Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tết 42)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tết 42)

Đọc thành tiếng.

 + Đọc đúng các tiếng, từ khó: sa - xơ - lu lô - ba, Phú Lãng Sa, làng Tây,

 + Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.

 + Đọc diễn cảm toàn bài: đúng ngữ điệu văn bản kịch

doc 96 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1142Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tết 42)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 
Thứ hai ngày10 tháng 1 năm 2011
 Chủ điểm: người công dân
 Tiết : Tập đọc
Người công dân số một(T1)
I. mục tiêu.
1. Đọc thành tiếng.
	+ Đọc đúng các tiếng, từ khó: sa - xơ - lu lô - ba, Phú Lãng Sa, làng Tây,
	+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
	+ Đọc diễn cảm toàn bài: đúng ngữ điệu văn bản kịch.
2. Đọc , hiểu.
	+ Hiểu các từ ngữ khó trong bài: phắc- tuya, trường Sa-xơ-lu Lô-Ba, 
	+ Hiểu nội dung bài: Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
II. các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. mở bài.
- GV giới thiệu chủ điểm mới .
-Nhận xét bài kiểm tra định kì lần 2.
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
- Các em cùng tìm hiểu bài tập đọc Người công dân số Một.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- GV yêu cầu 1 HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí, 3 HS đọc từng đoạn trong phần trích vở kịch.
- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài.
1. Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
2. Anh Lê giúp anh Thành tìm việc đạt kết quả như thế nào?
3. Thái độ của anh Thành khi nghe anh Lê nói về việc làm như thế nào?
4. Theo em, vì sao anh Thành lại nói như vậy?
5. Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước?
6. Em có nhận xét gì về câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành.
7. Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy.
8. Theo em, tại sao câu chuyện giữa họ lại không ăn nhập với nhau?
- GV ghi nội dung chính của bài lên bảng.
c. Đọc diễn cảm..
- GV yêu cầu HS luyện đọc phân vai diễn cảm theo nhóm.
- GV tổ chức cho HS đọc phân vai trước lớp.
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe.
- HS đọc theo thứ tự.
+ HS 1: nhân vật, cảnh trí.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
- 1 HS đọc phần chú giải thành tiếng. Cả lớp đọc thầm trong SGK.
- 2 HS ngồi cùng bài luyện đọc.
1. Anh Lê giúp anh Thành tìm được việc làm ở Sài Gòn.
-HĐ nhóm 2: Anh Lê đòi thêm được cho anh Thành mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào.
3. Anh Thành không để ý tới công việc và món lương mà anh Lê tìm cho. Anh nói “ Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống”
-HĐ nhóm 4: vì anh không nghĩ đến miếng cơm manh áo của cá nhân mình mà nghĩ đến dân, đến nước.
5. Vì anh với tôI, chúng ta là công dân nước Việt.
6. Không cùng một nội dung, mỗi người nói một chuyện khác.
-HĐ nhóm 2: Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó. ..
8. Vì anh Lê nghĩ đến công ăn, việc làm, miếng cơm, manh áo hàng ngày của bạn còn anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.
- 2 HS nối tiếp nhau nhắc lại nội dung chính của bài.
- 3 HS ngồi gần nhau tạo thành một nhóm cùng luyện đọc.
- 3 nhóm 4 HS tham gia thi đọc diến cảm theo vai.
C. Củng cố dặn dò: - Anh Thành là người ntn? (luôn nghĩ tới dân đến nước)
 Tiết: Chính tả
Nhà yêu nước nguyễn trung trực
I. mục tiêu.
	+ Nghe - viết chính xác, đẹp bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.Tình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	+ Làm đúng bài tập 2, bài tập ( 3 ) a/b , hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn.
II. các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài :
-Viết tên riêng của một số danh nhân
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
- GV nêu: tiết chính tả này, các em sẽ nghe thầy ( cô) đọc để viết đoạn văn Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực và làm bài tập chính tả.
2. Hướng dẫn nghe- viết chính tả.
a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn.
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn.
+ Em biết gì về nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực?
+ Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực đã có câu nói nào lưu danh muôn đời.
b. Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS nêu các từ ngữ khó, dễ lẫn
 khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc, viết các từ ngữ vừa tìm được.
- Hỏi: Trong đoạn văn em cần viết hoa những chữ nào?
c. Viết chính tả.
- GV đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải.
d. Soát lỗi, chấm bài.
- Đọc toàn đoạn văn cho HS soát lỗi.
- Thu, chấm 10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2:Điền từ thích hợp vào ô trống.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập theo cặp.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Gọi HS đọc bài thơ hoàn chỉnh.
- Nhận xét, kết luận về bài làm đúng.
Bài 3:Tìm tiếng bắt đầu bằng r/gi/d
a. Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS điền tiếng nhanh theo nhóm.
- Tổng kết cuộc thi.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
-HS viết ra bảng con.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
+ Nguyễn Trung trực sinh ra trong một gia đình nghèo. Năm 23 tuổi, ông lãnh đạo cuộc nổi dậy ở Phủ Tây An và lập nhiều chiến công. Ông bị giặc bắt và bị hành hình.
+ Câu nói: Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.
- Hs nêu trước lớp, ví dụ: Chài lưới, nổi dậy, khởi nghĩa, khảng khái
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- Những chữ đầu câu và tên riêng Nguyễn Trung Trực, Vàm Cỏ, Tân An, Long An, Tây Nam Bộ, Nam Kì, Tây Nam.
- Nghe đọc và viết bài.
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài, ghi số lỗi ra lề vở.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, làm vào vở bài tập, 1 HS làm trên bảng phụ.
- 1 HS nhận xét.
- 1 HS đọc bài thơ.
- 1 HS đọc thành tiếgn trước lớp.
- 2 nhóm tiếp sức thi điền tiếng. Mỗi HS chỉ điền 1 tiếng.
- 1 HS nhận xét.
- Các tiếng điền đúng.
+ Ve nghĩ mãi không ra, lại hỏi:
+ Bác nông dân ôn tồn giảng giải.
+ Nhà tôi có bố mẹ già.
+ Còn làm để nuôi con là dành giụm
C. củng cố dặn dò:- chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà viết lại bài nếu sai quá 5 lỗi và học thuộc bài thơ, câu đố trong bài.
 Thứ sáu ngày14 tháng1 năm 2011
 Tiết : Luyện từ và câu
 câu ghép
I. mục tiêu.
	+ Nắm sơ lược khái niệm câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại; Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.
	+ Nhận biết được câu ghép , xác định được các vế trong câu ghép ( BT 1, mục III) thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép ( BT3).
	+ Đặt được câu ghép đúng yêu cầu.
II. các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Giới thiệu bài.
-Trực tiếp :Câu ghép.
B. Dạy học bài mới.
1. Tìm hiểu ví dụ.
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của đoạn văn ;và 1,2,3 phần Nhận xét. Yêu cầu HS đánh dấu số thứ tự của các câu trong đoạn văn.
- Gọi HS nêu thứ tự các câu trong đoạn văn.
- Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp, 2 HS làm vào băng giấy dán trên bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2: Xếp các câu đơn thành nhóm thích hợp
+ Em có nhận xét gì về số câu của các câu ở đoạn văn trên?
+ Thế nào là câu đơn? thế nào là câu ghép.
+ Em hãy xếp các câu trong đoạn văn trên vào hai nhóm: Câu đơn, câu ghép.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3.
- Yêu cầu HS đọc lại các câu ghép trong đoạn văn.
- Yêu cầu HS tách mỗi vế câu ghép nói trên thành một câu đơn và nhận xét về nghĩa của câu sau khi tách.
+ Thế nào là câu ghép?
+ Câu ghép có đặc điểm gì?
- Kết luận.
2. Ghi nhớ.
- YC HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Em hãy lấy ví dụ về câu ghép để minh hoạ cho ghi nhớ.
3. Luyện tập.
Bài 1:Tìm câu ghép trong đoạn văn .
