Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tiết 43)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tiết 43)

Mục tiêu:

 - Nêu được một số ví dụ về dung dịch.

 - Biết rách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất.

 *HKT: Nêu một số ví dụ về dung dịch.

II. Đồ dùng dạy - học:

G+H : Một ít đường (hoặc muối ), nước sôi để nguội , một cốc (li) thuỷ tinh , thìa nhỏ có cán dài .

 

doc 114 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1028Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tiết 43)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Kí duyệt của chuyên môn
Ngày soạn: 28/12/09
Ngày giảng: 04/01/2010
Khoa học
Tiết37: Dung dịch
 I.Mục tiêu:
 - Nêu được một số ví dụ về dung dịch.
 - Biết rách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất.
 *HKT: Nêu một số ví dụ về dung dịch.
II. Đồ dùng dạy - học:
G+H : Một ít đường (hoặc muối ), nước sôi để nguội , một cốc (li) thuỷ tinh , thìa nhỏ có cán dài .
III. Các hoạt động dạy - học:
 Nội dung
 Cách thức tiến hành 
A. Kiểm tra bài cũ: (5')
Thế noà là hỗn hợp ? nêu ví dụ ?
B. Dạy bài mới : 
1. Giới thiệu bài : (1')
2. Phát triển bài : 
a. Cách tạo ra một dung dịch : (18’)
- Muốn tạo ra một dung dịch ít nhất phải có từ 2 chất trở lên.
* Dung dich là: Hỗn hợp chất lỏng với chất rắnbị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau được gọi là dung dịch .
b. Cách tách các chất trong dung dịch: Chưng cất .(14’)
- Phơi nắng (SX muối )
*KL: Ta có thể tách các chất trong dung dich bằng cách trưng cất.
3. Củng cố, dặn dò: (2')
2 H nêu 
H +G: Nhận xét, đánh giá.
G:Giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ1: Thực hành “tạo ra một dung dịch”- HKT: Cùng tham gia.
B1: Làm việc theo nhóm.
G: Hướng dẫn các nhóm ( như SGK )
G: Yêu cầu H thảo luận: Để tạo ra một dung dịch cần có những điều kiện gì ? Dung dịch là gì ?
Kể tên một số dung dịch mà em biết ?
B2: Làm việc cả lớp :
Đại diện từng nhóm nêu công thức pha dung dịch :
HKT: Cùng tham gia.
Các nhóm nhận xét, bổ sung,G: Kết luận 
* HĐ2 : Thực hành :
B1: Làm việc theo nhóm.
G: Chia nhóm, hướng dẫn H thực hành . 
B2: Làm việc cả lớp .
Đại diện trình bày kết quả thí nghiệm .
Các nhóm khác bổ sung. G: kết luận. 
-> 2 H nêu định nghĩa về dung dịch, cách tách các chất trong dung dịch 
G: Nhận xét giờ học, hướng dẫn H học ở nhà. Chuẩn bị tiết học sau.
Đạo đức
Tiết19: Em yêu quê hương
A. Mục tiêu:
 - Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
 - Yêu mến, tự hào quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
 *HKT: Yêu mến quê hương mình.
 * H khá, giỏi biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựn quê hương.
B. Chuẩn bị:
 - ảnh SGK+ thẻ màu, bài thơ, bài văn về quê hương.
C.Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
I. Kiểm tra bài cũ:(5phút )
Bài:Tôn trọng phụ nữ.
 II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:(1phút)
2. Nội dung bài:
a/ Tìm hiểu bài cây đa làng em.(10phút)
*Mục tiêu:Đọc truyện cây đa làng em biết được biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương.
 KL:Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà.
b/ Bài tập(20phút)
Bài tập 1
*Mục tiêu: H nêu những việc cần làm để thể hiện tình yêu quê hương.
 -KL: Trường hợp a, b, c, d, e.thể hiện tình yêu quê hương.
