất ® Giáo viên nhận xét.
2. Giới thiệu bài mới: Hỗn hợp.
3. Phát triển các hoạt động
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
HTĐB
10’
10’
6’
4’
v	Hoạt động 1: Thực hành”Trộn gia vị”.
 * Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 * Bước 2: Làm việc cả lớp.
các nhóm nêu công thức trộn gia vị. Hỗn hợp là gì?
Tạo hỗn hợp ít nhất có hai chất trở lên trộn lẫn với nhau.
Nhiều chất trộn vào nhau tạo thành hỗn hợp.
v Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận.
Học sinh quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 66 SGK và trả lời.
Chỉ nói tên công việc và kết quả của việc làm trong từng hình.
Kể tên các thành phần của không khí. 
Không khí là một chất hay là một hỗn hợp?
Kể tên một số hỗn hợp mà bạn biết.
Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo. Đường lẫn cát, muối lẫn cát, không khí, nước và các chất rắn không tan,
v Hoạt động 3: Thực hành tách các chất trong hỗn hợp.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hành trang 75 SGK. (1 trong 3 bài).
* Bài 1: 
KNS: Tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
 Rèn kĩ năng đánh giá về các phương án đã 
 thực hiện. 
Thực hành: Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng .
* Bài 2:
 Thực hành: Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước
Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước), li (cốc) đựng nước, thìa đủ dùng cho các nhóm.
* Bài 3:
Thực hành: Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn .
v Hoạt động 4: Củng cố.
Đọc lại nội dung bài học.
Giáo viên nhận xét..
Hoạt động nhóm, lớp.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các nhiệm vụ sau:
a) Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột.
b) Thảo luận các câu hỏi:
Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần co những chất nào?
Nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
Hoạt động nhóm 
Đại diện các nhóm trình bày.
Không khí là hỗn hợp.
(đường lẫn cát, muối lẫn cát, gạo lẫn trấu)
Hoạt động cá nhân, nhóm.
- Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước qua phễu lọc.
- Đổ hỗn hợp dầu ăn và nước vào trong cốc rồi để yên một lúc lâu. Nước lắng xuống, dầu ăn nổi lên thành một lớp ở trên nước. Dùng thìa hớt lớp dầu ăn nổi trên mặt nước 
- Đổ hỗn hợp gạo lẫn sạn vào rá.
Đãi gạo trong chậu nước sao cho các hạt sạn lắng dưới đáy rá, bốc gạo ở phía trên ra, còn lại sạn ở dưới .
Ưu tiên HS yếu
Ưu tiên HS yếu
5. HĐNT: (1’) 
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Dung dịch”. 
 - Nhận xét tiết học
Ngày dạy: Thứ sáu 24/12/2010 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
A. Mục tiêu: 	* Ôn tập và thi cuối HKI
	* Nhắc nhở HS thi đua làm bài kiểm tra tốt. Giúp đỡ những bạn học yếu. 	
	* Nắm Nội dung ý nghĩa cách ngôn tuần vừa qua.
	 * Tham gia trò chơi“ Chạy tiếp sức theo vòng tròn”
B. Hoạt động trên lớp:
TG
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
HTĐB
5’
15’
4’
Hoạt động 1
1. Ổn định:
* Kiểm tra sĩ số 
* Hát tập thể 
Hoạt động 2
2. Tiến hành sinh hoạt:
- Đại diện từng tổ báo cáo hoạt động thi đua tuần 18
* Các Nhóm trưởng cho các thành viên trong nhóm nhận xét về các mặt học tập của mình
@ GV nhận xét tuyên dương
Hoạt động 3
3. Kế hoạch tuần đến:	
Thực hiện: Giúp đỡ bạn trong học tập
 Thi đua học tốt HKII 
Triển khai rèn chữ viết đều, đẹp
Giữ gìn vệ sinh trường lớp
.@ Trò chơi: “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”
@ Cần thực hiện tốt nội dung triển khai
 Ưu điểm 
Tuyên dương những bạn có điểm 9 -10
@ Nhóm được tuyên dương
Khuyết điểm:
+ Các bạn tự nhận xét bản thân trước nhóm về mặt hạn chế của mình.
+ Nhóm trao đổi nhận xét sửa chữa
+ Hứa trước nhóm sẽ sửa chữa.
Các tổ trưởng báo cáo trước lớp về các mặt học tập của nhóm mình
Lớp trưởng nhận xét chung
+ Tuyên dương các bạn có tinh thần học tốt. 
+ Nhóm trao đổi đạt kết quả 
* Cả lớp lắng nghe cùng thực hiện các kế hoạch tuần đến
@ Cả lớp tham gia trò chơi
@ HS chú ý lắng nghe và thực hiện
 3. HĐNT: (3’) + GV : Tổng kết giờ hoạt động tập thể 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUÂN 18.doc