Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tiếp)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tiếp)

Kiến thức: - Biết đọc văn kịch, đọc phân biệt lời các nhân vật đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm phù hợp với tính cách tâm trạng từng nhân vật.

2. Kĩ năng: - Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở con đường cứu nước, cứu dân.

3. Thái độ: - Yêu mến kính trọng Bác Hồ.

II. Chuẩn bị:

 

doc 45 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
NGÀY
MÔN
BÀI
Thứ 2
16.01
Tập đọc
Toán
Đạo đức 
Lịch sử
Người công dân số Một 
Diện tích hình thang
Uûy ban nhân dân xã (Phường )em (Tiết 1)
Nước nhà bị chia cắt 
Thứ 3
17.01
L.từ và câu 
Toán 
Khoa học 
 Câu ghép 
Luyện tập
Dung dịch 
Thứ 4
18.01
Tập đọc
Toán
Làm văn 
Địa lí 
Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng. 
Người công dân số Một (tt)
Luyện tập tả người (Dựng đoạn mở bài )
Các nước láng giềng của Việt Nam 
Thứ 5
19.01
Chính tả
Toán
Kể chuyện 
Nghe – viết : Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực 
Hình tròn . Đường tròn 
Chiếc đồng hồ
Thứ 6
20.01
L.từ và câu 
Toán
Khoa học
Làm văn 
Cách nối các vế câu ghép 
Chu vi hình tròn 
Sự biến đổi hoá học (tiết 1) 
Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài )
Tiết 37 : TẬP ĐỌC	
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Biết đọc văn kịch, đọc phân biệt lời các nhân vật đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm phù hợp với tính cách tâm trạng từng nhân vật.
2. Kĩ năng: 	- Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở con đường cứu nước, cứu dân.
3. Thái độ:	- Yêu mến kính trọng Bác Hồ.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh họa bài học ở SGK.
Ảnh chụp thành phố Sài Gòn những năm đầu TK 20, bến Nhà 
Rồng. Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch luyện đọc.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
6’
15’
5’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Ôn tập – kiểm tra.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Bài giới thiệu 5 chủ điểm của phần 2 (môn TĐ, chủ điểm đầu tiên “Người công dân”, giới thiệu bài tập đọc đầu tiên “Người công dân số 1” viết về chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn là một thanh niên đang trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân tộc.
Ghi bảng người công dân số 1.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, hỏi đáp.
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch thành đoạn để học sinh luyện đọc.
Giáo viên chia đoạn để luyện đọc cho học sinh.
Đoạn 1: “Từ đầu  làm gì?”
Đoạn 2: “Anh Lê  này nữa”
Đoạn 3 : Còn lại 
Giáo viên luyện đọc cho học sinh từ phát âm chưa chính xác, các từ gốc tiếng Pháp: phắc – tuya, Sat-xơ-lúp Lô ba 
Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải và giúp các em hiểu các từ ngữ học sinh nêu thêm (nếu có)
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Đàm thoại, giàng giải, bút đàm.
Yêu cầu học sinh đọc phần giới thiệu, nhân vật, cảnh trí thời gian, tình huống diễn ra trong trích đoạn kịch và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài.
Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
Em hãy gạch dưới câu nói của anh Thành trong bài cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?
Giáo viên chốt lại: Những câu nói nào của anh Thành trong bài đã nói đến tấm lòng yêu nước, thương dân của anh, dù trực tiếp hay gián tiếp đều liên quan đến vấn đề cứu dân, cứu nước, điều đó thể hiện trực tiếp của anh Thành đến vận mệnh của đất nước.
Tìm chi tiết chỉ thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau.
Giáo viên chốt lại, giải thích thêm cho học sinh: Sở dĩ câu chuyện giữa 2 người nhiều lúc không ăn nhập nhau về mỗi người theo đuổi một ý nghĩa khác nhau mạch suy nghĩ của mỗi người một khác. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.
v	Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Đàm thoại, hỏi đáp.
Giáo viên đọc diễn cảm đoạn kịch từ đầu đến  làm gì?
Hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm đoạn văn này, chú ý đọc phân biệt giọng anh Thành, anh Lê.