Bài tập 2
Liên hệ thực tế.
* Mục tiêu:
H kể được những việc các em đã làm để thể hiện tình yêu quê hương.
KL:Tán thành trường hợp a.Còn lại là không tán thành.
3.Củng cố- Dặn dò: (4phút)
H:Trả lời câu hỏi.(2H)
G: Nhận xét chốt ý đánh giá.
G: Giới thiệu trực tiếp.
H: Đọc truyện và trả lời câu hỏi.
H: Thảo luận theo nhóm.(4N)
Lớp thảo luận trả lời câu hỏi.(4H)
H+G: Nhận xét chốt ý.
H: Đọc phần ghi nhớ(3H)
H: Đọc yêu cầu của bài tập.
G: Giao nhiệm vụ cho H.
H: Làm việc cá nhân.
Đại diện H trình bày ý kiến(5H)
H+G: Nhận xét chốt ý ghi bảng.
HKT: Nêu những việc cần làm để thể hiện tình yêu quê hương.
H: Hoạt động cá nhân.
H: Nêu những việc các em đã làm tỏ lòng yêu quý quê hương.(7H)
G: Chốt ý ghi bảng.
H: Nêu nội bài học.
G:Tóm tắt bài, nhận xét chung tiết học.
Về học bài và làm bài. Chuẩn bị tiết sau.
Ngày soạn: 29/12/09
Ngày giảng: 05/01/2010
Tiết 19:Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
A. Mục tiêu:
 - Tường thuật sơ lược chiến dịch Điện Biên Phủ.
 + Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch.
 +Ngày 7 - 5 – 1954, Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiến dich kết thúc thắng lợi.
 - Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: Là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
 - Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: Tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
 *HKT: Cứ điểm Điện Biên Phủ và âm mưu của giặc. Tiêu biểu là anh Phan Đình Giót.
B. Đồ dùng dạy - học:
 Bản đồ hành chính Việt Nam +Truyện kể về chiến thắng ĐBP.
C. Hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
I. Kiểm tra bài cũ:(5phút)
 Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:(1phút)
2. Nội dung bài:
a/Cứ điểm Điện Biên Phủ và âm mưu của giặc. (14phút)
Cứ điểm ĐBP :Là cứ điểm trọng yếu.
Âm mưu của gặc thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
b/Chiến dịch Điện Biên Phủ.(10phút)
Quyết tâm giành thắng lợi để kết thúc kháng chiến.
Chuẩn bị với tinh thần cao cả người và của.
Ba đợt tấn công:
* Đợt I: 13/3/54 tấn công phía bắc của ĐBP ở Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo.
* Đợt II: 30/3054 Tấn công khu Mường Thanh.
26/4/54: Ta kiểm soát cứ điểm phía đông.
* Đợt III. 1/5/54: Ta tấn công cứ điểm còn lại.
c.ý nghĩa:(10phút)
- Quân và dân có tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường.
- Chiến thắng ĐBP đã kết thúc oanh liệt cuộc tấn công năm 53-54.
- Đập tan pháo đài của địch buộc chúng phải kí hiệp định giơ ne vơ .
- Kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp.
3.Củng cố - Dặn dò(2phút)
H: Trả lời câu hỏi (3H)
G: Nhận xét ghi điểm.
G: Giới thiệu trực tiếp.
H: Đọc tư liệu SGK và tìm hiểu khái niệm tập đoàn cứ điểm, pháo đài.
+Tập đoàn cứ điểm: là nhiều cứ điểm.
+Pháo đài quân sự : Công trình quân sự kiên cố vững chắc để phòng thủ.
Lớp thảo luận cá nhân.
Đại diện H trình bày.(5H)
H: Nhận xét, bổ sung.
G: Chốt ý bổ sung. 
*HKT: Cứ điểm Điện Biên Phủ và âm mưu của giặc là gì?
H: Quan sát hình (SGK)
H: Trả lời câu hỏi.