- Gọi HS đọc yêu cầu và ND của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
+ Em hãy đọc các câu ghép có trong đoạn văn.
+ Căn cứ vào đâu em xác định đó là những câu ghép.
+ Em hãy xác định các vế câu trong từng câu ghép.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng. HS cả lớp đọc thầm và đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn.
- 1 HS phát biểu.
- 2 HS ngồi cùng bài trao đổi, thảo luận, làm bài, 2 HS làm trên bảng lớp.
- Nhận xét.
+ Câu 1 có 1 vế câu. Câu 2, 3, 4 có 2 vế câu.
+ Câu đơn là câu do một cụm CN-VN tạo thành; Câu nghép là câu do nhiều cụm CN-VN tạo thành.
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
a. Câu đơn: câu 1.
b. Câu ghép: câu 2, 3, 4.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và làm bài.
+ Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại; Mỗi vế của câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn, có đủ CN – VN và các vế câu diễn đạt những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm để thuộc ngay tại lớp.
- 3 HS nối tiếp nhau lấy ví dụ.
- 1 HS đọc thành tiếgn trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm bài, 1 HS làm trên bảng lớp.
- HS nối tiếp nhau phát biểu.
+ Căn cứ vào số lượng vế câu có trong câu.
- HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
sSTT
Vế 1
Vế 2
Câu 1
Trời / xanh thẳm.
Biển/ cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.
Câu 2
Trời/ rải mây trắng nhạt
Biển/ mơ màng dịu hơi sương.
Câu 3
 Trời / âm u mây mưa
Biển/ xám xịt, nặng nề
Câu 4.
Trời / ầm ầm dông gió
Biển/ đục ngầu, giận dữ.
Câu 5.
Biển/ nhiều khi rất đẹp
Ai/ cũng thấy như thế.
Bài 2:Tách câu ghép thành câu đơn 
- Hỏi:+ Có thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm được ở bài tập 1 thành 1 câu đơn được không, vì sao?
Bài 3:Thêm một vế câu .
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
- Nhận xét, cho điểm HS đặt câu tốt.
- Gọi HS dưới lớp đọc các câu mình đặt.
- Nhận xét.
- Nối tiếp nhau trả lời đến khi có câu trả lời đúng.
+ Không thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm đựoc ở bài tập 1 thành 1 câu đơn, vì mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với các vế câu khác.
-HS hoạt động nhóm 2.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS làm trên bảng lớp, HS dưới làm vào vở bài tập.
- Nhận xét.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt
C. củng cố dặn dò.
- Hỏi: Thế nào là câu ghép? Câu ghép có đặc điểm gì?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ và chuẩn bị bài sau.
 Tiết .: Kể chuyện
 chiếc đồng hồ
I. mục tiêu: Giúp HS :
 + Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; Kể đúng và đầy đủ ND câu chuyện.
	+ Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung truyện.
	+ Biết trao đổi về  ... ay đổi giọng linh hoạt, phù hợp với diễn biết câu chuyện.
2. Đọc hiểu.
	+ Từ khó : Hai Long, chữ V, bu - gi, cần khởi động, động cơ.
	+ Nội dung bài: ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
II. các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
B. dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp bài theo đoạn.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thầm, trao đổi, trả lời các câu hỏi :
+ Chú Hai Long ra Phú Lâm làm gì?
+ Theo em hộp thư mật dùng để làm gì?
+ Người liên lạc đã nguỵ trang hộp thư mật như thế nào?
+ Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?
+ Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long? Vì sao chú làm như vậy.
+ Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
+ Em hãy nêu ND chính của bài văn.
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
c. Đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài theo đoạn. yêu cầu cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay .
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm HS.
- 1 HS đọc toàn bài trước lớp.
- HS đọc bài theo thứ tự:
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc thầm bài, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Tìm hộp thư mật.
+ để chuyển những tin tức bí mật.
+ Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mật rất khéo léo,...
+ Người liên lạc muốn nhắn gửi đến chú Hai Long tình yêu Tổ quốc và lời chào chiến thắng.