Giọng anh Thành: chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng thể hiện sự trăn trở khi nghĩ về vận nước.
Giọng anh Lê: hồ hởi, nhiệt tình, thể hiện tính cách của một người yêu nước, nhưng suy nghĩ còn hạn hẹp.
Hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng các cụm từ.
VD: Anh Thành!
Có lẽ thôi, anh ạ! Sao lại thôi! Vì tôi nói với họ.
Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
Cho học sinh các nhóm phân vai kịch thể hiện cả đoạn kịch.
Giáo viên nhận xét.
Cho học sinh các nhóm, cá nhân thi đua phân vai đọc diễn cảm.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp.
Yêu cầu học sinh thảo luận trao đổi trong nhóm tìm nội dung bài.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Đọc bài.
Chuẩn bị: “Người công dân số 1 (tt)”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
- HS lắng nghe
Hoạt động cá nhân, lớp.
1 học sinh khá giỏi đọc.
Cả lớp đọc thầm.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của vở kịch.
1 học sinh đọc từ chú giải.
Học sinh nêu tên những từ ngữ khác chưa hiểu.
2 học sinh đọc lại toàn bộ trích đoạn kịch.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh đọc thầm và suy nghĩ để trả lời.
Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn.
Học sinh gạch dưới rồi nêu câu văn.
VD: “Chúng ta là  đồng bào không?”.
“Vì anh với tôi  nước Việt”.
Học sinh phát biểu tự do.
VD: Anh Thành gặp anh Lê để báo tin đã xin được việc làm nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
Anh Thành không trả lời vài câu hỏi của anh Lê, rõ nhất là qua 2 lần đối thoại.
“ Anh Lê hỏi  làm gì?
Anh Thành đáp: người nước nào “Anh Lê nói  đèn Hoa Kì”.
Hoạt động cá nhân, nhóm.
Đọc phân biệt rõ nhân vật.
- Học sinh các nhóm tự phân vai đóng kịch.
Học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Hoạt động nhóm.
Học sinh các nhóm thảo luận theo nội dung chính của bài.
VD: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
***
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 37 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU GHÉP 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Nắm được câu ghép ở mức độ đơn giản.
2. Kĩ năng: 	- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định các vế câu trong câu ghé , đặt được câu ghép.
3. Thái độ: 	- Bồi dưỡng học sinh ý thức sử dụng Tiếng Việt, yêu quý Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ô mục 1 để nhận xét. Giấy khổ to kẻ sẵn bảng ô bài tập 1 
 - 4, 5 tờ giấy khổ to chép sẵn nội dung bài tập 3.
+ HS: VBT
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
32’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Ôn tập kiểm tra.
Giáo viên nhận xét – cho điểm. 
3. Giới thiệu bài mới: Câu ghép.
“Tiết học hôm nay các con sẽ học câu ghép, vì thế các em cần chú ý để có thể nắm được khái niệm về câu ghép, nhận biết câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép và đặt được câu ghép” – GV ghi bảng
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Hỏi đáp, thực hành, thảo luận.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt thực hiện từng yêu cầu trong SGK.
Bài 1:
Yêu cầu học sinh đánh số thứ tự vào vị trí đầu mỗi câu.
Yêu cầu học sinh thực hiện tiếp tìm bộ phận chủ – vị trong từng câu.
Giáo viên đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh:
Ai? Con gì? Cái gì? (để tìm chủ ngữ).
Làm gì? Như thế nào/ (để tìm vị ngữ).
Bài 2:
Yêu cầu học sinh xếp 4 câu trên vào 2 nhóm: câu đơn, câu ghép.
Giáo viên gợi câu hỏi:
Câu đơn là câu như thế nào?
Em hiểu như thế nào về câu ghép?
Bài 3:
Yêu cầu học sinh chia nhóm trả lời câu hỏi.
Có thể tách mỗi vế câu trong câu ghép trên thành câu đơn được không? Vì sao?
Giáo viên chốt lại, nhận xét cho học sinh phần ghi nhớ.
v Hoạt động 2: Rút ghi nhớ.
Phương pháp: Đàm thoại.
Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ.
v Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1:	
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh : Tìm câu ghép trong đoạn văn và xác định về câu của từng câu ghép.
Giáo viên phát giấy bút cho học sinh lên bảng làm bài.
Giáo viên nhận xét, sửa chữa cho học sinh.
Bài 2:
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Cho các con trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi đề bài.
Giáo viên nhận xét, giải đáp.
Bài 3:
Giáo viên nêu yêu cầu đề bài.
Gợi ý cho học sinh ở từng câu dấu phẩy ở câu a, câu b cho sẵn với vế câu có quan hệ đối chiếu.
Từ “Vì” ở câu d cho biết giữa 2 vế câu có quan hệ nhân quả.
Giáo viên dán giấy đã viết nội dung bài tập lên bảng mời 4, 5 học sinh lên bảng làm bài.
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
v Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Động não, đàm thoại.
Thi đua đặt câu ghép.
Giáo viên nhận xét + Tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Cách nối các vế câu ghép”.
- Nhận xét tiết học
Hát 
- HS nhắc lại
Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp.
2 học sinh tiếp nối nhau đọc yêu cầu đề bài.
Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ và thực hiện theo yêu cầu.
Học sinh phát biểu ý kiến.
4 học sinh tiếp nối nhau lên bảng tách bộ phận chủ ngữ, vị ngữ bằng cách gạch dọc, các em gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ.
VD: Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ / nhảy phốc lên ngồi trên lưng con chó to.
+ Hễ con chó / đi chậm, con khỉ / cấu tại con chó giật mình.
+ Con chó / chạy sải thì khỉ / gò lưng như người phi ngựa.
+ Chó / chạy thong thả, khỉ / buông thõng tay, ngồi ngúc nga, ngúc ngắc.
Học sinh nêu câu trả lời.
Câu đơn do 1 cụm chủ vị tạo thành.
Câu do nhiều cụm chủ vị tạo thành là câu ghép.
Học sinh xếp thành 2 nhóm.
Câ ... ròn .
Hoạt động nhóm, lớp.
Tổ chức 4 nhóm.
Mỗi nhóm nêu cách tính chu vi hình tròn.
Dự kiến:
C1: Vẽ 1 đường tròn tâm O.
Nêu cách tính độ dài của đường tròn tâm O ® tính chu vi hình tròn tâm O.
Chu vi = đường kính ´ 3,14.
C2: Dùng miếng bìa hình tròn lăn trên cây thước dài giải thích cách tính chu vi = đường kính ´ 3,14.
C3: Vẽ đường tròn có bán kính 2cm ® Nêu cách tính chu vi = bán kính ´ 2 ´ 3,14
Cả lớp nhận xét.
Học sinh lần lượt nêu quy tắc và công thức tìm chu vi hình tròn.
Học sinh đọc đề.
Làm bài.
Sửa bài.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề.
Làm bài.
Sửa bài.
Cả lớp đổi tập.
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề tóm tắt.
HS vận dụng công thức để tính chu vi của bánh xe .
1 học sinh lên bảng giải.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm, lớp.
Thi tiếp sức chuyền giấy bìa cứng có ghi sẵn các công thức và ghi Đ S để xác định tâm , đường kính , bán kính hình tròn.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
	Tiết 37 : KHOA HỌC	
DUNG DỊCH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Phát biểu định nghĩa về dung dịch. 
	- Kể tên một số dung dịch.
	- Nêu cách tách các chất trong dung dịch.
 2. Kĩ năng: 	- Tạo ra một một dung dịch.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
GV: Hình vẽ trong SGK trang 76, 77
 - Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, một li (cốc) thuỷ tinh, 
 thìa nhỏ có cán dài.	
HSø: SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
12’
12’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Hỗn hợp.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:“Dung dịch”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Thực hành “Tạo ra một dung dịch”.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Cho HS làm việc theo nhóm.
Giải thích hiện tượng đường không tan hết?
Khi cho quá nhiều đường hoặc muối vào nước, không tan mà đọng ở đáy cốc.
Khi đó ta có một dung dịch nước đường bão hoà.
Định nghĩa dung dịch là gì và kể tên một số dung dịch khác?