? Vì sao ta quyết định mở chiến dịch? 
?Ta mở chiến dịch gồm mấy đợt tấn công.
?Quân và dân ta chuẩn bị ntn?
Lớp chia nhóm (3N)
Đại diện nhóm trình bày.
Nhóm khác nhận xét.
G: Chốt ý bổ sung .
H: Hoạt động cá nhân.
Đại diện H trả lời câu hỏi.(4H)
G: Chốt ý, ghi bảng.
G:Tóm tắt nội dung bài học.
Về học bài và chuẩn bị tiết sau.
G: Nhận xét chung tiết học.
Ngày soạn: 30/12/09
Ngày giảng: 06/01/2010
Khoa học
Tiết 38: Sự biến đổi hoá học 
I. Mục tiêu: 
 Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
 *HKT: Nêu được một số ví dụ về biến đổi vê hoá học.
II. Đồ dùng dạy - học:
 H:( chuẩn bị theo nhóm): giấm , tăm , mảnh giấy, diêm, và nến.
III. Các hoạt động dạy - học :
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ : (5')
Thế nào là sự biến đổi hoá học ?
Cho ví dụ 
B. Dạy bài mới: 
1 . Giới thiệu bài: (1')
2. Phát triển bài:
a. Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học (15')
Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt .
b. Ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học (15')
-> Sự biến dổi có thể xảy ra duới tác dụng của ánh sáng.
3. Củng cố , dặn dò: (4')
2 H nêu 
H+G nhận xét, đánh giá
G giới thiệu bài trực tiếp 
*HĐ1: Trò chơi: “Chứng minh vai trò của nhệt trong biến đổi hoá học”
B1: Làm việc theo nhóm .
G: Hướng dẫn H chơi trò chơi(tr -80-SGK).
B2: Làm việc cả lớp 
Từng nhóm giới thiệu bức thư của nhóm. 
HKT: Nưêu ví dsụ về biến đổi hoá học.
H +G: Nhận xét. G kết luận.
*HĐ2: Làm việc theo nhóm 
G: Hướng dẫn các nhóm H tiếp tục thảo luận: đọc thông tin , quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi ở mục thực hành (tr-80,81)
B2: Làm việc cả lớp 
Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả 
H+G: Nhận xét, bổ sung .G kết luận
->2 H nói về vai trò của ánh sáng và nhiệt độ trong biến đổi hoá học(Vd cụ thể )
G: Nhận xét giờ học, hướng dẫn H học bài ở nhà. 
Ngày soạn: 30/12/09
Ngày giảng: 06/01/2010
kĩ thuật
tiết 19: Nuôi dưỡng gà
I. Mục tiêu:
 -Biết được mục đích của việc nuôi dưỡng gà.
 - Biết cách cho gà ăn, cho gà uống. Biết liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn uống ở gia đình hoặc địa phương nếu có.
 *HKT: Nêu được cách cho gà ăn, gà uống.
 - Có ý thức nuôi dưỡng, chăm sóc gà
II. Đồ dùng dạy - học:
 - G phiếu đánh giá kết quả học tập
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: (3P)
- Vì sao phải sử dụng nhiều loại thức ăn để nuôi gà?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu: (1P)
2. Các hoạt động: (28P)
a- Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi gà.
Khái niệm: Công việc cho gà ăn, uống được gọi chung là nuôi dưỡng.
KL: Nuôi dưỡng là gồm hai công việc chủ yếu là cho gà ăn và cho gà uống nhằm cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà ăn uống đủ chất, đủ lượng, hợp vệ sinh.
b- Tìm hiểu cách cho gà ăn, uống:
a, Cách cho gà ăn:
+ Chất bột đường, chất đạm có tác dụng chủ yếu trong việc cung cấp năng lượng hoạt động tạo thịt, mỡ.