+ Chú dừng xe, tháo bu - gi ra xem, giả vờ như xe mình hỏng,  không ai có thể nghi ngờ.
+ Hoạt động của các chiến sĩ trong vùng địch rất quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
+ HS nêu nội dung chính của bài,
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài, HS cả lớp ghi vào vở.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Sau đó 4 HS dưới lớp nêu cách đọc từng đoạn, HS bổ sung ý kiến thống nhất giọng đọc .
- Luyện đọc diễn cảm.
- 3 - 5 HS thi đọc diễn cảm đoạn 3. HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.
C. củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài “Phong cảnh đền Hùng”.
 Thứ.ngàytháng..năm 2010
Tiết..: Tập làm văn
 ôn tập về tả đồ vật
I. mục tiêu:Giúp HS:
	+ Củng cố về văn tả đồ vật: cấu tạo của bài văn tả đồ vật, trình tự miêu tả. Phép tu từ so sánh, nhân hoá sử dụng khi miêu tả đồ vật.
	+ Thực hành viết đoạn văn miêu tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật đúng trình tự, có sử dụng hình ảnh so sánh và nhân hoá.
II. các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
- Hỏi HS về CT bài văn miêu tả đồ vật .
- GV nhắc lại 3 phần của bài văn miêu tả đồ vật.
B. dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp để trả lời câu hỏi của bài.
- Gọi nhóm làm vào giấy khổ to dán bài lên bảng đọc phiếu, yêu cầu HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Trình bày tại chỗ.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp
- 2 HS ngồi cùng bàn cùng trao đổi, thảo luận, làm bài tập.
- Làm việc theo hướng dẫn của GV.
a. Mở bài: Tôi có một người bạn đồng hành màu cỏ úa.
 Thân bài: Chiếc áo sờn vai của ba chiếc áo quân phục cũ của ba.
 Kết bài: Mấy chục năm qua và cả gia đình tôi.
b. + Các hình ảnh so sánh trong bài văn: những đường khâu đều đặn như khâu máy, hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh; cái cổ áo như hai cái lá non; cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự; xắn tay áo lên gọn gàng; mặc áo vào tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba, tôi chững chạc như một anh lính tí hon.
+ Các hình ảnh nhân hoá ( cái áo) người bạn đồng hành quý báu, cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi
+ Bài văn mở bài theo kiểu nào?
+ Bài văn kết bài theo kiểu nào?
+ Em có nhận xét gì về cách quan sát để tả cái áo của tác giả.
+ Trong phần thân bài tác giả tả cái áo theo thứ tự nào?
+ Để có bài văn miêu tả sinh động, có thể vận dụng biện pháp nghệ thuật nào?
- GV giảng giải.
- Treo bảng phụ ghi sẵn các kiến thức cơ bản về văn miêu tả.
- Yêu cầu HS đọc.
bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
+ Đề bài yêu cầu gì?
+ Em chọn đồ vật nào để tả?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS làm bài vào bảng nhóm dán lên bảng, HS cả lớp đọc, nhận xét.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết.
- Nhận xét, sửa chữa cho từng HS. Cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
+ Mở bài kiểu trực tiếp.
+ Kết bài kiểu mở rộng.
+ tác giả quan sát rất tỉ mỉ, tinh tế.
+ Tả từ bao quát rồi tả từng bộ phận của cái áo.
+ có thể vận dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần thành tiếng cho HS cả lớp nghe ( 2 lượt).
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
+ Đề bài yêu cầu viết một đoạn văn ngắn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật.
+ ( HS nói tên đồ vật mình chọn)
- HS cả lớp làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng nhóm.
- Làm việc theo yêu cầu của GV.
- 3 – 5 HS đọc đoạn văn mình viết.
C, củng cố dăn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
 Thứ.ngàytháng..năm 2010
Tiết..: Luyện từ và câu
nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
I. mục tiêu:Giúp HS:
	+ Hiểu được cách nối các vế câu ghếp bằng cặp từ hô ứng.
	+ Làm đúng các bài tập: xác định cặp từ hô ứng, tạo câu ghép mới bằng cặp từ hô ứng thích hợp.