Kết luận:
Tạo dung dịch ít nhất có hai chất một chất ở thể lỏng chất kia hoà tan trong chất lỏng.
Dung dịch là hỗn hợp của chất lỏng với chất hoà tan trong nó.
Nước chấm, rượu hoa quả.
v Hoạt động 2: Thực hành 
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại
Làm thế nào để tách các chất trong dung dịch?
Trong thực tế người ta sử dụng phương pháp chưng cất để làm gì?
Kết luận:
+ Tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất.
+ Sử dụng chưng cất để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và một số ngành khác.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Nêu lại nội dung bài học.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài + Học ghi nhớ.
Chuẩn bị: Sự biến đổi hoá học.
Nhận xét tiết học .
Hát 
Học sinh tự đặt câu hỏi?
Học sinh khác trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn.
 Tạo ra một dung dịch nước đường (hoặc nước muối).
Thảo luận các câu hỏi:
Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì?
Dung dịch là gì?
Kể tên một số dung dịch khác mà bạn biết.
Đại diện các nhóm nêu công thức pha dung dịch nước đường (hoặc nước muối).
Các nhóm nhận xét, xem có cốc nào có đường (hoặc muối) không tan hết mà còn đọng ở đáy cốc.
Dung dịch nước và xà phòng, dung dịch giấm và đường hoặc giấm và muối, Dung dịch là hỗn hợp của chất lỏng với chất bị hoà tan trong nó.
Hoạt động nhóm, lớp.
Nhóm trưởng điều khiển thực hành ở trang 77 SGK.
Dự đoán kết quả thí nghiệm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Nước từ ống cao su sẽ chảy vào li.
Chưng cất.
Tạo ra nước cất.
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
Tiết 21 : LỊCH SỬ	
NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- HS nắm được âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta
 2. Kĩ năng: 	- Trình bày được tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh ham học hỏi lịch sử nước nhà 
II. Chuẩn bị:
GV: Bản đồ Hành chính VN, tranh ảnh tư liệu 
 - HS: SGK.
 	Tranh ảnh sưu tầm
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
15’
10’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Oân tập”
- GV nêu câu hỏi 
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:“Nước nhà bị chia cắt”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Tình hình nước ta sau chiến thắng Điện Biên Phủ
Mục tiêu : HS nắm được tình hình nước ta sau chiến thắng ĐBP
Phương pháp: Hỏi đáp , thảo luận
+ Hãy nêu các điều khoản chính của hiệp định Giơ-ne-vơ ?
- GV nhận xét và chốt ý : Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Pháp buộc phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ , đất nước ta bị chia cắt với vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời 
Hoạt động 2: Nguyện vọng chính đáng của nhân dân không được thực hiện 
Mục tiêu : Nắm được vì sao nguyện vọng của nhân dân không được thực hiện 
Phương pháp : Hỏi đáp 
+ Nêu nguyện vọng chính đáng của nhân dân ta ?
+ Nguyện vọng đó có được thực hiện hay không ? Vì sao ?
+ Aâm mưu phá hoại Hiệp định của Mỹ- Diệm như thế nào ?
- GV nhận xét + chốt : Mĩ – Diệm ra sức phá hoại Hiệp định bằng hành động dã man.Trước tình hình đó, con đường duy nhất của nhân dân ta là đứng lên cầm súng đánh giặc 
+ Nếu không cầm súng đánh giặc thì nhân dân và đất nước ta sẽ ra sao ?
 + Nếu ta cầm súng chống giặc thì điều gì sẽ xảy ra ?
+ Sự lựa chọn của nhân dân ta thể hiện điều gì ?
- GV nhận xét + chốt 
v Hoạt động 3 : CuÛng cố 
Mục tiêu : Khắc sâu kiến thức 
Phương pháp : Động não , hỏi đáp 
+ Hãy nêu những dẫn chứng tội ác của Mĩ- Ngụy đối với đồng bào miền Nam ?
+ Tại sao sông Bến Hải, cầu Hiền Lương là giới tuyến của nỗi đau chia cắt ?
