Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Môn Đạo đức (tiếp)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Môn Đạo đức (tiếp)

. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:

- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.

- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê huơng.

 II. Tài liệu và phương tiện

- Giấy, bút màu

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 22 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 2600Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Môn Đạo đức (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 	Đạo đức
Em yêu quê hương (Tiết 1)
 I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê huơng.
 II. Tài liệu và phương tiện
- Giấy, bút màu
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyện : Cây đa làng em
+ Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương
+ cách tiến hành
 1. Đọc truyện Cây đa làng em
 2. Thảo luận
? Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa?
? Hà đã gắn bó với cây đa như thế nào?
? bạn Hà đã góp tiền để làm gì?
? Những việc làm của bạn Hà thể hiện điều gì với quê hương?
? qua câu chuyện của bạn Hà , em thấy đối với quê hương chúng ta phải làm gì?
* Hoạt động 2: Làm bài tập SGK
+ Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu quê hương 
+ cách tiến hành :
- HS thảo luận nhóm 2 bài tập 1
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
GV KL: trường hợp a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê hương
- Gọi HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
+ Mục tiêu: HS kể được những việc các em đã làm thể hiện tình yêu quê hương của mình.
+ cách tiến hành:
- HS trao đổi theo gợi ý của GV
? Bạn quê ở đâu? Bạn biết gì về quê hương mình?
? Bạn đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương ?
- GVKL và khen một số HS đã biết thể hiện tình yêu quê hương của mình bằng những việc làm cụ thể.
* Hoạt động 4: Vẽ tranh 
+Mục tiêu: Những việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương.
+ Cách tiến hành 
- cho HS vẽ theo ý thích
- HS trình bày tranh và nêu nội dung tranh 
- GVKL khen ngợi những HS vẽ và nêu được nội dung tranh
- GV đọc 2 lần 
- Vì cây đa là biểu tượng của quê hương... cây đa đem lại nhiều lợi ích cho mọi người.
- Mỗi lần về quê Hà đề cùng các bạn đến chơi dưới gốc cây đa 
- Để chữa cho cây sau trận lụt
- Bạn rất yêu quý quê hương.
- Đối với quê hương, chúng ta phải gắn bó yêu quý và bảo vệ quê hương.
- HS nêu yêu cầu nội dung bài tập 1
- Đại diện nhóm trình bày 
- HS đọc ghi nhớ
- HS trả lời theo ý của mình
- HS vẽ tranh
- HS trình bày và nêu nội dung mình vẽ
Rút kinh nghiệm
Tuần 20	Đạo đức
Em yêu quê hương (Tiết 2)
 I. Mục tiêu Học xong bài này HS biết:
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê huơng.
II. Tài liệu và phương tiện
- Dây, nẹp để treo tranh dùng cho HĐ 1 
- Thẻ màu dùng cho HĐ 2 
- Các bài thơ, hát...nói về quê hương 
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: triển lãm nhỏ: bài tập 4 SGK
+ Mục tiêu: HS biết thể hiện tình cảm đối với quê hương
+ Cách tiến hành
- GV HD HS trình bày và giới thiệu tranh
- Các nhóm trình bày và giới thiệu tranh của nhóm mình
- HS cả lớp thảo luận nhận xét 
- GV nhận xét và KL
* Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ: BT 2
+ Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ , phù hợp với một số ý kiến liên quan đến tình yêu quê hương
+ Cách tiến hành
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 SGK
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
- Gọi HS giải thích lí do
GV nhận xét, KL: tán thành ý kiến a, d . Không tán thành ý kiến: b, c
* Hoạt động 3: Xử lí tình huống Bài tập 3
+ Mục tiêu: HS biết xử lí các tình huống liên quan đến tình yêu quê hương 
+ Cách tiến hành
- HS các nhóm thảo luận 
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét 
GVKL
1. Tình huống a: bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình, vân động các bạn cùng tham gia, nhắc nhở các bạn giữ gìn sách.