+ Chất đạm, chất khoáng là nhứng chất ding dưỡng chủ yếu tham gia tạo trứng gà. Vì vậy cần cho gà đẻ ăn các thức ăn chưa nhiều chất đạm.
VD: Giun, cào cào, 
b, Cách cho gà uống:
 Nước là một trong những thành phần chủ yếu cấu tạo nên cơ thể động vật hấp thu được các chất ding dưỡng hoà tan với thức ăn và tạo thành các chất cần thiết cho sự sống. Nước còn có tác dụng thải các chất thừa, chất độc hại cho cơ thể.
c- Đánh giá kết quả học tập:
3. Củng cô, dặn dò: (3P)
G: nêu yêu cầu
H: Trả lời(3em)
G: Nhận xét đánh giá.
G: Giới thiệu trực tiếp.
G: Nêu khái niệm nuôi dưỡng gà
H: Nêu ví dụ ở thực tế ở gia đình:
? Cho gà ăn những gì? ăn vàolúc nào? Cho ăn, uống như thế nào? 
H: Đọc sgk thảo luận về mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà
H: Thảo luận nhóm đôi và nêu két quả
Lớp nhận xét ; G: Chốt lại.
H: Đọc mục 2a sgk
G: Nêu câu hỏi cho gà ăn ở từng thời kì sinh trưởng.
H: Nêu cách cho gà ăn ở từng thời kì sinh trưởng.
H: Trả lời (3em)
H- G: nhận xét, bổ sung.
H: Nêu vai trò của nước đối với đời sống động vật
G: Nhận xét giải thích
G: Nêu câu hỏi
H: Nêu cách phải thường xuyên cung cấp đủ nước sạch cho gà.
H: Đọc mục 2b và nêu cách cho gà uống nước.
H - G: Nhận xét kết luận 
G: Phát phiếu ghi câu hỏi trắc nghiệm
H: Làm bài tập, nêu kết quả.
H:Đọc ghi nhớ liên hệ bản thân (2em) 
G: Nhận xét chung tiết học.
H: Về nhà học bài. Chuẩn bị tiết học sau.
Ngày soạn: 01/01/2010
Ngày giảng: 08/01/2010
Địa lí
Tiết 19: Châu á
I. Mục tiêu:
 - Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới: Châu á, châu Âu, châu Mĩ, c ...  giảm dần...
3. Củng cố, dặn dò: (3P)
- G nêu yêu cầu
- H trả lời (2em)
- H- G nhận xét đánh giá.
- G giới thiệu 
*HĐ1: Quan sát và thảo luận 
+ Bước1: Làm việc theo nhóm
- G hướng dẫn các nhóm thảo luận 
- H quan sát hình 134,135 sgk trả lời câu hỏi
- Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì, nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá?
+ Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
- H- G nhận xét, bổ sung, kêt luậ
*HĐ2: Thảo luận
+Bước 1: Làm việc theo nhóm
- H thảo luận: Việcphá rừng dẫn đến những hậu quả gì? Liên hệ ở địa phương em 
+ Bước2: Làm việc cả lớp
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- H- G nhận xét, kết luận
- H nhắc lại nội dung bài học (2em)
- G nhận xét chung tiết học
- H về nhà học bài và làm bài tập. 
Ngày soạn: 30/ 03/ 09
Ngày giảng: 15/ 05/ 09 
 Địa lý
ÔN TậP CUốI NĂM
I. MụC TIÊU : Giúp học sinh ôn tập, củng cố các kiến thức, kĩ năng địa lí sau:
	- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và các hoạt động kinh tế của châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương.
	- Nhớ được tên các quốc gia đã được học trong chương trình các châu lục kể trên.
	- Chỉ được trên bản đồ thế giới các châu lục và các đại dương.
II. Đồ DùNG DạY HọC :
Phiếu học tập của học sinh.
