Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tiết 24)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tiết 24)

Biết đọc văn kịch, đọc phân biệt lời các nhân vật đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm phù hợp với tính cách tâm trạng từng nhân vật.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở con đường cứu nước, cứu dân.

 - Yêu mến kính trọng Bác Hồ.

II. Chuẩn bị:

 

doc 58 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1146Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tiết 24)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ
Môn
Tiết
 Tên bài
Ba
6/1
TĐ
T
ĐĐ
K T
CC
37
91
19
19
19
Người công dân số Một
Diện tích hình thang
Em yêu quê hương
Tư
7/1
T
CT
LTVC
LS
TD
92
19
37
19
37
Luyện tập
Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
Câu ghép
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Trò chơi: “ Lò cò tiếp sức và đua ngựa”
 Năm
 8/1
TĐ
T
TLV
KH
H
38
93
37
37
19
Người công dân số Một (tt)
Luyện tập chung
Luyện tập tả người(Dựng đoạn mở bài)
Dung dịch
Học hát: Bài hát mừng
Sáu
9/1
T
LTVC
ĐL
KC
TD
94
38
19
19
38
Hình tròn – Đường tròn
Cách nôùi các vế câu ghép
Châu Á
 Chiếc đồng hồ
Tung và bắt bóng- Trò chơi: “Bóng chuyền sáu”
Bảy
10/1
TLV
T
KH
MT
SHTT
38
95
38
19
19
Luyện tập tả người(dựng đoạn kết bài)
Chu vi hình tròn
Sự biến đổi hóa học
Vẽ tranh: Đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân
NS:5/1/09	Tiết 1: TẬP ĐỌC
ND:6/1/09	Tiết 37 :NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
 I. Mục tiêu:
- Biết đọc văn kịch, đọc phân biệt lời các nhân vật đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm phù hợp với tính cách tâm trạng từng nhân vật.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở con đường cứu nước, cứu dân.
 - Yêu mến kính trọng Bác Hồ.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh họa bài học ở SGK . Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch luyện đọc.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
1. Giới thiệu bài mới: Bài giới thiệu 5 chủ điểm của phần 2 (môn TĐ, chủ điểm đầu tiên “Người công dân”, giới thiệu bài tập đọc đầu tiên “Người công dân số 1” viết về chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn là một thanh niên đang trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân tộc.
Ghi bảng người công dân số 1.
2.Bài mới:
- Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, hỏi đáp.
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch thành đoạn để học sinh luyện đọc.
Giáo viên chia đoạn để luyện đọc cho học sinh.
Đoạn 1: “Từ đầu  làm gì?”
Đoạn 2: “Anh Lê  này nữa”
Đoạn 3 : Còn lại 
Giáo viên luyện đọc cho học sinh từ phát âm chưa chính xác, các từ gốc tiếng Pháp: phắc – tuya, Sat-xơ-lúp Lô ba 
Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải và giúp các em hiểu các từ ngữ học sinh nêu thêm (nếu có)
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Đàm thoại, giàng giải, bút đàm.
Yêu cầu học sinh đọc phần giới thiệu, nhân vật, cảnh trí thời gian, tình huống diễn ra trong trích đoạn kịch và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài.
Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
Em hãy gạch dưới câu nói của anh Thành trong bài cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?
Giáo viên chốt lại: Những câu nói nào của anh Thành trong bài đã nói đến tấm lòng yêu nước, thương dân của anh, dù trực tiếp hay gián tiếp đều liên quan đến vấn đề cứu dân, cứu nước, điều đó thể hiện trực tiếp của anh Thành đến vận mệnh của đất nước.
Tìm chi tiết chỉ thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau.
Giáo viên chốt lại, giải thích thêm cho học sinh: Sở dĩ câu chuyện giữa 2 người nhiều lúc không ăn nhập nhau về mỗi người theo đuổi một ý nghĩa khác nhau mạch suy nghĩ của mỗi người một khác. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.
-Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Đàm thoại, hỏi đáp.
Giáo viên đọc diễn cảm đoạn kịch từ đầu đến  làm gì?
Hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm đoạn văn này, chú ý đọc phân biệt giọng anh Thành, anh Lê.