II. các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu với 1 từ ở bài 3 trang 59.
- Nhận xét cho điểm HS.
B./ dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Tìm hiểu ví dụ.
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS NX bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận bài làm đúng.
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS làm trên bảng lớp. HS cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét.
Bài 2.
+ Các từ in đậm trong hai câu ghép trên được dùng làm gì?
+ Nếu lược bỏ những từ ấy thì quan hệ giữa các vế câu có gì thay đổi?
Bài 3.
- GV yêu cầu: Em hãy tìm những từ có thể thay thế cho các từ in đậm trong hai câu ghép trên.
- Các từ in đậm trong hai câu ghép trên dùng để nối hai vế câu trong câu ghép.
+ Nếu lược bỏ những từ ngữ in đậm ở câu a thì 2 vế câu không có quan hệ chặt chẽ với nhau, câu b sẽ trở thành câu không hoàn chỉnh.
- Nối tiếp nhau đọc câu đã thay thế từ in đậm. Ví dụ:
a. Buổi chiều, nắng mới nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
+ Buổi chiều, nắng chưa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
+ Buổi chiều, nắng càng nhạt, sương càng buông nhanh xuống mặt biển.
b. Chúng tôi đi đến chỗ nào, rừng ào ào chuyển động chỗ ấy.
- GV kết luận.
3. Ghi nhớ.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
- Em hãy đặt các câu ghép để minh hoạ cho ghi nhớ.
4. Luyện tập.
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- 3 HS nối tiếp nhau đặt câu.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Nhắc HS làm trên bảng phụ. HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
a. Ngày chưa tắt hẳn,/ trăng đã lên rồi.
2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng: Chưa, đã.
b. Chiếc xe ngựa vừa đậu lại/ tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.
2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng: Vừa, đã.
c. Trời càng nắng gắt,/ hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng: Càng, càng.
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, kết luận các câu đúng.
a. Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
b. Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
c. Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi lên cao bấy nhiêu.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm trên bảng phụ HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét bạn làm bài.
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc Ghi nhớ, đặt 5 câu ghép có cặp từ hô ứng và chuẩn bị bài sau.
 Thứ.ngàytháng..năm 2010
Tập làm văn
ôn tập về tả đồ vật
I. mục tiêu.
 Giúp HS:
	+ Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật.
	+ Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật.
II. các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
A. kiểm tra bài cũ.
- Thu, chấm đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em của 3 HS.
- Nhận xét bài làm của HS.
B. dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Em chọn đồ vật nào để lập dàn ý? Hãy giới thiệu cho các bạn được biết.
- Gọi HS đọc gợi ý 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu dán lên bảng.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét để có dàn ý chi tiết, đầy đủ.
- Yêu cầu HS rút kinh nghiệm từ bài của bạn để tự sửa dàn ý của mình theo hướng GV vừa chữa.
- Gọi HS đọc dàn ý của mình, GV chú ý sửa chữa cho từng em.
- Cho điểm HS làm bài đạt yêu cầu.
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS trình bày dàn ý về văn tả đồ vật của mình trong nhóm.
- Lưu ý HS: Với dàn ý đã lập, khi trình bày em cố gắng nói thành câu với mỗi chi tiết, hình ảnh miêu tả.
- Gọi HS trình bày dàn ý của mình trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm HS trình bày dàn ý tốt.
- 3 HS mang bài cho GV chấm.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Nối tiếp nhau giới thiệu về đồ vật mình lập dàn ý.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng nhóm.
- Làm việc theo hướng dẫn của GV.
- Sửa bài của mình.
- 3 - 5 HS đọc dàn ý của mình.
- 1 HS đọc yêu cầu,1HS đọc gợi ý 2 trước lớp.
 - 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng tạo thành 1 nhóm, trình bày dàn ý của mình cho các bạn nghe.
- 3 - 5 HS trình bày dàn ý của mình trước lớp.
C. củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn và chuẩn bị cho tiết kiệm tra viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTV uan 19 co GDKNS chuan.doc