PHIếU HọC TậP
Ôn tập cuối năm
Bảng 1: 
Tên nước
Thuộc châu lục
Tên nước
Thuộc châu lục
Bảng 2: 
Châu lục
Vị trí
Đặc điểm tự nhiên
Dân cư
Hoạt động kinh tế
Châu á
Châu Âu
Châu Phi
Bảng 3: 
Châu lục
Vị trí
Đặc điểm tự nhiên
Dân cư
Hoạt động kinh tế
Châu Mĩ
Châu Đại Dương
Châu Nam Cực
khoa học
Tác động của con người đến môi trường rừng
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, học sinh biết:
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá
- Nêu tác hại của việc phá rừng.
- Có ý thức bảo vệ rừng.
II.Đồ dùng dạy học:
III.Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: (3P)
- Nêu vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người .
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1P)
2. Phát triển bài: (29P)
a- Nguyên nhân dẫn đến việc bị tàn phá rừng.
- Con người phá rừng để lấy đất canh tác.
- Con người phá rừng để lấy chất đốt
- Con người phá rừng để lấy gỗ xây nhà.
- Do những vụ cháy rừng
b- Tác hại của việc phá rừng
- Khí hậu bị thay đổi, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
- đất bị sói mòn trở nên bạc màu.
- Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần...
3. Củng cố, dặn dò: (3P)
- G nêu yêu cầu
- H trả lời (2em)
- H- G nhận xét đánh giá.
- G giới thiệu 
*HĐ1: Quan sát và thảo luận 
+ Bước1: Làm việc theo nhóm
- G hướng dẫn các nhóm thảo luận 
- H quan sát hình 134,135 sgk trả lời câu hỏi
- Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì, nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá?
+ Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
- H- G nhận xét, bổ sung, kêt luậ
*HĐ2: Thảo luận
+Bước 1: Làm việc theo nhóm
- H thảo luận: Việcphá rừng dẫn đến những hậu quả gì? Liên hệ ở địa phương em 
+ Bước2: Làm việc cả lớp
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- H- G nhận xét, kết luận
- H nhắc lại nội dung bài học (2em)
- G nhận xét chung tiết học
- H về nhà học bài và làm bài tập. 
Đạo đức
Tiết35: Thực hành cuối kì II
A.Mục tiêu:
- H biết:
 +Củng cố kiến thức đã học ở kì II.
 + Thực hành thực hiện những hành vi về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
B.Chuẩn bị:
- Phiếu học tập.
C.Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
Tuần 35
 	Phần Kí duyệt 
I.Kiểm tra bài cũ(5phút )
Bài: Bảo vệ tài nguyên.
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:(1phút)
2.Nội dung bài:(30phút)
a/ Ôn tập từ bài 10đến bài16.
b/ Thực hành.
3.Củng cố- Dặn dò: (4phút)
- H:Trả lời câu hỏi.(2H)
- G: Nhận xét chốt ý đánh giá.
- G: Giới thiệu trực tiếp.
- G: Tổ chức cho H ôn tập dưới hình thức hái hoa dân chủ .
- H:Lên bảng gắp thăm và trả lời câu hỏi theo nội dung của phiếu.
- H:Trả lời câu hỏi.(5H)
- G: Nhận xét chốt ý bổ sung.
- G:Tổ chức cho H thực hành ngoại khoá các chương trình đã học.
- Bảo vệ tài nguyên, vệ sinh môi trường.
- G: Nhận xét chốt ý.
- G:Tóm tắt bài giảng.
- Về học bài và ôn lại các bài đã học từ đầu năm. 
Tuần 35
Ký duyệt của tổ chuyên môn
Ngày soạn :05/9/2007
Ngày giảng;
Tiết 69
Bài 69:– trò chơi “lò cò tiếp sức” và “lăn bóng”
 I. Mục tiêu
- Chơi hai trò chơi “Lăn bóng” và “Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện 
- Địa điểm : trên sân trường. vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện 
- Phương tiện : chuẩn bị 1 còi, bóng ném. 