Giọng anh Thành: chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng thể hiện sự trăn trở khi nghĩ về vận nước.
Giọng anh Lê: hồ hởi, nhiệt tình, thể hiện tính cách của một người yêu nước, nhưng suy nghĩ còn hạn hẹp.
Hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng các cụm từ.
VD: Anh Thành!
Có lẽ thôi, anh ạ! Sao lại thôi! Vì tôi nói với họ.
Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
Cho học sinh các nhóm phân vai kịch thể hiện cả đoạn kịch.
Giáo viên nhận xét.
Cho học sinh các nhóm, cá nhân thi đua phân vai đọc diễn cảm.
3: Củng cố.
Yêu cầu học sinh thảo luận trao đổi trong nhóm tìm nội dung bài.
4.Dặn dò: 
Đọc bài.
Chuẩn bị: “Người công dân số 1 (tt)”.
Đọc trước màn 2 của vở kịch
- HS lắng nghe
-Hoạt động cá nhân, lớp.
1 học sinh khá giỏi đọc.
Cả lớp đọc thầm.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của vở kịch.
-1 học sinh đọc từ chú giải.
Học sinh nêu tên những từ ngữ khác chưa hiểu.
2 học sinh đọc lại toàn bộ trích đoạn kịch.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh đọc thầm và suy nghĩ để trả lời.
Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn.
Học sinh gạch dưới rồi nêu câu văn.
VD: “Chúng ta là  đồng bào không?”.
“Vì anh với tôi  nước Việt”.
Học sinh phát biểu tự do.
VD: Anh Thành gặp anh Lê để báo tin đã xin được việc làm nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
Anh Thành không trả lời vài câu hỏi của anh Lê, rõ nhất là qua 2 lần đối thoại.
“ Anh Lê hỏi  làm gì?
Anh Thành đáp: người nước nào “Anh Lê nói  đèn Hoa Kì”.
-Hoạt động cá nhân, nhóm.
Đọc phân biệt rõ nhân vật.
- Học sinh các nhóm tự phân vai đóng kịch.
Học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Học sinh các nhóm thảo luận theo nội dung chính của bài.
 Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
________________________
Tiết 2: TOÁN
Tiết 91 :DIỆN TÍCH HÌNH THANG 
I. Mục tiêu:
- Hình thành công thức tính diện tích của hình thang. 
- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài toán có liên quan.
- Rèn học sinh ghi nhớ, vận dụng công thức để tính diện tích hình thang nhanh, chính xác.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng phụ, bìa cứng có hình dạng như trong SGK.
+ HS: Chuẩn bị 2 tờ giấy thủ công kéo.
III. Các hoạt động:
1. Bài cũ: “Hình thang “.
-Học sinh sửa bài 3, 4. Nêu đặc điểm của hình thang.
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
“Diện tích hình thang “.
-Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hình thành công thức tính diện tích của hình thang. 
Phương pháp:, Thực hành, quan sát, động não. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh lắp ghép hình – Tính diện tích hình ABCD.
Hình thang ABCD ® hình tam giác ADK.
- Cạnh đáy gồm cạnh nào?
Tức là cạnh nào của hình thang.
Chiều cao là đoạn nào?
Nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK.
Nêu cách tính diện tích hình thang ABCD.
-Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài toán có liên quan.
Phương pháp: Thực hành, động não.
Bài 1:
GV hỏi lại cách tính diện tích hình thang 
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm phần ( a) 
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm hình thang vuông :
+ Quan sát H (b) , em có nhận xét gì về chiều cao và cạnh bên của hình thang ?
 Bài 3:
- GV gợi ý : Trước hết ta phải tìm chiều cao 
- Giáo viên nhận xét và chốt lại.
3: Củng cố.
Học sinh nhắc lại cách tính diện tích của hình thang.
4.Dặn dò: 
Chuẩn bị: “Luyện tập”.
Làm bài 1
-Lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm đôi.
- Học sinh thực hành nhóm cắt ghép hình 
 A B
 M 
D 
 H C K 
 - CK và CD ( CK = AB ) .
DK
AH ® đường cao hình thang
	S = 
	S = 
Lần lượt học sinh nhắc lại công thức diện tích hình thang.
-Hoạt động cá nhân.
 HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang 
 a/ 
b/ 
- Quan sát hình (a) và vận dụng công thức để giải bài 
- HS đổi bài và sửa chéo lẫn nhau .
a/ 
b/ 
+ Trong hình thang vuông , chiều cao chính là cạnh bên của hình thang .
HS làm bài và sửa bài .
 Chiều cao của hình thang là:
 ( 110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m)
 Diện tích của thửa ruộng hình thang :
(110 + 90,2) x 100,1 : 2 = 10020,01 (m
 Đáp số: 10020,01 (m
-Thi đua cá nhân.
Tính diện tích hình thang ABCD.
 A B 
 10 cm
	 D 15 cm C
____________________________
Tiết 3:ĐẠO ĐỨC
Tiết 19 :EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 1) 
I. Mục tiêu: HS biết :
- Yêu quê hương mình
Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình .
Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương .
II. Chuẩn bị: 
GV: HS: Tranh, ảnh về Tổ quốc VN 
III. Các hoạt động:
1. Bài cũ: 
Em đã thực hiện việc hợp tác với mọi người ở trường, ở nhà như thế nào? Kết quả ra sao?.
Nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới:
-Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “Cây đa làng em “
Phương pháp: Đàm thoại,thuyết trình,thảo luận.
Học sinh đọc truyện “Cây đa làng em “trang 28 / SGK 
® Kết luận:
- Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà .
-Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1/ SGK.
Phương pháp: Luyện tập, thuyết trình.
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
® Kết luận :
- Trường hợp (a), (b), (c), (d), (e) thể hiện tình yêu quê hương 
- GV yêu cầu đọc ghi nhớ 
-Hoạt động 3: Liên hệ thực tế 
Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình.
Nêu yêu cầu cho học sinh kể được những việc đã làm để thể hiện tình yêu quê hương của mình 
GV gợi ý :
+ Quê bạn ở đâu ? Bạn biết những gì về quê hương mình ?
+ Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương ?
® Kết luận và khen một số HS đã thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể 
3: Củng cố.
-Yêu cầu HS vẽ tranh và chuẩn bị bài hát
4.Dặn dò: 
 ... em.
	 Một số tranh minh hoạ cho truyện “Cây đa làng em”.
HS: 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
“Hợp tác với những người xung quanh “
Một số em trình bày sự hợp tác của mình với những người xung quanh 
Nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
“Em yêu quê hương “(tiết 1).
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Thảo luận truyện “Cây đa làng em”.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, kể chuyện.
Giới thiệu: Mỗi người, ai cũng có quê hương. Quê hương có thể là nơi gắn liền với tuổi thơ, nơi chúng ta hay ông bà, cha mẹ sinh ra. Câu chuyện mà cô (thầy) sắp kể nói về tình cảm của một bạn đối với quê hương mình.
Vừa kể chuyện vừa sử dụng tranh minh hoạ.
	  Cây đa mang lại lợi ích gì gho dân làng?
	  Tại sao bạn Hà quyết định góp tiền để cứu cây đa?
	  Trẻ em có quyền tham gia vào những công việc xây dựng quê hương không?
	  Nói theo bạn Hà chúng ta cần làm gì cho quê hương?
Þ Kết luận:
· Cây đa mang lại bóng mát, vẻ đẹp cho làng, đã gắn bó với dân làng qua nhiều thế hệ. Cây đa là một trong những di sản của làng. Dân làng rất quí trọng cây đa cổ thụ nên gọi là “ông đa”.
· Cây đa vị mối, mục nên cần được cứu chữa. Hà cũng yêu quí cây đa, nên góp tiền để cứu cây đa quê hương.
· Chúng ta cần yêu quê hương mình và cần có những việc làm thiết thực để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
· Tham gia xây dựng quê hương còn là quyền và nghĩa vụ của mỗi người dân mỗi trẻ em.
v Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 3/ SGK.
Phương pháp: Động não.
Giao cho mỗi nhóm thảo luận một việc làm trong bài tập 3.
® Kết luận: 
	  Các việc b, d là những việc làm có ích cho quê hương.
	  Các việc a, c là chưa có ý thức xây dựng quê hương.
v	Hoạt động 3: Làm bài tập 1/ SGK.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Nêu yêu cầu.