- Thi đua nêu câu ca dao, bài hát về sông Bến Hải, cầu Hiền Lương 
- GV nhận xét , tuyên dương 
5. Tổng kết – dặn dò :
- Học bài 
- Chuẩn bị : Bến Tre đồng khởi 
- Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
- HS thảo luận nhóm đôi
- Nội dung chính của Hiệp định :
Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở VN và Đông Dương . Quy định vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời . Quân ta sẽ tập kết ra Bắc , quân Pháp rút khỏi miền Bắc , chuyển vào miền Nam. Trong vòng 2 năm, quân Pháp rút khỏi VN. Đến tháng 7/ 1956 , ta tiến hành Tổng tuyển cử, thống nhất đất nước 
Hoạt động cá nhân , lớp
- Sau 2 năm, đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp 
- Không thực hiện được vì đế quốc Mỹ ra sức phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ
- Mĩ dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam , đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống , lập ra chính phủ thân Mĩ nhằm tiêu diệt lực lượng CM
- HS nêu 
- HS nêu, HS khác bổ sung
- 2 dãy thi đua
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
Tiết 19 : ĐỊA LÍ
CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- HS nắm được tên gọi , vị trí địa lí các nước láng giềng của VN : Cam-pu-chia , Lào và Trung Quốc 
 2. Kĩ năng: 	- Trình bày kết quả nhận thức bằng lời nói 
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh ham học hỏi địa lí thế giới 
II. Chuẩn bị:
GV: 
Tranh ảnh tư liệu 
HSø: 
 - SGK.
 - Tranh ảnh sưu tầm
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
15’
10’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Châu Á”(tt)
- GV nêu câu hỏi 
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:
“Các nước láng giềng của Việt Nam ”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: 
Mục tiêu : HS nắm được vị trí địa lí của Cam-pu-chia
Phương pháp: Quan sát , hỏi đáp , thảo luận
+ Địa hình chủ yếu của Cam-pu-chia có dạng hình gì ?
+ Biển Hồ có đặc điểm gì ?
+ Kể tên các loại nông sản của Cam-pu-chia ?
- GV nhận xét và chốt ý : Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo. Cam-pu-chia sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt và đánh bắt nhiều cá nước ngọt 
Hoạt động 2: 
Mục tiêu : HS nắm được vị trí địa lí của Lào 
Phương pháp : Quan sát , hỏi đáp , thảo luận nhóm 
+ Hãy nêu vị trí địa lí của Lào ?
+ Địa hình của Lào có gì đặc biệt ?
+ Đọc tên thủ đô của nước Lào ?
+ Kể tên các loại nông sản của Lào ?
- GV nhận xét và chốt ý : Nước Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên . Những sản phẩm chính của Lào là quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo 
v	Hoạt động 3: 
Mục tiêu : HS nắm được vị trí địa lí của Trung Quốc 
Phương pháp : Quan sát , hỏi đáp , thảo luận
+ Trung Quốc khu vực nào của châu Á ?
+ Đọc tên thủ đô của nước Trung Quốc ?
+ Dân số Trung Quốc như thế nào ?
+ Hãy nêu các sản phẩm nổi tiếng của Trung Quốc ?
- GV nhận xét và chốt ý :Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới , nền kinh tế phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại 
v Hoạt động 3 : CuÛng cố 
Mục tiêu : Khắc sâu kiến thức 
Phương pháp : Động não , hỏi đáp 
- Thi đua sưu tầm các tranh ảnh , cảnh thiên nhiên của Là, Cam-pu-chia và Trung Quốc 
- GV nhận xét , tuyên dương 
5. Tổng kết – dặn dò :
- Học bài 
- Chuẩn bị : Châu Âu
- Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
- HS quan sát lược đồ kinh tế một số nước châu Á
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS trưng bày hình ảnh sưu tầm về Cam-pu-chia
Hoạt động cá nhân , lớp
- HS thảo luận theo nhóm 4
- Đại diện trình bày kết quả 
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung 
Hoạt động nhóm đôi
- HS quan sát lược đồ hình 5 / bài 18
- HS nêu 
- Cả lớp nhận xét , bổ sung 
- HS nêu 
- 2 dãy thi đua
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan-tuan19.doc