2. Tình huống b: bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội vì đó là việc làm góp phần làm sạch đẹp làng xóm
* HĐ4: Trình bày kết quả sưu tầm tranh 
+ Mục tiêu: Củng cố bài
+ Cách tiến hành 
- HS trình bày kết quả sưu tầm về các cảnh đẹp của quê hương, các phong tục tập quán danh nhân...đã chuẩn bị
- GV nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng. 
- HS giới thiệu tranh
- Các nhóm giới thiệu 
- Lớp nhận xét 
- HS nêu ý kiến của mình bằng cách giơ thẻ 
- HS giải thích lí do.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét.
- HS trình bày các tranh ảnh sưu tầm 
Tuần 21	Đạo đức
Uỷ ban nhân dân xã (phường) em(Tiết 1)
I. Mục tiêu Học xong bài này, HS :
- Bước đầu biết vai trò quan trọng của UBND xã (phường) đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của UBND xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trong UBND xã (phường).
- Có ý thức tôn trọng UBND xã (phường).
II. Tài liệu và phương tiện 
 - Ảnh phóng to trong bài
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyện Đến Uỷ ban nhân dân xã phường
+ Mục tiêu: HS biết một số công việc của UBND xã và bước đầu biết được tầm quan trọng của UBND xã
+ cách tiến hành
- Gọi 2 HS đọc truyện trong SGK
- HS thảo luận
? Bố Nga đến UBND phường để làm gì?
? UBND xã làm các công việc gì?
? UBND xã có vai trò quan trọng nên mỗi người dân đều phải có thái độ như thế nào đối với UBND?
GVKL: UBND xã giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân địa phương .Vì vậy mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ UB hoàn thành công việc
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
 * Hoạt động 2: Làm bài tập trong SGK
+ Mục tiêu: HS biết một số việc làm của UBND xã, phường
+ cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ 
- HS thảo luận nhóm
- Gọi đại diện nhóm trình bày
KL: UBND xã phường làm các việc b, d, đ, e, h, i 
* Hoạt động 3: làm bài tập 3 trong SGK
+ Mục tiêu: HS nhận biết được các hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã, phường
+ Cách tiến hành
- GV giao nhiệm vụ cho HS 
- HS làm việc cá nhân
- GV gọi hS trình bày ý kiến
KL: (b) , ( c) là hành vi việc làm đúng
 ( a ) Là hành vi không nên làm.
* Hoạt động nối tiếp: 
- Tìm hiểu về UBND xã em tại nơi em ở, các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND xã đã làm.
- 2 HS đọc truyện trong SGK
- HS thảo luận
- Bố dẫn Nga đến phường để làm giấy khai sinh
- Ngoài việc cấp giấy khai sinh UBND xã, phường còn làm nhiều việc: xác nhận chỗ ở, quản lí việc xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em...
- UBND phường, xã có vai trò quan trọng vì UBND xã , phường là cơ quan chính quyền đại diện cho nhà nước và pháp luật bảo vệ các quyền lợi cho người dân địa phương
- Mọi người phải có thái độ ton trọng và có trách nhiệm tạo điều kiện và giúp đỡ để UBND xã, phường hoàn thành nhiệm vụ
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
- HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả 
- HS tự đọc và làm bài tập trong SGK
- HS trình bày ý kiến của mình 
Rút kinh nghiệm
Tuần 22	Đạo đức
Uỷ ban nhân dân xã (phường) em (Tiết 2)
I. Mục tiêu Học xong bài này, HS biết:
- Bước đầu biết vai trò quan trọng của UBND xã (phường) đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của UBND xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trong UBND xã (phường).
- Có ý thức tôn trọng UBND xã (phường).
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống ở bài tập 2 SGK
+ Mục tiêu: HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã, phường tổ chức
+ Cách tiến hành
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ xử lí tình huống cho từng nhóm HS 
- Các nhóm HS thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
GVKL: 
+ Tình huống (a) Nên vận động các bạn cùng tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam
+ Tình huống (b) Nên đăng kí tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hoá của phường
+ Tình huống (c): Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập .... ủng hộ trẻ em vùng lũ lụt
* Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến ở bài tập 4 SGK
+ Mục tiêu: HS biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền
+ Cách tiến hành
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đóng vai góp ý kiến cho UBND (xã) phường về các vấn đề: xây dựng sân chơi cho trẻ em, tổ chức ngày 1- 6 , ngày rằm trung thu cho trẻ em địa phương...