III. Nội dung và phương pháp, lên lớp
Nội dung
Cách thức tổ chức các hoạt động
1. Phần mở đầu(6 phút)
- Nhận lớp
- Chạy chậm
- Khởi động các khớp 
- Ôn bài thể dục 
- Vỗ tay hát.
- Trò chơi “Mèo đuổi chuột.”
 2. Phần cơ bản (24 phút)
- Ôn trò chơi “Lăn bóng”
- Ôn trò chơi “Lò cò tiếp sức”
3. Phần kết thúc (5 phút )
- Thả lỏng cơ bắp.
- Củng cố 
- Nhận xét 
- Dặn dò
G phổ biến nội dung yêu cầu giờ học .
G điều khiển H chạy 1 vòng sân. 
G hô nhịp khởi động cùng H.
Cán sự lớp hô nhịp, H tập
Quản ca bắt nhịp cho lớp hát một bài.
G nêu tên trò chơi tổ chức cho H chơi 
G chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một nội dung.
G nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, luật chơi 
G chơi mẫu, H quan sát cách thực hiện
 2 nhóm lên chơi thử, G giúp đỡ sửa sai.
G cho lớp chơi chính thức. 
G làm trọng tài quan sát nhận xét biểu dương tổ nào chơi đẹp, nhanh, lăn bóng đúng không để bóng chạy ra ngoài.
G nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, luật chơi 
G chơi mẫu, H quan sát cách thực hiện
 2 nhóm lên chơi thử, G giúp đỡ sửa sai.
G cho lớp chơi chính thức. 
G làm trọng tài quan sát nhận xét biểu dương tổ nào chơi đẹp, nhanh, nhảy đúng.
Cán sự lớp hô nhịp thả lỏng cùng H.
H đi theo vòng tròn vừa đi vừa thả lỏng cơ bắp
H+G. củng cố nội dung bài.
Một nhóm lên thực hiện lại động tác vừa học.
G nhận xét giờ học 
 G ra bài tập về nhà 
 H về ôn các động tác ném bóng trúng đích, hoặc đá cầu. 
Tuần 35
Lắp ráp mô hình tự chọn 
I. Mục tiêu:
	H cần phải:
- Lắp được mô hình tự chọn
- Tự hào về mô hình mình đã lắp được
II. Đồ dùng dạy học:
- H bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. Các hoạt động dạy học: (tiết 1)
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: (2P)
- Sự chuẩn bị đồ dùng môn học.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu : (1P)
2. Các hoạt động: 
a- Chọn mô hình lắp ghép (6P)
b- Thực hành lắp mô hình đã chọn: (20P)
*Chọn chi tiết
- Lắp từng bộ phận 
- Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh 
d- Đánh giá sản phẩm (4P)
3. Củng cô, dặn dò: (3P)
- G nêu yêu cầu
- H để đồ dùng trên bàn
- G nhận xét đánh giá.
- G giới thiệu trực tiếp.
* HĐ 1: 
- G gợi ý cho nhóm
- H tự chọn một mô hình lắp ghép theo gợi ý sgk hoặc tự sưu tầm
- G nêu yêu cầu
- H quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình đã chọn.
* HĐ 2: 
- H các nhóm tự chọn chi tiết để vào nắp hộp.
- H các nhóm lắp từng bộ phận
- H lắp ráp mô hình hoàn chỉnh
- G tổ chức 
- H trình bày sản phẩmtheo nhóm
- G nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
 - H- G nhận xét đánh giá.
- H tháo rời chi tiết và xếp đúng vị trí ở hộp 
- G nhận xét chung tiết học
- H về nhà học bài. 
Tiết 70
Bài 70: tổng kết môn học
 I. Mục tiêu
 - Tổng kết môn học.Yêu cầu hệ thống được những kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học trong năm.Đánh giá được sự cố gắng và những điểm còn hạn chế, kết hợp có tuyên dương khen thưởng những H hoàn thành tốt.