Theo dõi.
Nhận xét, bổ sung.
Kết luận: Mỗi người chúng ta đều có một quê hương. Quê hương theo nghĩa rộng nhất là đất nước. Tổ quốc Việt Nam ta. Chúng ta tự hào là người Việt Nam, được mang quốc tịch Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần phâỉ tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước của mình bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
v	Hoạt động 4: Củng cố
Phương pháp: Đàm thoại.
Học sinh làm bài tập 2/ SGK.
Lần lượt đọc từng ý kiến và hỏi.
	* Ai tán thành?
	* Ai không tán thành?
	* Ai lưỡng lự?
Kết luận:
	  Các ý kiến a, b là đúng.
	  Các ý kiến c, d chưa đúng.
Đọc ghi nhớ SGK.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Sưu tầm các bài thơ, bài hát, các tư liệu về quê hương.
Vẽ tranh về quê hương em.
Nhận xét tiết học. 
Hát 
Học sinh nêu.
Bổ sung.
Hoạt động nhóm bốn, lớp.
Học sinh lắng nghe.
1 học sinh kể lại truyện.
Thảo luận nhóm 4
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
Hoạt động nhóm 4.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện các nhóm trình bày.
Lớp bổ sung.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh làm việc cá nhân.
Trao đổi bài làm với bạn bên cạnh.
Một số học sinh trình bày kết quả trước lớp.
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Làm bài tập cá nhân.
Học sinh giơ tay và giải thích lí do: Vì sao tán thành? Vì sao không tán thành? Vì sao lưỡng lự?
Lớp trao đổi.
2 học sinh đọc.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
***
RÚT KINH NGHIỆM 
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
Tiết 19 : LỊCH SỬ	
NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- HS nắm được âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta
 2. Kĩ năng: 	- Trình bày được tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh ham học hỏi lịch sử nước nhà 
II. Chuẩn bị:
GV: 
Bản đồ Hành chính VN, tranh ảnh tư liệu 
HSø: 
 - SGK.
 - Tranh ảnh sưu tầm
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
15’
10’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Oân tập”
- GV nêu câu hỏi 
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:“Nước nhà bị chia cắt”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Tình hình nước ta sau chiến thắng Điện Biên Phủ
Mục tiêu : HS nắm được tình hình nước ta sau chiến thắng ĐBP
Phương pháp: Hỏi đáp , thảo luận
+ Hãy nêu các điều khoản chính của hiệp định Giơ-ne-vơ ?
- GV nhận xét và chốt ý : Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Pháp buộc phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ , đất nước ta bị chia cắt với vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời 
Hoạt động 2: Nguyện vọng chính đáng của nhân dân không được thực hiện 
Mục tiêu : Nắm được vì sao nguyện vọng của nhân dân không được thực hiện 
Phương pháp : Hỏi đáp 
+ Nêu nguyện vọng chính đáng của nhân dân ta ?
+ Nguyện vọng đó có được thực hiện hay không ? Vì sao ?
+ Aâm mưu phá hoại Hiệp định của Mỹ- Diệm như thế nào ?
- GV nhận xét + chốt : Mĩ – Diệm ra sức phá hoại Hiệp định bằng hành động dã man làm cho máu của đồng bào miền nam ngày ngày vẫn chảy. Trước tình hình đó, con đường duy nhất
của nhân dân ta là đứng lên cầm súng đánh giặc 
+ Nếu không cầm súng đánh giặc thì nhân dân và đất nước ta sẽ ra sao ?
 + Nếu ta cầm súng chống giặc thì điều gì sẽ xảy ra ?
+ Sự lựa chọn của nhân dân ta thể hiện điều gì ?
- GV nhận xét + chốt 
v Hoạt động 3 : CuÛng cố 
Mục tiêu : Khắc sâu kiến thức 
Phương pháp : Động não , hỏi đáp 
+ Hãy nêu những dẫn chứng tội ác của Mĩ- Ngụy đối với đồng bào miền Nam ?
+ Tại sao sông Bến Hải, cầu Hiền Lương là giới tuyến của nỗi đau chia cắt ?