- Các nhóm chuẩn bị
- Đại diện từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác thảo luận và bổ sung 
- UBND phường luôn quan tâm, chăm sóc, bảo vệ các quyền lợi cho người dân, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em tham gia các hoạt động của xã hội tại phường và tham gia đóng góp ý kiến là một việc tốt
C. Củng cố dặn dò: 
- Nhắc lại ghi nhớ
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS thảo luận đóng vai đóng góp ý kiến cho UBND xã..
- Đại diện nhóm lên trình bày
Tuần 23 	Đạo đức
Em yêu tổ quốc Việt nam (Tiết 1)
 I. Mục tiêu Học xong bài này HS biết : 
- Tổ quốc của em là tổ quốc VN; tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 34 SGK) 
+ Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về văn hoá, kinh tế, về truyền thống và con người VN
+ Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Chuẩn bị giới thiệu một nội dung thông tin trong SGK
- Đại diện nhóm trình bày 
- Các nhóm khác bổ xung 
GVKL: VN có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. VN đang phát triển và thay đổi từng ngày 
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
+ Mục tiêu: hs có thêm hiểu biết và tự hào về đất nước việt nam 
+ Cách tiến hành 
1, Gv chia nhóm hs và đề nghị các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Em biết thêm những gì về đất nước việt nam?
- Em nghĩ gì về đất nước con người việt nam?
Nước ta còn có những khó khăn gì 
- Chúng ta cần làm gì để góp phần XD đất nước? 
- Các nhóm làm việc 
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
KL: Tổ quốc chúng ta là nước VN, chúng ta rất yêu quý và tự hào về tổ quốc mình, tự hào mình là người VN.
- Đất nước ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn, vì vậy chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần XD Tổ quốc.
* Hoạt động 3: Làm bài tập 2 SGK
+ Mục tiêu: Củng cố kiến thức về Tổ quốc VN
+ Cách tiến hành
- Yêu cầu HS làm bài tập 2
- HS làm việc cá nhân
- Một số em trình bày trước lớp
GVKL: Quốc kì VN là lá cờ đỏ, ở giữa ngôi sao vàng năm cánh 
- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dâ ... ảnh, băng hình, bài báo về hoạt động của liên hợp quốc và các cơ quan liên hợp quốc ở địa phương và VN
- Thông tin tham khảo ở phần phụ lục
- Micrô không dây để chơi trò chơi phóng viên
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 40, 41 SGK
+ Cách tiến hành
- Yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40-41 và hỏi:
? Ngoài những thông tin trong SGK em còn biết về gì về tổ chức của LHQ ? 
- GV giới thiệu thêm với HS một số tranh ảnh băng hình về các hoạt động của liên hợp quốc ở các nước, ở VN và địa phương sau đó cho HS thảo luận hai câu hỏi trong SGK
KL: Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay 
- Từ khi thành lập LHQ đã có nhiều hoạt động vì hoà bình công bằng và tiến bộ xã hội 
- VN là một thành viên của LHQ
* Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ bài tập 1
+ Cách tiến hành
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong bài tập 1
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Các nhóm khác nhận xét bổ xung.
KL: Các ý kiến c, d là đúng
Các ý kiến a, b, đ là sai
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
* Củng cố dặn dò: 
- Tìm hiểu về tên một vài cơ quan của liên hợp quốc ở VN, về một vài hoạt động của các cơ quan LHQ ở VN và địa phương và ở địa phương em 
- Sưu tầm các tranh ảnh bài báo nói về các hoạt động của tổ chức LHQ ở VN hoặc trên thế giới.
- HS đọc thông tin 
- HS trả lời theo ý hiểu 
- HS quan sát 
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày
Tuần 29	Đạo đức
Em tìm hiểu về liên hợp quốc (Tiết 2)
I. Mục tiêu 
HS có thể :
- Hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta.