II. Địa điểm, phương tiện 
 -Địa điểm : Học trong lớp G kẻ bảng để hệ thống các nội dung học 
 - Phương tiện : chuẩn bị phấn bảng 
 III. Nội dung và phương pháp, lên lớp
Nội dung
Cách thức tổ chức các hoạt động
1. Phần mở đầu(5 phút)
- Nhận lớp
- Vỗ tay hát.
* Kiểm tra bài cũ
- Trò chơi “Làm trái hiệu lệnh”
 2. Phần cơ bản (24 phút)
- Hệ thống những kiến thức, kĩ năng.
- Về ĐHĐN
- Về TDRLTTCB
- Về bài thể dục phát triển chung
- Về trò chơi vận động 
- Về môn thể thao tự chọn.
- Đánh giá kết quả học tập
- Tuyên dương
3. Phần kết thúc (6 phút )
- Củng cố 
- Hát 1 bài
- Nhận xét 
- Dặn dò
G phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
Quản ca bắt nhịp cho lớp hát một bài.
2 H lên đọc tên 8 động tác của bài thể dục
H + G nhận xét đánh giá.
Cán sự lớp điều khiển trò chơi
G + H hệ thống những kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học trong năm.
G cho H kể lại từng phần G chốt lại nội dung đúng và ghi lại lên bảng theo 4 nội dung chính.
Kết hợp cho vài H lên tập minh họa.
 G nhận xét sửa sai.
G nhận xét kết quả học tập của H.
Nêu tinh thần thái độ của H so với yêu cầu của chương trình.
G tuyên dương một số H học tốt, một nhóm H tập tốt
- Nhắc nhở vài cá nhân học chưa tốt phải cố gắng hơn trong năm sau. 
G + H củng cố nội dung bài.
Một nhóm lên thực hiện lại động tác vừa học.
Quản ca cho lớp hat 1 bài.
G nhận xét giờ học 
 G ra bài tập về nhà 
 HS về ôn bài thể dục trong cả hè. 
Chơi trò chơi mà mình thích
Khoa học
Tác động của con người đến môi trường rừng
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, học sinh biết:
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá
- Nêu tác hại của việc phá rừng.
- Có ý thức bảo vệ rừng.
II.Đồ dùng dạy học:
III.Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: (3P)
- Nêu vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người .
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1P)
2. Phát triển bài: (29P)
a- Nguyên nhân dẫn đến việc bị tàn phá rừng.
- Con người phá rừng để lấy đất canh tác.
- Con người phá rừng để lấy chất đốt
- Con người phá rừng để lấy gỗ xây nhà.
- Do những vụ cháy rừng
b- Tác hại của việc phá rừng
- Khí hậu bị thay đổi, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
- đất bị sói mòn trở nên bạc màu.
- Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần...
3. Củng cố, dặn dò: (3P)
- G nêu yêu cầu
- H trả lời (2em)
- H- G nhận xét đánh giá.
- G giới thiệu 
*HĐ1: Quan sát và thảo luận 
+ Bước1: Làm việc theo nhóm
- G hướng dẫn các nhóm thảo luận 
- H quan sát hình 134,135 sgk trả lời câu hỏi
- Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì, nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá?
+ Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
- H- G nhận xét, bổ sung, kêt luậ
*HĐ2: Thảo luận
+Bước 1: Làm việc theo nhóm
- H thảo luận: Việcphá rừng dẫn đến những hậu quả gì? Liên hệ ở địa phương em 
+ Bước2: Làm việc cả lớp
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- H- G nhận xét, kết luận
- H nhắc lại nội dung bài học (2em)
- G nhận xét chung tiết học
- H về nhà học bài và làm bài tập. 
TUầN 35
Địa lý:
KIểM TRA ĐịNH Kì HọC Kì ii.

Tài liệu đính kèm:

  • docCac mon khac tu tuan 17 tro di.doc