- Thi đua nêu câu ca dao, bài hát về sông Bến Hải, cầu Hiền Lương 
- GV nhận xét , tuyên dương 
5. Tổng kết – dặn dò :
- Học bài 
- Chuẩn bị : Bến Tre đồng khởi 
- Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
- HS thảo luận nhóm đôi
- Nội dung chính của Hiệp định :
Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở VN và Đông Dương . Quy định vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời . Quân ta sẽ tập kết ra Bắc , quân Pháp rút khỏi miền Bắc , chuyển vào miền Nam. Trong vòng 2 năm, quân Pháp rút khỏi VN. Đến tháng 7/ 1956 , ta tiến hành Tổng tuyển cử, thống nhất đất nước 
Hoạt động cá nhân , lớp
- Sau 2 năm, đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp 
- Không thực hiện được vì đế quốc Mỹ ra sức phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ
- Mĩ dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam , đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống , lập ra chính phủ thân Mĩ nhằm tiêu diệt lực lượng CM
- HS nêu 
- HS nêu 
- 2 dãy thi đua
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
Tiết 19 : ĐỊA LÍ
CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- HS nắm được tên gọi , vị trí địa lí các nước láng giềng của VN : Cam-pu-chia , Lào và Trung Quốc 
 2. Kĩ năng: 	- Trình bày kết quả nhận thức bằng lời nói 
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh ham học hỏi địa lí thế giới 
II. Chuẩn bị:
GV: 
Tranh ảnh tư liệu 
HSø: 
 - SGK.
 - Tranh ảnh sưu tầm
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
15’
10’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Châu Á”(tt)
- GV nêu câu hỏi 
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:
“Các nước láng giềng của Việt Nam ”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: 
Mục tiêu : HS nắm được vị trí địa lí của Cam-pu-chia
Phương pháp: Quan sát , hỏi đáp , thảo luận
+ Địa hình chủ yếu của Cam-pu-chia có dạng hình gì ?
+ Biển Hồ có đặc điểm gì ?
+ Kể tên các loại nông sản của Cam-pu-chia ?
- GV nhận xét và chốt ý : Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo. Cam-pu-chia sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt và đánh bắt nhiều cá nước ngọt 
Hoạt động 2: 
Mục tiêu : HS nắm được vị trí địa lí của Lào 
Phương pháp : Quan sát , hỏi đáp , thảo luận nhóm 
+ Hãy nêu vị trí địa lí của Lào ?
+ Địa hình của Lào có gì đặc biệt ?
+ Đọc tên thủ đô của nước Lào ?
+ Kể tên các loại nông sản của Lào ?
- GV nhận xét và chốt ý : Nước Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên . Những sản phẩm chính của Lào là quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo 
v	Hoạt động 3: 
Mục tiêu : HS nắm được vị trí địa lí của Trung Quốc 
Phương pháp : Quan sát , hỏi đáp , thảo luận
+ Trung Quốc khu vực nào của châu Á ?
+ Đọc tên thủ đô của nước Trung Quốc ?
+ Dân số Trung Quốc như thế nào ?
+ Hãy nêu các sản phẩm nổi tiếng của Trung Quốc ?
- GV nhận xét và chốt ý :Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới , nền kinh tế phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại 
v Hoạt động 3 : CuÛng cố 
Mục tiêu : Khắc sâu kiến thức 
Phương pháp : Động não , hỏi đáp 
- Thi đua sưu tầm các tranh ảnh , cảnh thiên nhiên của Là, Cam-pu-chia và Trung Quốc 
- GV nhận xét , tuyên dương 
5. Tổng kết – dặn dò :
- Học bài 
- Chuẩn bị : Châu Âu
- Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
- HS quan sát lược đồ kinh tế một số nước châu Á
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS trưng bày hình ảnh sưu tầm về Cam-pu-chia
Hoạt động cá nhân , lớp
- HS thảo luận theo nhóm 4
- Đại diện trình bày kết quả 
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung 
Hoạt động nhóm đôi
- HS quan sát lược đồ hình 5 / bài 18
- HS nêu 
- Cả lớp nhận xét , bổ sung 
- HS nêu 
- 2 dãy thi đua
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
KÍ DUYỆT TUẦN 19:
Khối trưởng 
Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 19 chuan kien thuc.doc