II. Tài liệu và phương tiện
- Tranh ảnh, băng hình, bài báo về hoạt động của liên hợp quốc và các cơ quan liên hợp quốc ở địa phương và VN
- Thông tin tham khảo ở phần phụ lục
- Micrô không dây để chơi trò chơi phóng viên
III. Các hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Chơi trò chơi phóng viên (BT 2) 
+ Mục tiêu: HS biết tên một vài cơ quan của LHQ ở VN. Biết một vài hoạt động của các cơ quan LHQ ở VN và ở địa phương em
+ Cách tiến hành
- GV phân công một số HS thay nhau đóng vai phóng viên và tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về vấn đề có liên quan đến tổ chức LHQ
VD: LHQ được thành lập khi nào?
Trụ sở LHQ đóng ở đâu?
VN đã trở thành thành viên của LHQ từ khi nào?
Bạn hãy kể tên một cơ quan của LHQ ở VN mà em biết ...
- GV nhận xét, khen những em trả lời đúng, hay.
* Hoạt động 2: Triển lãm nhỏ 
+ Mục tiêu: Củng cố bài
+ Cách tiến hành 
- Gv HD các nhóm HS trưng bày tranh ảnh bài báo nói về liên hợp quốc đã sưu tầm được xung quanh lớp học.
- Cả lớp cùng đi xem, nghe giới thiệu và trao đổi 
- Gv khen các nhóm HS đã sưu tầm được nhiều tư liệu hay và nhắc nhở HS thực hiện nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học 
- HS đóng vai phóng viên 
- HS tham gia trò chơi
- HS trưng bày tranh ảnh 
Tuần 30	Đạo đức
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Tiết 1)
I. Mục tiêu 
Học xong bài này HS biết: 
- Kể được một và tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
II. Tài liệu và phương tiện 
- Tranh ảnh, băng hình về tài nguyên thiên nhiên: mỏ than, dầu mỏ, rừng
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 44 SGK 
+ Mục tiêu: HS nhận biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người
vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
+ Cách tiến hành 
- GV yêu cầu HS xem tranh ảnh và đọc các thông tin trong bài 
- Các nhóm HS thảo luận theo câu hỏi trong SGK 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận 
- GV kết luận và gọi HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1 trong SGK
+ Mục tiêu HS nhận biết được một số tài nguyên thiên nhiên 
+ Cách tiến hành 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS làm việc cá nhân
- Gọi HS lên trình bày
KL: Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện bảo đảm cuộc sống của mọi người 
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ ( BT 3) 
+ Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ đối với các ý kiến có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên 
+ Cách tiến hành 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
- GV và các nhóm khác nhận xét 
KL: ý kiến b, c là đúng; ý kiến a là sai
- Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm hơn
* Hoạt động 4: Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương em
- HS tự tìm và trả lời 
- GV nhận xét 
- HS xem tranh và đọc SGK 
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trả lời 
- HS đọc ghi nhớ
- HS nêu yêu cầu của bài tập 
- HS tự làm bài 
- Vài HS trình bày bài làm của mình 
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày 
- HS tự tìm và trả lời trước lớp
Tuần 31	Đạo đức
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Tiết 2)
I. Mục tiêu Học xong bài này HS biết: 
- Kể được một và tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
II. Tài liệu và phương tiện 
- Tranh ảnh, băng hình về tài nguyên thiên nhiên: mỏ than, dầu mỏ, rừng, 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên ( BT 2) 
+ Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước 
+ Cách tiến hành
- HS giới thiệu về một tài nguyên mà mình biết 
- Lớp nhận xét bổ sung
- GVKL: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
* Hoạt động 2: Làm bài tập 4 SGK
+ Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
+ Cách tiến hành 
- GV chia nhóm , giao nhiệm vụ 
- Đại diện nhóm trình bày 
- GVKL: a, đ, e là các việc làm đúng để bảo vệ thiên nhiên 
 b, c, d Là việc làm không phải là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
GV: Con người cần biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên 
* Hoạt động 3: Làm bài tập 5 SGK
+ Mục tiêu: HS biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên hiên 
+ Cách tiến hành 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ 
- Đại diện nhóm trình bày 
- Các nhóm khác nhận xét
GVKL: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình 
* Hoạt động kết thúc
- Nhận xét giờ học 
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau
- HS lần lượt giới thiệu 
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trả lời 
- Hs thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày
Tuần 32	Đạo đức
Dành cho địa phương: An toàn giao thông
I) Mục tiêu
- Giúp học sinh biết được một số luật giao thông
- Thực hiện đúng luật giao thông
II) Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về giao thông đường bộ, biển báo giao thông.
III) Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số biển báo giao thông
Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4
- Bước 1: Giáo viên phát cho mỗi nhóm một số biển báo giao thông. Yêu cầu học sinh thảo luận tìm hiểu nội dung từng biển báo.
- Bước 2: Đại diện nhóm lên nói nội dung từng biển báo của nhóm mình. Học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Bước 3: Giáo viên kết luận
2. Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập
- Giáo viên phát phiếu cho học sinh
- Học sinh làm bài tập trên phiếu
- Gọi lần lượt học sinh đọc bài làm của mình, học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Giáo viên kết luận
3. Hoạt động 3:
- Giáo viên cho HS xem một số tranh ảnh về giao thông đường bộ.
- Học sinh thảo luận về việc thực hiện an toàn giao thông của người tham gia giao thông.
- Học sinh kể về việc bản thân đã thực hiện luật an toàn giao thông.
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi.
4. Củng cố dặn dò: Thực hiện tốt luật an toàn giao thông
Tuần 33	Đạo đức
Dành cho địa phương: Bảo vệ môi trường
I) Mục tiêu:
- Môi trường sống rất quan trọng với cuộc sống của con người.
- Học sinh biết bảo vệ môi trường.
- Có ý thức làm cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp.
II) Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp: 
Giáo viên nêu lần lượt từng câu hỏi, học sinh trả lời:
- Môi trường là gì?
- Nêu một số thành phần của môi trường bạn đang sống?
- Bạn đã làm gì để bảo vệ môi trường đang sống?
Giáo viên kết luận: Môi trường rất quan trọng đối với con người, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Vì vậy mọi người cần có ý thức bảo vệ môi trường.
2. Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh
- Giáo viên đưa ra các bức tranh, ảnh
- Yêu cầu Học sinh quan sát tranh và nêu nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh
? Bạn trong tranh (ảnh) đang làm gì?
? Em có nhận xét gì về việc làm của bạn trong tranh?
? Tranh (ảnh) nào là bức tranh (ảnh) bảo vệ môi trường?
- Học sinh khác nhận xét bổ sung
- Giáo viên kết luận, liên hệ thực tế ở địa phương:
+ Việc vứt rác bừa bãi ra dường, nơi công công, sông ngòi ở địa phương.
+ Việc phun thuốc trừ sâu, phun hóa chất, lưu lượng xe máy ô tô di lại nhiều.
+ Việc địa phương đã xây dựng được khu xử lý rác thải và tổ chức thu gom rác thải để bảo vệ môi trường.
3. Củng cố dặn dò: Thực hiện tốt việc giữ gìn và bảo vệ môi trường
Tuần 34	Đạo đức
Thực hành kỹ năng cuối học kỳ II
I) Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố kỹ năng hình thành các hành vi thói quen đạo đức.
II) Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức các bài đạo đức đã học
- Yêu cầu học sinh nêu tên các bài đạo đức đã học.
- Nêu nội dung của từng bài đạo đức, các hành vi đạo đức.
2. Hoạt động 2: Luyện tập thực hành
Giáo viên đưa ra một số tình huống, yêu cầu học sinh thực hành sắm vai theo nhóm
3. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập, rút ra bài học
- Học sinh nêu được hành vi đạo đức, thói quen đạo đức cần đạt được trong năm học:
Có trách nhiệm về việc làm của mình;
Có ý thức vượt khó khăn;
Nhớ ơn tổ tiên;
Xây dựng và giữ gìn tình bạn tốt;
Kính già yêu trẻ;
Hợp tác với những người xung quanh;
Yêu quê hương đất nước;
Bảo vệ môi trường,....
- Giáo viên tóm tắt, kết luận chung
4. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn học sinh thực hành và rèn luyện thói quen hành vi đạo đức tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA dao dua.doc